34 Công Thức Châm Cứu Thường Dùng

NHÓM THỨ 15

a) Phối huyệt: Trung hoãn, Túc Tam lý

b) Hiệu năng: làm táo được Thấp khí, kiện Tỳ, làm thăng Dương và “ích” Vị.

c) Chủ trị: trị chứng hư hàn trong Vị, ăn uống không xuống, vùng hoãn phúc bị trướng và thống bị tích tụ và đình đàm, đình thực, túc ẩm, bĩ khối, hoắc loạn…

d) Phép châm và cứu: châm Trung hoãn sâu 5 phân đến 1 thốn, cách 3 ngày tái châm, thông thường nên bình bổ bình tả. Châm Túc Tam lý sâu 5 phân đến 1 thốn, hư bổ thực tả, sau khi châm xong, nên cứu cả 2 từ 3 đến 5 tráng. Nếu bị ẩu thổ và phản Vị có thể tùy theo tình hình mà dùng phép tả.

e) Phép gia giảm: nếu vùng Thượng tiêu bị uất nhiệt, châm thêm Thông cốc (tả) sâu 5 phân. Nếu tạng khí bị hư, châm bổ thêm Chương môn sâu 3 phân. Trong Trường Vị bị tích trệ, châm tả Đại trường du, sâu 3 phân, châm Thiên xu cạn, cứu 5 tráng, châm Tiểu trường du sâu 3 phân, tả, hoặc châm Thượng liêm sâu 5 phân, tả. Nếu vùng Hạ nguyên bị hư hàn, châm bổ thêm Khí hải, sâu 3 phân, cùng cứu như Thiên xu 5 tráng. Nếu bị nhiệt hoắc loạn, châm Ủy trung, Xích trạch xuất độc huyết sau đó châm bổ thêm huyệt Trung hoãn.

f) Giải phương: huyệt Trung hoãn là hội huyệt của Nhâm mạch, với Túc Dương minh Vị kinh, Thủ Thái dương Tiểu Trường kinh, Thủ Thiếu dương Tam tiêu kinh, nó cũng là hội huyệt của lục phủ, là huyệt mô của Vị. Vì thế chúng ta thủ huyệt Trung hoãn làm “Quân” để thống trị các bệnh thuộc lục phủ. Khi gặp chứng hư, nên dùng phép bổ, đó là làm cho tráng được trung khí. Khi châm tả huyệt Trung hoãn là nhằm làm sơ thông trệ khí, khi mà Vị khí giáng Tỳ khí thăng, khí tân dịch sẽ dâng tràn lên trên, các chứng ẩu thổ… sẽ tự trừ.

Thủ huyệt Túc Tam lý đóng vai “thần và tá” chỉ vì nó có khả năng làm “thăng” Dương khí, làm “ích” Vị khí, nó sẽ trợ cho Trung hoãn trong việc làm an Vị khí, “ích” Tỳ khí. Châm tả Túc Tam lý sẽ làm giáng trọc khí, dẫn đạo trệ khí, nó sẽ “tá” cho Trung hoãn để làm “lợi” cho sự vận hành. Hai huyệt hợp lại thành nhiệm vụ của “quân thần”, trong lâm sàng, chúng có những công dụng xác thực.

Thủ huyệt Ủy trung, Xích trách xuất huyết là nhằm làm trừ khử được tà khí ô uế của thử khí, trừ được chứng hoắc loạn. Khi châm bổ Khí hải, Thiên xu là để làm ấm vùng hạ nguyên, bổ Thận, kiện Tỳ. Châm tả Thông cốc là làm cường Tỳ kiện Vị, bởi vì huyệt này là huyệt giao hội của kinh Túc thiếu âm Thận và Xung mạch… Nếu châm tả có thể làm tiêu trướng, chỉ thống, định được ẩu thổ, trợ cho Trung hoãn, làm lợi được sự vận hành. Khi bổ Chương môn sẽ làm tán được hàn khí của ngũ tạng, vì nó là nơi hội của ngũ tạng. Châm tả Đại và Tiểu trường du là để làm sơ điều Đại Tiểu trường, thông khí, hoá trệ.

g) Ghi chú: châm Ủy trung và Xích trạch để trị chứng nhiệt hoắc loạn quả thức co những kết quả rất cao. Đây là kinh nghiệm mà tôi đã được thầy tôi truyền lại. Trong 30 năm trời, tôi đã dùng nó để trị không biết bao nhiêu người khỏi bệnh. Nhất là huyệt Xích trạch, có những trường hợp và châm kim xuống xong đã làm cho chứng phiền Tâm dễ chịu ngay.

NHÓM THỨ 16

a) Phối huyệt: Nội quan, Tam Âm giao

b) Hiệu năng: làm khoan khoái vùng ngực, làm lợi được khí ngăn vùng hoành cách, tư Âm, dưỡng huyết.

c) Chủ trị: trị các chứng lao tổn, Âm hư, ví dụ như Vị bị chứng phát nhiệt, mồ hôi trộm (đạo hạn) ho kha, thất huyết, sốt cao, mất ngủ, phụ nữ nguyệt kinh bị bế tắc, nam tử bị di tinh, muốn ăn nhưng ăn không ngon, ngực đầy bụng trương, Tâm hung phiền muộn…

d) Phép châm và cứu: châm Nội quan sâu từ 3 đến 5 phân, tiên bổ hậu tả, không cứu. Châm Tam Âm giao sâu 5 đến 8 phân, tiên bổ hậu tả, sau khi châm, cứu 5 tráng, lưu kim 10 đến 12 phút.

e) Phép gia giảm: khi bị ho khan nặng, châm thêm Thái uyên, sâu 3 phân, bổ. Nếu bị thất huyết châm thêm Cách du, sâu 2 phân, bổ. Nếu bị đạo hạn nặng châm thêm Phục lưu sâu 3 phân, bổ. Hợp cốc sâu 8 phân tả. Nếu bị di tinh, châm thêm Thái khê, sâu 3 phân, bổ, Thận du sâu 3 phân.

f) Giải phương: Nội quan là huyệt lạc của kinh Thủ Quyết âm Tâm bào lạc, tách biệt đi theo kinh Thủ Thiếu dương Tam tiêu, nó lại là huyệt thuộc Âm duy trong bát mạch. Âm mạch trong Thủ Túc Tam Âm kinh và Âm mạch trong kỳ kinh bát mạch, tất cả đều phải lấy Âm duy mạch để làm vai trò quan hệ và duy trì nhau, nó mang tác dụng trong việc trị liệu một cách chính thể. Các đường kinh của Thủ Tam Âm đi từ ngực chạy ra đến tay, các đường kinh của Túc Tam Âm chân đến ngực. Cho nên, Nội quan có thể trị được các tật bệnh thuộc vùng ngực và Tâm, ta gọi nó là yếu huyệt của vùng Tâm ngực, nó có đặc tính làm thư thái vùng ngực, làm lợi cho hoành cách, hành khí tan uất. Phối nó với Tam Âm giao, chúng có thể tư Âm dưỡng huyết, kiện Tỳ, ích Vị. Nó hợp lại sẽ làm giao tế được Thuỷ Hoả, bình hành được Âm Dương. Huyệt Thái uyên là huyệt Nguyên của Phế, thuộc Thổ. Châm Thái uyên là để bồi Thổ sinh Kim. Huyệt Cách du là hội huyệt của huyết, thống trị mọi chứng về huyết trị về hạn. Các huyệt Thận du và Thái khê làm tư Âm bổ Thận.

g) Ghi chú: phép phối huyệt này có khả năng cao làm cho Thủy Hoả (Khảm Ly) giao tế (ký tế). Các chứng về lao tổn, đa số là do ở cuộc sống túng dục làm thương đến tinh khí, làm cho Thận tinh bị hư tổn: Thuỷ không còn hàn (nuôi, sinh) Mộc, tướng Hoả sẽ vọng động để viêm lên trên. Thế là Quân Hoả và Tướng Hỏa hợp lại hình (phạt) Phế Kim. Khi Phế Kim bị đốt nóng, nó sẽ mất đi chức năng làm thanh nhuận cho bên dưới. Thế là Kim không sinh được Thủy, do đó Thuỷ mất đi nguồn cung cấp ở nguồn bên trên, dĩ nhiên vùng hạ lưu sẽ bị khô kiệt. Nói khác đi, nếu Khảm và Ly không còn “tương tế” nhau nữa, Thủy Hoả không còn “ký tế” nhau nữa, tức là Khảm Thủy không còn dâng tràn lên để chế Hoả, Ly Hỏa càng bừng lên không còn đi xuống để chứng Thủy, Âm Dương không còn duy trì quan hệ với nhau, như vậy là chứng Âm hư lao tổn sẽ thành.

Do đó, các chứng thượng thịnh, hạ hư, thượng nhiệt hạ hàn, đau nhức xương, thắt lưng bị đau buốt, di tinh, sốt mất ngủ, mồ hôi trộm, ho khan tăng huyết, con gái bị bế kinh, Tâm hồi hộp…Thủ Tam Âm giao để tư bổ Thận thủy; thủ Nội quan là để bổ Tâm Âm và làm giáng Hoả. Tâm Thận được tương giao, quan hỏa giáng xuống, tướng hoả tiềm phục, Phế kim được giải khốn; bệnh sẽ giảm dần. Vì thế 2 huyệt này có khả năng làm Thuỷ Hoả giao tế, khi lâm sàng gặp bệnh, chúng ta sẽ tuỳ theo chứng mà phối thêm huyệt khác, hiệu quả trị liệu sẽ rất cao, đặc biệt là các tật bệnh thuộc phụ khoa.

NHÓM THỨ 17

a) Phối huyệt: Hợp cốc, Tam Âm giao

b) Hiệu năng: tư âm giáng hoả, dưỡng huyết thanh Can.

c) Chủ trị: các chứng Thận khí hư tổn ở người phụ nữ, nguyệt kinh không đều, kinh bế bất thông huyết lâu, hoặc Âm hư hoả vượng, thương nhiệt hạ hàn, Dương kháng Âm hư, đầu mắt choáng váng, ho và phát nhiệt, suyễn gấp, chảy mũi, lưng hàn, chân lạnh. Nó còn có thể làm hạ thai và bảo thai.

d) Phép châm và cứu: nếu thượng nhiệt hạ hàn châm Hợp cốc sâu 5 phân đến 1 thốn, tả, không lưu kim, không cứu; châm Tam Âm giao, sâu 3 đến 5 phân, bổ, lưu kim 15 phút, sau khi rút kim cứu 3 đến 5 tráng. Nếu muốn bảo thai, châm tả Hợp cốc, bổ Tam âm giao, muốn hạ thai châm bổ Hợp cốc, châm tả Tam Âm giao.

e) Phép gia giảm: khi kinh huyết không điều hoà châm Hợp cốc sâu từ 3 đến 5 phân, tiên bổ hậu tả; châm Tam Âm giao sâu 3 phân, bổ; châm thêm Huyết hải, sâu 5 phân, bổ; cứu Thiên xu 7 tráng, không châm. Nếu kinh huyết bế tắc không thông, châm thêm Quan nguyên, Túc Tam lý, dùng phép châm hạ thai, bổ Hợp cốc, sâu 5 phân, trùng tả Túc Tam lý, sâu 1 thốn, bổ Quan nguyên, sâu 5 phân, tả Tam Âm giao sâu 1 thốn.

f) Giải phương: Hợp cốc là huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương minh Đại trường là nơi tập trung tinh hoa của khí huyết của bản kinh, có khả năng thăng, tán, thanh nhiệt giải hàn. Tam Âm giao là cái chốt của 3 kinh Can Tỳ Thận, là hội huyệt của Túc Tam âm kinh, cũng là nơi tụ hội của tạng phủ, khí huyết cân mạch, cốt, tủy…, nó quan hệ bao trùm cả Âm Dương của Can, Thận, Tỳ. Nó có thể bổ Tỳ, có thể tư Âm dưỡng huyết, cố Thận, thanh Can.

Vì thế huyệt Hợp cốc có nhiệm vụ thanh thông vùng thượng, tức là thanh cái nhiệt của Trung tiêu, Tam Âm giao có nhiệm vụ tư dưỡng vùng trung, tức là tư dương cho Âm khí của Hạ tiêu. Vì thế nên các chứng Âm hư, Dương kháng, thượng nhiệt hạ hàn đều có thể dùng phối huyệt này để trị.

g) Ghi chú: Châm tả Hợp cốc, châm bổ Tam Âm giao có khả năng hữu hiệu trong việc bảo dưỡng an lành cho cái thai. Chủ yếu là dựa vào huyệt tính thanh nhiệt của huyệt Hợp cốc và bổ Tỳ Thận của Tam Âm giao. Đại phàm những thai phụ trong lúc sinh bị lậu hạ, hoạt thai vì thân thể suy nhược, đa số đều do Hoả thịnh Âm suy làm cho huyết không làm nhiệm vụ dưỡng được thai nhi. Cổ nhân nói: “Thai đắc lương thì an”.

Các nhà y học Đông Phương phần lớn dùng Hoàng cầm là vị thuốc chủ yếu trong phép “an thai”, chính vì vị này có công dụng thanh nhiệt. Ngoài ra Tỳ là cái gốc của hậu thiên, là cái nguồn của sinh hoá, nó còn có nhiệm vụ thống huyết, người xưa còn dùng bạch truật là “tá”: Tỳ thổ được “kiện”, nội nhiệt được thanh thì thai nhi được an. Do đó, tôi tham khảo vào phép này để thủ huyệt Hợp cốc trong vai trò thanh nhiệt, thủ huyệt Tam Âm giao trong vai trò kiện Tỳ, bổ Thận, dưỡng huyết.

Lý do nào giải thích tại sao châm bổ Hợp cốc, châm tả Tam Âm giao lại là cho trụy thai?

Vì Hợp cốc thăng được, tán được, chỉ có đi chứ không có giữ lại, căn cứ vào câu nói “Thai đắc lương thì an”, ta biết rằng nếu châm bổ Hợp cốc thì nhiệt khí không tán mà cũng không giáng, vì thế Phế mất đi vai trò thanh thông của mình, Kim không sinh Thủy làm cho Thận bị hư tổn. Riêng Tam Âm giao nếu bị trùng tả làm cho cả 3 tạng Can, Tỳ, Thận đều hư. Huyết đã hư thì lấy gì để dưỡng thai? Tỳ hư không còn vận hoá được nữa. Như vậy là hậu thiên không còn được tư dưỡng, Thận hư bị bế tàng, bào cung dĩ nhiên sẽ bị khô cạn, thương thịnh, hạ hư, Âm Dương nghịch loạn, như vậy cái thai làm sao không “trụy” xuống cho được?

Một điều đáng chú ý là trong lúc lâm sàng trị liệu, phép châm “an thai” hay “trụy thai” đòi hỏi người châm phải có 1 kỹ thuật điêu luyện, thuần thục, người sơ học, chớ nên vọng động.

NHÓM THỨ 18

a) Phối huyệt: Hợp cốc, Túc Tam lý

b) Hiệu năng: thăng dương ích khí, kiện Tỳ hoà Vị, tuyển được khí ở phủ, vận hành trệ khí, tiêu trừ trướng khí.

c) Chủ trị: thanh dương hạ hãm, Vị khí hư nhược, cơm không ngon, khí thấp nhiệt làm ủng tích, khí uế trọc làm trệ ở Trung tiêu, ăn uống không tiêu, phúc trướng, ợ…

d) Phép châm và cứu: châm Hợp cốc 3 phân, bổ Châm Túc Tam lý sâu 5 phân, tiên bổ hậu tả, tất cả đều lưu kim 10 phút, sau khi châm cứu 5 tráng. Nếu người bệnh bị hư, mạch hãm xuống, nên bổ Túc Tam lý, còn muốn giáng trọc khí, châm tả Túc Tam lý.

e) Giải phương: đây là 2 huyệt quan trọng của 2 kinh Thu và Túc Dương minh. Hợp cốc là huyệt Nguyễn của kinh Thủ Dương minh Đại trường, tính của nó thăng và tán, có thể mở được bế tắc, khai được kinh lạc, thuộc về huyệt quan trọng của Thương tiêu.

Túc Tam lý là huyệt Hợp của kinh Túc Dương minh Vị. Mạch khí của kinh Vị, do từ nơi này vận chuyển vào nơi quan yếu của tạng phủ. Nó có thể thăng, có thể giáng, khai thông được bế tắc, nó là huyệt quan yếu của Vị kinh. Hai huyệt này phối nhau có thể làm thông điệu cho Trường Vị, vận hành được trệ khí, làm tiêu tán được trướng khí. Nếu khi bị khí thanh Dương hãm xuống dưới, sự ăn uống (nạp cốc) không còn được “thông sướng” nữa, ta châm bổ Túc Tam lý nhằm ứng với Hợp cốc trong việc làm kiện cho Tỳ. Khi mà Tỳ khí được thăng, Vị khí được giáng thì việc ăn uống sẽ khá hơn. Nếu bị khí Thấp nhiệt làm ủng tích gây nên việc ăn uống không tiêu, khí trọc trệ đình ở Trung tiêu… ta tả Túc Tam lý nhằm dẫn khí của Đại nghịch khí, Trung tiêu sẽ thông sướng và Vị khí sẽ tự điều hoà.

f) Ghi chú: phép phối huyệt này nhằm mục đích điều lý khí ở trung cung. Nếu chúng ta châm thích nghi thì kết quả rất là to lớn.

NHÓM THỨ 19

a) Phối huyệt: Túc Tam lý

b) Hiệu năng: điều lý Tỳ Vị, điều hoà trung khí, thăng thanh giáng trọc, thông Trường, tiêu trệ sơ Phong, hoá Thấp, phù trợ chính khí, bồi dưỡng nguyên khí, phòng bệnh…

c) Chủ trị: trị các tật bệnh thuộc vùng Trung tiêu ví dụ như Hàn tà ngưng trệ, bĩ khối, đái dầm, bệnh ở mắt, sưng thũng, bệnh ung ở vú, Tâm hồi hộp, hư phiền, các ngón tay bị tê dại…

d) Phép châm và cứu: thông thường người ta châm huyệt này sâu từ 5 phân đến 1 thốn. Nếu hư thì bổ, nếu thực thì tả, hoặc là bình bổ bình tả, lưu kim khoảng 15 phút. Nếu bệnh hư hàn thì sau khi rút kim nên cứu. Căn cứ vào các bệnh khác nhau, chúng tùy theo chứng mà có thêm huyệt để gia giảm.

e) Giải phương: Túc Tam lý là huyệt thuộc “Thổ trong Thổ” vì Tỳ Vị trong ngũ hành thuộc về Thổ, trong ngũ du huyệt thì Túc Tam lý cũng thuộc Thổ, vì thế nó được xem là “Thổ trong Thổ”.

Túc Tam lý là huyệt Hợp của kinh Túc Dương linh Vị, Thổ có thể sinh vạn vật mà cũng có thể làm hủ nát vạn vật. Vị là biển của ngũ cốc, là cái gốc của hậu thiên. Ngũ tạng lục phủ của con người đều phải dựa vào sự thịnh vượng của Vị khí để “doanh dưỡng” cho mình. Nếu có đủ Vị khí thì sinh, không đủ Vị khí thì chết. Vì thế huyệt Túc Tam lý có thể làm kiện Vị khí và bổ sự hư tổn của tạng phủ, nó có giá trị như thang “Độc sâm” vậy. Vì thế Túc Tam lý là yếu huyệt bảo dưỡng cho toàn thân…

f) Ghi chú: vị thuộc Mậu Thổ của Trung tiêu lấy hòa và giáng là con đường thuận. Tỳ thuộc Kỷ Thổ, lấy thăng và phát làm sở trường. Vị thuộc phủ, thuộc Dương, tính của nó khéo về làm nhuận mà ghét táo. Tỳ thuộc tạng, thuộc Âm, tính của nó là ưa táo mà ghét Thấp. Tỳ chủ về thăng thanh khí, Vị chủ về giáng trọc khí. Tỳ và Vị cùng biểu lý còn kinh mạch của chúng làm lạc và thuộc Tỳ và Vị đồng có nhiệm vụ làm tiêu hoá, hấp thu và chuyển hoá cái tinh vị. Hai huyệt này phối nhau sẽ hoàn thành chức năng thu nạp và vận hoá. Do đó nếu Tỳ Vị được kiện sẽ ăn uống được, dinh dưỡng sung túc thì thân thể tráng kiện.

Châm bổ Túc Tam lý sẽ thăng Dương ích Tỳ, châm tả sẽ thông Dương giáng trọc, tiêu tích, trừ trướng. Vì nếu không, Vị khí bị tuyệt, tạng phủ mất đi nguồn nuôi dưỡng, sinh mạng sẽ nguy.

NHÓM THỨ 20

a) Phối huyệt: Túc Tam lý, Thừa sơn.

b) Hiệu năng: làm thông điều Trường Vị, làm thư cân khí, hoá được ứ huyết.

c) Chủ trị: Huyết trĩ, xích ly, hung và phúc bị ứ trệ, đau đớn, hoắc loạn chuyển cân…

d) Phép châm và cứu: Túc Tam lý sâu 5 phân, Thừa sơn sâu 1 thốn, đều dùng phép tả, cứu 3 tráng. Khi nào hung và phúc bị đau, châm thêm Cách du sâu 2 phân, bổ, không cứu.

e) Phép gia giảm: khi nào bị chuyển cân nặng, châm thêm Trung phong sâu 3 phân, tả, cứu 3 tráng. Khi nào hung và phúc bị đau, châm thêm Cách du sâu 2 phân, bổ, không cứu.

f) Giải phương: Thừa sơn là huyệt thuộc kinh Túc Thái dương Bàng Quang, đường kinh này đi từ dọc theo cột sống để đi xuống dưới. Bàng quang và Thận cùng làm biểu lý nhau cho nên có thể làm điều hoà khí ở Đại Tiểu trường và khí của Hạ tiêu. Túc Tam lý đi từ ngực đi dọc xuống bụng, cùng làm biểu lý với Tỳ, vì thế nó có thể làm sơ thông trệ khí ở vùng ngực và bụng. Hai huyệt phối nhau có thể làm thông điều Trưởng Vị. Khi Trường và Vị hoà, nhiệt độc được thanh thì bệnh lỵ và trĩ sẽ khỏi.

g) Ghi chú: huyệt Thừa sơn trị chứng huyết trĩ rất hay. Phàm châm Tam lý kiêm Thừa sơn có thể trị ứ huyết trong bụng.

This entry was posted in Sức Khỏe, Đời Sống. Bookmark the permalink.