34 Công Thức Châm Cứu Thường Dùng

NHÓM THỨ 27

a) Phối huyệt: Đại đôn, Quan nguyên

b) Hiệu năng: làm thư Can, ôn kinh, điều lý Hạ tiêu, xua đuổi khí hàn thấp, vãn hội chứng quyết nghịch.

c) Chủ trị: các loại sản khí, phụ nữ bị Âm đỉnh đau bụng quặn xuống, điên giản, đái dầm, đại tiện không thông.

d) Phép châm và cứu: châm Quan nguyên sâu 3 phân, châm Đại đôn sâu 1 đến 2 phân, đều châm bổ, lưu kim 15 phút, cứu 3 đến 5 tráng.

e) Phép gia giảm: nếu hàn khí quá thịnh đến nỗi buồng trứng bị co lại dẫn đến tình trạng thiếu phúc đau, châm thêm Tam Âm giao, sâu 5 phân; châm Ấn bạch sâu 1 phân, đều châm bổ, cứu 3 tráng. Sau đó nếu phương huyệt có kết quả, nên châm thêm Tam Âm giao, sâu 5 phân, Thái xung sâu 3 phân, Hành gian sâu 3 phân, Lãi câu sâu 3 phân, Khúc tuyền sâu 5 phân, đều bổ, cứu 3 đến 5 tráng.

f) Giải phương: huyệt Đại đôn thuộc huyệt Tỉnh của kinh Túc Quyết âm Can, thuộc Mộc, Can chủ Cân mà tiền Âm là nơi tụ của tông cân. Kinh Túc Quyết âm Can quay vòng nơi Âm khí, lên trên nương theo thiếu phúc, ấp vào Vị, thuộc Can và lạc Đởm. Vì thế châm nó sẽ làm thư cho Can, bổ Can, ấm Can, làm sơ lý nguồn khí của Tam tiêu.

Huyệt Quan nguyên là giao hội huyệt giữa kinh của Tam Âm và Nhâm mạch, nó lại là mộ huyệt của Tiểu trường, là nơi tàng chứa và quan yếu của Nguyên khí. Châm bổ Quan nguyên có thể cường tinh ích Thận, làm ấm lại Hạ nguyên. Hai huyệt này phối nhau sẽ làm thư được khí Quyết âm, ấm Thận, ấm kinh xua đuổi được hàn khí ở Hạ tiêu, thăng Đương ích khí, do đó mà các chứng thuộc sán khí sẽ khỏi.

f) Ghi chú: phối huyệt này trị sán khí kết quả rất rõ ràng, nếu trị đúng phép, có thể tận được căn.

NHÓM THỨ 28

a) Phối huyệt: Ẩn bạch, Trung hoãn.

b) Hiệu năng: kiện Tỳ bổ khí, thăng Dương…

c) Chủ trị: Tỳ Dương không phát chẩn, vùng bụng trướng mãn, tiết tả, trung khí bất túc, mệt mỏi không còn sức, ăn không ngon, phụ nữ kinh nguyệt không điều, kinh huyết băng lậu, xích, bạch đái hạ…

d) Phép châm và cứu: châm Ẩn bạch, thông thường sâu hơn 1 phân, dùng cây ngãi cứu nhỏ cứu từ 3 đến 5 tráng; châm Trung hoãn, thẳng từ 5 phân đến 1 thốn, bổ, lưu kim 20 phút, cứu từ 5 đến 9 tráng.

e) Giải phương: Ẩn bạch là huyệt Tỉnh của kinh Túc Thái âm Tỳ. Đường kinh này lấy căn ở huyệt Ẩn bạch, lên trên kết với Thái dương (tức Trung hoãn), có khả năng bổ ích cho Tỳ Vị, điều lý khí huyết. Trung hoãn là huyệt của Nhâm mạch, cũng là huyệt mộ của Vị, là nơi hội của các phủ. Hai huyệt Ẩn bạch và Trung hoãn cùng phối nhau, có quan hệ giữa kinh lạc với nhau, ngoài ra còn có quan hệ tương hợp giữa tạng phủ và biểu lý nữa. Vì thế nó có khả năng làm kiện Tỳ, ích Vị, bổ trung ích khí, tiêu hoá ăn uống, thăng thanh, giáng trọc…

f) Ghi chú: Tỳ chủ về vận hoá, Vị chủ về thọ nạp, Tỳ Vị tương hợp nhau cùng làm nhiệm vụ ổn định trung châu, từ đó làm vững chắc cho tứ duy (các nơi như tay chân…) Phàm khi trung khí bị hãn xuống làm thương đến việc ăn uống, nên gia giảm để trị.

NHÓM THỨ 29

a) Phối huyệt: Cự cốt, Nội quan

b) Hiệu năng: tuyên thông Phế khí, khai hung giáng nghịch

c) Chủ trị: ho nghịch khí nghịch lên trên, Can hoả xung lên trên, dễ tức giận, ẩu thổ, thổ huyết, … Tất cả các chứng do tà khí nghịch lên trên.

d) Phép châm và cứu: châm Cự cốt, sâu 3 phân, tiên tả hậu bổ, mũi kim hướng xuống dưới, có cảm giác như đang mang 1 vật nặng. Châm Nội quan, sâu từ 5 đến 7 phân, tả, lưu kim từ 5 đến 10 phút, cứu 3 tráng.

e) Giải phương: huyệt Nội quan vận hành đặc biệt theo kinh Thủ Thiếu dương Tam tiêu. Tam tiêu là “quyết độc chi quan”, nó có nhiệm vụ thống lãnh các khí. Nay nếu Tam tiêu không còn làm nhiệm vụ của mình thì khí của nó sẽ nghịch loạn, kéo theo Can khí, Cung khí, Vị khí đều nghịch lên trên, như vậy là Phế khí bị ủng bế, Phế khí không còn thanh túc để giáng xuống, vì thế sẽ gây ho nghịch, suyễn…

Châm tả Nội quan là để điều hoà khí của Tam tiêu. Cự cốt là hội huyệt giữa kinh Thủ Dương minh và Dương kiểu mạch, vị trí của nó nằm ở đầu vai, tính của nó là trầm giáng xuống. Mọi thứ tà khí làm cho khí nghịch lên trên, nó đều có thể đẩy lui xuống, như vậy nó có vai trò “ở trên cao mà xuống đến dưới thấp”, tức là làm giáng được nghịch khí. Hai huyệt này phối với nhau có khả năng khai hung, giáng nghịch, giáng khí xung lên để làm an Vị, tuyên thông Phế khí, làm cho hoả khí đang nghịch lên phải theo kinh Dương minh để đi xuống. Khi tà khí bị đuổi thì bệnh sẽ khỏi. Vì thế các chứng bệnh giữa ngực bị ứ trệ đau đớn, lồng ngực bứt rứt, khí thở gấp, ho suyễn… dùng phép phối huyệt trên sẽ rất hiệu quả.

NHÓM THỨ 30

a) Phối huyệt: Thiên trụ, Đại trữ, Côn lôn.

b) Hiệu năng: xua phong, giáng nghịch, khai khiếu, tỉnh não.

c) Chủ trị: các chứng choáng váng của đầu, mắt, tình trạng mê loạn bất an, tai kêu, nhức đầu.

d) Phép châm và cứu: châm Thiên trụ, sâu 5 phân; châm Đại trữ, mũi kim hướng xuống dưới, sâu 5 phân, nếu có hàn tà thì cứu 3 tráng. Châm Côn lôn, thẳng sâu 3 đến 5 phân, cứu 3 tráng. Tất cả đều không dùng phép bổ tả, chỉ cần châm vào là được, lưu kim 10 phút.

e) Giải phương: Thiên trụ là 1 huyệt vị, nơi đó phát ra mạch khí của kinh Túc Thái dương Bàng quang, châm nó sẽ làm khai khiếu tỉnh não. Đại trữ hội huyệt của kinh Thủ Thái dương và Túc Thái dương. Cốt khí hội nhau ở huyệt Đại trữ. Cốt do tủy dưỡng, tủy do não rót xuống huyệt Đại trữ rồi do từ Đại trữ để thấm nhập vào giữa cột sống, đi xuống dưới xuyên đến xương cùng và thấm nhập vào các đốt tiết. Vì vậy nên châm huyệt này sẽ bổ tủy làm tỉnh lại đầu và mắt.

Côn lôn là huyệt Kinh của Kinh Túc Thái dương Bàng quang, châm nó để xua Phong tán Hàn, thư cân hoá thấp. Kinh Thái dương thống nhiếp Dương khí của toàn thân. Các du huyệt của ngũ tạng lục phủ đều nằm ở vùng lưng, khí của ngũ tạng đều thông với Thái dương. Cho nên, 3 huyệt này làm thông Dương, hoá Thấp, tán Hàn, giáng được nghịch khí, khai khiếu tỉnh não, điều hoà Âm Dương, dẫn dắt nghịch khí tuần hành theo kinh dần dần đi xuống dưới. Như vậy kinh khí sẽ thông sướng, nghịch khí sẽ bình, các khiếu bị bế trên đầu sẽ được trong sáng.

f) Ghi chú: phương này không dùng phép bổ và tả. Bởi vì khí cơ đang bị phiền loạn, xung lên trên đến các khiếu trên đầu. Nay nếu thi hành các phép bổ tả sẽ làm cho nghịch khí bị loạn thêm. Mục đích châm theo phương này là nhằm điều hoà khí loạn, đợi chừng nào kinh khí điều hoà, thuận hành thì nghịch khí sẽ tự đi xuống. Chúng ta phải theo dõi cái thế của khí, không nên vội vàng. Phép này cũng cho phép trị các chứng do tà khí của Phong hàn ở khách tại kinh Thái dương, chứng biểu hiện là đầu cổ (đỉnh đầu), cột sống lưng bị cứng và đau nhức. Nếu như nghịch khí vào sâu rồi ở lại không đi nữa, ta có thể suy tính để dùng phép tả. Đây là 1 trong những tâm đắc mà tôi có được trong lâm sàng.

NHÓM THỨ 31

a) Phối huyệt: Du phủ, Vân môn

b) Hiệu năng: thanh Phế giáng nghịch, ngưng ho, định suyễn.

c) Chủ trị: ho, khí suyễn, lồng ngực bị phiền muộn, nhiệt, thở gấp, ẩu thổ làm ngây người…

d) Phép châm và cứu: châm Du phủ, mũi kim hướng xuống phía dưới sâu 3 phân, bổ; châm Vân môn, châm thẳng sâu 3 phân, không dễ vượt quá 5 phân, tiên tả hậu bổ, nếu hàn thì cứu 3 tráng, nhiệt thì không cứu, lưu kim 10 phút.

e) Phép gia giảm : nếu ho nặng, châm thêm huyệt Nhũ căn, châm xiên, mũi kim hơi lệch lên trên, sâu 3 – 5 phân.

f) Giải phương : huyệt Vân môn là nơi phát ra mạch khí của kinh Thủ Thái âm Phế; huyệt Du phủ là nơi phát ra mạch khí của kinh Túc Thiếu âm Thận. Cả 2 huyệt đều nằm ở vị trí trên cao của ngực, thế nhưng con đường vận hành kinh mạch của chúng không giống nhau : Kinh Thủ Thái âm Phế đi từ ngực ra cánh tay, kinh Túc Thiếu âm Thận đi từ chân lên đến ngực. Kinh đi với tay thì tuyên thông phía trên, đi với chân thì có nhiệm vụ liễm và giáng xuống dưới. Chứng bệnh ho mà khí thở gấp đặt ‘tiêu’ ở Phế và đặt ‘bản’ ở Thận, Phế và Thận đồng bệnh. Phế thọ tà khí thì ho, trong lúc đó Thận hư không còn khí để nạp tàng, vì khí không còn quy về ‘căn’ mà lại đi nghịch lên trên thành ra suyễn. Vì thế thủ huyệt Vân môn là để tuyên thông Phế khí, tuyên sướng khí ở ngực, giáng được nghịch khí; thủ huyệt Du phủ là để bổ thận, nạp khí, liễm được xung khí, giáng được nghịch khí, châm thêm Nhũ căn là để làm an được xung khí, làm giáng được xung khí, nó thuận theo khí của Dương kinh, trợ cho Vân môn trong việc tuyên khí và giáng khí, trợ cho Du phủ trong việc liễm khí và nạp khí.

g) Ghi chú : ‘Ngọc long ca’ viết: “chứng suyễn khò khè nhổ ra đàm nhiều, nếu dùng kim để châm thì bệnh sẽ khỏi, châm cả Du phủ và Nhũ căn, khí suyễn phong đàm sẽ bớt dần”. Lời nói của bậc tiên sư do ở kinh nghiệm lâm sàng dồi dào, nay tổi xin trích ra đây để chúng ta tham khảo.

NHÓM THỨ 32

a) Phối huyệt: Khí hải, Quan nguyên, Trung cực, Tử cung.

b) Hiệu năngdưỡng huyết, tư Âm, bồi bổ chân khí và Nguyên khí, bổ Mệnh môn, làm ấm Tử cung, điều hoà kinh nguyệt và đái hạ, dưỡng bào thai.

c) Chủ trị: trị các chứng Tử cung hư hàn, cửa bào môn bịi bế tắc, lâu không có thai, Âm súc, Dương nuy, bụng bị đau và trướng mãn, chuyển bào…

d) Phép châm và cứubị hư hàn, châm sâu từ 3 đến 5 phân, bổ, sau khi châm cứu 3 đến 5 tráng, bị thực châm sâu 5 phân đến 1 thốn, tả, không cứu.

e) Giải phươngcả 4 huyệt đều thuộc Nhậm mạch, dưới Trung cực là bào cung 3 mạch Nhậm, Xung và Đốc đều khởi lên ở bào cung và xuất ra ở Hội âm. Nhậm mạch đi từ Hội âm rối xuất ra vận hành theo bụng, Đốc mạch xuất ra từ Hội âm rồi xuất ra vận hành ở lưng, Xung mạch đi từ Hội âm để đi theo Thận kinh, cho nên người ta gọi đây là nhất nguyên tam ký : một nguồn mà 3 nhánh.

Khí hải là nơi biển sinh ra khí, là nơi tồn giữ nguyên khí. Quan nguyên là nơi mà con trai tàng tinh, con gái chứa huyết. Trung cực là hội của Mạch Nhậm và Túc Tam Âm kinh, cũng là cánh của bào cung. Tử cung là huyết thất của con gái.

Vì thế thủ huyệt Khí hải nhằm ‘ích’ cho khí ở Hạ nguyên, thủ Quan nguyên nhằm bổ sung tinh huyết, Trung cực làm điều kinh khai thông sự bế tắc. Châm Tử cung là lấy thẳng huyệt trị phần ‘tiêu’, hiệp đồng với các huyệt trên đều nhằm dưỡng huyết, điều kinh, bồi bổ nguyên khí và làm ấm tử cung.

f) Ghi chú : Nội kinh nói : ‘con gái tuỏi nhị thất thì Thiên qúy đến, Nhâm mạch thông, mạch Thái xung được thịnh, Nguyệt sư theo đúng với ‘thời’ để chảy xuống, cho nên có thể có con’. ‘Con trai tuổi nhị bát Thận khí thịnh, Thiên qúy đến, tinh khí tràn chảy ra’. ‘Âm Dương được hòa thì có con’. Chiếc chìa khóa nằm ở chỗ ‘Âm Dương hòa’.

Âm Dương hoà thì con trai tinh khí tràn chảy, con gái Thận khí vượng và thịnh, chân Âm được sung túc, nguyệt sự theo đúng với ‘thời’ để chảy xuống : hai tinh tương hợp nhau do đó có con. Nay nếu con trai dâm dục quá độ, Âm tinh bị hư tổn, hoặc tinh bị lỏng, nhạt quan trọng hơn nữa là ở người con gái Thận khí bất túc hoặc Xung Nhậm bị hư khí huyết, ví như bào cung bị hư hàn, ứ huyết trệ và lưu lại, tinh huyết bị hư tổn, đàm thấp ủng tắc… tất cả làm cho mạch Xung và Nhậm bị hư tổn, nguyệt kinh mất điều hoà, không chảy xuống đúng thời, do đó bị băng lậu, bế kinh, tiếp là xích bạch đái hạ. Tình trạng như vậy làm sao có con được ? Dùng 4 huyệt trên để bồi dưỡng nguyên khí, làm ấm tử cung, điều lý mạch Xung và Nhậm, dưỡng huyết bổ tinh. Nếu như bị kiêm thêm đàm, thêm ứ huyết thì tùy theo chứng mà gia giảm. Nếu trị đúng phép bệnh làm sao không khỏi cho được

NHÓM THỨ 33

a) Phối huyệtThần khuyết, Khí hải, Thiên xu, Thủy phân.

b) Hiệu nănglàm ấm vùng rốn và làm tán hàn, hồi Dương, ích khí…

c) Chủ trịtrị các chứng hạ nguyên hư hàn, rốn và bụng bị lạnh, đau, hoắc loạn, thổ tả, trúng Phong, trúng đàm, đàm quyết, tiểu nhi kinh phong…

d) Phép châm và cứu : châm Khí hải sâu 5 phân, bổ, sâu khi châm cư 15 đến 20 tráng. Thần khuyết, cấm châm; chỉ cứu thôi, cứu cho đến chừng nào bệnh nhân hồi Dương mới thôi. Thủy phân không châm, cứu 15 đến 25 tráng. Thiên xu không châm, cứu 15 đến 25 tráng. Cứu bằng ngãi cứu cách gừng.

e) Phép gia giảmnếu bệnh nhân bị ói nặng, châm thêm Trung hoãn, sâu 5 phân, cứu 5 tráng, châm thêm Thiên đột, sâu 2 phân, cứu 3 tráng. Khi nào đau bụng, ẩu thổ do khí trệ thì châm Tam tiêu du, sâu 3 phân, tiên tả hậu bổ, sau khi châm, cứu 1 tráng, châm Quan nguyên sâu 5 phân, tiên tả hậu bổ, cứu 3 tráng.

f) Giải phương : 5 huyệt này còn gọi là Mai hoa huyệt vùng bụng. Thần khuyết thuộc Nhâm mạch, có thể thông với tạng trong việc cấp cứu hồi Dương. Thiên xu thuộc kinh Túc Dương minh Vị, là mộ huyệt của Đại trương, nó hóa chất cặn bã phân lợi thanh trọc. Khí hài là “biển của Nguyên khí”, bổ Thận hồi Dương. Thủy phân thuộc Nhâm mạch, kiện Tỳ lợi Thấp, phân lợi thủy cốc. 5 huyệt phối nhau thành tá sứ, có khả năng kiện Tỳ, dứt bệnh tả, ôn trung, cứu nghịch. Châm thêm Thiên đột, Trung hoãn nhằm giáng khí trừ đàm, dứt được chứng ói. Châm thêm Tam tiêu du, Quan nguyên nhằm làm thông khí Tam tiêu, ôn bổ vùng Hạ nguyên, giải uất, tán ngưng, dứt được chứng ói mà đau.

f) Ghi chú : phàm khi Hàn tà trúng vào Tam Âm kinh thì sẽ xuất những chứng thuộc Tam Âm như đau vùng bụng, rốn, tứ chi quyết lãnh, trên ẩu dưới tả (trong phân còn có những thức ăn chưa tiêu), khi dùng ngải cứu để cứu Thiên xu là nhằm làm ấm Trường Vị để trục đuổi khí hàn tà. Phép cứu này đối với các chứng cứu cấp như hoắc loạn ẩu tả, mang lại kết quả rất rõ, như khởi tử hồi sinh. 5 huyệt phải cứu 1 lúc, không được cứu cái trước cái sau không đồng bộ. Nếu như bị ẩu thổ, cứu thêm thiên đột 1 lượt với các huyệt trên, không tăng giảm riêng, Cứu Thần khuyết thẳng cho đến khi nào bệnh tả ngưng lại mới thôi, như bệnh gần tuyệt vọng, nên cứu cho đến khi nào hồi Dương mới thôi, phải nhẫn nại trong khi cứu thì tự nhiên phải hồi Dương. Nếu như trong lòng nóng nảy, bỏ dở nửa chừng thì có khi bỏ dở cứu 1 mạng người, ta không nên xem thường. Thần khuyết cũng có tên là Khí xã, cấm châm. Nếu châm sẽ làm cho người bệnh ẩu thổ và đại tiện bất thông. Áp dụng phép cứu hay hơn dùng thuốc vì nó có thể hồi Dương không để thoát khí. Cho nên muốn trị thoát khí nên cứu huyệt này.

NHÓM THỨ 34

a) Phối huyệtXích trạch, Ủy trung.

b) Hiệu năng: làm thanh được huyết độc, tán được uế tà.

c) Chủ trịcác chứng mê loạn do hoặc loạn, Tâm phiền, thượng thổ hạ tả, đau bụng, tả ly…

d) Phép châm và cứuchâm thẳng Xích trạch sâu 5 phân, có thể dùng kim tam lăng châm xuất huyết, không cứu. Châm thẳng huyệt Ủy trung 5 phân đến 1 thốn, hoặc dùng kim tam lăng châm xuất huyết, không cứu.

e) Phép gia giảmnếu là chứng ẩu thổ không ngừng, châm thêm Kim tân, Ngọc dịch, xuất huyết, châm xuất huyết Thiếu thương, Thương dương, châm tả Hợp cốc sâu 5 phân. Nếu trong lòng phiền loạn, châm thêm Thiếu xung Trung xung xuất huyết, châm Bách hội sâu 2 phân bình bổ bình tả. Sau khi châm mà vẫn còn đau bụng, thổ tả vẫn chưa dứt, châm thêm Trung hoãn sâu 5 phân đến 1 thốn.

f) Giải phươnghai huyệt này là hai huyệt ở tay và ở chân, có tác dụng giải cơ, thông kinh. Vì vậy nên có tác dụng thông thanh huyết độc, tán được uế tà. Do đó chống nôn mửa, ỉa chảy nên dùng công thức này.

 http://www.cimsi.org.vn/CIMSI.aspx?action=Detail&MenuChildID=53&Id=418

 

This entry was posted in Sức Khỏe, Đời Sống. Bookmark the permalink.