Các Công Trình Khoa Học

Phà điện mạnh nhất thế giới

Ở Na Uy có 2 ngôi làng Lavik và Oppedal cách biệt bởi một vịnh hẹp rất khó xây cầu, vì vậy người dân phải dùng phà làm phương tiện nối kết.

Phà lớn nhất thế giới
Phà mạnh nhất thế giới

Nhưng, loại phà đang sử dụng bị đánh giá là “quá bẩn” vì mỗi năm đốt đến 1 triệu lít diesel, thải ra môi trường 570 tấn carbon dioxide và 15 tấn nitrogen dioxide. Điều này cần phải thay đổi, và dự kiến con phà sử dụng động cơ điện (được phát triển bởi Hãng Siemens và Nhà máy đóng tàu Fjellstrand), mỗi lần sạc điện chỉ cần 10 phút sẽ đi vào hoạt động.

Phà điện dài 80m, trang bị 2 động cơ điện. Mỗi động cơ nặng 10 tấn, để quay một chân vịt giúp con phà đủ sức chở mỗi lần 120 chiếc xe hơi và 360 hành khách. Một trong những lý do giúp phà điện tăng sức mạnh, tiết kiệm năng lượng nằm ở phần thiết kế hợp lý hai thân tàu. Tổng trọng lượng phà điện nhẹ hơn một nửa so với các con phà thông thường có kích cỡ tương đương. Bí quyết là sử dụng hợp kim nhôm cho thân tàu thay vì vỏ thép truyền thống.

Từ một cuộc thi do Bộ Giao thông vận tải Na Uy khởi xướng, Công ty vận tải Norled là người thắng cuộc. Công ty đã được cấp phép để vận hành phà điện trên tuyến đường nối hai làng Lavik và Oppedal từ 2015 – 2025. Theo tạp chí Gizmag, dự báo nếu tuyến phà này thành công thì tất cả tuyến giao thông bị giao cắt tương tự tại Na Uy, với thời gian đi từ bờ này đến bờ kia chừng 30 phút, sẽ đều sử dụng phà điện.

Theo Thanh Niên

Tiện lợi với ngôi nhà chống bão độc đáo

Chúng ta chẳng còn xa lạ với các thông tin về những cơn bão hay trận lũ quét kéo đến khắp nơi trên thế giới, điển hình như cơn bão Sandy tại Mỹ hay cơn bão Jelawat đã đổ bộ vào đảo Honshu của Nhật. Ngoài những thiệt hại nặng nề về con người, thì ngôi nhà trở thành một phần thiệt hại không nhỏ cho người dân khắp mọi nơi.

Nhà chống bão

Michel Antoun Zateef, một nhà thiết kế xây dựng đã chẳng thể ngồi yên khi để mọi người hứng chịu những tổn thật lớn đến vậy. Một ngôi nhà di động tạm thời ra đời với một mục đích duy nhất là giúp con người trú ẩn trong những điều kiện khẩn cấp như động đất, lũ quét, hay hỏa hoạn. Với cấu trúc lập phương đơn giản, chất liệu bằng sợi nén, nên trọng lượng của căn nhà khá nhẹ, giúp cho việc di chuyển vị trí trở nên dễ dàng và linh động. Đặc điểm nổi bật thứ hai của thiết kế thông minh này là cơ chế mở của ngôi nhà, bạn chỉ việc hạ thấp một bên để có thể tạo ra một khoảng không gian riêng biệt giữa các phòng.

Hãy cùng ngắm nhìn thiết kế mới lạ này:

Nhà chống bão đặc biệt

 

 

Theo Soha

http://www.khoahoc.com.vn/sukien/cong-trinh/

 

This entry was posted in Khoa Học, Đời Sống. Bookmark the permalink.