Lâu đài Potala – “kỳ quan mới” của thế giới

Lâu đài Potala ở Lhasa, thủ phủ của cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), được tạp chí USA Today và chương trình truyền hình “Good Morning America” bình chọn là một trong bảy “kỳ quan mới” của thế giới.

Theo các chuyên gia, lâu đài Potala được chọn vì nó mang ý nghĩa quan trọng trong lịch sử tôn giáo và là một trong số các công trình kiến trúc quý hiếm của thời Tây Tạng cổ còn sót lại.

Nằm phía Tây thành phố Lhasa, dựa vào núi Hồng Lĩnh, bao quanh lâu đài Potala còn có những cánh đồng, làng mạc và sông ngòi. Lâu đài Potala cao 117 mét, gồm 13 tầng, còn được coi là biểu tượng của thành phố Lhasa. Chữ Potala là dịch âm của chữ Phổ Đà La, nghĩa là cung điện nơi ngự của Bồ Tát. Đứng bất kỳ hướng nào ở Lhasa, du khách cũng có thể thấy được quần thể lâu đài tráng lệ, nguy nga.

alt

alt

alt
alt

Lâu đài chiếm diện tích khoảng 130.000 mét vuông với 1.500 gian phòng, chứa hơn 10.000 Phật điện, 20.000 tượng điêu khắc lăng mộ của 8 vị Lạt Ma cùng rất nhiều bức tranh quý. Toàn bộ kiến trúc lâu đài đều làm bằng đá và gỗ. Tường của lâu đài dày từ 1 mét trở lên, có chỗ dày đến 5 mét, dùng những hòn đá to để khảm vào. Trên những vách của lâu đài đều có các bích họa với những màu sắc rực rỡ, nghệ thuật phong phú nhiều chủng loại. Trong lâu đài được bày trí mấy ngàn tượng Phật to nhỏ – đúc bằng vàng, bạc, đồng…với cách tạo hình rất sinh động. Năm 1988, chính phủ Trung Quốc đã chi 6 triệu USD để trùng tu lâu đài Potala. Lần trùng tu này vẫn giữ đúng theo quy tắc kiến trúc thời xưa.

alt

alt

alt

This entry was posted in Văn Hóa, Đời Sống. Bookmark the permalink.