Phát Hiện Dấu Tích Phật Tổ Sống Ở Thế Kỷ Thứ 6 Trước Công Nguyên

Video: Phát hiện nơi đản sinh của Đức Phật sớm hơn chúng ta tưởng

Ngày 25/11, các nhà khảo cổ học đã công bố việc phát hiện một cấu trúc bằng gỗ chưa từng được biết đến tại nơi sinh của Phật tổ, cho thấy ngài có thể đã sống ở thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, sớm 2 thế kỷ so với những ghi nhận trước đây.

Khu đền thiêng Maya Devi tại Lumbini

Theo hãng tin AFP, những dấu vết về một cấu trúc dường như là  một đền thờ bằng gỗ cổ đã được tìm thấy bên dưới một ngôi đền bằng gạch, nằm trong khu đền thiêng Maya Devi của đạo Phật tại Lumbini, phía Nam  Nepal, gần biên giới với Ấn Độ.

Về thiết kế, cấu trúc gỗ này có sự tương đồng với ngôi đền Asokan được dựng phía trên nó. Nhưng đáng chú ý nhất đó là nó có một khu vực  không gian mở, không được bảo vệ trước các tác động môi trường, và có vẻ như một cái cây từng mọc lên từ đây – có khả năng là cây nơi đức Phật  tổ ra đời.

“Việc này giúp làm sáng tỏ rất nhiều tranh luận kéo dài” về thời điểm đức Phật ra đời, và thời điểm đức tin phát triển từ sự thuyết giảng của ngài bén rễ, nhà khảo cổ học Robin Coningham nhận định.

Cho đến nay, hầu hết mọi giả thuyết đều chấp nhận rằng đức Phật được  sinh ra bên dưới một cây gỗ cứng tại Lumbini trong khi mẹ của ngài – công chúa Maya Devi – vợ của một tộc trưởng, đang trên đường tới vương  quốc của cha mình để chuẩn bị sinh con.

Nhưng phần nhiều những gì được biết đến về cuộc đời của đức Phật đều  có nguồn gốc từ những giai thoại truyền miệng, thiếu những bằng chứng  khoa học để chứng minh.

Nhiều học giả đồng thuận rằng đức Phật – người đã từ bỏ sự giàu sang  vật chất để đi tìm kiếm và thuyết giảng về sự khai sáng – đã sống và  truyền đạo ở thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, và qua đời ở tuổi 80.

“Điều mà công trình của chúng tôi đã chỉ ra đó là chúng ta biết ngôi đền này (tại nơi đức Phật ra đời) được hình thành ở thế kỷ thứ 6 trước  Công nguyên”, ủng hộ cho giả thuyết rằng đức Phật có thể đã sống và  truyền đạo từ thời gian đó, Coningham nói.

Các kỹ thuật cac-bon phóng xạ và phát quang kích thích đã được sử dụng để xác định niên đại của các mảnh than củi và các hạt cát được tìm  thấy tại hiện trường.

Trong khi đó các nghiên cứu địa khảo cổ đã xác nhận sự tồn tại của  các rễ cây trong khu vực không gian mở ở trung tâm của ngôi đền.

Coningham đã đồng chủ trì một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế nghiên cứu tại Lumbini và hoạt động này được tài trợ một phần bởi Hội địa lý  quốc gia Mỹ, có trụ sở tại Washington.

Lumbini – khu vực vốn bị rừng che phủ trước khi được tái phát hiện  năm 1896 – ngày nay là một di sản của UNESCO và đón hàng trăm triệu tín đồ mỗi năm. Trên toàn thế giới, đạo Phật có khoảng 500 triệu tín đồ.

Thanh Tùng (http://dantri.com.vn) Theo AFP

PHÁT HIỆN DẤU TÍCH NƠI ĐỨC PHẬT RA ĐỜI Cập nhật: 07:42 GMT – thứ ba, 26 tháng 11, 2013 BBC NEWS

Các nhà khảo cổ đã khai quật ở trung tâm ngôi đền thờHoàng hậu Maya (ảnh BBC)

Các nhà khảo cổ đang khảo sát tại nơi Đức Phật đản sinh đã phát hiện những di vật cổ xưa nhất của Phật giáo từ trướcđến nay.

Họ đã tìm thấy một công trình bằng gỗ có niên đại vào thế kỷthứ 6 trước Công nguyên nằm dưới nền ngôi đền thờ Hoàng hậu Maya Deviở Lâm Tỳ Ni thuộc Nepal.

Công trinh gỗ này dường như để che cho một cái cây. Chi tiết này gợi nhớ đến câu chuyện đản sinh của Đức Phật – thân mẫu Ngài, Hoàng hậu Maya, đã hạ sinh Ngài khi với tay lên một nhánh cây Vô ưu.


‘Chấm dứt tranh cãi’

Phát hiện này có thể giúp chấm dứt các tranh cãi về nơi đản sinh của Đức Phật, các nhà khảo cổ cho biết trong tạp chí Antiquity.

Hàng năm hàng ngàn Phật tử hành hương về Lâm Tỳ Ni vốn lâu nay vẫnđược xem là nơi Thái tử Siddhartha Gautama, người sau này trở thành Phật Thích Ca, chào đời.

Mặc dù có rất nhiều kinh văn để lại kể về cuộc đời cũng như ghi lại những bài thuyết pháp của Ngài, mọi người vẫn không biết chắc nơi Ngài đã từng sống.

“Câu chuyện rằng Lâm Tỳ Ni đã trởthành thánh tích dưới thời của Hoàng đế Ashoka cần được chỉnh lại bởi vì chúng ta đã biết rõ rằng trước đó nơi này đã được trùng tu trong suốt hàng trăm năm.”

Nhà khảo cổ Robin Coningham ở Đại học Durham

Năm sinh của Ngài được cho là đến tận năm 623 trước Công nguyên, nhưng nhiều học giả tin rằng năm chào đời của Ngài hợp lý nhất làtrong khoảng 390 cho đến 340 trước Công nguyên.

Cho đến nay, bằng chứng sớm nhất về các công trình Phật giáo ởLâm Tỳ Ni có niên đại không sớm hơn thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, tức thời kỳ trị vì của Hoàng đế Ashoka mà các Phật tử Việt Nam gọi là Vua A Dục.

Để tìm hiểu về điều này, các nhà khảo cổ đã bắt đầu khai quậtở trung tâm Đền Maya Devi trong khi chư tăng ni và các Phật tử đang hành thiền xung quanh.

Họ tìm thấy một công trình bằng gỗ rỗng ở chính giữa và không có mái. Các ngôi đền bằng gạch được xây dựng sau này cũng đều được xây bao quanh không gian trung tâm này.


Dấu vết rễ cây

“Giờ đây, lần đầu tiên chúng ta đã có được một chuỗi kiến trúc ởLâm Tỳ Ni cho thấy có một công trình ở đây vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên,” nhà khảo cổ Robin Coningham ở Đại học Durham, người đồng chỉ đạo nhóm khảo cổ quốc tế do Hội Địa lý Quốc gia hỗ trợ, cho biết.

Lâm Tỳ Ni được xem là một trong những thánh tích thiêng liêng nhất của Phật giáo

“Đây là thánh tích Phật giáo cổ xưa nhất trên thế giới,” ông nói.

“Nó soi rọi cuộc tranh luận kéo dài rất lâu vốn đưa đến những khác biệt trong các pháp môn Phật giáo,” ông nói thêm.

“Câu chuyện rằng Lâm Tỳ Ni đã trở thành thánh tích dưới thời của Hoàng đế Ashoka cần được chỉnh lại bởi vì chúng ta đã biết rõ rằng trước đó nơi này đã được trùng tu trong suốt hàng trăm năm.”

Cuộc khảo cổ cũng phát hiện dấu vết của rễ cây từ xa xưa nằm ởvị trí khoảng trống trung tâm trong ngôi nhà gỗ – điều này cho thấyđây là công trình tôn thờ chiếc cây này.

Các điển tích Phật giáo ghi lại rằng Hoàng hậu Maya Devi đã hạsinh Đức Phật khi với tay lên một nhánh cây Vô ưu trong Vườn Lâm Tỳ Ni.

Phát hiện này sẽ góp phần thúc đẩy công tác bảo tồn ở Lâm Tỳ Ni vốn lâu nay không được lưu tâm mặc dù đã được Unesco công nhận là Di sản Thế giới.

“Những phát hiện này rất quan trọng để giúp hiểu thêm về nơi đản sinh của Đức Phật,” Bộ trưởng Văn hóa, Du lịch và Hàng không dân dụng Nepal Ram Kumar Shrestha nói.

“Chính phủ Nepal sẽ tập trung mọi nỗ lực để bảo tồn thánh tích quan trọng này.”

(BBC News)
NGUYÊN VĂN BẢN TIN


Discovery suggests Buddha lived in 6th century BC AFP By Robert MacPherson

Washington (AFP) – The discovery  of an previously unknown wooden structure at the Buddha’s birthplace  suggests the sage might have lived in the 6th century BC, two centuries  earlier than thought, archeologists said.

Traces of what  appears to have been an ancient timber shrine was found under a brick  temple that is itself within Buddhism’s sacred Maya Devi Temple at  Lumbini, in southern Nepal near the Indian border.

In design it resembles the Asokan temple erected on top of it.  Significantly, however, it features an open area, unprotected from the  elements, from which it seems a tree once grew — possibly the tree  where the Buddha was born.

“This sheds light on a very very long debate” over when the Buddha was born  and, in turn, when the faith that grew out of his teachings took root,  said archeologist Robin Coningham in a conference call.

It’s widely accepted that the  Buddha was born beneath a hardwood sal tree at Lumbini as his mother  Queen Maya Devi, the wife of a clan chief, was traveling to her father’s kingdom to give birth.

But much of what is known about his life  and time has its origins in oral tradition — with little scientific  evidence to sort out fact from myth.

Many scholars contend that the Buddha — who renounced material wealth to  embrace and preach a life of enlightenment — lived and taught in the  4th century BC, dying at around the age of 80.

“What our work has  demonstrated is that we have this shrine (at Buddha’s birthplace)  established in the 6th century BC” that supports the hypothesis that the Buddha might have lived and taught in that earlier era, Coningham said.

Radiocarbon and optically stimulated luminescence techniques were used to date  fragments of charcoal and grains of sand found at the site.

Geoarcheological research meanwhile confirmed the existence of tree roots within the temple’s central open area.

Coningham co-directed an international team of archeologists at Lumbini that was  funded in part by the Washington-based National Geographic Society,  which plans to telecast a documentary, “Buried Secrets of the Buddha,”  worldwide in February.

A view of Maya Devi temple (Mayadevi giving birth to Lord Buddha) at Lumbin some 250kms (155 miles)  …

The team’s peer-reviewed findings appear in the December issue of the  journal Antiquity, ahead of the 17th congress of the International  Association of Buddhist Studies in Vienna in August next year.

Lumbini — overgrown by jungle before its rediscovery in 1896 — is today a  UNESCO world heritage site, visited by millions of pilgrims every year.  Worldwide, Buddhism counts 500 million followers.

In a statement,  UNESCO director general Irina Bokova called for “more archeological  research, intensified conservation work and strengthened site  management” at Lumbini as it attracts growing numbers of visitors.

UNESCO and the Nepalese government had invited Coningham, Britain’s leading  South Asian archeologist, to join Nepal’s former director general Kosh  Prasad Acharya to steer the Lumbini effort.

Since it’s a working temple, the archeologists found themselves digging in the midst of meditating monks, nuns and pilgrims.

It’s not unusual in history for adherents of one faith to have built a place of worship atop the ruins of a venue connected with another religion.

But what makes Lumbini special, Coningham said, is how the design of the  wooden shrine resembles that of the multiple structures built over it  over time.

Equally significant is what the archeologists did not  find: signs of any dramatic change in which the site has been used over  the ages.

“This is one of those rare occasions when belief, tradition, archeology and science actually come together,” he said.

(AFP Photo)

http://thuvienhoasen.org

This entry was posted in Khoa Học, Đời Sống. Bookmark the permalink.