Tùng Thiện Vương

Chúng ta từng nghe qua câu: “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán/ Thi đáo Tùng, Tuy thất tịnh Đường” để ca tụng tài thơ của Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Tụng Thiện Vương và Tuy Lý Vương trong hội thơ Mặc Vân thi xã do chính Tùng Thiền Vương và người em khác mẹ của ông, Tuy Lý Vương Miên Trinh sáng lập ra dưới triều Nguyễn.

Tùng Thiện Vương là con thứ 10 của vua Minh Mạng. Thuở nhỏ ông được đặt tên là Nghiện (Ngợn), Từ năm 1832, ông lấy tên là Miên Thẩm (Nguyễn Phước), tự Trọng Uyên, Thận Minh, hiệu là Thương Sơn, Bạch Hào Tử.

Năm 1839, Tùng Thiện Vương được phong là Tùng Quốc Công, sau phong là Tùng Thiện Công (1854, Tùng Thiện Quận Vượng (1878), rồi Tụng Thiện Vương (1938). Khi vua Thiệu Trị lên ngôi, ông nhận thêm chức Ngự tiền hộ giá Bắc tuần. Thời gian này giúp cho Tùng Thiện Vương có điều kiện tiếp xúc nhiều với sĩ tử Bắc Hà và biết thêm nhiều danh lam thắng cảnh.

Năm 1865, vua Tự Đức điều ông kiêm tiếp phủ Tôn Nhơn.

Năm 1866, con rể đấu của ông là Đoàn Hữu Trưng phát động cuộc khởi nghĩa Chày Vôi ở Khiêm Lăng, Tùng Thiện Vương liên luỵ, bị phế chức, suýt mất mạng. May là về sau, Tự Đức biết ông vốn là người “biết trung hiếu” nên không trách tội, chỉ buộc ông lại phải kiêm nhiếp phủ Tôn Nhơn.

Tùng Thiện Vương là một vương tôn hiếu học, thông minh, kiến thức rộng, am hiểu sâu về âm nhạc, hội hoạ và có khiếu văn chương. Trong hành xử, ông được mọi ngừoi kính nể trong bởi ở tấm lòng chân thực, phóng khoáng, khiêm tốn, không ỷ vào địa vị và rất uy tín. Có lẽ nhờ thế mà Mặc Vân khi xã của ông quy tụ được nhiều danh sĩ. Điểm đặc biệt là Tùng Thiện Vương nổi tiếng là một ngừoi con hiếu thảo và có tấm lòng nhân hậu đối với mọi người. Ông là một học trò giỏi và cũng đồng thời là con rễ của đại thần Trương Đăng Quế.

Là một vương tôn sống vào giai đoạn lịch sử mà hội bộ triều đình thì lủng củng, loạn lạc thiên tai mất mùa;bên ngoài thì bị ngoại ban sâm lấn, Tùng Thiện Vương quả thật là không có điều kiện để thử thách tài năng ở các lĩnh vực khác ngoài văn chương, bởi vì theo quy định nhà Nguyễn, ngừoi hoàng tộc không được đi thì hay tham gia chính sự.

Tác phẩm của ông bao gồm: Thương Sơn thi tập, Thương Sơn thi thoại, Thương Sơn văn di, Độc ngã thư sao, Lão sinh thường đàm, Tịnh y ký tập, Thi tú hợp biên, Lịch đại thi tuyển… tất cả gồm hơn 2.200 bài thơ với nhiều thể loại, chứa chan hiện thực và tình cảm, nhất là tấm lòng nhân hậu của một người sinh ra và lớn lên trong phú quý mà thấu hiểu nhân tình, thấu hiểu nỗi cơ cực của người dân nghèo khổ. Rồi ông trăn trở, âu lo trước những biến động của đất nước: từ 1821 đến 1862, người dân dấy lên nhiều cuộc khởi nghĩa. Và năm 1858, sự kiện Pháp vào Đà Nẵng, rồi ba tỉnh miền Đông, ba tỉnh miền Tây lần lượt bị chiếm thì triều đình vẫn lúng túng, bất lực, cầu hoà:

Làng cũ có ruộng thì bị lụt, bị hạn Lúa xanh hoá thành lúa lép khắp đồng Người chết bị đẩy ra lấp chìm trong gai cỏ Người sống bò gấp lên kêu rên với nhau Ngẩng lên trời, vang trời kêu dân khổ.

(Lưu dân thán)

Đất đai lo dẹp cho yên ổn lại Nhân dân chờ mong một đường lối cai trị đúng đắn vỗ yên.

(Vận)

Tóc mai rụng thưa, nhìn nhau thì chỉ là một lũ quan xôi thịt Lúc bụi biên cương còn chưa sạch đất trời.

(Tuế mộ  Mặc vân sào dạ tập)

Tất cả những điều đó cộng với những phiền muộn gia tộc khi hai người cháu Hồng Nhậm và Hồng Bảo của ông tranh giành quyền vị đã khiến ông chán ngán thế sự chốn lầu son gác tía. Từ đó ông thôi không mang ý nguyện dấn thân, chỉ muốn đưa con cháu mình về với cuộc sống bình ổn chốn ruộng vườn. Sau bao sự kiện phiền nhiễu cuộc đời, Tùng Thiện Vương càng thấm thía hơn sự vô thường và khổ mà Đức Phật đã dạy nhưng trước đó ông chưa có dịp đến chùa và trải nghiệm như trong thời gian này. Ông dựng am Phương Thốn, coi như là “Lờ mờ học đạo nửa đời người/ Trúc dép, đường đi mới rõ mười/ Thiên Mụ, Thánh Duyên trăng với sóng/ Bóng rừng, hương nước, có còn ai” (Tuyệt Bút Từ)

TRẦN HỒNG NỞ -Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 42

http://tapchivanhoaphatgiao.com

This entry was posted in Văn Hóa, Đời Sống. Bookmark the permalink.