Tóm Lược Về Ngày Vía ĐỨC PHẬT THÍCH CA Hạ Thế Từ Cung Trời Đâu Suất

1Tóm Lược Về Ngày Vía Đức Thích Ca Hạ Thế Từ Cung Trời Đâu Suất1 (nhằm ngày dương lịch 19 tháng 11, 2008)

Theo truyền thống của Mật Tông Tây Tạng (Tạng Mật) thì ngày Vía Đức Thích Ca Hạ Thế Từ Cung Trời Đâu Suất là một ngày cát tường nhất trong năm. Ngày vía mỗi năm này là nhằm vào ngày rằm tháng 9 tính theo âm lịch của Tây Tạng (15 tháng 9 Tạng lịch, tức ngày dương lịch 19 tháng 11, 2008).

Cung trời Đâu Suất Thiên được phân làm hai Viện: 1. Đâu Suất Thiên Ngoại Viện và. Đâu Suất Thiên Nội Viện.
Tại Đâu Suất Thiên Ngoại Viện, chư thiên hưởng cảnh an vui nhàn nhã với nhiều lạc thú, những vị đã tạo nhiều công đức thường tái sinh lên cõi trời này và thọ báo công đức cho đến khi hết mới phải chết và đi tái sinh. Nhưng chúng ta không nên cầu xin tái sinh vào Đâu Suất Thiên Ngoại Viện vì tại đây chỉ có lạc thú mà không có Phật pháp.

Ngược lại, Đâu Suất Thiên Nội Viện thì có Phật pháp, và hiện giờ đang có Đức Phật Di Lặc đang thuyết pháp tại đó. Chư vị nào đã tạo nhiều công đức do tu hành nhập thiền định thường được tái sinh lên cõi trời này để tiếp tục hành trì đạo pháp cho đến khi đạt Giác Ngộ (theo kinh Đâu Suất Thiên2, thì 400 năm ở nhân gian dài bằng một ngày một đêm tại cung trời Đâu Suất).

Theo lịch sử Phật Giáo thì sau khi thành đạo, trong 41 năm đức Thích Ca thường nhập thiền định vào mùa mưa và thời an cư kiết ha. Chư đệ tử chỉ thấy Ngài ngồi thiền định, nhưng thực ra trong lúc đó có khi Ngài phân thân đi nơi khác hoằng đạo.

Tương truyền là Ngài đã thi triển thần thông đi lên trên cung trời Đâu Suất Thiên và ở tại đó 3 tháng (tính theo thời giờ của nhân gian) để thuyêt pháp cho Hoàng Hậu Ma Gia (Phạn ngữ là Mayadevi, tức là mẹ sinh ra Ngài vì bà đã tạ thế bảy ngày sau khi Ngài hạ sinh, và tái sinh vào thân của một vị Thiên Nam trên cung trời Đâu Suất).

Tương truyền là 7 ngày trước khi Đức Thích Ca hạ thế từ Đâu Suất, Ngài ngưng tàng hình và nhờ đó mà đại đệ tử của Ngài là A Nậu Lâu Đà3 mới có thể dùng thiên nhãn để thấy được Ngài. Do đó A Nậu Lâu Đà đã thỉnh vị đệ tử Đệ Nhất Thần Thông Mục Kiền Liên4 bay lên cung trời Đâu Suất để đón Ngài hạ thế. Mục Kiền Liên tuân lời A Nậu Lâu

Đà và bay lên Đâu Suất để thỉnh Đức Thích Ca hạ thế và bạch Ngài là chư đệ tử rất nhớ Ngài và xin thỉnh Ngài trở về lại cõi nhân gian để thuyết pháp cho tăng đoàn. Ngài trả lời là sẽ trở về trong 7 ngày. Khoảng thời gian này là lúc đang dựng tượng của vua Ba Tư Nặc5.

Ngày Đức Thích Ca hạ thế, một đoàn thể lớn của chư tăng, các vua chúa và dân chúng của 8 nước lân cận họp nhau tề tựu đón mừng. Khi Đức Thích Ca hạ thế, một cái cầu thang bằng vàng bay từ trời xuất hiện trước theo mỗi bước Ngài đi xuống. Bên phải Ngài là vị trời Phạm Thiên6, tay cầm phất trần màu trắng và đi xuống trên một cầu thang bằng pha lê trong suốt. Bên trái Ngài là vị trời Đế Thích7 đi xuống trên một cầu thang bằng bạc, tay cầm lọng che làm bằng châu bảo. Một doàn thể chư thiên đi theo sau để tiễn đưa Ngài về cõi nhân gian.

Đức Phật tắm ngay sau khi hạ thế, sau này tại đó có xây một ngôi nhà và một bảo tháp để ghi lại dấu tích.

Nơi Đức Thích ca hạ thế là thành Sankàsya nước Xá-vệ8 của Ấn độ, ngày nay còn là một nơi chốn có rất nhiều Phật tử đi hành hương.

Theo truyền thống của tông phái Giới Đức9 (do Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo) thì vào ngày vía này, chúng đệ tử vân tập tại chùa để hành trì Lễ Cúng Dường Đức Bổn Sư10.

Lý Bùi  – Pháp danh Sonam Nyima Chân Giác 

http://www.vietnalanda.org/Writings/NgayViaDucThichCaHaTheTuCungTroiDauSuat_LhababDuchen_LyBui_2008.pdf

______________________________________________________________________________
1. Tạng ngữ là Lhabab Duchen.
2. Kinh tạp A Hàm, Quyển 31, Kinh 861 Đâu Suất Thiên:
Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Bốn trăm năm ở nhân gian bằng một ngày một đêm trên cõi trời Đâu-suất-đà. Ba mươi ngày như vậy là một tháng; mười hai tháng là một năm. Chư Thiên Đâu-suất-đà thọ bốn ngàn năm. Kẻ phàm phu vì ngu si không học, sau khi mạng chung ở đó, sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đa văn Thánh đệ tử sau khi mạng chung ở đó không sanh vào trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.” Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.
3 Phạn ngữ là Anuruddha.
4 Phạn ngữ là Maudgalyayana. 

Dịch và soạn sang Việt ngữ bởi Lý Bùi Sonam Nyima Chân Giác, Trung Tâm Văn Thù Sư Lợi, Longueuil,
Canada, ngày 29 tháng 10, 2008.
© Ly Bui Sonam Nyima Chân Giác, 2008.
 5 Phạn ngữ là Prasenajit.
6 Phạn ngữ là Brahma.
7 Phạn ngữ là Indra.
8. Phạn ngữ là Sràvasti, tức Uttar Pradesh ngày nay.
9. Tạng ngữ là Gelugpa.
10. Xin tham khảo thêm kinh “Lễ Cúng Dường Đức Bổn Sư “do Lý Bùi Sonam Nyima Chân Giác và Diệu
Hạnh dịch. Bấm vào mạng sau để xem:
http://www.vietnalanda.org/Flyers/Le_Cung_Duong_Duc_Bon_Su_Flyer_LBui_Book%20order_2008.pdf
 
 

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.