Châm Tê

I – ĐẠI CƯƠNG

Châm tê là phương pháp dùng kim châm vào một huyệt để nâng cao ngưỡng đau, giúp người bệnh có thể chịu đựng được cuộc mổ trong trạng thái tỉnh. Cảm giác sợ, nóng, lạnh hầu như không thay đổi, chỉ có cảm giác đau giảm xuống rõ rệt hoặc hết.

Phương pháp châm tê dựa trên nguyên lý châm có thể chống đau và điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể của châm cứu.

Hiện nay số ca mổ châm tê trên thế giới đã lên đến hàng trăm vạn, được tiến hành ở nhiều nước (Trung Quốc, Việt Nam, Pháp, Ý, Nhật, Mỹ, Ấn độ, Serilanca, Miến điện, Liên Xô…) đã đạt được kết quả nhất định và được coi là một phương pháp vô cảm. Nhưng cũng không phải không có ý kiến phản đối, trong số đó có người cho cảm giác tê là do bệnh nhân bị ám thị.

Dựa vào thực tiễn trong nước, có thể khẳng định: nếu chọn đúng đối tượng, châm tê có thể phát huy được tác dụng gây tê của nó và có thể dùng trong nhiều loại phẫu thuật.

II – PHƯƠNG PHÁP CHÂM TÊ

A – NHỮNG VIỆC PHẢI LÀM KHI MỔ CHÂM TÊ

1. Chọn người bệnh, loại bệnh để mổ

Nói chung nếu chọn người bệnh bình tĩnh, khi châm tê thì dễ đắc khí và có khả năng làm theo lời khuyên của thầy thuốc ngay trong lúc mổ. Nên chọn loại bệnh mà thời gian mổ không quá dài ở mọi lứa tuổi, tốt nhất là thanh niên trở lên, cả nam lẫn nữ, có hay không có chống chỉ định gây mê bằng thuốc (như các bệnh viêm có chức năng hô hấp, chức năng gan, chức năng thận kém, đi ứng với thuốc tê v.v…)

2. Hướng dẫn, dặn dò người bệnh

Khi mổ châm tê người bệnh tỉnh nên càng bình tĩnh càng thuận lợi cho cuộc mổ. Hơn nữa họ còn phải làm theo hướng dẫn của thầy thuốc, chủ động giữ gìn cho hơi thở ít bị rối loạn. Do đó cần phải hướng dẫn để người bệnh yên tâm, bình tĩnh phối hợp tốt với kíp mổ.

3. Bảo vệ người bệnh, thực hiện sự phối hợp giữa thầy thuốc và người bệnh để đưa cuộc mổ đến mức thành công nhất

Trên tinh thần thương yêu người bệnh, các thầy thuật ngoại khoa, châm tê, hồi sức phải chú ý đến công tác bảo vệ người bệnh. Cụ thể là giữ vững tinh thần, động viên người bệnh và bằng những kỹ thuật chuyên môn của mình, giảm bớt sự đau đớn, kịp thời điều hòa chức năng sinh lý của người bệnh đã bị ca mổ làm ảnh hưởng, tạo điều kiện tốt nhất để người bệnh phối hợp tốt với thầy thuốc.

Châm tê chưa làm hết đau hoàn toàn, có người bệnh khi mổ còn khó chịu nên có những phản ứng co cứng, thở hổn hển, tim đập nhanh, huyết áp tăng v.v… Do còn tỉnh nên trạng thái tinh thần của họ ảnh hưởng rất lớn đến sự đáp ứng sinh lý của cơ thể đối với tác dụng của châm cũng như đối với các kích thích của cuộc mổ. Khi căng thăng quá, cảm giác tinh thần về đau lập tức trở nên nhạy bén, cơ thế cảm thấy đau trước khi bị đau, ngưỡng đau đồng thời trở nên rất thấp, trên cơ sở đó mọi thao tác của ngoại khoa đều có thể gây đau… Cho nên phải phòng trước, và phải giữ cho sự hiệp đồng giữa thầy thuốc và người bệnh được hài hòa. Người bệnh thì yên tâm tin tưởng và sẵn sàng làm theo yêu cầu của thầy thuốc, thao tác ngoại khoa thì nhẹ nhàng, chính xác khẩn trương, châm tê thì đảm bảo cung cấp đủ lượng kích thích cần thiết, người hồi sức thì chu đáo trong việc phục hồi lượng máu, lượng điện giải đã hao hụt để duy trì sức chịu đựng của người bệnh.

B – TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH CỦA MỘT CUỘC MỔ CHÂM TÊ

1.  Chuẩn bị:

Thăm khám trước khi mổ như thường lệ.

Thầy thuốc ngoại khoa dự kiến cách mổ, người châm tìm hiểu người bệnh, châm thử để đánh giá mức độ đáp ứng và người hồi sức cũng như có kế hoạch cấp cứu, hồi sức khi cần.

Trước ngày mổ cần hội ý thống nhất phương án mổ, cách thức châm, cách thức phục vụ người bệnh trong và sau mổ.

2.  Đưa bệnh nhân vào ca mổ:

Đêm hôm trước cho người bệnh uống thuốc ngủ và thuốc an thần. Khi đưa người bệnh vào phòng mổ, một mặt chuẩn bị tiêm truyền, đo huyết áp lấy mạch, đo tần số hô hấp v.v… Mặt khác bắt đầu châm kim theo phương án đã chuẩn bị. Độ 15 phút sau, cho nửa liều thuốc tiền mê, tiếp tục vê kim hoặc thông điện đến phút thứ 25 hoặc 30 có thể bắt đầu mổ được (gần đến lúc mổ có thể cho tiêm nốt nửa liều tiền mê, hoặc nếu gây được cảm giác đắc khí thật tốt và dự kiến bệnh nhân có thể qua được dễ dàng thì rạch da, cơ, nên dành thuốc tiền mê còn lại cho khi đang mổ.

Trong lúc mổ, mọi biến đổi về hô hấp, mạch, huyết áp và các biểu hiện sinh lý khác liên quan đến sức chịu đau của người bệnh đều được theo dõi chu đáo, việc truyền dịch, máu, điện giải… vẫn làm như trong mổ gây tê, mê thông thường.

Nếu bệnh nhân không đau lắm, không cần phải cho thuốc giảm đau. Khi qua các tố chức hoặc các vùng nhạy cảm như màng bụng, màng phổi, màng treo ruột, màng xương, lân cận các vùng thần kinh hoặc các dây thần kinh lớn nên phong bế bằng một ít thuốc tê, vừa nâng tác dụng giảm đau của châm tê vừa giảm bớt cảm giác do đụng chạm sờ mó để bệnh nhân bớt căng thẳng. Từ khi bắt đầu châm cho đến khi mổ xong, kíp mổ nên hướng dẫn người bệnh hít thở đều đặn, sâu, dài cho thầy thuốc ngoại khoa dễ làm việc, cho châm tê phát huy tốt tác dụng. Người châm tê cũng phải chia sẻ với bệnh nhân nỗi băn khoăn hoặc sự lo sợ của họ khi bị đau, lau mồ hôi, cho nước thấm giọng và dịu dàng,  thân thiết khích lệ họ.

Ở những thì mổ ít đau, nên dừng vê kim hoặc dừng thông điện cho bệnh nhân nghỉ.

Khi đóng lớp da (lúc này bệnh nhân thường thấm mệt và thường bị đau nên cho thuốc giảm đau, và ngoại khoa cũng nên làm nhanh gọn để kết thúc sớm ca mổ.

3. Chăm sóc sau khi mổ:

Thường là nhẹ nhàng vì người bệnh tỉnh và không có tác dụng phụ của thuốc tê, mê. Tuy nhiên vẫn phái theo dõi chu đáo, đầy đủ, chú ý ảnh hưởng của thao tác châm tê: trong lúc mổ, khi vê kim hoặc thông điện, tay chân người bệnh thường căng, tức, nặng như có hàng chục cân đè lên người. Cảm giác này.sẽ giảm và khi về bệnh phòng vài giờ cảm giác này hết hẳn, tay chân người bệnh vận động như thường. Nếu vê kim liên tục và miết mạnh vào kim nhiều có khi một hai hôm sau vẫn còn thấy nặng nề, khó chịu.

C – NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP CHÂM TÊ

1. Hai yếu tố cơ bản quyết định kết quả của châm tê.

a) Kỹ thuật châm tê:

Cần chọn huyệt thích hợp, huyệt chọn dùng phải liên quan mật thiết đến vùng mổ, phải dễ gây đắc khí (có cảm ứng mạnh), không ở vị trí trở ngại cho thao tác ngoại khoa và khi vê hoặc xoáy kim không làm chảy máu.

Cường độ và tần số kích thích phải phù hợp với từng người và từng thì mổ, để người bệnh chịu được thao tác của ngoại khoa, cường độ và tần số quan hệ khăng khít với nhau để đảm bảo lượng kích thích nhất định. Ví dụ ở những thì mổ khẩn trương (rạch da, rạch màng bụng hoặc khi thao tác gần các bó mạch thần kinh lớn, các đám rối thần kinh . . . nên cho tần số cao và cường độ thấp. Thực tiễn cho thấy như vậy người bệnh dễ chịu hơn.

b) Sự đáp ứng của người bệnh

  • Đáp ứng về tê: nếu có đáp ứng kích thích của châm thì cảm giác tê nói chung xuất hiện từ từ các đầu chi chỏm và từ đó lan ra khắp mặt da toàn thân.
  • Đáp ứng về tinh thần: nếu người bệnh có nghị lực tin tưởng vào sự sắp xếp của thày thuốc thì có thể xem như đã thuận lợi được một phần.

Có những người bệnh ngủ sau khi tiên mê. Lúc này trạng thái tinh thần ở vị trí thứ yếu, tác dụng của châm ở vị trí nổi bật.

Khi châm thích vào huyệt, người bệnh có thể tê nhiều tê ít hoặc không tê. Khi đã tê, nếu tin tưởng thì mức độ tê sẽ được giữ vững hoặc ít phát huy thêm, trái lại, nếu lo sợ thì độ tê sẽ giảm sút nhiều.

Do đó người bệnh qua được ca mổ không phải đơn thuần nhờ vào hiệu quả gây tê của châm, mà còn chịu ảnh hưởng của trạng thái tinh thần của người bệnh biểu hiện ra trong quá trình mổ.

2. Kỹ thuật châm tê

Đối với người làm châm tê, phải nắm vững kỹ thuật châm tê.

a) Lượng kích thích

Châm cần đạt đắc khí, kinh nghiệm lâm sàng cho biết: Khi châm tê nếu người bệnh dễ đắc khí vị thầy thuốc duy trì được mức độ đắc khí thích đáng thì cuộc mổ sẽ thuận lợi, cũng còn lưu ý trong thực nghiệm lâm sàng, châm không đắc khí cũng có thể làm tê được.

Khi châm đắc khí rồi, nếu chỉ lưu kim mà không tiếp tục vê kim hoặc thông điện thì hiệu qủa làm tê sẽ giảm đi. Nhưng nếu người bệnh có cảm giác đau khi vê kim thì hiệu quả làm tê cung kém.

Tác dụng tê và sự đáp ứng của người bệnh là hai nhân tố giúp người bệnh chịu được cuộc mổ. Hai nhân tố này luôn luôn phụ thuộc vào lượng kích thích của châm. Lượng kích thích đủ thì hiệu quả của tê được duy trì tốt. Trong khi mổ mọi kích thích của thao tác ngoại khoa (một vết rạch, một nhát cắt, một động tác co kéo thăm dò) đến làm giảm sức chịu đựng và tăng thêm sự đau đớn cho người bệnh. Vì vậy về mặt châm, lượng kích thích đủ là yếu tố quan trọng có tác dụng quyết định để khống chế cái đau do thao tác mổ, để giữ vững hiệu quả tê và nâng cao sức chịu đựng của cơ thể.

b) Dùng thêm thuốc chấn tĩnh giảm đau để tăng hiệu quả châm tê

Dùng châm tê để mổ cũng như các phương pháp gây tê, mê khác, phải chú ý cho thuốc chấn tĩnh, giảm đau để giảm đến mức thấp nhất sự lo lắng, hồi hộp của người bệnh, đảm bảo cho chức năng tuần hoàn: hô hấp ít bị rối loạn, tạo ra ở người bệnh trạng thái gián tiếp theo kích thích, trên cơ sở đó châm tê phát huy tác dụng để giúp được người bệnh qua được ca mổ an toàn.

c) Cách châm kinh và kích thích huyệt

Cần dựa vào tình hình cụ thể của người bệnh gầy hay béo, cơ dày hay mỏng để châm nông hay sâu (thường châm sâu 1- 2 thốn) và phải làm người bệnh có cảm giác căng, tức, nặng ở nơi cần châm, cần chú ý không được làm tổn thương các cơ quan quan trọng và tránh mạch máu. Ở loa tai, nên châm sâu khoảng 0,2- 0,3 tấc và phải làm người bệnh có cảm giác căng, tê, nóng ở loa tai.

Sau khi châm đạt đắc khí rồi, có thể chọn dùng: lay động kim bằng tay, kfch thích bằng xung điện, hoặc tiêm thuốc để kích thích huyệt.

  • Lay động bằng tay: có thể dùng lối vê, lăn hoặc mổ cò, cũng có thể vừa vê kim vừa mổ cò. Nếu châm ở loa tai chỉ vê kim không mổ cò: tần số lay động kim ước 90- 160 lần/phút. Biên độ vê kim trong khoảng 900 – 3600. Biên độ mổ cò trong vòng 100 milimet, cường độ vừa phải. Khi lay động kim bàng tay, động tác phải nhịp nhàng giữ cho thân kim và mũi kim cùng một hướng. Trong quá trình lay động kim liên tục, thầy thuốc có thể thấy mũi kim không chật như lúc đầu mà lỏng lẻo. Lúc này cần mở rộng biên độ vê kim mổ cò hoặc thay đổi hướng mũi kim để lấy lại mức độ đắc khí cũ. Lay động kim băng tay có lợi: có thể điều chỉnh kích thích cho thích hợp với sự tiếp thu của bệnh nhân và yêu cầu của thì mổ, cách làm nay đơn giản không cần thiết bị nào khác ngoài kỹ thuật châm, vê thành thạo một vài chiếc kim.
  • Kích thích bằng xung điện: sau khi châm kim vào huyệt đạt cảm giác đắc khí, thông vào kim một dòng điện nhất định. Người ta thường dùng loại xung nhọn, tần số xung điện có thể khoảng trăm lần/phút đến vài trăm lần/giây.
  • Không nên dùng điện một chiều, dễ làm lỏng tổ chức và gẫy kim vì tác dụng phân giải iôn của nó cũng như trong điều trị, ở đây khi thông điện và ngắt điện cần chú ý tăng dần hoặc giảm dần cường độ dòng điện, tránh cho người bệnh những kích thích đột ngột. Thông điện liên tục trong thời gian dài cơ thể có thể quen. Những thì mổ nào không gây kích thích nhiều nên ngắt điện cho người bệnh nghỉ, những thì mổ quan trọng cần chú ý tăng thích đáng cường độ dòng diện.
  • Cường độ kích thích: cường độ và tần số tác động phù hợp với từng người và từng thì mổ. Nói chung, cường độ kích thích cần đủ mạnh để duy trì đắc khí tốt, thấp quá hoặc mạnh quá đều làm hiệu quả của châm tê giảm sút. Ví dụ:. khi lay động kim bằng tay, người bệnh có cảm giác căng tức, nặng là vừa. Nếu có cảm giác đau là cường độ quá mạnh. Khi thông điện người bệnh có cảm giác tê buồn hoặc như đấm vào người và nhóm cơ quanh kim co duỗi, nhịp nhàng là vừa. Nếu có cảm giác đau hoặc nóng bỏng là cường độ quá mạnh. Thời gian gây được tê: trung bình khoảng 20- 30 phút đã có thể làm ngưỡng đau của người bệnh được nâng lên mức khá cao để cơ thể tiếp thu được ca mổ.Lưu kim trong một số thì mổ. Khi kích thích của mổ tương đối nhẹ có thể ngừng lay động kim hoặc ngừng thông điện: Trong thời gian lưu kim có thể duy trì hiệu quả tê ở mức độ nhất định nhưng nếu lưu kim thời gian dài hiệu quả châm tê kém đâu đi. Vì vậy không nên lưu kim lâu quá. Khi sắp bước vào thì mổ gây kích thích mạnh cần phải lay động kim hoặc thông điện trước để khỏi ảnh hưởng đến hiệu quả châm tê.
This entry was posted in Sức Khỏe, Đời Sống. Bookmark the permalink.