Châm Tê

4. Dùng thuốc hỗ trợ: trong các ca mổ bằng phương pháp gây tê, mê, thuốc hỗ trợ và có tác dụng nâng cao hiệu quả tê, mê, vừa bảo đảm cho chức  năng của tuần hoàn và hô hấp được bình thương. Châm tê cũng vậy, trước và trong khi mổ cần có thuốc hỗ trợ, lượng thuốc dùng có thể ít hơn so với gây tê, mê, cũng có ca mổ không phải dùng thuốc hỗ trợ.

a) Thuốc hỗ trợ trước khi mổ

Để trấn tĩnh không đau, người ta dùng Dolacgan, Phenecgan, Aminazin, có nơi chỉ dùng Dolacgan (hoặc các chế phẩm tương tự khác) hoặc phối hợp với các thuốc khác dưới dạng Coctaillytique. Cần nhớ không nên dùng Dollacgan cho trẻ em dưới 1 tuổi; những bệnh gan, thận suy không nên dùng Phenecgan, Aminazin. Dễ ức chế sự tiết dịch của các tuyến nước bọt, mồ hôi, đường hô hấp, dạ dày, ruột, có lợi cho việc thông suốt đường hô hấp, người ta dùng thuốc chống tiết Choán như Atropin, Scopolamin, bệnh nhân Glôcôm (tăng nhãn áp) không dùng atropin người già và trẻ em không nên dùng Scopolami

b) Thuốc hỗ trợ trong khi mổ

Nói chung trong khi mổ nếu người bệnh đau nhiều có thể cho thuốc tê như novocain, procain v.v… tiêm tại chỗ hoặc phong bế .

Trước khi tác động đến các khu vực nhạy cảm như màng bụng, màng xương, hoặc khi co kéo mạnh các nội tạng nên phong bế trước các vùng đó.

Trong việc cho thuốc hỗ trợ, nói chung nên giữ sao cho bệnh nhân vẫn tỉnh để phối hợp được với kíp mổ.

5. Đơn huyệt dùng trong một số loại phẫu thuật thông thường

a) Mổ sọ não (Phẫu thuật trong, ngoài hộp sọ, ở các vùng đỉnh, trán, chấm)

Đơn huyệt:

Quyền liêu

Quyền liêu, túc lâm khấp, Hãm cốc, Thái xung.

Hợp cốc, Nội quan bên lành, Thần môn (loa tai) thêm một trong các vùng chẩm, trán, cổ (loa tai).

Mổ sọ não cần lưu ý: không nên dùng châm tê đối với một số trường hợp chấn thương sọ não nặng mà không yên tĩnh, nhất là tắc đường hô hấp, người bệnh có triệu chứng tâm thần, trẻ em (vì không hiệp đồng được) .

Cần chuẩn bị tốt hô hấp nhân tạo, cần có biện pháp phòng chống các cơn động kinh, khi rạch da đầu, khâu da đầu, cắt đứt dây thần kinh cảm giác, còn gây đau ở mức độ khác nhau, cũng như bị kích thích đến màng cứng nền sọ.thì làm đau đầu, buồn nôn, nôn.

b) Mổ vùng mắt:

Đơn huyệt:

Hợp cốc, Chi câu (bên mổ), Toản trúc, ngư yêu (bên lành)

Hợp cốc, Chi câu (bên mổ) Thần mông, Gan (loa tai bên lành)

Hợp cốc, Nội quan (bên mổ) huyệt lân cận vùng mổ (như Dương bạch, Ngư yêu, Tứ bạch, Thừa khấp).

Mổ mắt cần lưu ý: mổ mắt màng tiếp hợp còn nhạy cảm, cơ vòng mi giãn chưa tốt, có khi kéo cơ mắt vẫn còn đau, nên giỏ Dicain. Trong khi mổ tránh làm cơ quanh mắt, cơ mắt co duỗi do kích thích của xung điện (nên ngừng thông điện hoặc cho tần số cao). Có thuận lợi là giúp phẫu thuật tiến hành chính xác nhờ vị trí giải phẫu mắt rõ ràng, có mắt duy trì được chức năng bình thường, người bệnh có thể chủ động vận động nhãn cầu để phối hợp (ví dụ: trong mổ để điều chỉnh, song thị do cơ mắt ngoài co, mổ lác v.v…). Hậu phẫu ít phù nề, ít đau hơn.

c) Mổ vùng tai mũi họng

  • Phạm vi mũi và xoang hàm trên:

Đơn huyệt:

Hợp cốc, Thủ tam lý (một bên) nghênh hương (2 bên) .

Hợp cốc, nội quan (1 bên), thần môn xuyên Giao cảm, vùng mũi trong (loa tai bên kia).

  • Phạm vi Amidan – Thanh quản – Khí quản – Thực quản:

Hợp cốc, Thủ tam lý (một bên) Liêm tuyền.

Hợp cốc, Chi câu (1 bên) vùng họng, Thần môn xuyên Giao cảm (Loa tai bên kia).

Hợp cốc, Nội quan (1 bên hoặc 2 bên)

Mổ vùng tai mũi họng lưu ý:

  • Vùng mổ thường chảy máu nhiều, có thể gãy tắc đường thở.
  • Cho thuốc tê tại chỗ, có khi không thấm vào tổ chức ở sâu (như Polyp ở sâu).
  • Mặt khác phản xạ họng bị ức chế, dãi tích lại ở họng có khi có nguy cơ bị hít vào khí quản, châm tê tránh được trở ngại này.
  • Sau khi mổ ứng châm tê ít đau, ít nề nhưng trong mổ còn đau, nhất là khi mổ sâu.

d) Mổ vùng rằng hàm mặt:

  • Mổ phần mềm ở mặt:  đơn huyệt: Hợp cốc, Nội quan (bên mổ), phổi, má (loa bên tai kia).
  • Mổ vùng mặt răng: đơn huyệt: Hợp cốc, Nội quan, Công tôn, Thái khê, Tam âm giao (bên mổ hoặc cả hai bên).
  • Mố vùng răng hàm mặt nên lưu ý:  mổ vùng ở đây dễ chảy máu. Trong khi mổ máu thấm ra nhiều dễ gây tắc đường hô hấp. Chưa làm hết đau hoàn toàn, nhất là khi tác động vào tủy răng.

đ)  Mổ vùng cổ.

Cắt tuyến giáp trạng: đơn huyệt: Phù đột hai bên, Hợp cốc, Nội quan (1 bên).

Hợp cốc, Nội quan (1 bên) Thần môn, Giao cảm (loa tai 1 bên). Hợp cốc, Nội quan (1 bên), Phù đột (2 bên).

Đối với bệnh nhân cường năng tuyến giáp trạng, cần làm cho chuyển hóa cơ bản, giảm xuống 30% và tăng liều tiền mê cho thích đáng rồi mới mổ.

Mổ vùng cổ nên lưu ý: châm tê trong lổ vùng cổ, nói chung phản ứng đau của bệnh nhân nhẹ, hiệu quả tốt hơn so với mổ các vùng khác của thân thể, rối loạn sinh lý cũng nhẹ, nhưng khi cắt lọc lớn, rộng, hậu quả không bình mổ cắt tuyến giáp trạng. Có thể gây khó thở cho bệnh nhân khi bóc tách và cắt bướu cổ.

e) Mổ vùng ngực:

Cắt u thành ngực – Cất xẹp sườn, cắt thùy phổi – cắt phổi: đơn huyệt, Hợp cốc, Nội quan, Tam dương lạc (bên mổ) Tam dương lạc xuyên khích môn (bên mổ).

Mổ tim: đơn huyệt: Hợp cốc, Nội quan (bên mổ) Thần môn, Giao cảm, Tim (loa tai).

Mổ lồng ngực nên chú ý:

Mổ trong lồng ngực: yêu cầu chống đau phải thật tốt; khống chế các rối loạn sinh lý về tuần hoàn hô hấp do mở ngực.

Phổi: mổ châm tê: bệnh nhân còn đau ở mức độ khác nhau khi rạch màng xương và màng phổi Khi mổ ngực có thể gây thở nông, ngắn, tức ngực, thở gấp. Nếu chức năng phổi kém, hiệp đồng không tốt và hiệu quả châm tê kém thì do người bệnh không chủ động khống chế được các biến loạn sinh lý nói trên, nên dễ gây di động trung thất, làm cho phẫu thuật càng thêm khó. Nếu ở bệnh dính nhiều nên thay bằng phương pháp vô cảm khác.

g) Mổ vùng bụng:

  • Mổ dạ dày: đơn huyệt: Túc tam lý, Thượng cự hư (1 bên) Huyệt cạnh đường rạch (2 bên).
  • Mổ cắt ruột non: đơn huyệt: Túc tam lý, Công tôn, Hợp cốc, Nội quan, Thần môn (loa tai bên mổ)
  • Mổ cắt ruột thừa: đơn huyệt:

Túc tam lý, Tam âm giao, huyệt ruột thừa ở chân (bên mổ).

Túc tam lý, Tam âm giao, Lãi câu, Thần môn (loa tai).

  • Mổ khâu thoát vị bẹn: đơn huyệt: Túc tam lý, Lãi câu (bên mổ) Giao cảm, Gối xuyên bụng (loa tai)
  • Mổ cắt thông ống dẫn trứng đi đường bụng. đơn huyệt: Túc tam lý, Tam âm giao (2 bên) hoặc Túc tam lý, Trung đô (2 bên), thần môn, buồng trứng (loa tai).
  • Mổ lấy thai, mổ bụng dưới: đơn huyệt Túc tam lý, Tam âm giao, Đối mạch (2 bên), Thần môn xuyên giao cảm, Phổi (loa tai).

Túc tam lý, Lậu cốc (1 bên), huyệt cạnh đường rạch (2 bên).

  • Mổ cắt tử cung toàn phần và phần phụ: đơn huyệt: Túc tam lý, Tam âm giao (l bên) huyệt cạnh đường rạch (2 bên) Yêu du, Mệnh môn.
  • Mổ cắt nang buồng trứngđơn huyệt: Túc tam lý, Tam âm giao, Lậu cốc, Âm lăng tuyền
  • Mổ lấy sợi bàng quang, khâu bàng quang, tao lỗ dò. đơn huyệt: Tam âm giao (2 bên), Trung cực, Quan nguyên.

Túc tam lý, Tam âm giao (l bên), Bàng quang, Phổi, Thần môn (loa tai).

  • Mổ vùng bụng cần lưu ý.

Mổ vùng bụng có châm tê, rối loạn sinh lý nhẹ ít bị bí đái, liệt ruột sau mổ. Do chưa chống đau hoàn toàn, chưa khống chế phản ứng co kéo nội tạng và chưa làm mềm cơ vừa ý, nếu so với loại mổ châm tê khác, mổ bụng khó khăn hơn nhiều nhưng vẫn dùng châm tê vì có lợi cho người bệnh và cho hậu phẫu.

h) Mổ vùng đáy chậu

  • Thắt trĩ. đơn huyệt: Bạch hoàn du hai bên, Thân môn, Phổi, Đoạn dưới trực tràng (loa tai).
  • Rạch vùng đáy chậu: đơn huyệt: Tam âm giao, Thái xung (2 bên) huyệt cạnh đường rạch (2 bên).

Mổ vùng đáy chậu cần chú ý:

Mổ tại vùng này thường là loại mổ vừa và nhỏ nhưng vùng này lại nhạy cảm đối với kích thích và yêu cầu châm phải gây tê được nhiều, do đó tùy điều kiện cần thiết mà chỉ định cho thích hợp.

i) Mổ tứ chi:

  • Mổ xử lý gẫy xương đòn: đơn huyệt: Nội quan, Phù đội, Thần môn, Dưới vỏ não (2 bên loa tai)
  • Nắn khớp vai: đơn huyệt: Hợp cốc, Khống tối (l bên) Thần môn, Giao cảm, Thận, Phổi Phổi (loa tai)
  • Mổ tạo hình khớp khuỷu. xuyên Thiếu hải, Xích trạch, Hợp cốc, Thần môn, Phổ, Thận (loa tai).
  • Mổ chuyển gân cổ tay, gỡ dính: đơn huyệt: Thiên Lịch, Thần môn, Phổi, Gan, Thận (loa tai)
  • Mổ đóng đanh nội tủyđơn huyệt:. Túc tam lý, Long phong, Phụ đương, Ngoại khâu, Tuyệt cốt, Tam âm giao, Khâu khư, Hãm cốc.
  • Mổ nắn xương chày, mác: đơn huyệt: Thái xung, Âm lăng tuyền, Huyết hải, Ủy dương, Hoàn khiêu, bể quan (thân thể); Dưới vỏ não, Thần môn, Thận (loa tai).
  • Mổ bàn chân: Đơn huyệt: Tam âm giao, Thái xung, Thái khê, Tuyệt cốt.
  • Mổ kéo dài gân gót , Đơn huyệt: Ủy trung, Thừa sơn, Túc tam lý, Nội quan, Gia giảm; Gan, Thận, Thần môn.

Mổ tứ chi cần lưu ý.

Trong cấp cứu vết thương chiến tranh cũng như khi khắc phục di chứng của vết thương, các loại mổ tứ chi rất thường hay gặp, mổ châm tê tuy còn đau, nhất là khi rạch các vùng, sợ sẹo mà ngay dùng tiêm thuốc tại chỗ nhiều khi cũng ít kết quả, nhưng vì có lợi cho người bệnh nhiều nên vẫn nghiên cứu áp dụng châm tê.

Người bệnh tỉnh, có thể vận động theo yêu cầu của thấy thuốc, giúp thấy thuốc xác định gân, cơ bị thương, và kiểm tra tình hình mổ có lợi cho việc nâng cao chất lượng phẫu thuật điều trị và lợi ích của người bệnh.

Chống đau chưa hoàn toàn, có thể khắc phục bằng cách kết hợp thêm phong bế tại chỗ, còn với việc đặt “Gam” châm tê cần nghiên cứu giảm bớt cảm giác khó chịu đó cho người bệnh.

D – THAO TÁC NGOẠI KHOA KHI MỔ CHÂM TÊ

Mổ với bất kỳ phương pháp châm tê, mê nào, thao tác ngoại khoa đều phải chính xác, nhẹ nhàng, nhanh nhẹn để giảm bớt kích thích và tổn thương trong khi mổ.

Mổ châm tê, bệnh nhân tỉnh, chống đau chưa hoàn toàn, cơ còn căng khi co kéo, thăm dò nội tạng còn phản ứng nên yêu cầu đối với ngoại khoa càng cao. Không dùng kẹp có mấu để kẹp da, khi rạch phải dùng dao sắc. Khi bóc tách, phải kết sức nhẹ nhàng, khi thăm dò không nên đưa cả tay vào bụng và tránh co kéo nhiều nội tạng. Tùy tình hình cụ thể, nên linh hoạt thay đổi các bước thao tác, cải tiến cách thao tác để giảm bớt kích thích cho bệnh nhân.

Nói chung mổ châm tê đòi hỏi sự cố gắng chủ quan của ngoại khoa. Sự hiệp đông của ngoại khoa với kíp mổ và người bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của cuộc mổ.

http://www.cimsi.org.vn/CIMSI.aspx?action=Detail&MenuChildID=53&Id=1245

This entry was posted in Sức Khỏe, Đời Sống. Bookmark the permalink.