Nhật Ký 20 Ngày Trên Đất Phật

Ngày 10. tức ngày 26/10/2011.

Chiều nay đến thăm viện đại học Nalanda. Viện đại học nầy được nói đến nhiều trong văn chương Phật giáo. Ngài Xá-lợi-phất sanh gần Nalanda vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Ðức Phật cũng thường ghé thăm chỗ này khi Ngài đến thăm thành Vương-xá. Vua xứ Ma Kiệt Ðà có lập một ngự uyển không xa Nalanda mấy. Nhưng chỉ từ khi Nalanda trở thành một Ðại học viện Phật giáo, thánh địa này mới thực sự được nổi tiếng khắp thế giới, vì những vị giáo sư của Nalanda được xem là giỏi nhất xứ Ấn Ðộ. Vua A Dục là người sáng lập ra Nalanda nhưng không phải Ðại học viện Nalanda, mà chỉ là chùa Nalanda. Ở đây vua này cũng thiết lập một tịnh xá và cúng dường phẩm vật tại ngôi tháp Xá Lợi Phất. Không có tài liệu nói rõ về sự bắt đầu của Nalanda nhưng; có lẽ bắt đầu thế kỷ thứ nhất, trước tây lịch, vì ngài Long Thọ sanh vào thế kỷ thứ hai, được xem là học tại đó và sau trở thành Viện trưởng. Theo thời gian, cho đến thế kỷ thứ 5 sau công nguyên thì học viện Nalanda trở thành to lớn, và có lúc sinh viên theo học đến số 10 ngàn người với 3000 giảng viên. Vào khoảng thế kỷ thứ tám viện đại họcNalanda bắt đầu điêu tàn, một phần vì tình hình chính trị trong nước thay đổi. Cuối cùng là Hồi giáo tiến vào chiếm cứ. Hồi giáo chiếm Ma Kiệt Ðà và phá hủy các di tích Phật giáo trong đó có viện đại học nầy. Họ giết hại các Tăng sĩ Phật giáo, phá hủy các tháp, tinh xá, đập phá các tượng Phật, Bồ-tát và thiêu đốt rất nhiều kinh sách.

Khi đi thăm tinh xá Trúc Lâm hôm nay thầy trưởng đoàn hôm nay không khỏe nên thầy Minh Đức hướng dẫn đoàn. Khu tịnh xá nầy rộng lớn gần thành Vương-Xá, do Vua Tần Bà Sa La dâng cúng Phật và chúng Tăng. Trong khu vườn này cây cối được sửa sang ngay thẳng, hoa lá tươi xanh, có nhiều bụi tre già lớn ở phía trong và có lẽ vì thế mà được gọi là Trúc Lâm tinh xá. Chính giữa có một hồ, nước trong xanh, nghiêng mình soi bóng những hàng cây, được xem là hồ Kalandaka, nơi Ðức Phật thường tắm. Bên bờ hồ có một tượng Phật trong một ngôi tháp trống vuông đã được dựng lên để kỷ niệm. Được biết Trúc Lâm tịnh xá cách cửa thành phía Bắc độ một dặm. Rất nhiều khóm tre mọc khắp vùng, Đức Phật ở nhiều tháng tại tinh xá này và một số kinh được Phật thuyết tại đây như kinh Kim Cang. . . .

Thức chúng.

Dùng sáng.

Ra Đại Tháp lễ Phật lần cuối ( khoảng 30 phút ).

Khởi hành đi Vaishali (Tỳ Xá Ly).

Ghé viếng thăm nền nhà của cư sĩ Thuần Đà cúng dường bữa cơm cuối cùng lên đức Phật trước khi Ngài nhập Niết Bàn.

Dùng cơm trưa dọc đường.

Thăm Kesaria, nơi đức Phật dừng chân lần cuối ở Vaishali, trước khi đến rừng Câu Thi Na nhập Niết Bàn.

Thăm nơi nữ giới được xuất gia.  (Asoka’s pillar), hương Thất của Phật, tu viện MaHa Ba Xà Ba Đề và nơi thờ xá lợi Phật của dòng họ Licchavi…..

Nền nhà của Ngài VimalaKirti (Duy Ma Cật

Papulva (Great Bodhi): Rừng Tre, Gốc Đa Phật ngồi mùa an cư cuối cùng.

Ở lại một đêm Hotel Lotus Nikko ở Rajgir (Chùa Kiều Đàm Di Vaishali).

7.00: Dùng cơm tối ở khách sạn Rajgir và nghỉ ngơi

Ngày 11. tức ngày 27/10/2011.

Sáng nay đoàn leo lên núi Linh Thứu. Ngọn núi nầy là một trong những ngọn núi cao bao bọc chung quanh thành Vương Xá. Linh Thứu là nơi Đức Phật đã thuyết giảng nhiều bộ kinh quan trọng trong lịch sử Phật giáo như kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Kinh Đại Bát Nhã… Trước khi tới đỉnh Linh Thứu, đoàn tới thăm hang đá làm hương thất của ngài A Nan và Xá Lợi Phất. Ngay sau khi qua cầu Linh Sơn, bên phải có một động đá nhỏ. Chính nơi này ngài A Nan đã thường ngồi tu tập thiền định. Đi theo một đỗi nữa là động của ngài Xá Lợi Phất. Hang này có một mỏm đá nhô ra như hình của đầu một con rắn, chính nơi đây ngài Xá Lợi Phất thường trú ngụ để thiền định và quản chúng. Từ động của ngài Xá Lợi Phất đi theo con đường ngoằn ngoèo với những nấc thang, tới một mỏm đá hình con chim mỏ nhọn, mặt ngước lên. Có lẽ vì hình dạng này mà núi có tên là “Linh Thứu.”. Từ dưới chân núi mọi người được trang bị một cây gậy để chống leo lên núi dễ dàng hơn. Khi lên dến đãnh núi quý Thầy, Sư cô hướng dẫn đoàn tụng một thời kinh ngắn. Sau đó đoàn chọn một hang động thầy trưởng đoàn ngồi trên mộtt bờ đá giảng một thời pháp ngắn. Nguyên Nhật Huyền và Minh Quang cất cao tiếng ca cúng dường Phật, tháng tăng cùng quý Thầy, Sư cô cùng đại chúng bài ca “Diệu pháp âm Như Lai”:

Diệu pháp âm Như Lai,

Vang vọng khắp đất trời,

Thấm sâu vào lòng nguời,

Cho mưa hiền gió nhẹ nắng trong.

 

Rừng cây bao la xanh lá biếc,

Đồng ruộng mênh mông lúa trĩu bông.

Gió êm ru lời hoa gấm,

Không gian đầy tiếng chuông ngân.

 

Diệu pháp âm Như Lai,

Vang diệu ánh trăng rằm

Ngát thơm khói hương trầm,

Đem an bình cho cả thế gian.

 

Biền sao lung linh mây lắp lánh,

Đường về quê hương chốn yêu thương.

Mái tranh buông màu lam khói,

Hoa nắng nở thắm sân chùa.

 

Lời Phật dạy pháp âm,

Thoát tan bao lầm mê,

Bước chân viên thông vô ngại.

Rạng ngời chứng lý từ bi

 

Lời Phật dạy thiết tha

Chấp tay con nở hoa

Lắng nghe thanh âm vi diệu

Nam Mô Bồ Tát Phật Đà

 

Lời Phật dạy pháp âm

Thoát tan bao lầm mê

Bước chân viên thông vô ngại

Rạng ngời chứng lý từ bi

                          

Lời Phật dạy thiết tha

Chấp tay con nở hoa

Lắng nghe thanh âm vi diệu

Nam Mô Bồ Tát Phật Đà

Ngày 12 tức ngày 28/10/2011.

Đến Bồ Đề đạo tràng

 

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.