Khái niệm KHÔNG trong Phật giáo Nguyên thủy

Lội ngược dòng lịch sử Ấn Độ, cách đây hơn 2500 năm, vào thời đại đức Phật, chúng ta thử hình dung đời sống con người trong xã hội ấy như thế nào, nhất là tầng lớp của hai giai cấp Phệ xá và Thủ đà la là 2 giai cấp tạo của cải vật chất và làm nô lệ cho hai giai cấp trên (Bà la môn và Sát Đế lợi), nổi khổ đó nếu so với nổi khổ của giới người nghèo ở xã hội ngày nay ắt hẳn gấp bội phần, họ không chỉ khổ về sự thiết hụt cơm ăn áo mặt nhà ở vợ con…mà còn có một nổi khổ lớn hơn nữa, đó là nổi khổ của chế độ phân chia giai cấp, làm thân phận người nô lệ. Những người này bổn phận và trách nhiệm của họ không chỉ có kiếm vật thực cho riêng mình, còn phải nuôi dưỡng vợ con và ngay cả giai cấp thống trị, không những chỉ có thế mà còn phải chịu hành hạ chưởi mắng của giai cấp trên. Quả thật, nổi khổ này chồng lên nổi khổ khác, cho nên đức Phật gọi là ‘khổ khổ’, cái khổ đó là phản ánh một thực trạng xã hội đương thời. Nói chung, nổi khổ của con người bao gồm hai loại loại khổ về tự nhiên và nổi khổ về tinh thần được tôn giả Xá lợi Phất (ŚŒriputra) diễn đạt bằng 8 loại khổ3 hoặc 3 khổ: Khổ khổ, hoại khổ và hành khổ.

Thử nghĩ, con người đứng trước nổi khổ như vậy, nếu ai đó giúp người ấy thoát khỏi những nổi khổ này thì niềm vui sướng của họ như thế nào, khó có thể diễn tả cho trọn niềm vui đó ! Đời sống xuất gia không những chỉ giải quyết vấn đề cơm áo, sự phiền lụy của đời sống gia đình mà còn giúp cho con người thoát khỏi cảnh phân biệt giai cấp, sống đời sống trong Tăng già là xã hội bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không có sự kỳ thị, biết thương yêu nhau và giúp đỡ lẫn nhau. Đây chính là trạng thái giải thoát đầu tiên của người xuất gia khi từ bỏ đời sống gia đình. Cũng kể từ đây, người ấy sẽ không còn những âu lo phiền lụy về vợ con, ruộng vườn, bò trâu, nhà cửa, thôn xóm… mà trước đây vị ấy phải âu lo từng ngày từng giờ. Trạng thái tâm tư không còn ưu tư phiền lụy này được gợi là ‘không’ (su––atˆ). Khái niệm´ không ´này là không còn âu lo phiền lụy về cuộc sống của gia đình, nó không mang ý nghĩa triết lý sâu xa, như được Long Thọ phân tích trong “Trung Luận”. Đây chính là khái niệm ‘không’ của thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy. Quan điểm này cũng phù hợp với tinh thần ´không´ bàn về những triêt học siêu hình của ‘Kinh Tiễn Dụ’ trong “Kinh Trung A hàm” hay ‘Tiểu Kinh Malunkya’ trong “Kinh Trung Bộ”.

2. Không chỉ cho các pháp vốn là sự giả hợp

Ngoài khái niệm ‘không’ vừa đề cập ở trên, trong các kinh điển A hàm hay Nikaya có nhiều kinh với nội dung mô tả khái niệm ´không´ mang ý nghĩa chỉ cho các pháp vốn là vô thường là sự giả hợp, giống như những bọt nước trôi trên dòng sông. Như trong “Kinh Tương Ưng” (Sa×yuttanikŒya) đức Phật dạy các Tỷ kheo như sau:

“Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng này chảy mang theo đống bọt nước lớn. Người có mắt nhìn đống bọt nước ấy, chuyên chú, như lý quán sát. Do nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, đống bọt nước ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong đống bọt nước được? Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; vị Tỷ-kheo thấy sắc, chuyên chú, như lý quán sát sắc. Do vị Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát sắc, sắc ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong sắc được?…Ví như, này các Tỷ-kheo, trong tháng cuối mùa hạ, vào đúng giữa trưa đứng bóng, một ráng mặt trời rung động hiện lên. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó. Do người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, nên ráng mặt trời ấy hiện rõ ra là trống không, rỗng không, không có lõi cứng… Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong ráng mặt trời được?”4

Nội dung và ý nghĩa của đoạn kinh vừa dẫn, đức Phật đã mượn hình ảnh những bọt nước trôi trên dòng sông Hằng để mô tả về sự tồn tại các pháp trong thế gian cũng chẳng khác nào như thế, thật ngắn ngũi mong manh. Nếu như sự tồn tại và hình thành của những bọt nước trôi trên sông là ảo ảnh không bền chắc, sự tồn tại của chúng chỉ trong phút giây, có rồi không, sinh rồi lại diệt, vô thường mau chóng thì con người và mọi vật trên thế gian này cũng chẳng khác nào như thế, nếu chúng ta so với thời gian vô cùng, phải chăng mạng sống con người chẳng khác nào như con phù du trước ngọn đèn, sống và chết chỉ trong cái nháy mắt. Đây chính là ý nghĩa đức Phật mượn những bọt nước sông Hằng để ví dụ cho thọ mạng của con người và vạn vật, nếu như tướng trạng của bọt nước có rồi không thì con mạng sống con người cũng chẳng khác mấy, nếu có khác đi chăng nữa.

Những giọt nước mắt còn đọng ước đôi mi, những nổi buồn đau vì thương yêu mà phải chia lìa từ biệt, những âu lo buồn khổ vì sự nghiệp….phải chăng chúng đều bắt nguồn từ sự vô thường và kết quả là sự trống không ấy ? Người thân thương của mình mới ngày hôm qua nói cười đó, thế mà hôm nay đã trở thành người thiên cổ, chia cách nghìn trùng ! cảm giác thật cô liêu và trống không !

Hiện tượng vô thường và cảm giác trống không đó, không phải chỉ có ở thế gian mà không có ở những người xuất gia tu tập. Thật ra, qui luật vô thường đó không loại trừ bất cứ ai, ai còn là thân Ngũ uấn (pa–ca-skandha), người ấy phải chịu qui luật vô thường biến hoại, khi sống bên nhau, thì khi thân Ngũ uẩn trả về cát bụi trên mặt tình cảm vẫn có cảm giác trống không trước sự ly biệt, dù đó là người giác ngộ. Quan điểm này, chúng ta thấy trong “Kinh Tạp A hàm” kinh số 639 ghi lại tình cảm của Thế Tôn đối với Xá lợi Phất và Mục Kiền Liên như sau:

“Ta nhìn đại chúng, thấy đã trống không, vì Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên đã vào Niết-bàn”5

Đây là lời nói của đức Phật, trong lúc làm lễ Bố tát (po•adha) khi Ngài nhìn xuống đại chúng không thấy tôn giả Xá lợi Phật và Mục Kiền Liên (MahŒmaudgalyŒyana) là hai trong 10 đại đệ tử của Ngài. Cảm giác trống không biểu thị tình cảm của Thế Tôn đối với Xá lợi Phật và Mục Kiền Liên thật thâm sâu. Cảm giác đó là cảm giác tự nhiên thuộc trái tim của con người, là cơ sở để phát triển lòng từ bi, Thế Tôn tuy đã chứng quả A la hán, nhưng không phải trái tim không còn rung động, trơ lì như đất đá, trái tim của Ngài cũng có rung động trước sự ra đi của đệ tử và chúng sinh, nhưng không vì vậy mà có thái độ tiếc nuối, cố chấp mà sinh khổ đau.

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.