Cháu hỏi cái ý nghĩa của bài quán tưởng trước khi lạy Phật và tụng kinh thì rất cần thiết để biết. Đây là quán chiếu Bát nhã mà ai học giáo lý Bát Nhã cũng phải học và quán như vậy, thì mới không rơi vào vọng tưởng và đi lệch ra xa khỏi lời kinh tụng, cũng không bị kẹt vào kinh bằng những vọng niệm của mình mà cho là kinh dạy mình. Cái niệm hư vọng của mình mà lại vô tình cho là kinh dạy. Bởi lìa vọng niệm và vọng tưởng khi tụng kinh và lạy Phật nên phải dùng cái quán chiếu Bát Nhã để thanh tịnh tâm.
Bởi vì cái tâm của mình khi tụng lời Phật thì chính là cảm ứng đạo giao không thể suy lường, giống như cái lưới của Vua trời Đế Thích có rất nhiều hạt châu được kết lại như cái màn, cái lưới. Mà mỗi hạt châu đều có ánh sáng của hạt châu kia, như trong cái gương soi mặt có phản chiếu qua lại khi mình để các tấm gương đối diện với nhau. Muốn như vậy thì phải thấy rằng năng và sở lể đều là KHÔNG TỊCH, người lạy Phật và Phật bị lạy đều là KHÔNG TỊCH. Không có tôn giáo nào lại dám có tư tưởng như vậy khi lạy và cầu nguyện với đấng thiêng liêng của họ tôn thờ. Bởi vì họ cho là họ là một cái Ngã và Đấng Thiêng Liêng của họ lể bái cầu nguyện cũng là một cái Ngã. Cái tiểu vũ trụ trở về với cái đại vũ trụ. Cái tôi nhỏ trở về với cái tôi lớn. Lấy cái bé nhỏ để cầu nguyện cái lớn hơn là đấng thiêng-liêng để nương nhờ và cứu rổi cho cái tôi nhỏ là con của cái tôi lớn. Đây là cái tư tưởng đã có từ thời xưa của Bà La Môn giáo của Ân-Độ. Đem tiểu ngã cầu nguyện với đại ngã. Và khi chết thì hòa vào đại ngã của vũ trụ là Vua trời Phạm Thiên. Khác với Bà la môn giáo, Phật giáo là KHÔNG TỊCH ,nên quán chiếu cái không tánh chan hòa giửa chủ thể và khách thể, tức người lạy và đối tượng được lạy đều là Không Tịch. Chính cái tánh không này có cảm ứng đạo giao không thể dùng vọng niệm và vọng tưởng mà suy lường đựơc.
Năng lể sở lể tánh không tịch. Cảm ứng Đạo giao nan tư nghì. Lưới Đế Châu ví Đạo tràng, Mừoi phương Phật phóng hào quang sáng ngời……
Nếu có hào quang sáng ngời thì chính đó là tự tánh A-Di-Đà của vô lượng chư Phật và chơn tâm của chúng sanh cùng hòa quang hợp nhất, không phân biệt năng sở đây kia,hay bỉ thử gì cả. Thành ra chỉ một niệm quy y Phật thì thành tựu tánh không, phá sạch địa nguc của chúng sanh trong tâm của hành giả đang quy-y Phật. Nhưng ngặt một nổi là tập khí tức là thói quen lâu đời của chúng sanh thì quá sâu dầy nhiều đời nhiều kiếp, nên niệm giác vừa khởi thì những niệm MÊ liên tục phát sanh làm hành giả cứ dùng vọng niệm vọng tưởng mà tụng kinh.
Vì vậy chỉ gieo duyên với Phật Pháp mà không như pháp;” như thị ngã văn” mà kinh văn nào cũng đọc tụng để thuýết minh đạo pháp của Thế tôn. Đáng lẽ ngay nơi câu này vừa khai kinh xướng tụng thì đã vui với đạo, tùy hỷ như pháp lý của Phật mà thể nhập viên giác tánh Như Lai. Cháu muốn biết ý nghĩa bài này thì phải còn hoc nhiều lắm mới hiểu được. Bởi vì Hiểu tức là Sống. Cái trình độ hiểu của mình tức là mức sống của Tâm mình.
Còn cái biết của mình chỉ là vọng tưởng theo duyên mà sanh khởi. Trước mắt và quá khứ của mình có cái gì thì mình biết cái đó theo cái thức tâm nhớ biết của mình. Cái biết này gọi là tâm phan duyên. Hay gọi một cách khó nghe hơn là vọng tưởng và vọng niệm theo các pháp hửu vi luân hồi biến dịch. Chúng sanh là cái biết chết đi sống lại nên gọi là luân hồi. Chúng sanh còn luân hồi trong cái biết của chúng sanh với những mãnh vụn của nghiệp thức lưu chuyển qua nhiểu đời nhiều kiếp. Những cái biết vọng tưởng này là những mãnh vụn theo duyên mà biết. Giống như người cưởi ngựa, chỉ cưởi được một con ngựa chứ không thể cửởi một lúc hai hay nhiểu hơn một con ngựa.
Cái biết chỉ là mảnh vụn trong cái sống và cái hiểu của sự sống tương quan và tương duyên với tất cả các pháp giới. Mỗi một đời sanh ra hoặc mỗi phút giây trôi qua thì học được thêm cho cái biết, cái biết này, khi nhớ lúc quên nên nó chỉ là phiền não bụi trần. Nếu người khổ não hoăc ác tâm nhiều quá sẽ bị điên thì cái biết cũng thành hết biết. Cái biết chỉ theo duyên mà hiện hửu mà mình có thể hiểu được trong cuộc sống hiện tại. Đôi khi cái tâm thức có đôi chút thanh tịnh thì cái biết có thể cho mình thấy được quá khứ của mình và của người trong quá khứ. Bởi vì chúng sanh gặp gở nhau đây cũng có cái duyên từ quá khứ.
Nếu tâm bình ổn thì cũng có thể nhớ được quá khứ như mình nhìn thấy trong hiên tại, bởi cái biết của thế gian thì có 3 thời và hạn cuộc trong một niệm khởi. Trong một niêm khởi có cả 3 thời nên khởi một niệm mà có thể lể lạy cả quá khứ , hiện tại và vị lai chư Phật. Phải hiểu cái hiểu này là trình độ tu chứng của chúng sanh, ai cũng theo nghiệp của mình mà có cái hiểu khác nhau như cái hiểu của nghiêp.
Hiểu chính là trình độ tiến hóa của Nghiệp, còn Biết là cái thấy tùy theo duyên khởi của chúng sanh. Cháu có đọc cái bài của chú nói chuyện với các anh em què của chú , là những người khuyết tật, về cái hiểu và cái biết khác nhau như thế nào thì sẽ hiểu rõ hơn. Đọc cái bài ” Một con gà là hai con vịt” là hiểu được sự sống của cái hiểu. Cái bài này là cuộc đối thoại của chú và ông già điên Bùi Giáng. Chú gởi cho cháu để đọc chơi rồi đó , có đọc được không ? Chú có thể nói nhiều để cho cháu hiểu cái ý nghĩa của bài xướng tụng khai kinh này. nhưng nghe rồi thì cũng rơi vào với cái biết của vọng tưởng phan duyên. Còn thật sự hiểu là do cái quán chiếu nội tại của chính cháu , vì cháu cũng có tánh giác như chư Phật và tất cả chúng sanh vậy thôi. Cái hiểu Không Tịch là cái sống của chính cháu chứ không ai nói cho cháu thực chứng với cái biết của người ta được. Không ai ăn mà mình lại no. Mình tu không được ai tu cho mình. Mình không hiểu thì ai hiểu cho mình. Cái hiểu thì ai cũng có nhưng bị cái biết vụn vặt cho là đủ là đúng nên sai một ly đi xa ngàn dặm.
Người ta cho cái tâm của mình là một Vật , vì quen sống theo vật chất nên cho tâm là một Vật như cái thân này, nhưng nhỏ nhiệm và kỳ bí như một linh hồn, tức là có một cái ngã làm linh hồn núp đâu đó trong thân. Vì vậy thân có linh hồn là một vật . Linh hồn là một cái tôi, cái ngã có thực thể như một vật núp đâu đó, Nó có thể đi ra, đi vô cái thân này nên khi chết thì nó đi tái sanh, và khi sống thì nó núp trong thân. Mấy ông tu Thiền mà bị điên hàng lọat là do cho rằng cái HỒN ở trong thân cần xuất ra để đi tìm chơn sư dạy đạo hay đi đâu đó để làm gì đó theo cách mà họ suy tưởng. Họ tu để cho xuất hồn nên bị điên vì loạn ,cái này thường thấy ở nhà thương điên. Rồi đến mấy ông không học kinh Phật cũng cho tâm là linh hồn, tức là một vật núp đâu đó để làm chủ cái thân, khi thân tiêu hoại thì tâm đi chổ khác chơi ,như đi về thế giới Phật hay về cỏi sáng của ông Nguyên Phong hướng dẫn.
Như vậy cũng là một kiểu chấp ngã là linh hồn có một vật chui ra chui vô để đi luân hồi như một trái banh lăn từ căn phòng này qua căn phòng khác. Đây chình là cái biết của vọng tưởng. Mang cái biết của vọng tưởng này đi lường gạt những người chưa học Phật, để nói với họ rằng tâm là một vật như linh hồn sẽ theo trời phật mà về với trời phật, nếu theo cái hướng dẫn của họ. Giống như treo đầu heo bán thịt chó của bọn con buôn. Hoặc là mượn đầu heo nấu cháo. Hai bên hợp tác với nhau cùng có lợi. Mựợn đạo tạo đời kiếm danh lợi tiền và sắc dục để hả hê trên sự dốt học của bổn đạo. Ngừoi ta thấy chùa thì vào tu, thấy Phật thì lể lạy ,như thầy trò tam tạng đi thỉnh kinh, cứ gặp chùa của ma cũng nhào vô lạy bằng thích. Thôi thì không có cái nghề nào làm ăn phát đạt bằng cái nghề buôn thần bán thánh. Lả Bất Vi ngày xưa thì buôn vua mà phát tài lớn.
Ngày nay buôn Phật thì giàu to ở cái xứ Phật VN này. Mình mà nói lơ mơ thì người ta chê mình dốt mà nói bậy. Bởi vì ngày nay người ta toàn là tiến sỹ không, còn mình sao mà vừa nghèo vừa dốt chử, viết lách như chuột bơi, lỗi chánh tả còn đầy nghẹt. Vậy thì chỉ như người ngu nói tầm bậy tâm bạ chẳng ra gì. Làm sao mà dám nói hó hé gì ? Chổ người ta tu là quá tốt rồi, bộ muốn cạnh tranh buôn bán hay sao mà xia vô ? Thôi thì kính nhi viễn chi …..Thấy chùa thì lạy mà tránh đi. Bởi vậy mình có còn cái chùa nào để lạy sám hối và hóng mát nửa đâu
Thôi thì đang bận việc, phải tạm ngưng, có thì giờ thì sẽ nói thêm cho rõ hơn. Bởi vì vẫn chưa giải thích cặn kẻ được vì chưa đủ duyên.
Cháu có thắc mắc cứ hỏi đừng ngại…..Chào mạnh giỏi nghen.
Minh Đức.
http://www.tangthuphathoc.net/lathuphathoc/24-quantuongkhiniemphat.htm
Note : “Lá thơ gởi cháu : Trả lời câu hỏi Quán tưởng khi lạy Phật”.