Bố Thí Của Phật Dạy

Có 6 lãnh vực của hành giả đạo Phật là Lục Độ : Bố thí, trì-giới, nhẫn nhục, tinh-tấn, thiền định và Trí tuệ. Nếu có Trí-tuệ thì đã có đầy đù Lục Độ. Nhưng cái điều đầu tiên đi vào đạo Phật là Bố thí và cái cuối cùng vẫn là Bố-thí. Vì tất cả công đức rốt ráo của Đức Phật, đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh trong tất cả các pháp giới. Nhưng phải thật sự thành tựu trí tuệ rốt ráo của Bát-nhã thì mới hiểu và thành tựu. Bây giờ mình thử tìm hiểu vài nét nhỏ cạn cợt của Bố thí thử xem bố thí như Phật dạy theo các thứ lớp chúng sanh tiến lên đường đạo, với bố thí thông thường của đời người. 

Đời người có ai mà không bố thí đâu, bởi vì cái gì mà người ta không dùng thì đem bỏ , hay cho người khác bằng cách này hay cách khác, đều có thể bị hiểu là bố thí. Những loại chất thải nhơ uế mà người ta thải ra từ thân xác bất tịnh này, đều là thứ bố thí cho các loài chúng sinh thấp kém.Thậm chí mắt người không thể thấy đựoc. Có vị tu- sỹ khi thấy loài ngã quỹ đến xin ăn, thì ông khạc cho nó một bãi đờm của ông. Ở nhà chùa không dám khua chén bát về đêm, vì sợ loài quỷ đói đau khổ khi nghe âm thanh của sự ăn uống. Các người hay bắt chước cúng thí thực cô hồn, lại có khi bị cô hồn đeo bám phá rầy, vì chúng đói khát thèm ăn, mà thí chủ thì không có năng lực cúng thí cô hồn như nhà chùa nên phải lảnh đủ sự phiền toái do cô hồn gây phiền phức. Đây là cái thực xảy ra, mà mắt thường không thấy , nên cho là chuyện bịp không cần thiết phải nghe hay tin. Cái rác mà người ta bỏ, và phải trả tiền mướn người đổ đi , thì cái đó cũng chính là một thứ của bố thí bất đắc dĩ, vì có rất nhiều người khốn khổ phải tìm đến cái rác này mà kiếm sống, sự sống là mối tương quan của xin và cho. Do đó những kẻ giàu có hoặc có thế lực nắm quyền sanh sát trong tay, thì tự cho mình là kẻ có quyền “xin cho” nên trở thành độc tài mù quán.

Đức Phật là thái tử từ bỏ không làm vua thì cũng là sự chối bỏ đặc quyền nắm trong tay sự xin cho phiền phức và vô ích này. Ngày nay các nước dân chủ không còn dành đặc quyền xin cho ở giai cấp thống trị nửa. Theo thông thường thì bố thí là có động cơ, do động cơ mà làm việc bố-thì, do động cơ mà nghiệp quả có khác nhau dù hành đông vẫn là giống nhau ở sự bố thí : Thí dụ, khi mình đem cho một người khác một cái tivi chẳng hạn, nếu do động cơ tình thương thì khác với giận mà cho.Có khi vì giận thân nhân mà đem cho người lạ chứ không phải vì thương mà cho, do đó sau khi cho có thể hối tiếc, giống như khi giận mà đập bỏ tivi vào thùng rác. Do động cơ nào mà cho thì có hệ quả của cái động cơ đó. Có người do si mê mà cho, bởi do nhẹ dạ, hay tin những thủ đoạn do người ta dàn dựng mà bị mắc lừa, hoặc do quan điểm bốc đồng không cân nhắc, hoặc vì muốn yên thân nên bỏ của lo cho qua việc. Cũng có thể vì tham mà bố thí, vì cho rằng hành vi bố thí này sẽ đem lại lợi ích cho mình như được giàu sang trong tương lai, hoặc được tai qua nạn khỏi nhờ làm phúc cho người của cải này. Bởi vì tưởng rằng thế này hay thế khác mà cho, thì cái cho đó là do động cơ gì, thì gọi ngay động cơ đó cái danh xưng của hành vi cho, cái danh đó đươcc gọi là ân nhân hoăc là nhà hảo tâm từ thiện, nó rỗng tuếch mà không có chất liệu của nhà Phật. Cũng có hạng người nghệ sỹ có cho như là phụng sự chơn, thiện, mỹ. Người cho tự nhận minh là nghệ sỹ bất vụ lợi chỉ vi cái đẹp mà chơi nổi hay chơi đẹp mà cho, cho cũng như chơi chứ không cần gì trả lại, gọi là bất chấp và bất cần đời của nghệ sĩ mà thôi. Cái cho “chơi đẹp” này cũng không phải là bố thí của nhà Phật. Bởi vì chẳng có cái gì thật sự ở mãi với mình. Mình không cho thì cũng bị mất, mà cái mình cần dùng và đang dùng cũng chính là của nhà Phật cả mà mình không hề hay biết. Người ta hay dùng từ “của chùa” theo ý nghĩa của họ hiểu, nhưng đích thật là của chùa là của nhà Phật, mà nhà của Phật là Từ Bi, căn nhà từ bi thì không có người cho ,người được cho và vật trao cho. Nói như vậy thì nghe có vẽ huyền hoặc khó hiểu. Nhưng cái giới đức của ngừoi Phật tử là nhiêu ích hửu tình chúng sanh, lấy lợi ích của loài chúng sanh hửu tình làm giới đức , nên lòng từ bi phát khởi, lòng từ bi có mặt thì đáng đánh 5 roi thì đánh năm roi, đáng cho 10 đồng thì cho mười đồng, đáng cho quả thận thì cho quả thận, đáng cho quả tim thì cho quả tim.Đáng cho cả thân mạng thì cũng không tiếc thân mạng là vì nhà từ bi là nhà phật. Cái khó là trí tuệ, bởi vì chỉ có trí tuệ soi sáng thì mới biết được hành vi, ý nghĩ và việc làm của minh phát xuất từ tình thương hay tâm ái dục mù quáng mà thôi. Bố thí là hành nghiệp của phật-tử, nhưng sai một ly thì lệch đi một dặm. Bố thí như chánh pháp của Phật và bố thí theo thế gian thì sai biệt ngàn trùng , mặc dù chỉ có một chử cho mà của phật và của chúng sanh khác nhau khôn lường.

Minh Đức

http://www.tangthuphathoc.net/tacgia/minhduc/14-bothicuaphatday.htm

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.