Buổi giỗ ông hôm nay gần đầy đủ con cháu trong nhà. Thông thường đám giỗ ngày xưa được tổ chức hai ngày, kỷ niệm ngày người quá cố còn sống là tiên thường, ngày mãn phần là chính giỗ. Chiều tiên thường dành cho con cháu trực hệ và buổi chính giỗ dành đãi họ hàng gần xa, khách mời.
Dân tộc ta phần đông theo tục thờ cúng tổ tiên nên nhà nào cũng có bàn thờ ông bà, từ một đến năm, tùy theo nhà lớn nhỏ rộng hẹp. Mỗi bàn thờ gia tiên gồm phía trước một tủ thờ, một chiếc bàn phía sau dựa vào tường vách, trên tường thường là một bức tranh sơn thủy, hình ảnh người quá cố hay một chữ Nho to đậm nét viết bằng mực tàu kèm hai bên đôi liễn viết bằng chữ Nho sơn son thếp vàng. Tùy theo nên kinh tế gia đình tủ thờ được đóng bằng gỗ quí như gõ, mun, cẩm lai khi được chạm trổ cầu kỳ hay đơn giản, khi đươc khảm xa cừ theo kiểu, hoa văn tùy địa phương
Nóc tủ thờ được trưng bày bằng bộ lư đồng, thau mạ đồng, gỗ, hai bên là hai chưng đèn thường được đánh bóng sáng choang trong ngày Tết hoặc giỗ chạp. Từ ngoài nhìn vào, phía sau bộ lư là lư hương bằng sành có đế gỗ, bên phải là bình hoa, bên trái là đĩa quả tử đặt trên đế gỗ ba chân cao cũng được khắc chạm cầu kỳ tinh xảọ Mâm cơm cúng thường được bày biện trên chiếc bàn mỗi bên dài hơn độ 1-2 tấc bề dài chiếc tủ, phủ lên trên bằng chiếc khăn bàn dầy kết tua tụi đẹp viền quanh.
Ở tỉnh ngày xưa người ta thường dùng cơm trên bộ ván trong những ngày giỗ kỵ hay lễ đông người vì bộ ván ban ngày là nơi các bà nhất là các cụ bà ngồi để đãi trầu tiếp khách, một chân xếp bằng, chân kia co đứng, ban đêm dùng thay chỗ nghỉ. Cũng có nhà thì đặt bàn để các ông ngồi nhâm nhi nhậu nhẹt thoải mái hơn.
Thật là hãnh diện cho các thiếu nữ đến tuổi cập kê được mời nhờ đi « dọn giổ » đải ăn ở xóm làng họ hàng quen thuộc gần xa, điều nầy chứng tỏ các cô được tiếng giỏi giắn nết nạ Đây cũng là dịp tốt để các cô trổ tài nội trợ bếp núc phong cách cư xử và có cơ hội gặp gỡ, trình diện hợp tình hợp lý nhất. Riêng đối với những người hàng xóm ở thôn quê, chỉ nghe phong phanh « động chài động cối » là luôn lo tìm cách xắp xếp việc nhà để đi phụ giúp, đi đám giỗ. Đó là một tập tục xã giao thông thường thôi mà quả là sợi giây thắt chặt tình thân gắn bó làng mạc quê hương.
– Mời anh chị vào Hôm nay là ngày giỗ ông nội các cháu lại gặp ngày nghỉ nữa nên phần đông gia đình bà con đều có mặt. Lát nữa xin anh chị cho chúng tôi giới thiệu luôn nếu thuận tiện, bà Tùng tươi cười mời khách vào nhà.
– Dạ tùy anh chị thôi Rất hân hạnh, ông bà Thịnh đáp lờu Xin anh chị nhận chút lễ vật chúng tôi xin kính dâng cúng Cụ Ông.
Trong phần nghi lễ, đèn nhang được đốt lên khói hương nghi ngút, con cháu thay phiên nhau lạy trước bàn thờ mỗi người bốn lạy. Buổi cơm diễn ra ồn ào vui vẻ. Tiếng chén đũa khua lách cách, mùi thơm từ món ăn, tiếng gọi « rội » thêm thức ăn tiếp cho khách, tiếng khề khà sau vài chun rượu, tiếng nói chuyện hỏi thăm bàn tán lào xào rộn rã làm không khí thêm phần ấm áp hòa đồng. Các cụ già được các cô gái đến « vẽ » cá chan canh gắp thức ăn vào chén, các cụ như trẻ ra hơn vì được nuông chìu săn sóc.
Ở thôn quê, đám giỗ là một dịp bà con họp mặt để tưởng nhớ kỷ niệm người quá cố mà còn là cơ hội thắt chặt tình hàng xóm bạn bè. Ngày thường ai cũng bận rộn đi làm hoặc đi tứ tán hết, lập gia đình hoặc làm ăn xa, lâu ngày rồi có khi ít gặp nhau nữa Gia đình nào đông con thì còn khó đi đâu hơn họa chăng ngày Tết mới có dịp thăm viếng nhau thôi nên quả là « bà con xa không bằng láng giềng gần ».
Đặc biệt hôm nay còn có sự hiện diện của ông bà Thịnh ba má của Sơn suôi gia tương lai của ông bà Tùng con gái là Thùỵ Hai bên đã gặp nhau, lễ vấn danh đã được cử hành, đàng trai đã đặt « hàng rào thưa » chính thức lên tiếng để cho đôi trẻ danh chánh ngôn thuận tìm hiểu nhau hơn. Sơn hơn Thùy năm tuổi đi dạy ở trường Trung học xa nhà. Thùy đang ở trọ nhà ông cậu ở Saigon, học Dự bị Văn khoa Gia đình hai bên quyết định chờ Thùy học xong là tổ chức lễ cưới.
Đây không phải là cuộc hôn nhân « đo ni đóng giày », môn đăng hộ đối, do mai mốị Càng không phải là tiếng sét mà có lẽ là duyên tiền định, tình cờ hai người gặp nhau nhân ngày đám cưới của Chi chị họ của Thùy với Danh bạn thân của Sơn. Thùy là dâu phụ, Sơn rể phụ.
Theo lời Sơn kể lại sau nầy, vừa thoáng thấy Thùy lần đầu tiên Sơn hơi ngạc nhiên là mình ở đây từ nhỏ đến lớn mà sao không biết mặt cô gái trẻ nầy dù có nét quen quen.
Thật ra với vóc dáng cao ráo dễ nhìn anh cũng khá nổi danh trong đám bạn bè là đào hoa nữạ Anh vẫn được tiếng thơm là đứng đắn đàng hoàng khiêm tốn điềm đạm, không « ba hoa » khua môi múa miệng tán phét khoác lác hợm người ra vẻ ta đây là trí thức. Anh phân biệt rõ ràng ranh giới giữa thầy trò, không hề lạm dụng nghề nghiệp mình do đó anh rất được người trong tỉnh nhà nể trọng. Anh cũng khá hoạt bát, nói năng không đến nổi nào, thế mà không biết tại sao hôm nay anh cảm thấy mình lơ đảng, mặt mày ngây ngây ra như bị ai hớp hồn bất ngờ cho đến nổi mà Danh ngạc nhiên nheo mắt thúc nhẹ bằng cùi chõ vào Sơn rồi vỗ vỗ vai giới thiệu :
– Đây là Sơn, giáo sư Toán trẻ nổi tiếng một cây vùng nầy .
– Còn đây là Thùy, em họ con chú ruột của bà xả mình.
À ra thế, Sơn chợt vui vẻ khám phá ra là khi thoạt nhìn Thùy, Sơn đã có cảm giác như mình đã gặp ở đâu rồi, nhưng thật sự là vì hai chị em họ có nhiều điểm giống nhau Tự tin hơn, Sơn xoay qua Thùy tươi cười bắt đầu gợi chuyện hỏi sơ về việc học hành của Thùy thân tình như một người anh với em gái Thùy cũng hồn nhiên chuyện trò không hậu ý nào khác dù thỉnh thoảng Thùy bắt gặp cái nhìn ấm áp hiền lành như xoáy lòng người đối diện thật nhanh sâu.
– Em nghe danh thầy lâu rồi. Em họ em ca tụng thầy lắm, thầy dạy giỏi nhưng rất nghiêm minh, đâu ra đó không dám « giởn mặt » thầy đâu
– Cám ơn Thùy đã lên tinh thần thầy giáo trẻ chúng tôi. Còn mặt nào khác nữa, Thùy cho biết thêm, cứ thẳng thắn nói « hoạch tẹt » ra, đừng e ngại gì cả.
– Em đâu dám. Thành thật mà nói, phần đông các nam giáo sư, các thầy là thần tượng bé hay to của nữ sinh chúng em, tụi em cũng khá lớn rồi phải không thầy nên khó có gì lọt qua mắt tụi em đâu. Các thầy đứng trên bục giảng nhưng tuổi đời xê xích đâu có bao nhiêu. Do đó lời nói cử chỉ hành động nhất là khuyết điểm nhất nhất đều được điều nghiên phóng đại truyền bá không bỏ lỡ cơ hội nào. Thầy cũng từng là học sinh, thầy đâu lạ gì những mẩu chuyện của thời hoa phượng đỏ đó. Các thầy cũng nên đề phòng những trường hợp quá trớn vì tính dễ dãi, không muốn làm mất lòng đôi khi không đúng chỗ của các thầy có thể bị xuyên tạc bóp méo ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp tương lai
– Thùy có khắc khe với chúng tôi không ? Tuổi trẻ khác chứ, thầy cũng phải sống theo tuổi đời thời đại, đâu thể nào bo bo giữ lấy nếp sống ngày xưạ Nhìn thấy các bạn cùng bàn nhìn anh nheo nheo mắt cười cười, anh vội lên tiếng : – Các bạn thấy không, Thùy nghĩ tôi già cho đến nổi mà một tiếng cũng thưa thầy hai tiếng cũng thưa thầy
– May cho cậu đó, cô Thùy chưa gọi cậu là « sư…cụ » là nể nang lắm rồi.
– Cô Thùy không biết thôi chứ thầy Sơn nầy có tu lâu cũng không đắc đạo được vì không có lòng trắc ẩn trước nước mắt giọt dài giọt vắn của phái yếu. Hễ khoanh zéro là gạch dưới không nhân nhượng vớt vát cho cây gậy gì ráo – Thế mà vẫn được lòng học sinh cả nam lẫn nữ đó. Lắm lúc chúng đến thăm chúng tôi mà cứ hỏi dò về thẩy luôn làm chúng tôi phải phì cười và xúi chúng nó đến hỏi trực tiếp thầy phải hơn không.
Bạn bè Sơn thay phiên nhau trêu Sơn thật vui nhộn, Thùy cười theo và quay qua Sơn chống chế :
– Thưa không phải như thầy nghĩ đâu Vì thầy là nhà giáo và lại là đồng nghiệp với anh chị Chi Danh của em nên em kính nể gọi thầy
– Cám ơn Thùy đã nói thế. Nhưng trong tiệc vui hôm nay, cứ ai lớn là anh chị ai nhỏ là em, các bạn có đồng ý không ?
– Nếu các anh chị định thế, em xin nghe theo vậy.
Buổi tiệc vui nào cũng kết thúc. Lúc chia tay ra về Sơn đến chào Thùy nhìn sâu vào mắt Thùy rồi nhẹ nhàng nói : Mong có dịp gặp lại.
Rồi cũng trong mùa nghỉ hè năm đó, Sơn thưa chuyện với cha mẹ xin chính thức cầu hôn Thùy và sẵn sàng chờ đợi đến ngày Thùy học xong. Cuộc tình của họ thật đơn giản và thành thật vô cùng. Sơn đến với cô gái mới lớn biết nhớ biết thương lần đầu nầy thật dịu dàng, Sơn là hiện thân của mộng mơ, lòng mến phục và tin yêu.