Nước Mắt Long Lanh

Anh Sơn chẳng biết là tôi biết rõ quá khứ của anh đâu, anh cũng không bao giờ để ý đến chuyện gì khác ngoài công việc của anh. Anh như là một cái robot hoàn tất tốt bổn phận đối với gia đình, xả hội không chê vào đâu được nhưng lại là con robot có hồn có tim đó cô Chi ơi. Vì vậy khi ngưng hoạt động là hồn anh bay trở về chốn xưa đầy kỷ niệm riêng, tim anh như sống bằng quá khứ hằn sâu anh không quên được.

– Chị đừng nghĩ ngợi gì cả, anh Sơn nổi tiếng đứng đắn đàng hoàng không có lãng mạn đâu Chị cố gắng dưỡng bệnh cho chóng khỏi đi Chị được mấy cháu rồi

– Một cháu trai 6 tuổi, cháu Tùng đeo bố lắm. Anh có hiếu nên thường tự bế cháu về thăm ông bà nội, tôi có xin về anh cũng tìm cách ngăn luôn. Mà thật vậy ba má anh thấy tôi về cũng không nói rằng gì cả, chỉ đối với thằng bé là ông bà vui vẻ không bao giờ có thái độ ghét bỏ giận hờn. Nhưng nhất định là cũng chỉ vì thằng bé, nếu cháu thích thì có thể về ở chơi với ông bà bao nhiêu ngày cũng được, riêng chúng tôi thì không. Ông bà cứ gọi tôi một thưa cô hai thưa cô, không nói nặng ra vẻ đuổi xô gì hết mà lạnh nhạt như đối với khách lạ hay người dưng vậy

– Chị có phiền ông bà không ?

– Ông bà có lý của ông bà, tôi không dám phiền vì thật ra là lỗi tại mình nên cố gắng làm cho ông bà thương mà như anh Sơn vậy, gia đình nầy, cha mẹ nào con cái nấy. Họ chí tình chung thủy quá độ, không thay đổi theo năm tháng thời gian gì hết.

– Chị nói vậy tôi nghe vậy, chứ nếu không thương chị sao anh lại chịu về ở rể luôn.

– Đấy là mấu chốt của vấn đề mà bấy lâu nay tôi giấu chặt. Thật ra chỉ có tôi là yêu ảnh. Ba má tôi biết thế, thương chìu đứa con duy nhất mà tôi thì muốn gì là được nấy. Ba má tôi, cũng thấy anh đứng đắn hiền lành nên tìm mọi cách « bắt » anh.

Lúc đầu mời anh đến dạy thêm với vài đứa bạn khác, rồi lần lần mời về nhà cho ở trọ, dạy kèm anh từ chối mà ở trọ cũng không nhận luôn. Hồi thầy còn ở riêng, xin nấu cơm tháng cho thầy, đến nhà dọn dẹp, mang quà bánh biếu, thầy sợ quá trôn luôn sang trọ chung với đồng nghiệp ở xa khác.

Phần tôi cũng muốn anh Sơn để ý nên cố gắng học thật giỏi, diện thật đẹp, hoài công vì nghe ra ảnh đã có người rồi mà cô ấy cũng còn là sinh viên, học tận Saigon xa lắc xa lợ Không nản chí, ba má tôi nay mời thầy cùng các bạn đến nhà ăn giỗ, mai sinh nhật, tiệc tùng ở nhà bạn bè,…Anh cũng giữ tiếng lắm, đi còn ít hơn các thầy khác nhiều. Thế mà tôi vẫn chọn anh, càng khó chừng nào tôi càng cứng đầu muốn đạt cho được kỳ vọng của mình thôi bất cứ bằng giá nào – Nhưng « nếu mộng không thành thì sao ? »

– Chừng đó tính sau ? Thầy lại đang « quen thân » với chị Thùy nên không để ý đến ai ngoài chị ấy hết làm tôi càng tuyệt vọng.

Có nhiều khi tôi liều mạng định mời thầy đến, thố lộ tâm tình, rồi hăm dọa tự tử nếu thầy không thuận ý. Nhưng sợ e chết thiệt nên thôị Riêng thầy, vì tôi cũng không có học với thầy nên thầy đâu có để ý gì nhiều đến tôi, tôi càng buồn nhưng không nản chí dù biết rằng khó thay lòng đổi dạ anh được. – Làm sao mà anh chị lại thành hôn với nhau ?

– Định mệnh. Số là nhân đám cưới ông anh con ông bác cũng là bạn học cùng lớp với anh Sơn ở Saigon, anh được mời làm rể phụ và tôi là dâu phụ cùng với thầy Tri, cô Loan ở trường. Thật sự thì chúng tôi hoàn toàn không hề biết trước việc sắp xếp nầy chỉ biết là mình được mời đóng vai trò đó. Hôm lễ mới ngạc nhiên thích thú. Tôi vui mừng chứ còn anh thì cũng thế thôi dửng dưng, lịch sự.

– Chị làm tôi sốt ruột quá, vậy chứ « cú sét » xảy ra lúc nào ?

-Trong lúc vào bàn tiệc, mọi người hỏi thăm nhau và biết tôi đi một mình lên đây bằng xe đò và như vậy chờ đến sáng sớm mai mới có xe về, cô Loan bèn đề nghị là để thầy Sơn lái xe Honda một mình chở dùm cùng về luôn với thầy cô Tri Loan. Tỉnh tôi không xa Saigon lắm nên di chuyển bằng xe gắn máy thật nhanh và tiện lợi vô cùng. Thế là mộng của tôi đã bắt đầu thành hình rồi, tôi mơ như thế. – Chỉ có như vậy rồi anh chị cưới nhau, chớp nhoáng ly kỳ.

– Trên đường về, lâng lâng trong hạnh phúc riêng tư, tôi như quên hẳn là mình đang ngồi trên xe hai bánh vút nhanh.Tôi chỉ còn nghe tiếng xe thắng gấp tiếng hét thất thanh rồi …thôi Tỉnh dậy là tôi biết tôi đang nằm bệnh viện, anh Sơn đang đứng gần đó nhìn ra cửa, thất thần. Lúc đầu tôi như không nhìn ra được anh, không bao lâu mà anh trông tiều tụy, già sọm đi lạ thường. Tôi bị thương nặng ở đầu, cổ bị trẹo, một chân gãy, hậu quả có thể trở thành một người tàn phế. – Thật là một chuyến xe định mệnh.

– Bấy giờ tôi thấy mình có lỗi một phần nào đó trong chuyến đi nầy, phải chi tôi cẩn thận hơn đừng say sưa thả hồn mình trong giấc mơ tương lai huyền ảo viễn vông, biết đâu tai nạn chẳng xảy ra

Từ nay mình đâu còn nguyên vẹn như xưa, chỉ cần nghĩ đến đây là tôi muốn chết đi chứ sống tàn tật, thật khó tưởng tượng làm saọ Vì vậy tôi lặng người không còn muốn nhìn gặp ai nữa hết ngay cả anh. Gia đình tôi xót xa cho con nên lúc đầu cũng giận anh lắm nhưng bấy giờ mạng sống của tôi là cần hơn cả nên mọi người tạm bỏ qua mọi giận hờn, tính sau.

– Rồi vì trách nhiệm gây ra tai nạn, anh đành…xin cưới chị luôn.

– Không hẳn như thế vì trạng thái tâm lý của hai nhân vật chính bị cú sốc nầy cũng có đổi thay lung lay Từ một cô gái được cưng chìu tôi rơi xuống vực thẳm khổ đau, mất hết rồi cả niềm tin hy vọng. Sau mấy ngày âm thầm khóc thương thân trách phận, tôi lặng im không thốt một lời than vãn trách móc thù hận gây gổ.

Hơn thế nữa tôi tìm lại dần được chút bình an tâm hồn nhờ chứng kiến sự tận tâm săn sóc của anh. Còn anh, dù biết rằng tai nạn xảy ra là vô tình thôi nhưng anh vẫn cảm thấy mình có lỗi trong đó nên quyết định lo lắng bệnh tình của tôi cho đến ngày bình phục tương đối hoàn toàn.

– Anh Sơn có đề cập gì đến Thùy không ?

– Không một lời tâm sự. Nhưng nhìn sâu vào mắt anh, chính tôi còn cảm thấy muốn rưng rưng. Anh chu toàn bổn phận của người nuôi bệnh khó có ai hơn đến nổi ba má tôi còn ứa nước mắt thương xót anh nửa là. Ba má tôi còn khuyên tôi nếu lành bệnh trở lại nên thông cảm anh hơn trả anh về với chị Thùy.

– Thật trớ trêu nan giải quá !

– Sau một thời gian trị liệu, nằm liệt trên giường bất ly cục kịch chỉ nhờ sự chăm sóc của người khác, tôi chợt khám phá cái tánh ích kỷ quá độ trước đây của mình, luôn tưởng mình là trung tâm điểm thích nhiều người chiêm ngưỡng hướng về.

Nhìn nụ cười buồn chịu đựng của anh, sự hiện diện thường xuyên túc trực bên tôi, ẵm bồng tôi khi cần thiết, giọng nói trầm như nén tiếng nấc nghẹn trong tim, dần dần tôi thấy mình vừa không nên làm khổ anh nữa vừa biết rằng mình khó sống nếu vắng anh.

Cái mâu thuẫn tình cảm ấy xâu xé tôi càng làm tôi mở mắt nhận chân rằng anh chỉ thương hại tôi thôi. Không thể được, tự ái cao ngạo còn sót lại trong tôi làm tôi uất ức lên, tôi phản ứng mạnh không chấp nhận thứ tình cảm « ăn xin » ân huệ ấy Tâm bệnh tái phát nặng, tôi biếng ngủ mất ăn, không nói năng nước mắt cứ tự nhiên tuôn rơi không vơi

Chị ấy khóc nức nở làm tôi lính quýnh tìm cách xin kiếu từ hẹn sẽ đến thăm chị tuần sau, nhưng chị khẩn khoản cho chị giải bày hết kẻo muộn..

Rồi Chi kể tiếp cho Thùy nghe diễn biến xảy ra sau đó. Nằm liệt giường, Dung mới xót xa cho những mối tình ngang trái, mới ngộ ra rằng con người vẫn không giữ được ngay cả chính tính mệnh và hạn chế trong hiểu biết dù ngày nay khoa học kỷ thuật tiến bộ không ngừng. Dung thương thân mình và cảm thông với hoàn cảnh Sơn Thùy hơn. Nếu Dung trở thành tàn phế liệu Dung có thể sống hạnh phúc với Sơn không ? Dung lịm dần trong những giấc mộng rối bời buồn vui lẫn lộn. Hơn nửa năm sau, may mắn Dung từ từ hồi phuc lại được. Trong thời gian nầy, Sơn vẫn đều đặn đến chăm sóc Dung. Bao lần Dung định bụng rằng sẽ khuyên Sơn đừng đến nữa để Dung cố gắng quên mối tình đầu đơn phương của mình nhưng rồi Dung không can đảm mất mát sự hiện diện và nhất là sự đụng chạm quen thuộc ấy. Mà dù trong thâm tâm Dung có ý định rời xa Sơn đi nữa, theo Dung nghĩ, ba má Dung vì tiếng tăm, vì thương con, vì miệng đời khó để mất Sơn đâu. Rồi càng ngày càng không dằn lòng được nữa, Dung quyết định liều bắt chẹt Sơn để mình « trả ơn » bằng cách hiến dâng mình một lần rồi sau đó chia tay. Lửa gần rơm !

Chuyện bí mật phòng the một chìu ấy tưỏng chừng như trôi theo thời gian không đoạn kết nhưng ba tháng sau Dung khoẻ ra trông thấy dù đi đứng còn chậm chạp. Thì ra Dung có thaị Phần Sơn, tưởng mình sắp kết thúc trách nhiệm để trở về với Thùy, nào ngờ số mạng lại đưa mình về hướng khác. Hết thật rồi, Sơn nghĩ mình có lỗi với Thùy và khó quay trở lại vì đứa con định mệnh. Đám cưới được cử hành trong vòng thân mật, không có bên đàng trai tham dự.Từ đấy, Sơn không còn hy vọng gì để gặp Thùy xin thứ lỗi phân trần, lâu lâu chỉ về thăm cha mẹ ánh mắt xa xôi

– Lỗi tại tôi hết đó chị Chi ơi, Dung kết luận. Bây giờ bệnh tôi trầm trọng rồi, theo lời bác sĩ tôi không sống lâu đâu. Thương anh Sơn vì mẹ con tôi mà mất mát nhiều thứ quá. Sau nầy không biết cha con anh sống làm sao nữa. Thằng bé cần có mẹ lắm chị Chi ơi. Anh Sơn cũng cần có hạnh phúc nữa chứ đâu có thể ở vậy mãi làm gà trống nuôi con….

– Xin lỗi, đây có phải là nhà cô Thùy không thưa bà ?

Dì hai quay lại, thì ra là một cô khách với một đứa trẻ đang tìm nhà.

– Dạ phải

– Chị Thùy có ở nhà không bà ? Cho tôi xin gặp chị được không ? Lâu lắm tôi không có dịp về quê nên không thể bỏ cơ hội thăm chỉ.

– Xin cô cho biết cô là ai để tôi báo cho cháu tôi biết trước.

– Dạ xin bà… để xem chị có nhìn ra được tôi là ai không ?

Dì hai vừa định quay vào nhà thì thấy bóng Thùy vừa bước ra :

– Mời cô vào luôn, Thùy ơi, có khách đến thăm.

Hai người nhìn nhau, không ai nhận ra ai cả. Dung không ngờ. Trước mặt mình là một cô gái thùy mị, dù không còn trẻ nữa vẫn còn giữ được nét đẹp dễ gây cảm tình trời cho Thùy ngạc nhiên rõ rệt lên tiếng trước :

– Xin lỗi, tôi hoàn toàn không nhớ chị là aị

– Bao nhiêu năm rồi làm sao nhận ra được chị, chúng mình chỉ có học cùng trường nhau vài năm ở Tiểu học rồi gia đình tôi dời đi nơi khác nên mất liên lạc luôn. Nay có dịp về ngang đây nên ghé qua và cũng để hỏi thăm chị chút việc. Nếu chị có thì giờ,..

– Dạ được, mời chị vào nhà để cho cháu nghỉ một lát.

– Tùng chào cô đi con.

– Cháu ngoan quá, cháu mấy tuổi rồi học lớp mấy

Tùng lễ độ trả lời Thoáng nhìn Tùng mặt mày sáng sủa Thùy bổng dưng thảng thốt, một thoáng suy tự Dì hai mang nước lên mời khách và mang kẹo dừa cho bé Tùng.

– Chị Thùy à, tôi đang bệnh trị hoài không hết, hồi nhỏ tôi cũng ở đây nên nhớ ở vùng nầy có ông thầy thuốc Nam hay lắm trị bá bịnh, nên mới hỏi chị xem bây giờ ông còn sống không, chị có biết ở đâu chị chỉ dùm.

– Thật tình tôi không biết rõ, có nghe nói đi nữa cũng không để ý. Vả lại có bệnh thường đi bác sĩ, nặng thì đến các nhà thương lớn hoặc lên bệnh viện đa khoa ở Saigon. Ba tôi hồi xưa cũng chửa trị ở Saigon mà rồi còn không qua khỏi được nên tôi chẳng thiết tin đâu nữa hết.

– Xin lỗi chị, vì nhiều người khuyên nói uống thuốc Tây nóng lắm, thử trị bằng thuốc Nam biết đâu gặp thầy gặp thuốc nên sẵn dịp về đây hỏi thăm luôn. Vậy thôi cám ơn chị, nảy giờ làm mất thì giờ của chị quá, xin phép chị chúng tôi về. Tùng cám ơn cô và chào cô về đi con.

Hai mẹ con người khách ra về rồi mà Thùy còn như ngây người ra trầm ngâm quên luôn cả việc hỏi tên cô khách lạ nữa Tia nhìn của Bé Tùng sao mà trông lại quen quen !

Dung mất, Sơn xin thuyên chuyển về quê dạy học và ở nhà cha mẹ. Bé Tùng thật ngoan nên được ông bà nội thương yêụ Trong nhà từ đó có tiếng nói cười chơi đùa làm không khí đở ngột ngạt hơn. Tuy nhiên Sơn càng ngày như càng già trước tuổi, tóc đã pha nhiều sợi trắng, nhiều khi ôm con trong lòng mà hồn như bay tận đâu đâu

Thùy vẫn sống độc thân mặc dầu có lần Nhân đã xuống thăm và hỏi ý kiến Thùy để tiến tới hôn nhân. Thùy chưa trả lời dứt khoát được, vì cho đến bây giờ Thùy chỉ có thể xem Nhân như người bạn, người anh kết nghĩa mà thôị Tình cảm quá khứ của Thùy Nhân đâu có quên cũng không đòi hỏi Thùy phải xóa đi nhưng cũng không thể sống mãi như hai người bạn được. Nhân cần có Thùy bên cạnh như Thùy cũng nên có nguời để chia xẻ ngọt bùi, hạnh phúc không thể một chìu cô đơn. Điều mà chính Thùy cũng không hiểu nổi mình nữa là tại sao mà ngần ấy năm rồi vẫn không dứt khoát được với kỷ niệm đầu đờị Nhớ lúc bất ngờ gặp lại Sơn ở hành lang trường quê nhà khi Sơn đến trình diện nhiệm sở mới sau bao nhiêu năm chẳng thấy mặt một lần, thế mà họ nhận diện nhau ngay trong ánh mắt rưng rưng.

“Chào…cô Thùy”, “chào anh” nghẹn ngào hồi hộp bước nhanh. Sau đó trước mặt mọi người, trong các cuộc họp giáo sư, họ xem nhau như đồng nghiệp lịch sự đàng hoàng. Chuyện “anh đi đường anh, tôi đường tôỉ” người ngoại cuộc dường như ít ai còn nhớ đến nữa.

Hôm ấy lại là ngày đám giỗ ông nội Thùy hằng năm. Lần nầy bà Thịnh mẹ Sơn cũng có mặt cả bé Tùng đi theo. Ai cũng trầm trồ khen thằng bé ngoan lễ độ, ai mà biết Sơn thì bảo là giống cha như đúc.

Sau buổi tiệc, trước khi về, thằng bé khi cúi đầu chào Thùy xong thì thưa:

– Má con và con có đến đây một lần gặp cô, cô còn nhớ con không? Thùy bàng hoàng trầm ngâm. Trong đời dạy học của mình, việc phụ huynh đến gặp không phải là không xảy rạ Còn đang suy nghĩ thì dì hai lên tiếng nhắc:

– Chắc là cô bạn học cũ của cháu đến hỏi thăm về ông thầy thuốc Nam đó. – Cháu không biết nhưng bà cho cháu ăn mứt dừa ngon lắm. Về nhà, má cháu cứ dặn đi dặn lại riêng với cháu là lớn lên nên đi tìm cô, má cháu bảo má cháu sanh cháu ra nhưng cô mới là mẹ thật của cháu.

Mọi người nín thở, Thùy như chết đứng sững sờ. Ai nấy ràng rụa nước mắt. Bé Tùng còn khoanh tay trước Thùy thành khẩn nói thêm:

– Má con xin lỗi cô và bảo con xin phép cô cho con gọi cô bằng mẹ. Mẹ thương con nghe mẹ?

Cảm động đến nghẹn lời, hướng lên trời cao, Thùy chỉ còn biết dang rộng đôi tay ôm bé Tùng vào lòng, nước mắt long lanh !

Cô Trần Thành Mỹ

http://www.chshoangdieudhauchau.com/2013/04/nuoc-mat-long-lanh.html

This entry was posted in Sách Truyện. Bookmark the permalink.