Tâm Vô Thường

Bốn niệm xứ là bốn lãnh vực mà tất cả các cánh cửa của các pháp tu và sự sống đều phải đi ngang qua. Do đó nó chứa đựng tất cả nhân sinh quan và vũ trụ quan của chúng sanh. Dù là con kiến nó cũng có bốn lãnh vực của thân, thọ, tâm và pháp. Nhưng cái chủ thể của 4 niệm này vẫn là Tâm niệm xứ. Cái tâm này thì luôn vô thường,bởi vì nó duyên theo thân mà khởi niệm và tạo ra muôn pháp. Cái thân luôn biến dịch ,tương tục thay đổi, không thể có hai cái thân đồng nhất trên dòng chảy của thời gian. Giống như không thể dặm chân hai lần trên một dòng nước chảy, cho nên tâm duyên nơi thân mà cũng cảm nhận các pháp thay đổi vô thường. Thân có sanh lão bệnh tử, thì tâm cũng có hỷ, nộ, ái, ố……bảy tình cảm biến động theo duyên pháp trần. Vì cái tâm có tính chất chạy theo duyên sanh , nên vô thường biến đổi sai khác chứ không cố định. Đây là một sự thật hiển nhiên của thế gian, nên gọi là thế gian vô thường, cỏi nước của chúng sanh bở dòn dễ đổ vỡ không bền chắc. Vì vậy gọi các pháp là vô ngã vì không có chủ tể trụ cột. Tâm vô thường là thế gian tục đế. Do vọng tưởng của chúng sanh dựa theo duyên trần mà thành lập thế giới tục đế. Nếu rời vọng tưởng ra thì thế giới chỉ như giấc mộng không thật. Cái thế giói của thế gian pháp được thành lập từ tâm vô thường nên khổ đau vì hư ngụy mà ôm chấp bảo thủ, cái vô thường mà muốn nó thường, cái vô ngã mà tưởng có ngã. Cái Vô sanh mà tưởng là có sanh. Cái bất diệt mà tưởng là diệt. Bởi chính nơi tâm vô thường mà khởi vọng nghiệp, sanh vọng tưởng, chấp thân là thường còn nên điên đão vọng tưởng. Nay muốn rời cái thế gian điên đão thì phải dùng giới pháp thanh tịnh của Phật chế tác ra để trị bệnh nghiệp tham vọng và dục tưởng. Rời tham vọng và dục tưởng thì có chánh định. Tứ nợi chánh định mà có tuệ giác chiếu soi hành nghiệp của mình mà tự giác. Có tự giác thì việc của mình mới dứt đươc mê lầm. Cái chúng sanh tâm vô thường của mình có được soi sáng thì mới biết được Chơn tâm thường trụ , thể tánh tịnh minh của chúng sanh là viên giác thường trụ, còn cái tâm vô thường này của nghiệp thân tương tục chỉ là hư ảo, do biến dịch mà sanh thân tương tục. Còn chơn tâm vẫn thường trụ như hư không. Thấy được tướng thường trụ của xuất thế gian pháp thì giải thoát khỏi luân hồi của thế gian pháp mà không hề phá hoại thế gian pháp. Đây là Chơn Đế Không rời Tục Đế mà vẫn tự tại nơi tâm vô thường. Người đã giác ngộ thì tự tại trong sanh tử, việc đáng làm thì làm, người đáng độ thì độ. Phải sống thì sống, phải chết thì chết vì sanh tử là không hai, chơn đế và tục đế là vô nhất. Do đó dung thông chánh định nơi Nhị Đế là tục Đế và Chơn Đế. Đế là sự thật chắc thật. Cả hai chơn và tục đều là sư thật chắc thật. Phải quán niệm sự sống của mình nơi 4 niệm xứ thì tự mình sẽ tự giác vì không ai có thể sống và chết thay cho mình được.

—— Quán tâm vô thường thì thấy được chơn thường của giác tánh.. Quán pháp vô ngã thì thấy được thực tướng của thế gian. Quán thân bất tịnh thì thấy được nghiệp thân tương tuc của chúng sanh. Quán thọ thị Khổ thì rời được bệnh luyến ái thân của chúng sanh. Đó là giáo lý cơ bản của phật học. Nếu không tu thì không thể quán chơn thật tướng của Pháp Bảo.

—— Có sách giải rằng quán thân bất tịnh thì thấy cái thân này toàn là của nợ bất tịnh nhơ uế không đáng ưa, ví phải quán thấy đúng sự thật này thì mới trừ được dục tưởng ái luyến thân. Thật ra thì đã luyến ái thì dù biết thân là bất` tịnh nhơ uế chúng sanh vẫn không chừa bỏ được thân. Bởi vì bỏ thân thì còn cái thân nào đây ? Còn thân bất tịnh thì lại khác thân nhơ uế, bởi vì là bất tịnh thì luôn biến dịch thay đổi, thay đổi nên có cái thân tương tục, mất thân này sanh thân khác. Muốn thân không mất mà cố định như củ thì cũng không thể được. A không bao giờ luôn luôn là A, .- A của phút giây trước và phút giây sau là không phải một cũng không phải khác.. Cái đó chính là bất tịnh, là biến dịch chứ không phải là cấu uế hay trong sạch. Tâm duyên theo thân mà sanh niệm nên tâm đó là tâm vô thường của thế gian pháp. Thế gian pháp thì vô ngã vì không có gì là chủ tể. Cái niệm cảm thọ nếu sanh luyến ái thì chính là nguyên nhân của khổ. Nếu không có ái nghiệp thì đâu có khổ. Thọ khổ là do luyến ái thân. Cái niệm khổ thọ là ái dục tưởng mà sanh khởi. Nêứ không có cái tôi bị đau thì thọ chỉ là thọ chứ không khổ. Vì khổ chính là có cái tôi .Tứ cái tôi bị khổ nên mới đi tìm đạo.thoát khổ. Nhờ có khổ mà có con đường đi tới đạo giáo hay tôn giáo. Nếu không có cảm thọ cái tôi bị khổ thì cũng chẳng có con đường giải thoát nào được đề ra cho chúng sanh. Không ai tìm đến các thứ chủ nghĩa và tôn giáo để thoát kh

Trong chuyện kể của đạo Phật về điển tích có câu chuyện của ông Lưong Y tài giỏi nhất thời đức Phật tại thế là Ông Kỳ Bà. Ông chuyên chửa bệnh và khám bệnh để dạy cách phòng bệnh cho Vua quan và dân chúng thời đó là hay nhất. Vua phái ông đến khám bệnh cho Phật và chư đệ tử thời đó nên khi chết ông có phước sanh về cỏi trời hưởng phước. Thầy của ông là Ngài Mục Kiền Liên thương ông vì chỉ lo cứu người mà không học và tu theo chánh Pháp. Vì vậy Ngài mới lên cỏi trời tìm ông Kỳ Bà để dạy học Phật Pháp cho ông biết tu. Nhưng khi gặp được Ông Kỳ Bà thì ông chỉ chắp tay chào Thầy rồi đi chơi ngay. Bởi vì cỏi trời quá vui và ông phải dùng tất cả thì giờ để vui. Rốt cuôc thầy ông không có cách nào có cơ hội để dạy cho ông để ông biết tu. Như vậy là đành trở về, vì cỏi trời vui quá nên ông không có thì giờ rãnh để nghe pháp mà tu . Do đó mà có câu Phật ngữ là : Làm thiện nghiệp mà quên mất tâm bồ đề là làm ma sự. Bởi vì quả thiện vui quá, đến khi phước hết thì bị đọa. Chúng sanh có cái` khổ, vậy mà có cái phứoc, vì từ khổ mà biết quán niệm phật pháp để tu. Do quán thọ khỗ niệm mà có giải thoát. Bởi vậy họa phước gì thì cũng là con dao hai lưởi, nếu theo cái vui mà quên mất con đường chuyển hóa nghiệp khổ thì vui xong thì liền khổ. Thân cỏi trời hay thân cỏi người thì cũng có tâm vô thường làm chủ nghiệp báo. Nếu không khéo quán niệm thì cứ bị ảo hóa của vô thường làm ông chủ. Bởi vì ông chủ của chúng sanh chính là Tâm.Vô Thường.

Thôi tạm dời lại bài này trong dịp khác, bởi vì đây là chủ đề không có kết luận. Nếu không có gì cần thảo luận thêm thì sẽ cho gát lại ở đây, để sang bài kế tiếp. Nếu cần thì sẽ nói thêm ở bài sau.

Chúc bình an, mong rằng không làm mệt óc quá nhiều khi cháu phải đọc loại khó quá như bài này, chào thân ái.

Minh Đức
http://www.tangthuphathoc.net/lathuphathoc/9-tamvothuong.htm

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.