Thiền Ngay Bây Giờ – Phần 3

Ngài có muốn nói thêm điều gì nữa không?

Một điều được xem là rất quan trọng, theo những lời Đức Phật dạy trong Dhamma na vanim care là, “Chớ biến Pháp thành chuyện mua bán. Chớ biến nó thành một kế sinh nhai.” Giây phút bạn biến Pháp thành một món hàng mua bán, nó sẽ mất hết cả tính hiệu quả của nó, mất hết cả sự thanh tịnh của nó. Nếu như bạn muốn kiếm tiền, tại sao bạn không làm nghề nghiệp gì khác? Có rất nhiều công việc làm ăn bạn có thể dự vào. Tại sao lại biến Pháp thành một công việc mua bán?

Đó là lý do tại sao truyền thống này lại rất thận trọng. Bao lâu người ta còn là một nhà sư hay tu nữ, thì không có vấn đề kiếm tiền. Những nhu cầu căn bản của họ đã được đầy đủ. Nhưng người tại gia có quá nhiều trách nhiệm và nếu họ dạy mà không có tiền, họ sẽ bắt đầu hỏi xin tiền. Vì thế chúng tôi rất cẩn thận. Một khi chúng tôi thấy rằng một người nào đó về mọi phương diện được xem là phù hợp để làm một vị trợ tá, chúng tôi cũng còn phải điều tra xem người này có một phương tiện sinh nhai tự lập tốt hay không. Nếu người ấy có phương tiện sinh nhai ổn định, lúc đó chúng tôi sẽ huấn luyện cho người này trở thành một thầy trợ tá, và sau đó thành một thầy trợ tá thâm niên hoặc một vị thầy hoàn hảo. Đó là lý do vì sao chúng tôi không trả tiền cho việc giảng dạy. Nói chung truyền thống không trả cho ai một điều gì cả. Giây phút bạn bắt đầu tính giá, nó đã hỏng.

Bạn có thể nói, “Tôi trả tiền chỉ để giúp cho việc điều hành khóa thiền.” “Không! Phải để cho người ta tự nguyện cống hiến cho khóa thiền. Nếu người ta muốn học kỹ thuật này, nếu người ta muốn kỹ thuật nghề nghiệp được truyền bá cho biết bao nhiêu con người đang đau khổ, họ sẽ phát tâm hiến cúng. Nếu họ không thỏa mãn với lời dạy, họ sẽ không hiến cúng. Nếu người ta không được lợi ích gì từ những lời dạy, đừng dạy. Bạn sẽ không được chút tiền trợ cấp nào bằng việc giảng dạy này. Những ai cần có những lời dạy, và khi họ ao ước những lời dạy, sẽ có người ủng hộ cho họ.

Nó phải là sự hiến cúng hoàn toàn tự nguyện. Không người nào được phép yêu cầu. Và chỉ một ít người biết được những gì người ta hiến cúng. Nếu không thì, sẽ có sự ganh đua. “Ồ, anh ta đã cúng 100 đôla; ta phải cúng 101 đôla.” Sự tệ hại ấy chắc chắn sẽ có. Do đó hãy cho những gì bạn có thể, theo khả năng của bạn, theo thiện ý của bạn.

Xin cảm ơn ngài rất nhiều.

Dịch từ:

The Practitioner’s Quarterly,

Spring 2003

http://www.thebuddhamma

This entry was posted in Bài Giảng, Phật Giáo. Bookmark the permalink.