Thanh Tịnh Đạo – Chương II

50. Nhưng nếu tự viện không có tường thì theo các Luật giải, do bằng cách lấy cái nhà ở đầu tiên làm ranh giới, hoặc lấy nhà ăn, chỗ họp, cây bồ đề, chánh điện làm ranh, dù cách xa nhà ở trong tự viện. Nhưng Luận Trung bộ nói bỏ vùng phụ cận của viện và của làng, khỏng cách phải do là giữa hai tầng đá rơi.

51. Ngay cả khi làng ở gần kề, có thể nghe tiếng người từ trong tự viện, tự viện ấy vẫn được xem là trú xứ ở rừng nếu khoảng giữa có những mỏm đá, sông v.v… Ngăn cách không thể đi thẳng đến và độ dài khoảng cách đường thuỷ là 500 cung. Nhưng nếu người nào cố ngăn bít chỗ này chỗ kia trên đường vào làng, làm cho nó dài ra để có thể bảo rằng mình làm đúng luật thì đó là khổ hạnh bịp.

52. Nếu y chỉ sư hay giáo thọ sư của hành giả bị bịnh và ở rừng không thể kiếm đư?c những gì cần cho bịnh, thì có thể đưa thầy đến một trú xứ ở làng để săn sóc nhưng phải rời làng đúng lúc để trở lại rừng vào lúc rạng đông. Nếu cơn bịnh gia tăng vào lúc trời gần sáng thì hành giả phải lo cho vị thầy chứ không được bận tâm về sự giữ gìn khổ hạnh của mình.

53. Khổ hạnh này cũng có ba bực. Cấp 1, người ấy phải luôn luôn trở về rừng vào lúc bình minh. Cấp 2, có thể cư trú tại 1 khu làng vào bốn tháng mùa mưa. Cấp 3, có thể ở làng luôn cả mùa đông. Nếu trong thời gian đã định, 3 hạng nói trên rời rừng để đi nghe pháp tại một trú xứ ở làng, khổ hạnh của họ không bị hỏng nếu trở lại rừng đúng lúc bình minh. Nhưng nếu giảng sư đã đứng lên mà vị ấy nằm 1 lát rồi ngủ quên khi mặt trời đã mọc, hoặc ở lại cố ý, cho đến khi mặt trời mọc, thì khổ hạnh ở rừng bị phá.

54. Và đây là những lợi lạc trong khổ hạnh ở rừng. Một tỷ kheo ở rừng tác ý vào lâm tưởng (xem M. 121) có thể đạt được ngay trong hiện tại định tướng chưa đạt, hoặc duy trì định tướng đã đạt. Bậc Ðạo sư hài lòng về vị ấy, như kinh nói: “Này Nàgita, ta hài lòng về vị tỷ kheo sống ở rừng” (A. iii, 343) Khi sống tại một trú xứ xa vắng, tâm hành giả không bị dao động bởi những sắc pháp không thích đáng v.v.. Vị ấy khỏi những lo âu, từ bỏ bám víu vào đời và thưởng thức lạc thú độc cư. Hạnh đầu đà khác như phấn tảo y v.v… Dễ dàng tu tập đối với vị ấy.

55.

Ðộc cư nơi xa vắng
Làm cho tâm hân hoan
Ðấng Ðạo sư hài lòng
Vị độc cư rừng thẳm,
Ngưởi vui hạnh ở rừng
Lại được hưởng hương vị
Còn hơn cả giá trị
Hạnh phúc của vua trời
Áo giáp y phấn tảo
Tung tăng trong rừng già
Lâm tuyền dễ thực hiện
Bao nhiêu hạnh đầu đà
Tỳ kheo ấy chắc chắn
Làm quần ma kinh hoảng
Bởi thế người có trí
Nên vui hạnh ở rừng.

56. ix. Hạnh ở gốc cây: Ðược thọ trì bằng cách thốt lời nguyện: “Tôi từ chối một mái nhà” hoặc “Tôi theo khổ hạnh ở gốc cây” Vị theo khổ hạnh này nên tránh những loại cây như sau: cây gần chỗ biên giới, cây có thờ cúng, cây cao su, cây ăn trái, cây có nhiều dơi, cây có lỗ hổng, cây đứng giữa một tự viện. Vị ấy có thể chọn một gốc cây ở phía ngoài một ngôi chùa. Ðây là chỉ dẫn.

57. Khổ hạnh này cũng có ba bực. Cấp 1 không được phép quét dọn sạch sẽ gốc cây đã chọn, mà chỉ có thể dùng chân để hất đi những lá rụng trong khi ở. Người theo cấp 2 có thể nhờ 1 người nào đi ngang quét dọn gốc cây. Cấp 3 có thể sai những chú tiểu trong chùa quét, san bằng đất, rải cát, làm rào quanh gốc cây với một cái cổng vào. Ðến ngày lễ lạc, người ở gốc cây nên ngồi vào một chỗ nào khuất nẽo. Lúc nào một trong ba hạng nói trên có trú xứ dưới một mái che thì khổ hạnh bị phá.

58. Những lợi lạc là, vị ấy làm đúng theo Luật nói: “Xuất gia bằng cách tùy thuộc vào trú xứ gốc cây” (Vin. i, 58) được đức Ðạo sư tán thán, vì “không có giá trị, dễ kiếm và không lỗi” (A. ii, 26); tưởng về vô thường được khơi dậy khi thấy lá cây luôn thay đổi, sự tham chỗ trú và ưa xây cất không có mặt nơi vị ấy, vị ấy sống cộng trú với chư thiên, phù hợp nguyên tắc ít muốn, v.v…

59.

Ðức đạo sư ca tụng
Một trong những tùy thuộc
Chỗ nào bằng gốc cây
Cho người ưa tịch tĩnh?
Ðộc cư dưới gốc cây
Ðược chư thiên hộ vệ
Vị ấy sống chơn tu
Không tham về trú xứ
Nhìn lá cây xanh non
Trở màu đỏ lục vàng
Lần lượt đều rơi rụng
Hết tin ở trường tồn.
Ðức đạo sư phú chúc
Gốc cây nơi vắng vẻ
Không người trí nào chê
Vì dễ quán sinh diệt.

60. x. Hạnh ở ngoài trời: Ðược thọ trì bằng cách thốt lời nguyện: “Tôi từ chối mái nhà và gốc cây” hoặc “Tôi tu hạnh ỏ giữa trời”. Người theo hạnh này được phép đi vào nhà Bố tát để nghe pháp hoặc bố tát. Nếu trong khi vị ấy đang ở trong nhà mà trời mưa, vị ấy có thể chờ hết mua rồi đi ra. Vị ấy có thể vào nhà ăn, nhà bếp để làm phận sự hoặc vào dưới một mái che để hỏi những thượng toạ tỳ kheo về một bữa ăn, vào để dạy hay học, để khuân vác đồ đạc từ ngoài. Nếu đang đi mang theo đồ dùng của các thượng toạ mà trời đổ mưa thì được vào một chỗ trú cho nhanh, nhưng nếu không mang gì cả thì phải đi với tốc độ bình thường vào chỗ trú. Luật này cũng áp dụng cho người ở gốc cây. Ðây là chỉ dẫn.

61. Có ba cấp bực. Cấp 1 không được ở gần một gốc cây, mỏm đá hay nhà. Phải dùng một tấm y làm lều mà ở giữa trời. Cấp 2 được ở gần một gốc cây, tảng đá, nhà, mà không ở dưới đó. Cấp 3 thì có thể ở dưới một hốc đá không có ống máng (đục để ngăn mưa lọt), dưới lều bằng cành cây, dưới một tấm lều vải được hồ cho cứng và dưới một cái lều của người canh ruộng bỏ không.

Lúc họ đi vào dưới một mái nhà hay một gốc cây để ở thì khổ hạnh bị phá. Những vị tụng Tăng chi bộ bảo, khổ hạnh của họ bị phá khi một trong ba hạng cố ý ở dưới một gốc cây… vào lúc mặt trời đã mọc.

62. Có những lợi lạc như sau: Khỏi có những chướng ngại do chỗ trú gây ra, trừ được hôn trầm biếng nhác. Hạnh của vị ấy xứng đáng lời ca tụng “như thú rừng, tỳ kheo ấy sống không ràng buộc và không nhà” (S. i, 199). Vị ấy thong dong, muốn đi đâu cũng được, sống phù hợp với nguyên tắc ít muốn, biết đủ…

63.

Nhờ ở nơi khoảng trống
Tỳ kheo thêm tinh cần
Dẽ kiếm, tâm bén nhạy
Như con nai giữa rùng
Hết hôn trầm biếng nhác
Dưới vòm trời đầy sao
Trời trăng làm ánh sáng
Thiền định đem hân hoan
Hương vị độc cư lạc
Vị ấy sẽ tìm được
Khi sống giữa đất trời
Người trí hãy yêu thích

64. xi. Hạnh ở nghĩa địa được thọ trì với lời nguyện: “Tôi từ chối chỗ trú không phải nghĩa địa” hoặc “Tôi tập hạnh sống tại nghĩa địa”.

Người ấy không được ở một nơi chỉ có cái tên là “đất nghĩa trang” vì chỗ nào không có tử thi được đ?t thì không phải nghĩa địa. Nhưng khi đã có tử thi đã được đốt ở đấy, thì chỗ ấy trở thành nghĩa địa, dù có bị bỏ phế đã hơn 10 năm.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.