Thanh Tịnh Đạo – Chương II

80. 5. Kế tiếp, có sự phân biệt giữa ý nghĩa “người tu khổ hạnh”, “người nói về khổ hạnh”, “các pháp khổ hạnh”, “các khổ hạnh”, và hạng người nào cần thực hành khổ hạnh.

81. Người tu khổ hạnh là người đã rũ sạch cấu uế. Người giảng nói về khổ hạnh: có người tu khổ hạnh mà không giảng về khổ hạnh, có người giảng về khổ hạnh mà không phải là người tu khổ hạnh, có người không giảng cũng không tu, có người vừa giảng vừa tu.

82. Một người đã rũ sạch những cấu uế nào một khổ hạnh, nhưng không khuyên dạy kẻ khác thực hành khổ hạnh, là hạng thứ nhất, như trưởng lão Bakkula (Bạc câu la). Người bản thân chưa tẩy sạch những cấu uế, mà chỉ khuyên dạy kẻ khác tu khổ hạnh, là như trưởng lão Upananda. Người không tu khổ hạnh cũng không dạy khổ hạnh, như đại đức Làludàyin. Người vừa tu khổ hạnh vừa dạy tu khổ hạnh, như bậc tướng quân Chánh pháp là tôn giả Xá Lợi Phất.

83. Những pháp khổ hạnh: là 5 pháp câu hữu với khổ hạnh: ít muốn, biết đủ, viễn ly, độc cư, và cái có đư?c nhờ các thiện pháp ấy.

84. Ít muốn và biết đủ là vô tham. Ðộc cư và viễn ly là: viễn ly thuộc về vô tham, độc cư thuộc vô si: “Cái có được nhờ các thiên pháp ấy”, là trí, cái trí nhờ đó một người thực hành khổ hạnh, và kiên trì trong các đức tính khổ h?nh (idamatthità: imenhi ku saladhammehiatthi: idam-athi). Ở đây, nhờ vô tham mà một người rũ bỏ tâm tham đối với những vật bị người rũ bỏ tâm tham đối với những vật bị cấm chỉ. Nhờ vô si, vị ấy rũ bỏ cái mặt nạ lừa dối khoác ở ngoài những vật ấy để che lấp sự nguy hiểm của chúng. Và nhờ vô tham, vị ấy rũ bỏ đam mê khoái lạc giác quan khi sử dụng những vật dụng hợp pháp. Nhờ vô si, vị ấy rũ bỏ sự say mê khổ hạnh khi thực hành khổ hạnh.

85. Những khổ hạnh là 13 hạnh đầu đà nói trên.

86. Hạng người nào trên tu khổ hạnh: Khổ hạnh thích hợp cho những cho những người nhiều tham và si. Vì sao? Vì việc tu khổ hạnh vừa là một tiến trình khó khăn, (xem Chương XXI, đoạn 117), vừa là một sự trú trong viễn ly: do khó tiến, mà tham giảm thiểu; do tinh cần trong viễn ly, si giảm thiểu. Hoặc hạnh ở rừng và ở gốc cây thích hợp cho người nhiều sân, vì sân giảm thiểu nơi một người ở những nơi không vướng vào xung đột.

87. 6-7. Theo nhóm và riêng biệt:

6. Theo nhóm, thì những khổ hạnh chỉ gồm có tám: ba chính và năm lẻ. Ba chính, là Khất từng nhà, nhất toạ thực, và ở ngoài trời. Hạnh khất thực từng nhà bao gồm trong hạnh nhất toạ thực. Và một người đã ở ngoài trời thì cần gì phải thọ giới ở gốc cây, hay giới nghỉ chỗ não cũng được? Bởi vậy, chỉ có ba khổ hạnh chính này, cùng với năm khổ hạnh riêng biệt là ở rừng, mặc y phấn tảo, hạnh ba y, hạnh ngồi và hạnh ở nghĩa địa làm thành tám khổ hạnh mà thôi.

88. Lại nữa, chúng gồm bốn, hai liên hệ y phục, năm liên hệ thực phẩm, năm liên hệ trú xứ, và 1 liên hệ đến sự tinh cần (khổ hạnh ngồi) . Lại nữa, các khổ hạnh rút lại chỉ gồm hai: 12 hạnh thuộc về trú sự, và một về tinh cần. Và gồm hai, xét theo cái gì nên tu tập cái gì không nên. Khi một người tu khổ hạnh thấy đề tài quán tưởng của mình được tiến bộ, thì nên tu khổ hạnh, nhưng nếu không tiến bộ mà còn thối, thì không nên tu. Khi vị ấy thấy dù khổ hạnh hay không thiền quán vẫn tiến bộ, thì nên tu khổ hạnh vì lòng thương tưởng đến hậu lai. Và khi vị ấy thấy, dù tu khổ hạnh hay không, đề tài thiền quán vẫn không tiến bộ, thì vị ấy vẫn nên tu khổ hạnh, để tạo một thói quen tốt cho tương lại. Do đó, mà nói tất cả khổ hạnh chỉ gồm hai thứ.

89. Và tất cả khổ hạnh đều thuộc một loại, là tư tâm sở. Vì chỉ có một khổ hạnh, đó là cái ý chí, chí nguyện thọ trì. Sớ giải nói: “Chính tư tâm sở gọi là khổ hạnh”.

90. 7. Riêng biệt, thì có 13 khổ hạnh cho tỷ kheo, 8 cho tỷ kheo ni, 12 cho sa di, 7 cho sa di ni và tịnh nữ, 2 cho nam, nữ cư sĩ. Như vậy tất cả 42.

91. Nếu có một nghĩa địa ở khoảng trống phù hợp với khổ hạnh ở rừng, thì một tỷ kheo có thể đồng lúc thực hiện cả 13 khổ hanh. Nhưng 2 khổ hạnh ở rừng và không ăn tán thực thì Luật cấm các tỷ kheo ni thực hành. Và cũng khó cho những vị này thực hành 3 khổ hạnh ở giữa trời, ở gốc cây và ở nghĩa địa, vì tỷ kheo ni không được ở 1 mình không có bạn ở chung, mà thực khó tìm được 1 người đồng một khuynh hướng thích nơi như vậy và cho dù có 1 người thì hành giả cũng không thoát khỏi tinh trạng phải sống chung với 1 người khác. Bởi thế, việc tu khổ hạnh của họ không đi đến đâu. Do vậy, khổ hạnh dành cho tỷ kheo ni rút lại còn 8, vì một số khổ hạnh không thể áp dụng cho nữ.

92. Từ khổ hạnh ba y, 12 khổ hạnh kia dành cho sa di, 7 khổ hạnh (8 khổ hạnh dành cho sa-di ni và tịnh nữ). Hai khổ hạnh hợp nhất toạ thực và ăn bằng bát là đặc biệt thích hợp cho nam nữ cư sĩ. Với cách ấy, có hai loại khổ hạnh.

93. Ðến đây chấm dứt luận về những khổ hạnh được thọ trì để viên mãn các đức đặc biệt (ít muốn, biết đủ, v.v…) nhờ đó phát sinh thanh tịnh giới, như được tả trong thanh tịnh giới, như được tả trong thanh tịnh đạo, đạo lộ được chỉ rõ trong bài kệ “Người trú giới có trí…” dưới ba đề mục Giới, Ðịnh và Tuệ.

Chương này được soạn để làm hoan hỷ những người lành.

http://www.tangthuphathoc.net/phapluan/thanhtinhdao-02.htm

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.