Thanh Tịnh Đạo – Chương III

41. Chị của trưởng lão đứng ngóng trên đường mà nghĩ: “Em ta sẽ đến cùng với con ta”. Khi bà thấy trưởng lão đến có một mình, mới nghĩ: “Ôi chắc con ta chết rồi”. Và ngã lăn ra dưới chân trưởng lão, khóc than kể lễ.. Nghĩ rằng vì hạnh thiểu dục mà tỳ kheo trẻ đã ra đi không loan báo, trưởng lão an ủi bà tín nữ và kể cho bà nghe những gì đã xảy ra, rồi rút tấm vải kia cho bà xem.

42. Bà mẹ an lòng, quỳ gối hướng về con đường mà con bà đang đi, và bảo: “Chắc hẳn, Thế Tôn đã chỉ dạy con đường của các thánh tài, biết đủ đối với bốn vật dụng và ham thích tu tập, khiến cho một tỳ kheo như con ta đã trở thành một bậc Thân chứng. Bởi thế mặc dù vị ấy ăn trong nhà cha mẹ suốt ba tháng, mà không bao giờ nói, con là con của mẹ, hay mẹ là mẹ của con! Ôi thật là một con người kỳ diệu”. Ngay cả cha mẹ cũng không là chướng ngại, đối với một người như vậy, nói gì đến thí chủ.

43. 3). Lợi dưỡng: là bốn vật dụng. Làm sao chúng thành chướng ngại? Bất cứ một tỷ kheo xứng đáng đi đâu, người ta cũng cúng dường th?t nhiều vật dụng. Vì cứ phải chúc lành cho họ, nói pháp cho họ vị ấy không có dịp nào để làm các việc của nhà khổ hạnh. Từ sáng sớm đến tối mịt, vị ấy không có lúc nào gián đoạn sự tiếp xúc với bổn đạo. Lại nữa, mới vừa tảng sáng, những người khất thực ưa béo mập đã đến bảo, “Bạch Ðại đức, nam cư sĩ X, nữ cư sĩ Y… đạo hữu nọ, con gái đạo hữu kia, muốn gặp đại đức”, và vì sẵn sàng để ra đi, nên vị ấy nói: “Hãy đem y bát, hiền giả,”. Cứ thế, vị ấy luôn luôn trong trình trạng khẩn trương. Như thế, tứ sự cúng dường trở thành một chướng ngại cho vị ấy. Vị ấy nên rời đoàn nhóm mà ra đi một mình, đến một chỗ nào không ai biết, đấy là cách chấm dứt trở ngại.

44. 4). Ðồ chúng là một nhóm học trò kinh hay luận. Nếu vị dạy dỗ, trả lời những câu hỏi của đám này, mà không có thì giờ thì hành sa môn hạnh, thì đồ chúng ấy trở thành một chướng ngại. Vị ấy nên trừ chướng ngại ấy bằng cách sau. Nếu những tỷ kheo đã học xong phần chính chỉ còn một ít, thì nên dạy cho xong mà đi vào rừng. Nếu chỉ mới học một ít, còn lại nhiều, thì vị ấy nên đi đến một giáo thọ sư khác ở cách không quá một lý và nhờ dạy tiếp. Nếu không tìm ra vị nào thay, thì nên giã từ lớp học để làm phận sự mình.

45. 5). Xây cất: là làm nhà mới. Người lo việc này phải biết rõ vật liệu đã mua, chưa mua, phải trông coi cái gì đã làm xong, chưa xong, cho nên công việc này luôn luôn bận rộn. Nên trừ chướng ngại bằng cách, nếu còn lại ít thì nên làm cho xong; nếu còn nhiều, nên giao lại cho chúng tăng khi đó là cơ sở chung, còn nếu là của riêng, thì nên giao cho người tín cẩn, hoặc bỏ lại cho tăng đoàn mà đi.

46. 6). Du lịch là đi xa. Nếu có người xin thọ giới xuất gia ở một nơi khác, hay nếu tại đấy có một vật dụng không thể thiếu, thì nó sẽ thành một chướng ngại nếu vị ấy đi vào rừng tu trong khi chưa làm chuyến du hành đến chỗ ấy. Vị ấy sẽ khó xua đuổi ý nghĩ về cuộc hành trình, do đó nên làm xong cuộc hành trình ấy trước khi vào rừng.

47. 7). Quyến thuộc: ở tu viện, thì đó có nghĩa là vị giáo thọ sư, y chỉ sư, đồng trú, đệ tử, đồng giáo thọ sư, đồng y chỉ sư. Ở nhà, thì đó là cha mẹ, anh em v.v… Khi những người này lâm bệnh thì đó là một chướng ngại cho tỷ kheo. Bởi thế, chướng ngại này cần trừ bằng cách chữa lành người bệnh.

48. Khi y chỉ dư lâm bệnh, tỷ kheo phải suốt đời trông nom nếu bệnh không chống khỏi. Cũng thế, đối với vị thầy lúc xuất gia, lúc thọ giới, vị đồng trú, những đệ tử mà vị ấy đã thâu nhận xuất gia, và đối với đồng y chỉ sư. Nhưng đối với giáo thọ sư, đối với học trò mà ta dạy giáo lý, và đối với những người đồng học (đồng học thọ sự) thì mên săn sóc họ bao lâu lớp học còn tiếp tục, và nếu có thể, thì cứ tiếp tục săn sóc sau đó.

Mẹ và cha cần đối như y chỉ sư. Nếu cha mẹ ở trong thành, và cần sự giúp đỡ, thì phải giúp. Nếu các vị không có thuốc men phải cung cấp thuốc của mình. Nếu không có, hãy đi xin để cung cấp. Nhưng nếu anh chị em bệnh, chỉ nên để họ dùng cái gì của họ. Nếu họ không có, thì nên đem của riêng tạm cho dùng, sau lấy lại. Nếu không lấy lại được cũng không nên phàn nàn. Không được cho hay chế thuốc cho chồng của em gái hoặc chị, nhưng có thể đưa cho em gái, chị mà bảo “Hãy đưa cho chồng của em (hay chị) dùng”. Ðối với vợ của anh hoặc vợ của em trai cũng vậy, nhưng với cháu thì tỷ kheo được phép cho thuốc, chế thuốc, vì chúng có liên hệ máu mủ.

50. 8). Ưu não là bất cứ loại bệnh nào, khi đau đớn thực sự là một chướng ngại, nên thuốc men. Nếu bệnh vẫn không khỏi sau khi chữa thuốc vài ngày thì hãy làm phận sự của nhà khổ hạnh sau khi nói với cơ thế: “Ta không phải là đầy tớ của ngươi. Ta đã chịu đau khổ vì bảo trì người qua cái vòng tử sinh bất tận.

51. 9). Sách vở là trách nhiệm đối với kinh điển. Ðây chỉ là chướng ngại với người luôn bận đọc tụng mà thôi. Về điểm này, có câu chuyện sau. Khi trưởng lão Revata ? xứ Ðồi được đại đức Revata người tụng đọc Trung bộ kinh là một trách nhiệm nặng nề, hiền giả. Khi một người đang học thuộc lòng 50 kinh đầu tiên, vị ấy còn trước mặt 50 kinh chặn giữa, khi đang học 50 kinh sau cùng. Làm sao hiền giả có thể khởi sự một đề tài thiền định?”. – “Bạch đại đức, khi tôi đã nhận một đề tài, thì tôi sẽ không dành lại kinh điển nữa”. Vị ấy nhận đề mục thiền và trong 19 năm không tụng đọc, đã chứng quả La hán vào năm thứ 20. Ông bảo những tỷ kheo đến tụng đọc “Chư hiền, ta đã không nhìn đến kinh điển 20 năm nay, nhưng vẫn quen thuộc. Chư hiền cứ khởi sự”. Và từ đầu đến cuối, trưởng lão tụng đọc không bị vấp một âm nào.

52. Trưởng lão Mahà -Nàga Karuliliyari cũng vậy, để kinh qua một bên 18 năm trời, sau đó ông tụng Dhàtukathà cho các tỷ kheo nghe không sai một chữ.

53. Trong đại tu viện, trưởng lão Abhaya bảo đánh trống tuyên bố: “Tôi sẽ trình bày Ba tạng trong vòng những vị tinh thông Năm bộ kinh” và việc này xảy ra trước khi ông học luận sớ. Chúng tỷ kheo bảo: “Ðó là giáo lý của những bậc thầy nào? Trừ phi ngài đưa ra giáo lý của những bậc thấy, chúng tôi không để ngài nói”. Vị y chỉ sư của trưởng lão cũng hỏi: “Hiền giả, đã cho đánh trống chưa?” -“Bạch, đã” -“Vì lý do nào?” -“Bạch, con sẽ giảng kinh” -“Hiền giả, các bậc thầy giải thích đoạn này thế nào”” -“Như thế này, bạch đại đức”. Vị y chỉ sư không bằng lòng, hùm một cái. Ba lần “hùm”. Rồi ông bảo: “Hiền giả, giải thích đầu tiên của ông là cách giảng của những bậc thầy, nhưng vì ông đã không thật sự nghe nó từ miệng một bậc Thầy, nên đã không thể giữ vững lập trường, rằng những bậc Thầy nói như vậy. Hãy đi học với những bậc Thầy đi”. -“Bạch đại đức con sẽ đi đâu?” -“Có một trưởng lão tên Mahà Dhammara (Ðại Pháp hộ) ở tu viện Tulàdhàra pabbata xứ Rohana bên kia sông Mahaveli. Vị ấy biết rõ tất cả kinh điển. Hãy đến vị ấy”. Trưởng lão Abhaya vâng lịnh ra đi. Ðến nơi, sau khi làm lễ, ông trình bày lý do. Trưởng lão Ðại pháp Hộ bảo: “Tôi đã không xem kinh điển ba chục năm nay. Nhưng hiền giả hãy đọc lại buổi tối, và sáng ngày ta sẽ giảng. Abhaya vâng lời.

54. Những cư dân trong làng dựng một lều trại lớn trước trú xứ của ngài, ngày ngày chúng đến nghe pháp. Ban ngày, vị trưởng lão giảng những gì ngài đã nghe đọc về đêm, cho đến cuối cùng, hoàn tất việc giảng dạy. Rồi ngài trải một chiếc chiếu trước mặt Abhaya, ngồi xuống mà bảo: “Hiền giả hãy giảng cho tôi một đề tài thiền định”. -“Ðại đức nói gì? Chẳng phải tôi đã học mọi sự từ nơi ngài, hay sao? Tôi có thể nói một điều gì cho ngài, mà ngài không biết rồi?” Vị trưởng lão nói: “Con đường này khác, đối với một người đã thực sự du hành trên đó. Abhaya lúc đó dường như là một bậc Dự lưu.

55. Khi trưởng lão Abahya đã cho thầy của ông một đề tài, ông trở về Anuràdhapura. Về sau, trong khi đang giảng pháp trong điện Brazen, ngài nghe tin vị trưởng lão đã nhập niết bàn. Ngài liền bão: “Chư hiền, A-la-hán đạo thích hợp cho vị thầy của chúng ta. Ngài thật là một bậc chân trị thức. Ngài ngồi giữa chiếu, trước mặt chính học trò của mình và bảo: hãy giảng cho tôi một đề tài thiền quán. Chư hiền, A-la-hán đạo thích hợp của vị Thầy chúng ta”. Ðối với những bậc ấy, sách vở không là một chướng ngại.

10). Thần thônglà phép lạ của phàm phu, rất khó duy trì như một đứa trẻ còn nằm ngửa hay một con thỏ con, 1 vật nhỏ cũng làm nó tan vỡ được. Nhưng đó là một chướng ngại cho tuệ chứ không phải cho định, vì nhờ định mà có thần thông. Bởi thế, phép lạ hay thần thông là những chướng ngại mà người tầm cầu tuệ phải trừ khử, còn các chướng ngại khác là những thứ mà người tầm cầu định phải trừ.

Trên đây là giải thích chi tiết về các chướng ngại.

57. Gần gũi thiện tri thức, người cho một đề tài (đ. 28): những đề tài thuộc hai loại, đó là đề tài có lợi ích chung và đề tài đặc biệt.

Quán tâm trừ, và niệm về cái chết là những phép quán có lợi ích phổ quát. Có thể kể thêm quán bất tịnh.

58. Khi một tỷ kheo nắm lấy một đề tài thiền quán, trước hết vị ấy phải phát triển từ tâm đối với tăng đoàn trong giới vức, ban đầu trưởng đến các tỷ kheo trong chùa như sau: “Mong các tỷ kheo được an vui, thoát khổ”. Rồi nên trải tâm ấy rộng ra đến tất cả chư thiên ở trong giới vức, đến những cư dân trong làng, nơi vị ấy thường khất thực, rồi đến tất cả mọi người ở đấy và tất cả chúng sinh phụ thuộc. Với tâm từ đối với chúng tỷ kheo, vị ấy phát sinh lòng tự ái với những người đồng trú, trở nên dễ sống chung. Với tâm từ đối với chư thiên trong giới vức, vị ấy được thiên thần hộ trì bằng những người vị ấy lui tới khất thực, vị ấy được họ giúp đở tứ sự một cách hợp pháp. Với tâm từ đối với mọi người quanh đấy, vị ấy đi đâu cũng không bị chán ghét, vì được người ta tin tưởng. Với tâm từ đối với tất cả chúng sinh, vị ấy có thể đi ta bà khắp nơi không bị cản trở.

Với tử tưởng, nghĩ rằng “Ta sẽ chết” vị ấy từ bỏ sự tầm cầu bất đáng và ý thức tỉnh giác tăng thạnh, vị ấy sống không ràng buộc.

Khi tâm vị ấy thường quán bất tịnh, thì cả đến những đối tượng ở cõi trời cũng không cám dỗ được vị ấy khởi tham.

59. Những quán tưởng trên, như vậy, có ích lợi phổ quát. Chúng được gọi là những đề tài thiền định vì cần tu tập thường xuyên, chúng rất đáng muốn do bởi lợi ích lớn lao của chúng.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.