75. Ở đây, hạng thiên về đức tin đi đôi với hạng nặng về tham, vì đặc tính của đức tin rất gần với đặc tính của tham. Vì, về khía cạnh bất thiện thì tham nặng tình cảm, không khắc chế, cũng vậy khía cạnh thiện thì đức tin nặng tình cảm. Tham tầm cầu khoái lạc giác quan, còn đức tin tầm cầu công đức như giới, thí v.v… Tham không từ bỏ cái gì có hại, còn đức tin thì không bỏ cái gì có lợi.
76. Một người thiên về trí tuệ thường đi đôi với tánh sân, vì tuệ mạn khi mà thiện nghiệp phát sinh nơi một người nhiều sân, do bởi đặc tính của tuệ gần với những đặc tính của sân. Vì, về khía cánh bất thiện, thì sân không tình cảm không bám vúi đối tượng của nó, về khía cạnh thiện cũng thế, trí tuệ cũng không tình cảm và cũng không bám víu. Sân tánh thì chỉ tìm cho ra những lỗi không thật có, trong khi tuệ chỉ tìm những lỗi thật. Và sân sinh khởi trong cách buộc tội chúng sinh, trong khi tuệ sinh khởi bằng cách buộc tội các hành.
77. Một người thiên về tư duy đi đôi với tánh si, vì những chướng ngại Tầm sinh khởi nơi một người nhiều si khi nó cố làm phát sinh những thiện pháp chưa sinh. Ðặc tính của Tầm gần với đặc tính của si, vì cũng như si không được an do bối rối, tầm cũng thế, không an là do suy nghĩ nhiều. Và vì si bị lay chuyển do nông cạn, cũng thế tầm bị di chuyển do dễ đoán mò.
78. Có người cho rằng còn có ba loại tánh khác, là dục, mạn và kiến. Ở đây dục chỉ là tham và mạn cũng liên hệ. Bởi thế, dục và mạn không ra ngoài tham. Còn kiến (chấp) thì có gốc từ si, nên tánh tà kiến có gốc từ tánh si.
79. Cái gì là nguồn gốc của những tánh nói trên? Và làm sao biết được một người thuộc tánh nào? pháp tu nào thích hợp cho hạng nào?
80. Như vài người (trưởng lão Upatissa trong Vimutimagga) nói, trước hết ba đặt tánh đều có nguồn gốc ở tập khí về trước, và do bẩm chất tánh tình hiện tại un đúc. Có lẽ một người nhiều tham trước kia đã từng làm nhiều việc mà họ khoái thích, hoặc họ đã tái sinh ở cõi này sau khi mệnh chung ở một thiên giới. Và một người nhiều sân, trước kia có lẽ đã từng có những việc làm đâm chém, tra tấn tàn bạo, hoặc đã tái sinh ở cõi này sau khi mệnh chung tại một cói địa ngục hay rắn rồng. Còn một ngời nhiều si, có lẽ trước kia đã từng uống nhiều rượu, ít chú ý đến học vấn, hoặc tái sinh cõi này sau khi chết ở trong loài súc sinh. Ðó là nguồn gốc kiếp trước, người ta bảo.
81. Và một người tánh si là vì có hai đại tăng thịnh, hoả và địa đại. Người có nhiều sân là vì thuỷ và phong đại tăng thịnh. Nhưng người tham nhiều là vì bốn đại quân bình. Về khí chất kẻ nặng về tham thì dư đàm, người nặng về si dư phong. Hoặc nặng về si dư đàm, nặng tham dư phong. Bởi thế nguồn gốc tánh tình còn do bốn đại và khí chất, người ta bảo.
82. Ta có thể cãi rằng, không phải tất cả những người đã từng có những việc làm thích ý, hoặc đã tái sinh từ cõi trời, đều có tánh tham cả. Hai tánh sân, si cũng vậy. Và không có luật nào về sự tăng thịnh của các đại như thế (Xem Ch. XIV, 43…) mà luật về khí chất nói trên chỉ có hai tánh tham và si được đề cập, sông laị mâu thuẫn liền, và không đả động đến cội nguồn của tánh nhiều đức tin. Do đó định nghĩa này không nhất thiết đúng.
83. Sau đây là trình bày theo quan điểm những luận sư đã giải thích về sự tăng thịnh. Sự kiện những hữu tình này có tham tăng thịnh, là do căn nguyên đời trước. Vì khi ở nơi một người, vào lúc nghiệp tích luỹ (tức nghiệp đi đầu thai) có tham mạnh, vô tham yếu, vô si mạnh, sân và si yếu, khi ấy tánh vô tham yếu ớt của nó không thể thắng tham, nhưng vì vô sân vô si mạn có thể lướt sân, si cho nên lúc tái sinh người ấy có tham dục, vui tính, không sân giận, và có tuệ. Mau hiểu biết như chớp.
84. “Khi, vào lúc nghiệp tích luỹ của một người khác, tham sân mạnh, vô tham vô sân yếu, nhưng vô si mạnh và si yếu, thì như cách đã nói, người ấy có tham, sân, nhưng lại có tuệ mau hiểu. Như Trưởng lão Datta Abhaya Khi, vào lúc nghiệp tích luỹ của một người, tham, vô sân và si mạnh, thì như cách đã nói, người ấy tham, đần độn song lại vui tính, không giận hờn, như đại đức Bahula“. “Cũng thế, nếu vào lúc nghiệp tích luỹ, cả ba thứ tham, sân, si đều mạnh, những thứ khác yếu thì người ấy vừa tham sân lại vừa ngu si”
85. Khi, vào lúc nghiệp tích luỹ, vô tham vô sân và vô si mạnh, các thứ khác yếu, thì người ấy không tham lam thù hận, tánh tình vui vẻ nhưng lại chậm hiểu. “Cũng vậy, nếu vào lúc nghiệp tích luỹ, vô tham, sân và vô si mạnh, các thứ khác yếu, thì người ấy không tham, có trí tuệ nhưng lại sân, dễ nổi xùng”. “Cũng vậy, nếu vào lúc nghiệp tích luỹ cả ba tánh vô sân vô si mạnh, các thứ khác yếu, thì người ấy không tham, không sân, mà lại có trí tuệ, như trưởng lão Mahà Sangharakkhita.
86. Ở đây, khi nói một người “có nhiều tham” có nghĩa là người thuộc tánh tham. Tương Tự với sân và si. Có trí tuệ nghĩa là thuộc tánh tuệ. Người không tham không sân thuộc về tánh tín, vì những người này tự nhiên dễ tin tưởng, hoặc cũng như một người tái sinh do nghiệp câu hữu với vô si là tánh tuệ, một người tái sinh do nghiệp câu hữu với tín, thuộc tánh tín. Một kẻ tái sinh do nghiệp câu hữu với những dục tưởng, thuộc tánh tư duy, còn một người tái sinh do nghiệp câu hữu với tham v.v… Lần lộn, thuộc tánh hổn hợp. Vậy, chính nghiệp dẫn đến tái sinh, câu hữu bởi một trong những yếu tố tham, v.v… Cần được hiểu là nguồn gốc tánh tình.
87. Nhưng nếu hỏi làm sao biết được một người thuộc tánh gì? Trả lời:
Do tướng đi, hành động,
Do cách ăn, cách nhìn…
Do trạng thái sinh
Tánh tình được nhận biết.
88. Do cách đi: người tánh tham, khi đi tự nhiên, có bước đi cẩn thận, đặt chân xuống từ từ, khoan thai, nhấc chân lên khoan thai, bước đi như lò xo bật.
Người có tánh sân bước di như thể đào đất bằng những đầu ngón chân, đặt chân xuống rất nhanh, dở lên nhanh, bước đi kéo lê thê.
Người si đi với dáng bối rối, để chân xuống một cách do dự, nhấc lên cũng do dự bước chân nhấn xuống đột ngột.
89. Dáng đi của một người tham có vẻ chắc chắn, nhịp nhàng, của người sân, thì cứng cỏi, của người si thì rối ren. Ngồi cũng thế, Và một người tham trải giường một cách thong dong, không vội vàng, từ từ đặt lưng xuống, sắp đặt tay chân cho ngay, và ngủ một cách an ổn. Khi thức dậy, thay vì đứng dậy ngay người này phản ứng từ từ, như thể còn hoài nghi chưa quyết định. Người sân trải giường vội vàng, thế nào cũng xong, gieo mình xuống ngủ với một gương mặt nhăn nhó. Khi dậy, thì đứng lên một cách mau lẹ, và trả lời người ta như thể rất bực mình. Người si trải giường lệch lạc và phần nhiều ngủ úp mặt, thân thể bò dài ra. Khi dậy, từ từ đứng lên, “hùm” một cái.