Thanh Tịnh Đạo – Chương IV

61. Có 11 pháp đưa đến sanh khởi định: 1. Làm sạch nội ngoài xứ, 2. Thiện xảo về tướng, 3. Quân binh các căn, 4. Chế ngự tâm khi cần chế ngự, 5. Tu tập tâm lúc cần tu tập, 6. Khích lệ tâm lười biếng bằng tín và ý thức khẩn trương (trước cái chết), 7. Nhìn mọi sự xảy ra với thái độ xả, 8. Tránh những kẻ không định tỉnh, 9. Gần gũi người định tỉnh, 10. Ôn tầm các thiền và giải thoát, 11. Quyết tâm đối với định.

62. Năm pháp đưa đến sanh khởi xã giác chi: 1. Giữ thái độ “xã” đối với các hữu tình, 2. Giữ thái độ “xã” đối với các hành (loài vô tình), 3. Tránh những người ưa bày tỏ sự yêu mến đối với các hữu tình và các hành, 4. Gần gũi đối với những người có thái độ xã đối với hữu tình và các hành, 5. Quyết tâm đối với xả.

Nhờ khởi lên những pháp nói trên, hành giả tu tập các giác chi khinh an, định và xã. Ðây là chế ngự tâm lúc cần chế ngự.

63. 6) Thế nào là “khích lệ tâm vào lúc cần khích lệ”? Khi tâm lười biếng vì tuệ chậm lụt hoặc vì không đạt đến hỉ lạc của sự bình an, hành giả nên kích động tâm ấy bằng cách ôn lại 8 lý do để có ý thức khẩn trương là: 1-4. Sanh, già, bịnh, chết, 5. Nỗi khổ ở các đoạ xứ, 6. Khổ luân hồi sanh tử ở quá khứ, 7. Khổ sanh tử luân hồi vị lai, 8. Khổ hiện tại trong sự tìm kiếm thực phẩm. Và hành giả phát sanh niềm tin bằng cách nhờ đến những đức tính đặc biệt của đức Phật, Pháp và Tăng.

64. 7) Thế nào là nhìn với thái độ xã khi cần nhìn với xã? Khi hành giả đang tu tập như vậy, mà tâm được tịnh chỉ bình thản trước đối tượng, không giãi đãi, không giao động, không lười biếng thì khi ấy, hành giả không cần bận tâm đến việc tập luyện, chế ngự hay khích lệ tâm, vị ấy giống như một người đánh xe khi những con ngựa đang tiến đếu. Ðó là “nhìn tâm với xã”.

65. 8) Tránh những người không định tỉnh là tránh những người chưa từng bước chân trên đạo lộ xuất ly, những kẻ đa đoan thế sự, những người có tâm tán loạn.

9) Gần những người định tỉnh: là thỉnh thoảng, nên đến gần những người đã dấn bước trên đường xuất ly và đã đắc định.

10) Quyết tâm đối với định: là trạng thái quyết định đối với sự định tâm, xem định là quan trọng, hướng tâm về định, nưong tựa vào định, khuynh hướng định. Ðấy là 10 thiện xảo về định an chỉ.

66.

Người đã được sơ tướng
Cần đến mười thiện xảo
Ðể đạt định an chỉ
Và hoàn tất mục tiêu

Nhưng nếu dù nỗ lực
Vẫn không kết quả gì
Bậc trí vẫn kiên trì
Không bỏ dở công việc
Vì kẻ nào bỏ dở
Không tiếp tục dụng công
Không được sự thù thắng

Ở trong giáo pháp này
Bậc có trí quan sát
Tâm minh khuynh hướng nào
Tinh tấn và tịnh chỉ
Luôn luôn phải song hành

Khi thấy tâm thụt lùi
Thì hãy khéo khích lệ
Khi dây cương quá chặt
Hãy dẫn ngựa bước đều

Ong khéo luyện được nhị
Nhờ nổ lực đúng mức
Lá, chỉ, tàu, bình dầu
Làm cho người được hưởng
Hãy vượt qua giãi đãi
Cũng như sự giao động
Hướng tâm trên quang tướng (sơ tướng)
Như các ẩn dụ trên.

Bốn Ẩn Dụ

67. Sau đây sẽ giải thích bài kệ: khi một con ong quá khôn biết rằng một đoá hoa trên cây đang nở, bay lại vội vàng, nên quá đà, trở lui thì đã hết nhị. Một con khác không đủ khôn, bay lại quá chậm, nên đến nơi cũng hết nhị. Nhưng một con thứ ba bay với tốc độ vừa phải, nhẹ nhàng đến nơi hút nhị hoa thoả thích và còn được thưởng thức giọt sương như mật.

68. Lại nữa, khi những đệ tử của nhà giải phẩu được huấn luyện sử dụng con dao mỗ trên một ngọn lá sen đặt trong một dĩa nước, người quá khôn lanh đưa con dao một cách vộ vàng, nên làm cho lá bị đứt đôi hoặc chìm xuống. Một kẻ khác không dám động đến lá sen vì sợ làm đứt đôi. Nhưng một kẻ thứ ba thiện xão sẽ làm nổi bật nhát cắt con dao trên lá nhờ nỗ lực đúng mức và được thưởng.

69. Một ông vua ra lệnh, ai kéo một sợi tơ nhện dài được 4 thước sẽ được phần thưởng. Người quá khôn lanh thì kéo vội vàng, làm cho sợi tơ bị đứt, người không đủ khôn thì không dám động đến sợi tơ vì sợ đứt, nhưng một người thiện xảo kéo tơ với một nỗ lực vừa phải.

70. Một người quá khôn ngoan thì dong thẳng cánh buồm làm cho tàu trôi giạt khi có gió lớn. Một người quá vụng về nhè nhẹ cánh buồm vào lúc gió nhẹ, nên tàu không tiến được, trong khi một người thiện xảo thì dong thẳng cánh buồm khi gió nhẹ và rút xuống lưng chừng khi gió to, làm cho tàu đến đích an ổn.

71. Một vị thầy bảo 3 đệ tử: “Ai đổ đầu không làm rơi rớt sẽ được thưởng”. Kẻ quá lanh sẽ đổ dầu vào bình một cách hấp tấp vì ham phần thưởng nên làm đổ dầu ra ngoài. Người thứ hai rụt rè không dám rót vì sợ đổ, người thứ ba đổ dầu đầy bình nhờ nổ lực đúng mức.

72. Cũng như trong ẩn dụ trên, khi sơ tướng xuất hiện, một tỳ kheo quá tinh tấn nghĩ: “Ta không lâu sẽ đắc định” nên tâm bị rơi vào trạo cử vì quá nỗ lực tinh cần và không đắc định. Một người khác vì thấy lỗi lầm trong sự dụng công quá mức, bèn buông lơi sự tinh tấn, vì nghĩ: “Ðắc định đối với tôi bây giờ có nghĩa lý gì?” Khi tâm vị này rơi vào giãi đãi, vì sự tinh cần quá lỏng lẻo, cũng không đắc định.

Nhưng người thứ ba giải toả ngay sự giãi đãi và trạo cữ vừa móng lên, quán tưởng với một sức tinh cần vừa phải, nên đắc định.

73. Do đó, mà nói: “Ong khéo luyện, được nhị…”

Sự Xuất Hiện Định An Chỉ Trong Tâm Lộ Trình

74. Khi hành giả hướng tâm theo cách ấy chạm mặt sơ tướng, biết “nay, định an chỉ sẽ tiếp theo”, thời ý môn hướng tâm khởi lên nơi vị ấy cùng một đối tượng là kasina đất, định tướng ấy gián đoạn dòng hữu phần và khởi lên nhờ liên tục lập lại “đất, đất”. Sau đó, 4 hay 5 tốc hành tâm khởi trên cùng một đối tượng tốc hành tâm cuối cùng thuộc sắc giới, những tâm trước đó thuộc dục giới, nhưng 5 thiền chi trong những tốc hành tâm này mạnh hơn trong tâm thường. Những tốc hành tâm này gọi là “tâm chuẩn bị”, vì chúng chuẩn bị cho định an chỉ, cũng gọi là “cận hành” tâm vì chúng gần với định an chỉ hoặc vì chúng xảy đến ngaytrước định an chỉ, như người ta nói “phụ cận khu làng” phụ cận khu phố là nơi gần làng, gần phố. Cũng gọi là “tâm thuận thứ” vì chúng phù hợp với tâm đi trước và định tướng tiếp theo sau. Tốc hành tâm cuối cùng còn gọi là “chuyển tánh” vì nó vượt qua dục giới hữu hạn và làm phát sinh dòng sắc giới siêu việt.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.