Thanh Tịnh Đạo – Chương XIV

THE PATH OF PURIFICATION – VISUDDHIMAGGA

Luận Sư: Bhadantacariya Buddhaghosa – Chuyển Dịch Từ Pàli Sang Anh Ngữ: Trưởng Lão Nanamoli

– Chuyển Dịch Từ Anh Ngữ Sang Việt Ngữ: Thích Nữ Trí Hải

Phần III: Tuệ

CHƯƠNG XIV- MÔ TẢ VỀ CÁC UẨN – (Khandha-Niddesa)

A. TUỆ

1. Ðịnh được mô tả dưới đề mục Tâm trong bài kệ:

Người trú giới có trí
Tu tập tâm và tuệ (Ch. I, đ. 1)

Và tâm đó đã được tu tập trong mọi khía cạnh bởi vị tỷ kheo đã tu tập đến mức phát huy định lực đưa tới thần thông (Ch. XII-XIII). Nhưng tiếp theo đó, vị ấy cần phải tu tập tuệ. Mà tuệ không dễ gì biết được, huống nữa là tu tập, nếu nó được dạy quá vắn tắt. Bởi thế muốn đề cập chi tiết phương pháp tu tập tuệ, có loạt vấn đề sau đây:

Gì là tuệ?
Tuệ có nghĩa gì?
Thế nào là đặc tính, nhiệm vụ, thể hiện và nhân gần của tuệ?
Có bao nhiêu thứ tuệ?
Tuệ đươc tu tập như thế nào?
Gì là những lợi ích của việc tu tuệ?

2. Ðây là những giải đáp:

Tuệ (pannà) có nhiều loại và nhiều khía cạnh. Một câu trả lời nhằm giải thích mọi sự sẽ không hoàn tất được ý định của nó mà cũng khó đạt đến mục tiêu, lại còn đưa đến tán loạn. Bởi thế chúng ta sẽ chỉ giới hạn vào loại tuệ muốn đề cập ở đây, là tuệ với nghĩa làquán trí đưa đến thiện tâm.

3. Tuệ có nghĩa gì? Ðó là hành vi hiểu biết (pajànana) khác với những kiểu tưởng tri (sanjànana)thức tri (vijànana). Vì mặc dù trạng thái biết cũng có mặt trong tưởng, trong thức, và trong tuệ, song tưởng chỉ là sự nhận biết một đối tượng, như xanh hay vàng, nó không đem lại sự thấu hiểu sâu xa bản chất của đối tượng ấy là vô thường, khổ, vô ngã. Thức biết được đối tượng là xanh, vàng, vv. và cũng phát sinh được sự thấu hiểu bản chất, nhưng không phát sinh do tinh cần, sự xuất hiện đạo lộ siêu thế. Tuệ vừa biết đối tượng theo cách đã nói, vừa phát sinh sự thấu hiểu sâu xa, mà vừa đem lại sự thể hiện đạo lộ siêu thế do tinh cần tinh tấn.

4. Giả sử có ba người, một đứa trẻ không biết gì, một người nhà quê, và một người đổi tiền, cùng thấy một đồng tiền kim loại nằm trên quày của người đổi tiền.Ðứa trẻ chỉ biết đồng tiền là có hình vẽ, trang trí, hình dài, vuông hay tròn, song nó không biết những đồng tiền ấy được xem là có giá trị cho con người xử dụng, hưởng thụ. Người nhà quê thì biết chúng có hình, có trang trí, có giá trị cho người hưởng dụng, nhưng không biết phân biệt đồng này thật, đồng này giả, đồng này bằng nửa giá trị, vv. Còn người đổi tiền thì biết tất cả những điều trên bằng cách nhìn đồng tiền, nghe tiếng kêu của nó khi gõ, ngửi, nếm, thử trọng lượng nó trong lòng tay, và biết nó được chế tạo tại làng nào, thành phố, đô thị nào, trên đỉnh núi hay bên bờ sông, do bậc thầy nào làm ra.

5. Tưởng tri là giống như đứa trẻ không biết gì khi trông thấg đồng tiền, vì nó chỉ thấy cái tướng của đối tư?ng như màu xanh, vv. Thức tri là như người nhà quê trông thấy đồng tiền biết được nó màu gì, và còn đi xa hơn, thấu hiểu những đặc tính của nó. Còn tuệ tri là như người đổi tiền thấy đồng tiền biết được màu sắc, vv. mà còn đi xa hơn, đạt đến sự thể hiện đ?o lộ.

Ðó là lý do hành vi hiểu biết này cần được hiểu là “sự thấy biết ở dưới một hình thát đặc biệt, tách rời với những hình thái tưởng tri và thức tri” Ðây là ý nghĩa mà câu “đó là trí tuệ trong nghĩa hành vi hiểu biết” ám chỉ.

6.Tuy nhiên, tuệ không phải luôn luôn được tìm thấy chỗ nào có tưởng trithức tri.

[Chú thích: Trong những khởi tâm có hai nhân, là vô tham, vô sân chứ không vô si, thì tuệ không sanh khởi. (Pm.432) ].

“Cũng như lạc thú không phải luôn đi đôi với hạnh phúc, tưởng tri và thức tri không phải luôn luôn bất ly với tuệ. Nhưng hạnh phúc thì luôn luôn kèm theo lạc thú, cũng vậy, tuệ luôn luôn có thể tách rời tưởng và thức tri.”(Pm. 432).

Nhưng khi tuệ có mặt (trong tưởng tri và thức tri) thì nó không phải tách rời rời tưởng tri, thức tri. Và bởi vì không thể tách rời”đây là tưởng, đây là thức, đây là tuệ”, cho nên sự khác nhau giữa chúng rất tế nhị khó nhận ra. Do vậy, tôn giả Nagasena nói:” Ðại vương, Ðức Thế Tôn đã làm đượcmột việc rất khó, là phân biệt những pháp vô sắc như tâm và tâm sở khi chúng khởi lên với một đối tượng duy nhất, rồi tuyên bố: “Ðây là xúc, đây là thọ, tưởng, hành, thức.” (Miln.87)

7. Gì là đặc tính, nhiệm vụ, thể hiện và nhân gần của tuệ? Tuệ có đặc tính là đi sâu vào bản chất của sự vật. Nhiệm vụ nó là từ bỏ bóng tối của si che đậy tự tính của sự vật. Tuệ có biểu hiện là vô si. Do câu”Một người tâm định tĩnh thì biết và thấy đúng” (A. v, 3), nhân gần của tuệ là định.

8. Có bao nhiêu loại tuệ?

Trước hết, vì có đặc tính là đi sâu vào tự tính các pháp, tuệ chỉ có một loại.

Nếu kể tuệ thế gianxuất thế, nó thuộc hai loại. Hoặc hai loại là hữu lậu, vô lậu. Hai loại, là phân biệt danh và phân biệt sắc. Hai loại, là câu hữu hỉ và câu hữu xả. Hai loại, là tuệ ở bình diện kiến đạo và tuệ ở bình diện tu đạo.

Tuệ thuộc ba loại là tuệ do suy luận (tư tuệ) do học hỏi ( văn tuệ), và do tu tập (tu tuệ). Ba loại, là tuệ có một đối tượng hữu hạn, đại hành và vô lượng. Ba loại, là tuệ thiện xảo về tăng ích, thiện xảo về tổn giảm và thiện xảo về phươngtiện. Ba loại, làtuệ giản biệt nội thân, ngoại sắc và cả nội thân lẫn ngoại sắc.

Tuệ thuộc bốn loại, là trí về bốn chân lý, và bốn vô ngại biện.

9. Tuệ một loại ý nghĩa đã rõ.

Tuệ hai loại: Tuệ thế gian là tuệ liên hệ đạo lộ thế gian, còn tuệ xuất thế gian là tuệ liên hệ đạo lộ siêu thế.

10. Tuệ hữu lậu là tuệ làm mục tiêu cho ô nhiễm, và tuệ vô lậu là không làm mục tiêu cho ô nhiễm. Hữu lậu vô lậu đồng mục tiêu cho ô nhiễm, đồng nghĩa với thế gian và xuất thế.

11. Khi một người muốn khởi sự tu tuệ, thì sự hiểu biết do phân biệt bốn uẩn vô sắc gọi là tuệ phân biệt danh, và sự hiểu về tâm gọi là tuệ phân biệt danh, biết do phân biệt sắc uẩn gọi là tuệ phân biệt sắc.

12. Tuệ thuộc hai loại trong những loại thiện tâm dục giới, và tuệ thuộc đạo lộ bốn thiền trong 5 thiền, là câu hữu hỉ, còn lại với thiền thứ năm thì câu hữu với xả. lộ gồm 16 loại với 4 trong 5 thiền, là câu hữu hỉ. Tuệ hai loại thiện dục giới, và tuệ thuộc 4 đạo tâm còn lại trong 5 thiền, là câu hữu xả.

[Chú thích: 16 loại là 4 đạo lộ với sơ thiền, và với nhị, tam, tứ trong 5 thiền.]

13. Tuệ thuộc về đạo thứ nhất (dự lưu) là bình diện kiến đạo, tuệ thuộc ba đạo còn lại là bình diện tu tập.

14. Tuệ có được không do nghe người khác thì gọi là tư tuệ (tuệ do suy luận) vì nó được phát sinh do chính sự suy luận của mình. Tuệ có được do nghe người khác gọi là văn tuệ. Tuệ đã đạt đến an chỉ, đã được phát sinh nhờ tu thiền định, gọi là tu tuệ. Và điều này được nói: “Ở đây, thế nào là tuệ do suy luận? Trong những phạm vi công việc được phát minh nhờ trí thông minh, hoăc trong những phạm vi công nghệ được phát minh nhờ trí thông minh, hoặc trong những thứ khoa học được phát minh nhờ trí thông minh, bất cứ sự ưa thích quan điểm, chọn lựa, quan niệm, phán đoán, tính ưa suy tư về sự vật nào mà liên hệ đến sở hữu của nghiệp (hành động) hay phù hợp với chân lý, hay có tính cách thích hợp với định lý “sắc là vô thường” hay “thọ, tưởng, hành, thức là vô thường”, mà người ta có được không do nghe người khác, thì gọi là tư tuệ hay tuệ do suy luận.

“Trong những phạm vi (như trên) mà người ta có được do nghe người khác, thì gọi là văn tuệ.” Và tất cả tuệ nơi một người đã đắc thiền, gọi là tuệ do tu tập hay tu tuệ.” (Vbh. 324)

Do đó, tuệ thuộc ba loại đầu tiên là văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ.

15. Tuệ khởi lên liên hệ các pháp dục giới là tuệ với đối tượng hữu hạn. Tuệ sinh khởi liên hệ các pháp sắc giới hay vô sắc giới có một đối tượng đại hành. Ðó là quán trí thế gian (minh sát tuệ). Tuệ sinh khởi liên hệ Niết bàn, thì gọi là tuệ có một đối tượng vô lượng. Ðấy là quán trí xuất thế. Vậy tuệ ba loại thứ hai là tuệ có một đối tượng hữu hạn, đại hànhvô lượng.

16. Sự tốt hơn được gọi là tăng ích. Có hai:bỏ điều hại và phát sinh điều lợi. Thiện xảo về tăng ích là thiện xảo trong những điều này, như Luận nói: “Gì là thiện xảo về tăng ích? Khi một người tác ý đến những pháp này, thì những bất thiện pháp chưa sinh không sinh, những bất thiện pháp đã sinh được từ bỏ nơi vị ấy, hoặc khi vị ấy tác ý những pháp này, thì những thiện pháp chưa sinh được sinh, những thiện pháp đã sinh càng tăng trưởng, lớn mạnh, phát triển, viên mãn nơi vị ấy. Bất cứ gì thuộc tuệ, thuộc hành vi hiểu biết, … (xem Dhs. 16)… thuộc vô si, thuộc trạch pháp, chánh kiến, gọi là thiện xảo vềtăng ích. (Vbh. 325-6)

17. Không tăng ích gọi là tổn giảm, cũng có hai: giảm điều lợi ích mà sinh khởi điều hại. Thiện xảo về tổn giảm là thiện xảo về hai việc này, như Luận nói “Gì là thiện xảo về tổn giảm? Khi một người tác ý các pháp này, những thiện pháp chưa sinh không sinh, vv”.(Vbh. 326)

18. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào trong hai trường hợp trên, thiện xảo nào về phương tiện làm phát sinh các pháp này nọ, thiện xảo phát sinh vào lúc ấy được khởi lên vào lúc ấy, gọi là thiện xảo về phương tiện, như được nói:”Và tất cả trí tuệ về phương tiện làm phát sinh tuệ gọi là thiện xảo vềphương tiện.” (Vbh. 326)

Vậy tuệ thuộc ba loại là thiện xảo về tăng ích, thiện xảo về tổn giảm, và thiện xảo về phương tiện.

19. Về tuệ ba loại, thứ tư: tuệ khởi sinh do quán sát ngũ uẩn nơi chính bản thân gọi là tuệ giản biệt nội thân, do quán sát ngũ uẩn người khác hoặc các sắc pháp ở ngoài không liên hệ đến các căn (tức thân thể) thì gọi là tuệ giản biệt ngoạisắc, do quán cả hai thì gọi là tuệ giản biệt nội thân và ngoại sắc.

20. Về tuệ bốn loại, đầu tiên là trí phátsinh liên hệ đến chân lý về khổ gọi là khổ trí, liên hệ nguồn gốc khổ là khổ tập trí, liên hệ đến diệt khổ là khổ diệt trí, liên hệ đến đạo lộ đưa đến diệt khổ làkhổ diệt đạo trí.

21. Nhóm bốn loại thứ hai: bốn trí liên hệ đến nghĩa, vv. gọi là bốn biện tài (patisambhidà). Luận nói: “Trí về nghĩa, gọi là biện tài về nghĩa (attha-patisambhidà). Trí biết về pháp gọi là biện tài về pháp (dhamma-patisambhida) Trí biết về sự trình bày ngôn ngữ nói đến pháp và nghĩa, gọi là biện tài về từ(nirutti-patisambhidà). Trí biết về các loại trí gọi là biện tài vềtrí (patibhàna- patisambhidà – Vbh. 293)

22. “Nghĩa” nói gọn là danh từ chỉ kết quả của một nhân(hetu). Vì phù hợp với nhân, nó được đạt đến, được phục vụ (arìyati) nên gọi là nghĩa hay mục đích(attha). Nhưng đặc biệt năm thứ: một bất cứ gì do duyên sinh, hai Niết bàn, ba ý nghĩa những gì được nói, bốn nghiệp quả và năm, tâm duy tác – năm thứ ấy cần được hiểu là nghĩa. Khi một người quán sát nghĩa này, bất cứ hiểu biết nào của vị ấy thuộc về phạm trù liên hệ đến ý nghĩa, gọi làbiện tài về nghĩa.

23. Pháp nói gọn, là danh từ chỉ điều kiện hay duyên (paccaya). Vì điều kiện thì cần đến (dahati) một cái khác làm cho nó phát sinh, khiến nó xảy ra, nên gọi là pháp, dhamma. Nhưng đặc biệt năm thứ, một bất cứ nhân nào phát sinh quả, hai thánh đạo, ba cái gì đươc nói lên, bốn cái gì thiện, năm, cái gì bất thiện, năm thứ này cần hiểu là pháp. Khi một người quán sát pháp ấy thì bất cứ hiểu biết nào của vị ấy về pháp gọi làbiện tài về pháp.

24. Cùng ý nghĩa này được nêu trong Abhidhamma với sự phân tích như sau:

“Trí biết khổ là biện tài về nghĩa.Trí biết tập khởi của khổ là biện tài về pháp. Trí biết về khổ diệt là biện tài về nghĩa. Trí biết về đạo diệt khổ là biện tài về pháp

“Trí biết nhân là biện tài về pháp. Trí biết quả của nhân là biện tài về nghĩa.

“Trí biết về bất cứ gì được sinh ra, trở thành, đưa đến sự sinh khởi, phát xuất, viên mãn,, làm cho hiển lộ cái gì thì gọi là biện tài về pháp.

“Trí biết già chết là biện tài về nghĩa. Trí biết về nguồn gốc già chết là biệntài về pháp. Trí biết về sự chấm dứt già chết là biện tài về nghĩa.

“Trí biết về con đường chấm dứt già chết là biện tài về pháp. Trí biết về sanh… hữu… thủ… ái… thọ… xúc… sáu xứ… danh sắc… thức… trí biết về hành là biện tài về nghĩa.Trí biết về nguồn gốc của hành là biện tài về pháp. Trí biết về sự chấm dứt các hành là biện tài về nghĩa. Tr íbiết về con đường đưa đến ái… thọ… xúc… 6 xứ… danh sắc… thức… trí biết vế hành là biện tài về nghĩa. Trí biết về nguồn gốc của hành là biện tài về pháp. Trí biết về sự diệt các hành là biện tài về nghĩa. Trí biết về con đường đưa đến hành diệt là biện tài về pháp…

“Ở đây, một tỷ kheo biết pháp – kinh trường hàng, kệ tụng, luận thuyết, kệ tán, pháp cú, bổn sanh, vị tằng hữu, vấn đáp, gọi là biện tài về pháp. Biết ý nghĩa của những gì được nói, gọi là biện tài về nghĩa…

“Những pháp nào là thiện? Vào khi thiện tâm dục giới đã sinh khởi, câu hữu với hỉ, liên hệ đến trí, có một sắc pháp hay tâm pháp làm đối tượng, hay liên hệ đến vấn đề gì, vào lúc đó có xúc… (xem Dhs. 1)… có sự không giao động,, thì những pháp ấy là thiện. Trí biết về những pháp ấy là biện tài về pháp. Trí biết về kết quả của chúng là biệntài về nghĩa.”(Vbh. 293-5)

25. Trí về sự truyền đạt ngôn ngữ đề cập đến nghĩa và pháp (đ. 21): Có ngôn ngữ “tự tánh”, nghĩa là cách xử dụng nó không có ngoại lệ, chỉ đề cập đến nghĩa ấy, pháp ấy. Bất cứ trí gì thuộc phạm trù liên hệ đến sự nói lên ngôn ngữ ấy, thốt ra, phát ngôn nó, liên hệ đến ngữ ngôn căn để của mọi loài, ngôn ngữ Magadha tự tính, nói cách khác, ngôn ngữ của pháp, bất cứ trí gì biết được, – vừa khi nghe ngôn ngữ ấy được nói lên – rằng đây là ngôn ngữ có tự tính, đây không phải ngôn ngữ có tự tính – trí như vậy gọi là biện tài về ngôn ngữ. Một người đã đạt biện tài về ngôn ngữ (từ vô ngại biện) thì khi nghe những chữ phasso, vedanà sẽ biết ngay rằng đó là ngôn ngữ có tự tính (đúng), và khi nghe phassà, vedano, biết đó không phải ngôn ngữ có tự tính (sai).

26. Trí biết về các loại trí (đ. 21): Khi một người xét lại và lấy bất cứ loại nào trong các loại trí trên, làm đối tượng cho sự hiểu biết của mình, thì bất cứ sự hiểu biết nào của vị ấy có đối tượng là trí thì gọi làbiện tài về trí.

27. Và bốn loại biện tài trên đây có thể xếp vào hai bình dịện: hữu họcvô học. Bốn biện tài của chư đại đệ tử và của những đệ tử xuất sắc thuộc bình diện vô học. Biện tài của tôn giả Ananda, gia chủ Citta, cư sĩ Dhammika, gia chủ Upali, tín nữ Khujjuttara… thuộc bình diệnhữu học.

28. Mặc dù thuộc hai bình diện chúng vẫn có thể phân biệt theo năm khía cạnh là thành tựu, nắm vững kinh điển, nghe, hỏi, và tiền nỗ lực. Ở đây, thành tựu nghĩa là đắc quả A-la-hán. nắm vững kinh điển là thiện xảo về lời dạy của đức Phật. Nghe là học pháp một cách chăm chú. Hỏi là thảo luận về những đoạn khúc mắc và những giải thích trong kinh luận. Tiền nỗ lực là chuyên tu quán trong giáo lý của chư phật trước kia, cho đến gần giai đoạn thuận thứ và chuyển tánh nơi một người đã thực hành khất thực và trở về với một đề mục thiền.

29. Những người khác lại nói:

Tiền nỗ lực, trí lớn
Biết ngôn ngữ, kinh điển,
Học hỏi và thành tựu
Phục vụ một bậc thầy
Thành công về bạn hữu
Ðấy là những điều kiện
Phát sinh những biện tài.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.