90. Tâm bất thiện do tham có 8 loại, theo hỉ, xả, tà kiến và nhắc bảo. Ðó là:
(22) câu hữu vơí hỉ, tương ưng tà kiến, không cần nhắc bảo
(23) câu hữu vơí hỉ, tương ưng tà kiến, cần nhắc bảo.
(24) câu hữu vơí hỉ, không tương ưng tà kiến, không cần nhắc bảo
(25) câu hữu vơí hỉ, không tương ưng tà kiến, cần nhắc bảo.
(26) câu hữu với xả, tương ưng tà kiến, không cần nhắc bảo
(27) câu hữu với xả, tương ưng tà kiến, cần nhắc bảo
(28) câu hữu với xả, không tương ưng tà kiến, không cần nhắc bảo
(29) câu hữu với xả, không tương ưng tà kiến, cần nhắc bảo.
91. Khi một người sung sướng hài lòng, đặt tà kiến lên hàng đầu, như bảo: “Dục lạc không nguy hiểm gì”, và hưởng dục với tâm trạng hăng hái không cần nhắc bảo, hoặc tin vào những điềm triệu, vv. đấy là loại tâm thứ nhất (22). Khi làm thế với tâm yếu ớt cần được nhắc bảo, đó là loại tâm thứ hai(23). Nhưng khi một người hài lòng sung sướng, mà không đặt tà kiến lên hàng đầu, thọ hưởng nhục dục hay sự may mắn của người, trộm cắp của người với tâm hăng hái không cần nhắc bảo, thì đó là loại tâm thứ ba (24). Khi làm thế với tâm uể oải cần nhắc bảo, đó là loại tâm thứ tư (25). Khi tâm không có hỉ đi kèm trong cả bốn trường hợp nói trên, do không thấy gì tuyệt hảo trong dục lạc, hoặc thiếu cái nhân để gợi hoan hỉ, thì bốn loại tâm câu hữu xả sinh khởi.
Vậy bất thiện tâm có nhân là tham, gồm có tám loại như trên.
92. Tâm có nhân sân thuộc hai loại:
(30) câu hữu với ưu, tương ưng với hận, cần nhắc bảo
(31) câu hữu với ưu, tương ưng với hận, không cần nhắc bảo. Ðó là loại tâm khởi lên khi giết chúng sinh, vv. với tâm nhanh nhẹn (không cần nhắc bảo) hoặc uể oải (cần nhắc bảo).
93. Tâm có nhân si thuộc hai loại:
(32) câu hữu với xả, tương ưng với nghi, và
(33) câu hữu với xả, tương ưng với trạo cử. Ðó là loại tâm khởi lên vào những lúc không quyết định (nghi) hoặc lúc bị chia trí (tán loạn). Như vậy, bất thiện tâm gồm 12 loại như trên.
94. Tâm bất định có hai loại, là dị thục và duy tác. Dị thục có bốn loại phân theo cõi, là dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế.
Tâm thuộc dục giới có hai loại là thiện dị thục và bất thiện dị thục.
Thiện dị thục có hai loại là vô nhân và hữu nhân.
95. Thiện dị thục vô nhân là tâm không có vô tham, vv. làm nhân cho quả dị thục. Có tám loại, là
(34)-(38) nhãn thức, nhĩ, tỉ, thiệt, thân thức.
(39) ý giới với nhiệm vụ tiếp thọ.
(40)-(41) hai ý thức giới với nhiệm vụ suy đạt, vv.
96. Nhãn thức (34) có đặc tính được hỗ trợ bởi con mắt, và nhận biết sắc pháp. Nhiệm vụ nó là chỉ có sắc pháp làm đối tượng. Nó được biểu hiện là sự quan tâm đến sắc pháp. Nhân gần nó là sự ra đi của ý giới duy tác (70) lấy sắc pháp làm đối tượng. Tai, mũi, lưỡi, thân thức (35-38) có các đặc tính được trợ giúp b?i tai, mũi, lưỡi, thân, và nhận biết các đối tượng tiếng, mùi, vị, xúc. Chúng có nhiệm vụ đặc trách về tiếng, mùi, vị, xúc. Biểu hiện của chúng là sự quan tâm đến các đối tượng này, và nhân gần của chúng là sự ra đi của duy tác ý giới (70) có đối tượng là thanh, hương, vị, xúc.
97. Dị thục ý giới (39) có đặc tính là nhận biết sắc, vv. kế tiếp nhãn thức, vv. vụ nó là nhận biết sắc, vv.Nó được biểu hiện bằng tình trạng thu nhận sắc, vv. Nhân gần nó là sự ra đi của nhãn thức, vv. Nhiệm vụ nó là nhận biết sắc, vv. Nó được biểu hiện bằng tình trạng thu nhận sắc, vv. Nhân gần nó là sự ra đi của nhãn thức, vv.
Dị thục ý thức giớivô nhân (40-41), với nhiệm vụ suy đạt cũng thế, có đặc tính là tính nhận biết sáu loại đối tượng. Nhiệm vụ nó là suy đạt, nó được biểu hiện là trạng thái suy đạt tương đương với nhiệm vụ trên. Nhân gần nó là tâm cơ.
98. Nhưng nó được phân loại tùy theo tương ưng với hỉ hay với xả, và tùy theo nó được chia thành lộ trình tâm với hai vị trí hay với năm vị trí. Vì trong hai tâm dị thục vô nhân này thì một tâm (40) tương ưng với hỉ, hiện diện khi có những đối tượng hoàn toàn đáng ưa khởi lên, và có hai vị trí trong lộ trình tâm: khởi lên ở năm căn môn (ngũ môn hướng tâm) gọi là tâm suy đạt (santirana), khởi cuối tốc hành tâm gọi là đồng sở duyên (tad-àrammana). Tâm kia (41) tương ưng với xả vì nó hiện diện khi có những đối tượng khả ý và trung tính khởi lên, và có năm vị trí: ở tâm suy đạt, đồng sở duyên, kiết sanh, hữu phần và tử tâm.
99. Tám tâm dị thục vô nhân nói trên thuộc hai loại, tùy đối tượng bất biến hay hằng biến. Nó thuộc ba loại nếu xếp theo thân lạc, tâm hỉ, và xả. Năm tâm từ số (34) đến (38) mỗi thứ có một đối tượng bất biến. Những tâm khác, từ (39) đến (41), thì có một đối tượng hằng biến, vì ý giới (39) sinh khởi tương ưng với cả năm đối tượng (sắc, vv.) và hai ý thức giới (40), (41), có hai vị trí như đã nói trên, tương ưng với hỉ và xả.
Như vậy, tâm thiện dị thục vô nhân có tám loại.
100. Thiện dị thục hữu nhân:
(42) đến (49) là những tâm tương ưng vô tham vô sân vô si làm nhân cho quả dị thục. Nó thuộc tám loại vì xếp theo hỉ, xả, trí và nhắc bảo, y như thiện tâm dục giới (1) đến (8). Nhưng nó không khởi tương ưng sáu đối tượng (sáu đối tượng được xếp loại thành hữu hạn, vv. quá khứ, vv.nội, vv.-Pm.474) qua sự bố thí, vv. như thiện tâm, vì nó chỉ khởi lên tương ưng với sáu đối tượng được gồm trong những tâm hữu hạn, như kiết sanh, hữu phần, tử tâm và đồng sở duyên tâm. Nhưng những tâm cần nhắc bảo và không cần nhắc bảo ở đây là do nguồn gốc nó từ đâu đến.
[Chú thích: “nguồn gốc nó từ đâu đến” có nghĩa là nguồn gốc và điều kiện của nó. Theo quan điểm vài vị thầy, thì quả dị thục của thiện không cần nhắc bảo là không cần nhắc bảo, còn dị thục của cần nhắc bảo là có cần nhắc bảo. Như sự di động của cái bóng phản chiếu trong gương khi mặt di động, nên nói “do nguồn gốc từ đâu đến”.Nhưng theo quan điểm vài vị khác, thì tâm không cần nhắc bảo khởi lên khi có nghiệp cường thịnh làm duyên, và tâm cần nhắc bảo là do nghiệp yếu kém, nên nói là “do điều kiện của nó”. — Pm. 474]
Và trong khi không có sự dị biệt nào trong những trạng thái tương ưng, “dị thục” cần hiểu là thụ động, như ảnh trong gương, còn “thiện” là chủ động, như cái mặt.
101. Bất thiện dị thục chỉ có vô nhân mà thôi, gồm bảy loại:
(50) nhãn thức
(51)-(54) nhĩ, tỉ, thiệt thân thức.
(55) ý giới với nhiệm vụ tiếp thọ
(56) ý thức giới với nhiệm vụ suy đạt, vv. và có năm vị trí. Về đặc tính, vv. tương tự thiện dị thục vô nhân, (34-41).
102. Nhưng thiện dị thục thì chỉ có những đối tượng khả ý hoặc khả ý trung tính mà thôi, trong khi bất thiện dị thục chỉ có những đối tượng bất khả ý hoặc bất khả ý trungtính mà thôi. Thiện dị thục thì có ba loại, được xếp theo xả, thân lạc và tâm hỉ, còn bất thiện dị thục thì có hai loại, xếp theo thân khổ và xả. Vì ở đây chỉ có thân thức là câu hữu với thân khổ, những thức khác câu hữu với xả. Và xả trong những thức này thấp kém, không sắc mạnh như khổ, trong khi ở thiện dị thục, xả cao độ hơn và không sắc mạnh như lạc.
Như vậy, với bảy loại bất thiện dị thục này và 16 thiện dị thục trước, tâm dị thục dục giới có 23 loại.
103. Tâm sắc giới thuộc năm loại;
(57)-(61) giống như tâm thiền (9-13), nhưng thiền phát khởi ở một lộ trình tâm với những tốc hành tâm kể như sự chứng thiền, trong khi tâm này khởi lên ở một hiện hữu trong sắc giới kể như kiết sanh, hữu phần và tử tâm.
104. Và cũng như tâm sắc giới giống như thiền tâm thuộc giới ấy, tâm vô sắc giới cũng có bốn:
(62)-(65) là tâm thuộc về không vô biên xứ, vv. như (14-17). Sự sanh khởi của nó cũng được xếp loại như đã nói về tâm sắc giới.
105. Tâm dị thục siêu thế có bốn:
(66-69), đó là quả của những tâm tương ưng bốn đạo lộ, (18-21). Nó sanh khởi theo hai cách, kể như quả trong tâm lộ trình thuộc đạo, và kể như sự chứng quả (sẽ đề cập ở Ch. 22). Như vậy, tâm dị thục trong cả bốn phạm vi gồm có 36 loại.
106. Duy tác tâm thuộc ba loại theo cõi: dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Dục giới gồm hai loại, vô nhân và hữu nhân. Vô nhân là tâm không có vô tham, vv. làm nhân cho quả dị thục. Có hai loại là ý giới và ý thức giới.
107.
(70) Ý giới có đặc tính làm tiền đạo cho nhãn thức, vv. và nhận biết các đối tượng sắc thanh vv. Nhiệm vụ nó là hướng tâm đến sắc pháp, vv. Nó được biểu hiện là sự chạm xúc với các đối tượng ấy. Nhân gần của nó là sự gián đoạn dòng hữu phần tương tục. Nó chỉ tương ưng với xả.
108. Nhưng ý thức giới thì có hai loại, chung và không chung (cộng, bất cộng):
(71) Chung là ý thức giới duy tác vô nhân câu hữu với xả. Nó có đặc tính nhận biết sáu loại đối tượng. Nhiệm vụ nó là xác định ở ngũ môn và hướng tâm ở ý môn. Nó được biểu hiện bằng trạng thái xác định và trạng thái hướng tâm ấy. Nhân gần nó là sự ra đi của ý thức giới dị thục vô nhân(40-41) trong trường hợp đầu, hoặc của một trong các loại hữu phần trong trường hợp sau. (72) Không chung là ý thức giới duy tác vô nhân câu hữu với hỉ. Nó có đặc tính nhận biết sáu loại đối tượng. Nhiệm vụ nó là làm phát sinh nụ cười nơi vị La hán về những chuyện không có gì cao siêu. Nó được biểu hiện bằng trạng thái tương ưng với nhiệm vụ ấy. Nhân gần nó là tâm cơ.
Vậy, tâm duy tác vô nhân thuộc dục giới có ba loại.
109. Tâm duy tác hữu nhân ở dục giới có tám loại:
(73)-(80): giống như thiện tâm dục giới (1-8) được xếp theo câu hữu với hỉ, vv. Nhưng trong khi thiện tâm chỉ khởi lên ở bậc phàm phu hữu học, thì tâm duy tác hữu nhân chỉ khởi lên nơi vi A-la-hán. Ðó là sự khác biệt.
Như vậy tâm duy tác dục giới có 11 loại.
Tâm duy tác sắc giới có năm loại:
(81)-(85) và vô sắc giới có bốn:
(86)-(89), cả hai loại đều giống thiền tâm sắc giới và vô sắc, nhưng tâm duy tác thì chỉ khởi lên nơi vị A-la-hán.
Tóm lại, tâm duy tác ở cả ba cõi gồm 20 loại.
110. Như thế, 21 loại thiện tâm, 12 bất thiện, 36 dị thục và 20 duy tác cộng thành 89 loại tâm. Tất cả tâm này sanh khởi theo 14 kiểu là: kiết sanh, hữu phần, tác ý (hướng tâm), thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ, tiếp thọ, suy đạt, xác định, tốc hành, đồng sở duyên, và tử tâm.
Mười bốn hình thái khởi tâm
111. Khi chúng sinh được tái sinh ở loài người và chư thiên do ảnh hưởng của tám loại thiện tâm dục giới (1-8), vào lúc ấy tám loại tâm dục giới dị thục hữu nhân (42-49) phát sinh, đồng thời cũng phát sinh ý thức giới vô nhân tương ưng với xả (41), tâm này là quả thiện yếu ớt với hai nhân (nghĩa là chỉ có vô tham vô sân) nơi những người đang đi vào tình trạng những kẻ bán nam bán nữ trong loài người. Như vậy tất cả có chín loại tâm dị thục sanh, kể như kiết sanh và chúng khởi lên với bất cứ gì làm đối tượng trong ba thứ nghiệp, nghiệp tướng hay thú tướng xuất hiện vào lúc chết (xem đoạn 120, Ch. 17).
[Chú thích: Nghiệp là thiện nghiệp tích lũy ở dục giới đã được cơ hội chín mùi, nên nói “xuất hiện”. Nghiệp tướng là của bố thí đã cho, làm duyên cho ý hành vào lúc tích lũy nghiệp. Thú tướng là sắc xứ ở trong cõi (thú) mà người ấy sắp tái sanh vào. — Pm. 477]
112. Khi hữu tình được sanh vào các cõi sắc và vô sắc do ảnh hưởng của thiện tâm thuộc sắc (tức là năm thiền tâm, 9-13) và vô sắc (14-17), vào lúc ấy chín loại tâm dị thục thuộc sắc giới (57-61) và vô sắc giới (62-65) khởi lên kể như kiết sanh, với đối tượng là nghiệp tướng xuất hiện vào lúc chết.
[“Nghiệp tướng” ở đây là như một kasina đất, vv. xuất hiện trong tâm thức người tu thiền biến xứ.]
113. Khi hữu tình tái sanh vào đọa xứ do ảnh hưởng của 12 tâm bất thiện (22-33), thì lúc ấy một loại tâm dị thục bất thiện là ý thức giới vô nhân (56) sanh khởi kể như kiết sanh, lấy đối tượng là một trong ba thứ nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng xuất hiện vào lúc chết.
Trên đây là sự sanh khởi 19 loại tâm dị thục vào lúc kiết sanh, kể như tâm kiết sanh.
114. Khi tâm kiết sanh đã ngưng, thì lúc đó, tiếp theo bất cứ loại kiết sanh nào có thể xảy đến, xuất hiện những loại tâm tương tự, vì là hậu quả của cùng một nghiệp, những tâm này được kể như tâm hữu phần với cùng đối tượng, và lại tiếp theo cùng những loại ấy.
[Chú thích: “Với cùng một đối tượng”: nếu nghiệp là đối tượng của hưũ phần, thì đối tượng là nghiệp ấy, nếu nghiệp tướng hay thú tướng là đối tượng, cũng vậy]
Và bao lâu không có loại tâm nào khác khởi lên ngăn dòng tương tục, thì chúng cứ sanh khởi bất tận trong những thời gian ngủ không mộng mị, vv. như dòng nước ngầm của một con sông. Trên đây là sự sanh khởi của 19 loại tâm hữu phần.
115. Với sự tương tục hữu phần sanh khởi như vậy, khi các căn của hữu tình đã đủ khả năng nắm lấy một đối tượng, thì khi đó, tỉ dụ có một sắc pháp đi vào tầm mắt, tức thì nó sẽ đập vào tịnh sắc của mắt. Lập tức, do ảnh hưởng sự xúc chạm này, sẽ có một xáo trộn trong dòng tương tục hữu phần. Rồi khi hữu phần ngưng, thì ý giới duy tác (70) sanh khởi, lấy chính sắc pháp ấy làm đối tượng, gián đoạn dòng hữu phần và hoàn tất nhiệm vụ tác ý. Trường hợp ở các căn môn khác cũng thế.
116. Khi một đối tượng thuộc bất cứ loại nào trong sáu loại, đi vào ý môn, thì kế tiếp sự xáo trộn hữu phần, ý thức giới duy tác vô nhân (71) khởi lên câu hữu với xả, gián đoạn dòng hữu phần hoàn tất nhiệm vụ tác ý.
Trên đây là sự sanh khởi hai loại tâm duy tác được hiểu là sự tác ý.
117. Kế tiếp sự tác ý, lấy nhãn môn trước, nhãn thức khởi lên hoàn tất nhiệm vụ “thấy” trong nhãn môn, với mắt tịnh sắc làm cơ sở vật lý. Cũng vậy tai, mũi, lưỡi và thân thức sanh, hoàn tất nhiệm vụ nghe, ngửi, vv. ở nhĩ môn, vv. Những loại này bao gồm các tâm thiện dị thục (34-38) tương ưng với các cảnh khả ý và khả ý trung tính, cùng những bất thiện dị thục (50-54) tương ưng với các cảnh bất khả ý và bất khả ý trung tính. Ðấy là sự sanh khởi mười loại tâm dị thục thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ.
118. Do câu “Sau khi nhãn thức khởi và diệt, liền đó khởilên ý thức, ý, tâm… nghĩa là ý giới thích ứng” (Vbh. 88), ý giới tiếp liền sau nhãn thức, vv. tiếp thọ những đối tượng của năm thức trước. Nó được gọi là thiện dị thục ý giới (39) nếu kế tiếp thiện dị thục nhãn thức, và bất thiện dị thục ý giới (55) nếu kế tiếp bất thiện dị thục nhãn thức, vv.
Trên đây là sự sanh khởi hai loại dị thục tâm kể như tiếp thọ tâm.
119. Do câu “Sau khi ý giới khởi và diệt, kế tiếp lại khởi lên ý thức, ý, tâm… tức là ý thức giới thích ứng (Vbh. 89)”, khi ấy ý thức giới dị thục vô nhân khởi lên, suy đạt cái đối tượng đã được ý giới tiếp thọ. Nếu nó tiếp theo sau dị thục ý giới bất thiện (55) thì nó là dị thục ý thức giới bất thiện (56), và khi nó tiếp theo thiện dị thục ý giới (39) thì nó là thiện dị thục ý thức giới câu hữu với hỉ (40) nếu đối tượng là khả ý, hoặc nó là thiện di thục ý thức giới câu hữu với xả (41) nếu đối tượng là khả ý trung tính. Ðấy là sự sanh khởi ba loại tâm dị thục được hiểu là suy đạt tâm.