210. Tưởng, hành, thức tương ưng với loại cảm thọ nào, cần được hiểu như trên.
Những Loại Trí Về Năm Uẩn
Lại nữa trí về năm uẩn được xếp loại như sau: theo thứ tự, theo phân biệt, theo sự không ít hơn không nhiều hơn, theo ví dụ, theo hai lối nhìn, và theo lợi ích của lối nhìn ấy.
211. Trước hết về thứ tự, có nhiều loại là thứ tự sanh khởi, thứ tự từ bỏ, thứ tự tu tập, thứ tự cảnh giới, thứ tự giáo lý.
Theo kinh Tương ưng (S. i, 206): “Trước hết là bào thai trong giai đoạn đầu, kế đến là bào thai giai đoạn hai” là thứ tự sanh khởi. “Các pháp được từ bỏ do thấy, các pháp được từ bỏ do tu tập” (Dhs. 1) là thứ tự từ bỏ. “thanh tịnh giới, thanh tịnh tâm“(M. i, 148) vv. là thứ tự tu tập. “Dục giới, sắc giới… “là thứ tự cảnh giới. “Bốn niệm xứ, bốn chánh cần, “vv. hay câu chuyện về thí, giới” vv. là thứ tự giáo lý.
212. Trong những thứ trên, thứ tự sanh khởi không được áp dụng ở đây, vì các uẩn không sanh khởi theo thứ tự như chúng được đề cập trong trường hợp bào thai vào thời kỳ đầu vv, thứ tự từ bỏ cũng không áp dụng, vì thiện và bất định không cần từ bỏ, thứ tự tu tập cũng không áp dụng, vì cái gì bất thiện không cần tu tập làm gì, thứ tự cảnh giới cũng không áp dụng vì thọ tưởng hành thức được bao hàm trong cả bốn cảnh giới.
213. Nhưng thứ tự giáo lý có thể áp dụng, vì có những người trong khi có thể được giáo huấn, lại bị rơi vào chấp ngã trong năm uẩn vì không phân tích chúng. Ðức Thế Tôn muốn giải tỏa họ khỏi chấp trước bằng cách cho họ thấy làm thế nào để phân chẻ cái toàn khối có vẻ chắc chắn đó tức năm uẩn. Vì muốn chúng được an lạc, trước hết để giúp chúng dễ hiểu, ngài dạy sắc uẩn, cái phần thô, vì đó là đối tượng của mắt, vv. rồi kế tiếp dạy thọ uẩn, cái cảm nhận được sắc là đáng ưa hay không đáng ưa, kế đó là tưởng, cái hiểu được những khía cạnh cúa đối tượng cảm thọ, vì “cái gì ta cảm thọ, cái đó ta tưởng”(M. i, 293), kế đó là hành, cái tạo tác một cách có ý chí nhờ phương tiện tưởng, và cuối cùng dạy thức, điểm tựa cho thọ, tưởng, hành. Thức này dẫn đầu th?, tưởng, hành: “Các pháp lấy tâm làm chủ” (Dh. 1). Ðây trước hết la sự trình bày về thứ tự.
214. Về phân biệt: giữa uẩn và thủ uẩn. Nhưng giữa uẩn và thủ uẩn khác nhau chỗ nào? Trước hết, uẩn được nói lên không phân biệt. Thủ uẩn là nói để phân biệt ra những uẩn bị chấp thủ và còn lậu hoặc. Như kinh nói:”Này các tỷ kheo, ta sẽ dạy các ông năm uẩn và năm thủ uẩn. Hãy nghe kỹ… Này các tỷ kheo, gì là năm uẩn? Phàm có sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại… xa gần, đó là sắc uẩn.Phàm có thọ gì… phàm có tưởng gì… thức gì… xa hay gần, đó là thức uẩn. Gì là năm thủ uẩn? Phàm sắc nào, … xa hay gần, mà có lậu hoặc, bị chấp thủ, đây là sắc thủ uẩn. Phàm thọ nào, tưởng nào, hành thức nào… xa hay gần, mà còn lậu hoặc, bị chấp thủ, đấy gọi là thức thủ uẩn. Ðây, này các tỷ kheo, gọi là năm uẩn bị chấp thủ, hay năm thủ uẩn.” (S. iii, 47)
215. Nhưng trong khi thọ tưởng hành thức có thể là đã giải thoát khỏi lậu hoặc hay còn bị chi phối, thì sắc không vậy. Nhìn tổng quát thì sắc chỉ là “uẩn” nhưng vì nó kể như một uẩn làm đối tượng cho chấp thủ, thì nó còn được gọi là “thủ uẩn”. Thọ tưởng hành thức chỉ được kể là “uẩn” đơn thuần, khi chúng không còn bị lậu hoặc chi phối. Chúng được kể vào những “thủ uẩn” khi còn lậu hoặc, và ở đây danh từ “thủ uẩn” cần được hiểu là uẩn làm điểm tựa cho chấp thủ. Nhưng ở đây, tất cả gồm chung đều gọi là uẩn.
216. Về sự không ít hơn không nhiều hơn . Nhưng sao Ðức Thế Tôn nói chỉ có năm uẩn? Một là vì tất cả pháp hữu vi tương tự đều bao hàm trong đó. Hai vì đó là giới hạn rộng nhất làm căn cứ cho sự chấp ngã và những gì thuộc ngã. Ba là vì chúng bao gồm tất cả những thứ nhóm khác.
217. Khi nhiều loại pháp hữu vi được nhóm lại với nhau theo tính tương đồng, thì sắc lập thành một uẩn theo tính cách giống nhau ở khía cạnh vật chất, thọ hợp thành một uẩn do giống nhau về phương diện cảm thọ, các uẩn khác cũng vậy.
218. Và đây là giới hạn cùng tột kể như căn cứ cho sự chấp ngã và ngã sở, tức năm uẩn . Vì Kinh nói: “Này các tỷ kheo, khi sắc hiện hữu, thì do chấp thủ sắc, cố chấp vào sắc, nên tà kiến này khởi lên: Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi.” (S.iii, 181) Vậy uẩn được nói là gồm năm, vì đó là giới hạn rộng nhất làm căn cứ cho sự chấp thủ bản ngã và những gì thuộc ngã.
219. Lại nữa vì năm uẩn giới định tuệ giải thoát và giải thoát tri kiến nằm trong hành uẩn, nên năm uẩn này được kể là bao hàm các loại khác. Trên đây là trình bày tại sao chỉ có năm uẩn, không thêm bớt.
220. Về ví dụ, thì sắc thủ uẩn ví như cài phòng bệnh, vì nó là chỗ ở, là căn cứ vật lý, là cửa ngỏ và đối tượng của người bệnh, tức thức thủ uẩn. Thọ thủ uẩn ví như cơn bệnh vì nó đem lại đau khổ. Tưởng thủ uẩn ví như sự khiêu khích của cơn bệnh vì nó làm sanh khởi cảm thọ tương ưng với tham, vv. do tưởng về sắc dục vv. Hành thủ uẩn ví như sự dùng những thứ không thích hợp, vì nó là nguồn gốc của cản thọ tức cơn bệnh, vì kinh nói: “Cảm thọ là pháp hữu vi, chính vì chúng tạo tác.” (S. iii, 87) Và “Do bất thiện nghiệp đã được tạo và tích lũy mà dị thục thân thức khởi thù tuốt gươm thì không lo ngại về năm uẩn, thấy chúng như bọt, bóng, ảo tượng, cây chuối, huyễn sự thì không như kẻ đối với vật không thực chất cho là có thực chất.
226. Người thấy nội sắc là bất tịnh thì hiểu rõ về thức ăn đoàn thực (vật chất). Người ấy từ bỏ cái thấy sai lầm là bất tịnh thấy tịnh, vượt qua dục bộc lưu, thoát khỏi dục kiết sử, ra khỏi dục lậu, bẽ gãy hệ lụy của dục tham, không rơi vào dục thủ (tức một trong bốn thủ).
227. Một người thấy thọ là khổ, thì hiểu rõ xúc thực. Người ấy từ bỏ cái thấy sai lầm là trong khổ thấy vui. Người ấy vượt hữu bộc lưu, thoát hữu kiết sử, ra khỏi hữu lậu, bẽ gãy thân hệ phược là sân nhuế. Người ấy không rơi vào giới cấm thủ (không bám vào lễ lạc)
228. Một người thấy tưởng, hành là vô ngã thì hiểu rõ tư niệm thực. Người ấy từ bỏ tà kiến trong phi ngã thấy ngã. Người ấy vượt bộc lưu kiến chấp, thoát khỏi kiết sử tà kiến, bẽ gãy trói buộc của sự cố chấp “đây là chân lý duy nhất”. Người ấy không rơi vào ngã luận thủ.
229. Một người thấy thức là vô thường, thì hiểu rõ thức thực. Người ấy từ bỏ tà kiến thấy thường trong vô thường, vượt bộc lưu vô minh, thoát kiết sử vô minh, giải thoát vô minh lậu, bẽ gãy hệ phược của sự bám vào lễ nghi tế tự. Người ấy không chấp thủ tà kiến, thoát khỏi kiến thủ.
230.
Vì những lợi lạc ấy
Khi thấy năm uẩn là sát nhân, vv.
Do đó người có trí
Nên quán sát như vậy., được soạn thảo vì mục đích làm cho người lành được hoan hỉ.http://www.tangthuphathoc.net/phapluan/thanhtinhdao-14.htm
Chương XIV này “Mô tả các uẩn”, trong Luận về tu tập Tuệ