Thanh Tịnh Đạo – Chương XVII

130. Về 19 tâm còn lại, không tâm nào là không khởi lên như một kiết sanh tương ưng với nó, (xem đ. 133). Nhưng trong quá trình một đời, thì ý thức giới thiệu và bất thiện dị thục vô nhân hai thứ, khởi lên hoàn tất bốn nhiệm vụ: suy đạt ở ngũ môn, tiếp theo thiện và bất thiện dục ý giới, đồng sở duyên ở sáu môn như đã nói, nhiệm vụ hữu phần tiếp theo kiết sanh do chính chúng đem lại, khi không có tâm nào khởi lên gián đoạn hữu phần, và cuối cùng là nhiệm vụ tử tâm ở cuối quá trình hiện hữu. Như vậy, hai tâm này (ý thức giới dị thục vô nhân thiện, bất thiện) không thay đổi về phương diện có một tâm cơ, và khả biến về cửa căn, đối tượng, vị trí và nhiệm vụ.

131. Tám tâm dục giới thiện dị thục hữu nhân (42-49) sinh khởi làm ba nhiệm vụ đồng sở duyên ở sáu môn, hữu phần sau kiết sanh do chính chúng đem lại, khi không có sự sanh tâm nào làm gián đoạn dòng hữu phần, và cuối cùng là nhiệm vụ tử tâm. Chúng không đổi về phương diện tâm cơ và thay đổi về đối tượng, môn, vị trí và nhiệm vụ.

132. Năm tâm sắc giới dị thục (57-61) và bốn tâm vô sắc dị thục (62-65) sanh khởi với hai nhiệm vụ là hữu phần tiếp sau kiết sanh do chính chúng đem lại, nếu không có sự gián đoạn hữu phần, và tử tâm ở cuối đời. Những tâm sắc giới bất biến về tâm cơ, đối tượng, nhưng thay đổi về vị trí, nhiệm vụ. Những tâm vô sắc giới thì sanh khởi không cần tâm cơ, không thay đổi về đối tượng, có thay đổi về vị trí nhiệm vụ.

Ðấy là 32 dị thục tâm sanh khởi trong quá trình một dòng hiện hữu có hành làm duyên. Và trong quá trình này, những loại hành làm điều kiện nghiệp duyên và thân y duyên cho những dị thục tâm ấy.

b) Vào Giai Ðoạn Kiết Sanh

133. Câu nói trên đây “Về 19 tâm còn lại, không có tâm nào sanh mà không là kiết sanh thích ứng” ở đoạn 130 cần giải thích chi tiết như sau, với các vấn đề:

– Có Bao Nhiêu Loại Kiết Sanh? Có Bao Nhiêu Loại Kiết Sanh Tâm? Kiết Sanh Sẩy Ra Ở Ðâu, Cách Nào? Kiết Sanh Tâm Lấy Gì Làm Ðối Tượng?

Trả lời như sau:

134. Kể cả kiết sanh của những chúng sinh phi tưởng, có 20 loại kiết sanh.

Có 19 loại tâm kiết sanh như đã tả.

Kiết sanh với ý thức giới bất thiện, dị thục vô nhân xảy ra ở các đọa xứ. Kiết sanh với thiện dị thục (41) xảy ra ở cõi người, nơi những kẻ sanh manh, sinh ra đã mù, hoặc điếc, điên, ngớ ngẩn không có nam căn hoặc nữ căn. Kiết sanh với thiện tâm dục giới hữu phần (42-49) xảy ra ở các loài chư thiên dục giới và người có phước đức. Kiết sanh với năm dị thục sắc giới (57-61)

Xảy ra ở sắc giới Phạm thiên. Kiết sanh với bốn sắc (62-65) xảy ra ở vô sắc giới. Như vậy kiết sanh phù hợp với nhân duyên của nó. Nói vắn tắt, thì kiết sanh thức có ba loại đối tượng là quá khứ, hiện tai và không thể xếp loại theo thời gian. Kiết sanh của loài phi tưởng không có đối tuợng.

135. Trong thức vô biên xứ và phi tưởng phí phi tưởng xứ, đối tượng của kiết sanh là quá khứ. Ðối tượng của 10 loại kiết sanh dục giới là quá khứ hoặc hiện tại. Ðối tượng của các kiết sanh còn lại là không thể phân loại. Nhưng trong khi kiết sanh thức khởi lên với ba loại đối tượng như thế, thì tử tâm mà kế đó kiết sanh khởi lên, chỉ có một đối tượng hoặc quá khứ hoặc không thể phân loại, vì không có tử tâm với một đối tượng hiện tại. Do vậy, cần thiết nó khởi như thế nào trong thiện thú và ác thú như sau.

136. [Từ Thiện Thú Ðến Ác Thú] Ví dụ một người đang ở trong một thiện thú mà làm ác, khi đang nằm chờ chết, các ác nghiệp của nó tích lũy, hoặc tướng acnh ấy xuất hiện ở ý môn, như kinh nói: “Khi ấy những ác nghiệp mà nó đã làm trong quá khứ… bao bọc lấy nó.” (M. iii, 164). Tiếp theo nghiệp hay nghiệp tướng ấy, lộ trình tâm khởi lên gồm những tốc hành tâm kết thúc bằng tâm đồng sở duyên, và kế đến tử tâm khởi lên lấy đối tượng hữu phần làm đối tượng của nó… Khi tử tâm chấm dứt, kiết sanh thức sanh khởi, tùy thuộc vào tướng hay nghiệp tướng nào đã đi vào chú ý của nó. Và khi kiết sanh thức khởi lên như vậy, nó đã ở vào ác thu, bị đẩy tới đó do sức mạnh của những ô nhiễm phiền não chưa được đoạn trừ. Ðấy là loại kiết sanh có một đối tượng quá khứ, kế tiếp tử tâm với một đối tượng quá khứ.

137. Trường hợp một người khác, do nghiệp thuộc loại đã tà, vào lúc chết ở ý môn xuất hiện tướng của ác thú như lửa địa ngục v.v… Sau khi hữu phần khởi và diệt hai lần, có ba loại tâm trong lộ trình sanh khởi tùy thuộc đối tượng ấy, một loại là tam tác ý, chỉ có năm tốc hành tâm vì chậm lại lúc gần cyết, và hai loại đồng sở duyên. Sau đó, một tử tâm khởi lên lất đối tượng hữu phần làm đối tượng. Ở điểm này, mười một sát-na tâm đã trôi qua. Kế tiếp, kiết sanh thức sanh khởi có cùng một đối tượng ấy, đối tượng có một đời sống là năm sát-na tâm còn lại. Ðấy là loại kiết sanh có một đối tượng hiện tại và xuất hiện sau khi chết, kế tiếp tử tâm với một đối tượng quá khứ.

138. Trong trường hợp một người khác nữa, vào lúc sắp chết xuất hiện ở một trong năm của căn, một đối tượng hạ liệt làm nhân cho tham, v.v… Khi một lộ trình tâm từ tác ý cho đến xác định đã tuần tự khởi lên, có 5 tốc hành tâm sanh khởi do sự chậm lại lúc gần chết, và hai tâm đồng sở duyên. Sau đó, một từ tâm lấy đối tượng hữu phần làm đối tượng. Ở điểm này, 15 tâm sát-na đã trôi qua, đó là: 2 hữu phần, 1 tác ý, 1 thấy, 1 tiếp thọ, 1 suy đạt, 1 xác định, 5 tốc hành, 2 đồng sở duyên, và 1 tử tâm. Rồi kiết sanh thức khởi lên, có cùng đối tượng với đối tượng có đời sống dài 1 sát-na tâm còn lại. Thức này cũng thuộc loại kiết sanh có một đối tượng hiện tại, xảy đến tiếp tử tâm với một đối tượng quá khứ.

Trên đây là cách kiết sanh vào một ác thú, với đối tượng quá khứ và hiện tại, xảy ra kế tử tâm tại một thiện thú, với một đối tượng quá khứ.

139. [Từ Ác Thú đến Thiện Thú] Trong trường hợp mọi người ở hoàn cảnh xấu nhưng đã tích lũy nhưng nghiệp không lầm lỗi, thì thiện nghiệp của người ấy đã tích lũy, hoặc tướng của thiện nghiệp xuất hiện ở ý môn… tất cả cần được hiểu tương tự như trên, thay khía cạnh đen tối bằng sáng sủa.

Trên đây là cách kiết sanh xảy đến trong một thiện thú với đối tượng quá khứù và hiện tại, kế tiếp tử tâm trong một ác thú, với một đối tượng quá khứ.

140. [Từ Thiện Thú Ðến Thiện Thú] Trong trường hợp một kẻ đang ở cốt tốt đã tích lũy nghiệp không lỗi lầm, khi y đang nằm chờ chết, thiện nghiệp tích lũy hay tướng của nghiệp hiện ra ở ý môn, như kinh nói: “Khi ấy các nghiệp lành nó đã làm trong quá khứ… . vây phủ ấy nó,” v.v… Và điều này chỉ áp dụng trong trường hợp một người tích lũy thiện nghiệp dục giới, còn nếu một người đã tích lũy nghiệp thuộc các cõi cao, thì chỉ có nghiệp tướng xuất hiện ở ý môn. Rồi, kế tiếp lộ trình chỉ gồm những tốc hành, tử tâm khởi lên có đối tượng là đối tượng của hữu phần tâm kết thúc bằng đồng sở duyên, hoặc lộ trình chỉ gồm những tốc hành, tử tâm khởi lên có đối tượng là đối tượng của hữu phần tùy thuộc vào nghiệp hay nghiệp tướng đã xuất hiện. Khi nó đã diệt, kiết sanh thức khởi lên, y cứ nghiệp hay nghiệp tướng ấy, và trú trong cõi lành, vì đuợc dẫn dắt đến đấy bởi mãnh lực cũa những cấu uế chưa trừ đoạn. Ðây là loại kiết sanh có một đối tượng quá khứ hoặc không thể phân loại, xảy ra kế tiếp tử tâm với một đối tượng quá khứ.

141. Trong trường hợp một người khác, do nghiệp không lỗi ở dục giới, vào lúc lâm chung, xuất hiện ỏ ý môn tướng của một thiện thú, như tướng của mẫu thai trong loài người, hay lạc viên, cung trời nêu là thiên giới. Kiết sanh thức của người ấy khởi lên kế tiếp tử tâm theo thứ tự đã nói ở phần ác thú. Ðây là loại kiết sanh có một đối tượng hiện tại, xảy đến sau tử tâm với một đối tượng quá khứ.

142. Trong trường hợp một nghiệp khác, những quyến thuộc đưa đến trước nó những vật thuộc sắc pháp như hoa, tràng hoa, cờ lọng… . và bảo: “Cái này sẽ đem dâng cúng Ðức Thế Tôn nhân danh người, hãy an tâm”; hoặc một đối tượng thuộc âm thanh như nói Pháp, diễn tấu âm nhạc, hoặc hương, hoặc vị và nói như trên. Khi đối tượng đã đi vào sự chú ý của người sắp chết, và các tâm tuần tự khởi lên kết thúc bằng xác định tâm, thì kế tiếp là 5 tốc hành tâm sanh khởi do chậm lại lúc gần chết, và 2 đồng sở duyên, rồi 1 tốc hành tử tâm, lấy đối tượng của hữu phần làm đối tượng. Ở cuối tử tâm, kiết sanh thức khởi lên, có cùng đối tượng kéo dài 1 sát-na ấy của tử tâm. Ðây cũng là loại kiết sanh với 1 đối tượng hiện tại, xảy đến sau tử tâm với một đối tượng quá khứ.

143. Trong trường hợp một kẻ khác đang ở thiện thú và đã đạt đến đại hành tâm do tu thiền kasina Ðất, v.v… thì lúc lâm chung, xuất hiện ở ý môn, thiện nghiệp dục giới, hoặc nghiệp tướng, hoặc thú tướng hoặc tướng về kasina đất, v.v… hoặc đại hành tâm, hoặc một đối tượng thù thắng của mắt hay tai làm nhân cho thiện tái sanh. Khi các tâm kết thúc bằng xác định tâm, tuần tự khởi lên, có 5 tốc hành sanh khởi do sự chậm lại khi gần chết. Nhưng ở những người thuộc vào một sanh thú cao siêu, thì không có tâm đồng sở duyên. Bởi thế chỉ một tử tâm duy nhất khởi lên tiếp sau tốc hành tâm, lấy đối tượng hữu phần làm đối tượng. Cuối tử tâm ấy, kiết sanh thức khởi lên, trú trong một thiện thú thuộc dục giới hay cõi cao, thức này có đối tượng là một trong những vật đã xuất hiện theo cách đã nói. Ðấy là loại kiết sanh có một đối tượng quá khứ, hiện tại hoặc không thể phân loại, tiếp sau tử tâm, tại một thiện thú, với một đối tượng không thể phân loại (là quá khứ hay hiện tại, v.v… ).

144. Kiết sanh kế tiếp sự chết ở vô sáùc giới cần được hiểu tương tự như trên.

Trên đây đã nói về kiết sanh khởi lên như thế nào, với một đối tượng quá khứ, hiện tại hay không thể phân loại, kế tiếp sau tử tâm ở một thiện thú, với một đối tượng quá khứ hoặc không thể xếp loại.

145. [Từ Ác Thú Ðến Ác Thú] Với trường hợp một nghiệp đang ở cõi xấu và lại làm ác, thì nghiệp hoặc nghiệp tướng hoặc thú tướng (nghiệp là thói quen thường làm về thán lời ý, nghiệp tướng là hình ảnh thuộc thói quen ấy, nhưng nghiệp đồ tể thấy chậu máu và con dao, thú tướng là hình ảnh cõi dữ mà người ấy sẽ tái sanh vào. — Chú thích của N.D). xuất hiện ở ý môn, hoặc ngũ môn, đối tượng này là nhân cho sự tái sanh bấát thiện. Khi ấy kiết sanh thức khởi lên tuần tự, ở cuối tử tâm, và kiết sanh ấy khởi lên tại một cõi dữ, với một trong những đối tượng nói trên.

Trên đây là nói kiết sanh thức khởi như thế nào với một đối tượng quá khứ hay hiện tại, tiếp theo sau tử tâm, tại một ác thú, với một đối tượng quá khứ.

Thế Nào Hành (Nghiệp) Là Một Duyên?

Cho đến đây, chúng ta đã nêu rỏ sự sanh khởi của 19 thứ kiết sanh thức. Còn có thể phân loại 19 thứ này nhiều cách nữa, như sẽ nói sau đây:

146. (bài kệ)

Trong khi khởi lên ở kiết sanh như vậy,
nó còn thuộc hai loại
do nghiệp, có lẫn lộn hay không.
Và còn được phân nhiều loại nữa.

147. Khi 19 nghiệp dị thục sanh khởi ở giai đoạn kiết sanh như vậy, nó sanh khởi nhờ nghiệp theo hai cách: vì nghiệp là duyên cho nó, tác động từ m?t thời khác, nên gọi là nghiệp duyên, và nghiệp cũng là thân y duyên cho nó, như kinh dạy: “Thiện và bất thiện nghiệp là một duyên, kể như thân y, cho quả sanh từ nó.” (Ptn1, 167).

148. Khi sanh khởi như vậy, kiết sanh còn được phân biệt thành có lẫn hoặc không lẫn, và nhiều cách phân loại nữa. Ví dụ: Mặc dù loại tâm này chỉ khởi theo một cách là kiết sanh, song nó có hai, là lẫn hay không lẫn với sắc pháp; nó có ba khi chia thành dục, sắc hay vô sắc hữu, có 4 khi chia thành bốn loài sanh là trứng, thai, thấp, hóa sanh, có 5 khi kể 5 sanh thú (người, tu la, địa ngục, quỷ, súc), có 7 theo thức trú và có 8 theo hữu tình cư.

149.

Loại có lẫn gồm hai,
là có giống và không giống.
Có giống cũng gồm hai.
Loại một có những thập pháp ít nhất là ba và hai.

150. “Loại có lẫn gồm hai, là có giống và không giống”: Kiết sanh thức ấy, người vô sắc hữu, thì sanh khởi lẫn với sắc pháp (vật chất) và được chia thành “có giống” và “không giống”, vì ở sắc giới thì không có nam. Nữ, còn ở cõi dục để ra ngoài những kẻ sanh ra đã không có nam căn thì kiết sanh khởi lên gồm hai tánh nam, nữ. “Có giống cũng gồm hai” là kiết sanh khởi lên tương ưng với hoặc nữ hoặc nam tánh”.

151. “Loại một có những thập pháp ít nhất là ba hoặc hai’: Cùng với kiết sanh thức có lẫn sắc pháp và được kể đến đầu tiên, khởi lên ít nhất hai thập pháp (xem Chương XVIII, đoạn 5) sắc căn và thân thập pháp, hoặc ba thập pháp là sắc căn, thân và tánh thập pháp. Không có sự giảm thiểu sắc pháp ở dưới mức này.

152. Nhưng khi lượng tối thiểu ấy sanh khởi trong hai loại sanh là trứng và thai, thì nó không lớn hơn một giọt sữa đông nằm trên sợi lông tơ của con vật mới sinh, và nó được xem là “bào thai ở giai đoạn đầu”. (S. i, 206).

153. Các loài xuất hiện như thế nào, có thể hiểu theo loại cõi. Về các loại ấy thì:

Trứng, thai, thấp ba loài
Không có trong địa ngục hay chư thiên.
trừ những địa tiên; cả bốn loài
đều được tìm thấy trong người, quỷ, súc.

154. Trong địa ngục và ở chư thiên, trừ các địa tiên, và ở các ngạ quỷ khát cháy cổ cũng thế, ba loài noãn, thai, thấp không hiện hữu, vì chư thiện, địa ngục, ngạ quỷ chỉ là hóa sanh. Nhưng trong ba sanh thú (cõi) còn lại là súc sinh, phi nhân (tu la) và người, và trong loài địa tiên nói trên, thì có đủ cả bốn sanh loài.

155.

Chư thiên sắc giới có 29 sắc pháp.
Loài hóa sanh và thấp sanh
Có nhiều nhất là bảy mươi.
Và ít nhất là ba mươi sắc pháp.

156. Trước hết, trong người Phạm thiên sắc giới, thuộc loài hóa sanh, thì cùng với kiết sanh thức, khởi lên 39 pháp với bốn nhóm là ba thập mắt, tai, sắc, căn và mạng cửu pháp. Ngoài Phạm thiên sắc giới, thì trong các loài hóa sanh và thấp sanh, có 70 sắc pháp là nhiều nhất, đó là các thập pháp mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, sắc căn và tánh thập pháp. Những thứ này luôn luôn phải được tìm thấy trong chư thiên thuộc dục giới. Nhóm sắc pháp gồm 10 yếu tố vật chất là màu, mùi, vị, thực tố (dưỡng chất), bốn dại chủng, mắt tịnh sắc và mạng căn, làm nên thập pháp của mắt. Các thập pháp vật lý khác cần được hiểu tương tự.

157. Nơi những người sinh ra đã mù, điếc, không mũi, không tánh, cũng có ít nhất 30 sắc pháp khởi lên, là thập pháp lưỡi, thân và sắc căn. Giữa nhiều nhất và ít nhất, số phận cao thấp cần được hiểu theo đấy.

158.

Lại nữa, sau khi biết điều này,
Ta cần xét đến (cặp) sanh và tử.
Theo uẩn, đối tượng nguyên nhân, sanh thú, cảm thọ.
Hỉ lạc, và tư duy tầm, tứ.
Phân biệt chúng bằng sự giống và khác nhau.

159. Ý nghĩa như sau: Có kiết sanh gồm hai loại là có lẫn và không lẫn với sắc pháp. Và có tử tâm ngay trước kiết sanh. Sự khác nhau, giống nhau giữa hai thứ ấy cần được biết, về các khía cạnh như uẩn, đối tượng, v.v… Như thế nào?

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.