120. Thay vì nghĩ: “Vị ấy không thèm ăn đồ khất thực do ta mang về” Tôn giả Mục Kiền Liên cầm bát cháo lật úp lại. Khi cháo đổ ra trên đất, cơn đau của Tôn giả Xá Lợi Phất tan biến, và từ đấy suốt đến bốn mươi lăm năm sau, không bao giờ trở lại.
121. Và Tôn giả Xá Lợi Phất bảo bạn: “Hiền giả, dù ruột có lòi ra, kéo lê trên đất, ta cũng không bao giờ nên ăn cháo có được do lời nói ám chỉ”.
122. Bởi thế, trong mọi trường hợp
Người xuất gia vì lòng tin
Hãy thanh tịnh mạng sống
Luôn chân chánh quán sát
Không tìm cầu bất đáng.
123. (d) Trong khi sự thanh tịnh sinh mạng được thực hành nhờ tinh tấn thì giới liên hệ đến bốn vật dụng phải được thực hành bằng trí tuệ, vì chỉ có người trí tuệ mới có thể thấy được những lợi ích và nguy hiểm trong bốn vật dụng. Hãy từ bỏ lòng tham đối với chúng, và giữ giới này bằng cách sử dụng những vật có được bằng cách hợp pháp, thích đáng, sau khi chân chánh giác sát với trí tuệ như đã nói ở trên.
124. Giác sát có hai: trong khi sử dụng và trong khi nhận vật. Sử dụng không lỗi là khi người nhận y v.v.. Quán sát chúng chỉ là bốn đại, đáng nhàm chán, và khi dùng cũng quán sát như vậy.
125. Có bốn cách sử dụng: Dùng như kẻ trộm, dùng như mắc nợ, dùng như hưởng gia tài và dùng như chủ. Một người không giới đức sử dụng bốn vật dụng, ngay cả tới việc ngồi trong hàng tăng chúng gọi là dùng như kẻ trộm. Một người có giới, mà không chân chính giác sát (quán) trong khi dùng, thì gọi là “dùng như mắc nợ”. Bởi thế, y phục phải được giác sát mỗi khi mặc, món ăn khất thực phải được giác sát trong từng miếng ăn. Người nào không làm được như vậy, thì hãy giác sát trước bữa ăn, sau bữa ăn, vào đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm.
Nếu mặt trời mọc mà chưa giác sát, thì vị ấy tự thấy như đã mắc nợ khi sử dụng bốn thứ. Trú xứ cũng cần giác sát mỗi khi dùng. Về dược phẩm trị bệnh, chân chánh giác sát trong cả hai thời, khi nhận và khi dùng, thì tốt. Nhưng khi nhận có giác sát, mà khi dùng không chánh niệm thì lỗi. Nếu khi nhận không có chánh niệm (giác sát) mà khi dùng có, thì không lỗi.
126. Thanh tịnh thuộc bốn loại: nhờ giáo lý, nhờ phòng hộ, nhờ tìm cầu và nhờ giác sát. Giới thuộc phòng hộ của giới bổn là thanh tịnh nhờ giáo lý. Giới thuộc phòng hộ các căn là thanh tịnh nhờ phòng hộ. Giới thuộc thanh tịnh sinh mạng là thanh tịnh nhờ tìm cầu, vì sự tìm cầu được thanh tịnh nơi người từ bỏ tà mạng. Giới thuộc bốn vật dụng là thanh tịnh nhờ giác sát. Do đó, mà trên đây nói, mặc dù khi nhận quên giác sát, mà khi dùng có giác sát thì không lỗi.
127. Sử dụng bốn thứ do bảy bậc Hữu học (bốn đạo, ba quả) gọi chung là “dùng như thừa tự”. Vì họ là những người con của Như lai, họ dùng những vật dụng như thừa hưởng gia tài của cha để lại. Mặc dù do cư sĩ cúng mà thật sự là của Phật, vì nhờ Phật mà họ được phép dùng. “Dùng như chủ” là với những vị đã đoạn trừ hết phiền não, không còn bị dục sai sử.
128. Về các cách dùng nói trên, dùng như chủ và như thừa tự thì ai cũng được phép. Nhưng dùng như mắc nợ thì không được, nói gì đến dùng như kẻ trộm. Nhưng một người có giới hạnh, mà dùng có giác sát, thì không nợ, vì nó trái lại với sự dùng như mắc nợ. Hoặc nó cũng được gồm trong sự “dùng như thừa tự”, bởi vì một người có giới đức cũng được gọi là bực Hữu học, vì có học giới.
129. Cách dùng tốt nhất là dùng như chủ, nên khi một tỷ kheo giữ giới liên hệ bốn vật dụng, vị ấy nên tác ý như vậy, và sử dụng sau khi giác sát như đã nói.
Ðệ tử có trí tuệ
Vâng giữ pháp Thế Tôn
Thường chân chánh giác sát
Rồi mới dùng thức ăn
Trú xứ và sàng toà
Và cả nước giặt y
Như nước đổ lá sen
Tỷ kheo không ô nhiễm
Bởi một vật dụng nào
Như đồ ăn khất thực
Trú xứ và sàng toà
Cùng nước để giặt áo
Vì là sự hỗ trợ
Phải thời từ người khác
Vị ấy vừa biết đủ
Chân chánh giác sát luôn
Trong khi nhai và ăn
Trong khi thưởng thức vị
Xem nó như thứ dầu
Ðắp vết thương lở lói
Như thịt con trên sa mạc
Như dầu mỡ cho trục xe
Tỷ kheo ăn không vọng tưởng
Thức ăn để sống còn”.
130. Liên hệ đến sự viên mãn giới thuộc về bốn vật dụng, có câu chuyện sa di cháu tôn giả Sngharakkhita. Vị này dùng bốn vật cần thiết sau khi giác sát, đã nói:
Thấy tôi thản nhiên ăn
Thầy tôi bèn dạy rằng
Sa di không chế ngự
Thì coi chừng lưỡi bong
Nghe xong những lời Thầy
Tôi tinh cần nhiệt tâm
Trong thời thiền toạ
Ðắc A-la-hán quả
Tâm tư như trăng rằm
Các lậu hoặc đoạn tận
Không còn thọ thân sauBất cứ một người nào
Mong muốn chấm dứt khổ
Thì hãy dùng bốn vật
Sau khi chánh giác sát.
Trên đây nói về gi?i thuộc bốn loại: Giới thuộc sự phòng hộ theo Giới bổn. Giới thuộc sự phòng hộ các căn môn, Giới thuộc sự phòng hộ thanh tịnh sinh mạng, và Giới thuộc bốn vật dụng.
131.
18). Bây giờ, hãy đề cập đến nhóm “năm loại” đầu tiên. Patisambhidà nói:
(a) Gì là giới thanh tịnh một phần? Ðó là học giới của người chưa nhập Tăng chúng.
(b) Gì là giới thanh tịnh hoàn toàn? Là học giới của các vị dã được nhập tăng chúng, đã thọ giới cụ túc.
(c) Gì là giới thanh tịnh đã viên mãn? Là giới của phàm phu hữu dức chuyên hành thiện, đang viên mãn hữu học đạo, không kể sinh mạng vì đã từ bỏ sự bám víu vào đời sống.
(d) Gì là giới thanh tịnh không lệ thuộc? Là giới của thanh văn đệ tử đã đoạn tận lâu hoặc, là giới của các bậc Giác ngộ không tuyên bố lên, giới của các đấng đã viên giác. (Ps. i, -3)
132 (a) Giới của những người chưa được hoàn toàn thâu nhận vào Tăng chúng, gọi là giới thanh tịnh một phần vì nó bị giới hạn bởi con số những học giới: 5, 8 hay 10 giới.
(b) Giới của người đã thọ cụ túc được nói như sau:
Chín ngàn triệu, một năm
Tám mươi triệu, một trăm năm mươi ngàn
Thêm ba mươi sáu, tổng số các học giới
Những giới luật này Thế Tôn giảng
Dưới những đề mục để tuân hành
Bao gồm sự chế ngự theo Giới bổn.
[Con số trên đây tùy koti là bao nhiêu 1. 000. 000, 100. 000 hay 10. 000].
Mặc dù giới được kể bằng con số, song cần hiểu rằng đây là giới thanh tịnh không giới hạn, vì nó được thọ trì không dè dặt, không có những giới hạn như danh xưng, lợi dưỡng, quyến thuộc, thân thể hoặc sinh mạng. Như giới hạnh của Trưởng lão Mahà Tissa Ciragumba.
133. Vị này không bao giờ từ bỏ tư duy sau đây của một thiện nam tử:
“Tài sản nên bỏ để cứu chân tay
Chân tay phải bỏ để cứ mạng sống
Tài sản, chân tay và tánh mạng
Ðều nên bỏ để thực hành Chánh pháp!
134 Giới của phàm phu hữu đức từ khi được thâu nhận vào tăng chúng đã không có một ô nhiễm nào về ý, do tâm hoàn toàn thanh tịnh, giới ấy trở thành nguyên nhân gần nhất cho A-la-hán quả nên được gọi là Giới thanh tịnh viên mãn, như trường hợp hai cậu cháu là Trưởng lão Sangharakkhita (Tăng Hộ) và cháu ngài.
135. Trưởng lão tuổi trên sáu mươi đang nằm đợi chết. Tăng chúng đến hỏi ngài có đắc địa vị siêu thế gì không. Ngài bảo: “Ta không đắc địa vị nào siêu thế hết”. Khi ấy vị tỷ kheo trẻ hầu ngài bảo: “Bạch đại đức, mọi người, vì tưởng ngài đã đắc Niết bàn, nên mới đi hàng chục dặm đường để đến đây. Họ sẽ vô cùng thất vọng, nếu ngài chỉ chết như một phàm phu thường tình “Hiền giả, vì muốn gặp Ðức Thế Tôn Metteyya (Di Lặc), nên ta không nổ lực để đắc tuệ giác. Vậy, bây giờ hiền giả hãy đỡ ta ngồi dậy, may ra có đắc chăng”. Vị tỷ kheo bèn đỡ ngài dậy, rồi đi ra. Khi ông vừa ra khỏi, trưởng lão liền đắc A-la-hán quả, và khảy móng tay ra hiệu Tăng chúng tụ lại, bạch ngài: “Bạch đại đức, ngài đã làm một việc khó, là hoàn thành thánh quả vào lúc lâm chung”. Chư hiền, việc ấy không khó. Nhưng ta sẽ bảo cho chư hiền biết là việc gì khó thật sự. Chư hiền, từ khi xuất gia cho tới ngày nay, ta không thấy có một hành vi nào ta làm mà không ý thức, không có chánh niệm kèm theo”.
Cháu của ngài cũng đắc quả A-la-hán như vậy, vào lúc năm mươi tuổi.
136.
“Nếu một người ít học
Lại không có giới đức
Sẽ bị người chê bai
Vì không học, không hạnh,Nhưng nếu người ít học
Mà biết phòng hộ giới
Thì mọi người khen ngợi
Cũng như người có họcNếu một người học nhiều
Mà không có giới đức
Sẽ bị chê không giới
Như thể người không họcNếu người ấy học nhiều
Lại biết phòng hộ giới
Sẽ được khen cả hai
Về học và về giớiBậc đệ tử đa văn
Giữ giới, có trí tuệ
Như vàng sông Diêm Phù
Ai mà chê trách được?Chư thiên đều ca ngợi
Phạm thiên cũng tán dương (A. ii, 7)