Từ trước đến nay chúng ta tu theo đạo Phật để được giác ngộ, giải thoát, vượt lên sự tầm thường của con người để trở thành các bậc hiền Thánh. Chúng ta không ngờ trong đạo Phật đã có sẵn hệ thống đạo làm người rất lớn và chính nhờ đạo lý này mới giúp ta có thể làm Thánh được. Trong cuộc sống mỗi người chúng ta đều có một vai trò, chức năng và việc làm khác nhau. Có người cao sang quyền quý, có người trung lưu nhàn nhã, có người nghèo khổ khốn cùng; nhưng dù ở vịtrí nào, số phận nào, chúng ta cũng đều là người. Ngay khi đã là một tu sĩ xuất gia đi tìm sự giác ngộ, giải thoát cũng vẫn là một con người, nên ta phải sống có nhân cách đạo đức và phải biết thực hiện đạo làm người một cách trọn vẹn.
Ai sống trong cuộc đời này cũng mong muốn và ước mơ về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp để phục vụ cho gia đình và xã hội. Tuy có suy nghĩ và ước mơ nhưthế nhưng mấy ai được tròn tâm nguyện của mình bởi đường đời nhiều nỗi chông gai, cạm bẫy. Thực tế cuộc sống thường không như ta mong đợi. Bây giờ chúng ta thử nhìn lại chính mình xem những nguyên nhân thất bại từ đâu. Ai cũng nghĩcuộc sống này sở dĩ có sự mâu thuẫn là do con người tạo ra sự đối kháng lẫn nhau, chớ không nghĩ mâu thuẫn đó ở ngay nơi thân mình, do tâm ý thức của mình phân biệt mà ra. Chắc ai cũng thấy từ khi ta mới lọt lòng cho đến khi trút hơi thở cuối cùng thì trong đời mình được mấy lần vui. Cơn vui vừa thoáng qua, cơn buồn lại kéo đến; đã đành sanh-già-bệnh-chết là bốn đại hoạ không ai tránh khỏi nhưng cảnh nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn, ân ái yêu thương phải xa lìa, rồi oán thù gặp gỡ, hoàn cảnh lôi kéo cũng đủ làm ta chịu đau khổ vô cùng.
Nước mắt chúng sinh còn nhiều hơn bốn biển trên thế gian này và sẽ còn nhiều hơn nữa nếu lòng tham lam, ích kỷ của ta không được chuyển hoá. Đó là biển nước mắt đau thương bởi sự si mê cuồng vọng của loài người, nên muốn nước mắt ngừng rơi con người chỉ có một con đường duy nhất là biết sống yêu thương bằng trái tim hiểu biết với tấm lòng vô ngã, vị tha. Các bậc thánh nhân xưa nay cùng các vị đại Bồ tát và tất cả chư Phật đều sống bằng tấm lòng từ bi rộng lớn nhờ biết cách tu tập chuyển hoá tự thân, dứt ác làm lành. Đạo Phật chú trọngđến mục đích giác ngộ, giải thoát – tự lợi, lợi tha để san sẻ và nâng đỡ người khác. Chúng ta có thể nhiều kiếp học rộng, nghe nhiều, nhớ hết tất cả Pháp môn của chư Phật chỉ dạy nhưng chẳng bằng chuyên tu hạnh giải thoát cho mình và người; nếu chỉ học suông mà không tu thì khác nào như người thuộc lòng tấm bảnđồ rồi ngồi đó ngắm xem hoài không chịu đi.
Có người nghĩ tu là một việc quá khó vì phải xa gia đình, xã hội để ép mình trong một khuôn khổ nhất định nào đó, phải che mắt bịt tai trước mọi hoàn cảnh, vứt bỏ cuộc sống xã hội rồi ỷ lại thần quyền để cầu mong tương lai trường sanh, bất tử. Nếu hiểu chữ “tu” như vậy làm sao có ích cho mình và người được? Người có hiểu biết chân chính lúc nào cũng tin sâu nhân quả, làm lành tránh dữ, biếtđiều phục từ thân-miệng-ý nên thân tâm được an lạc, hạnh phúc. Vậy tu là gì? Chúng ta định nghĩa một cách tóm tắt thì tu có nghĩa là sửa, xấu xa sửa thành tốt đẹp, tà vạy sửa thành chính đáng, độc ác sửa thành hiền lành, mê mờ sửa thành sáng suốt … Có nhiều người nói, “Phật tức tâm, tâm tức Phật, tôi chỉtu cái tâm ấy cũng đủ rồi”; mới nghe qua tưởng chừng hợp lý, song xét kỹ mới thấy đó chỉ là câu nói đùa bâng quơ để từ chối việc tu hành của chính mình mà thôi.
Sư ông chúng tôi thường nói “cuộc đời là mâu thuẫn”; vậy ta phải sống thế nào để cuộc đời được bình yên, hạnh phúc mà không bị những phiền não tham-sân-si làm đau khổ; tuy mới nghe qua rất lạ nhưng xét kỹ thì đó là sựthật. Người Phật tử tại gia cũng như người xuất gia luôn có những thứ buồn vui, thương ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua. Chúng ta hay than vãn tại sao giađình mình không có sự thống nhất với nhau, hoặc ở trong chùa sao không đồng tâm hiệp lực với nhau. Tập thể nào cũng có những chuyện xảy ra như vậy hết. Lý do gì mà chúng ta luôn có những buồn phiền, bực tức và bất đồng quan điểm với nhau về sự không hoà hợp. Chúng ta hãy nhìn lại xem con người mình ra sao. Ai cũng ngỡ có sự mâu thuẫn là do người này đối kháng với người kia, không ai nghĩ sựmâu thuẫn đó ở sẵn ngay nơi mình.
Phật dạy thân người do tứ đại gồm bốn chất đất-nước-gió-lửa hòa hợp lại hình thành; đất với gió lại không thuận với nhau, gió thổi mạnh thì đất rung rinh, lửa đang cháy bị nước làm giảm sức nóng nên cũng không thuận hợp. Chúng luôn có sự chống trả với nhau kịch liệt, đất kỵ gió, nước kỵ lửa, chúng ta thường ví “như nước với lửa” để diễn tả sự đối nghịch nhau; nên thân con người khi nào lạnh quá phải uống thuốc nóng để làm ấm lại, khi nóng quá phải uống nước mát để cơ thể dịu lại; vì cơ thể nóng là lửa nhiều nước ít, cơ thể lạnh là nước nhiều lửa ít, nên chúng ta phải tìm cách điều hòa cho phù hợp. Như vậy, sựsống này là sự điều hòa các yếu tố có tính chất trái ngược nhau, nếu nặng vềbên nào cũng đều sinh ra bệnh. Cụ thể nhất là người nào trúng gió là bị gió xâm nhập làm toàn cơ thể đau nhức, gió thổi mạnh thì đất rung rinh, do đó ta phải cạo gió, cạo một hồi thì thấy trong người bình thường trở lại. Rõ ràng là đất với gió luôn đối chọi nhau, cái nào trội hơn cũng sinh ra bệnh, nên phải thường xuyên điều hòa bằng sự ăn uống làm sao cho chúng quân bình với nhau thì cơ thểmới được bình thường mà mạng sống được kéo dài.
Tuy nhiên, không ai có thể điều hòa để chúng có thể tồn tại mãi từ ngày này tháng nọ đến năm kia, có hay lắm cũng chỉ hơn một trăm năm là cùng. Con sốngười sống trên trăm tuổi quá hiếm hoi vì tứ đại hòa hợp chỉ trong một giới hạn nào đó. Bây giờ chúng ta thử đi sâu vào từng phần của chúng như xét thử chấtđất trong người mình. Ai ăn uống nhiều hoặc không làm chủ bản thân trong việc tiêu thụ thực phẩm thì thân này dễ sinh bệnh béo phì, nhất là người nữ trong thời hiện đại. Đất nhiều trong người làm cơ thể mất cân đối, chậm chạp, mệt mỏi, đi đứng không được thoải mái. Do ảnh hưởng của hoá chất độc hại trong thứcăn và sự không kiềm chế trong ăn uống nên phát sinh nhiều chứng bệnh lạ kỳ.Việc xét nghiệm, chữa trị bệnh theo chu kỳ làm tiêu tốn rất nhiều tiền nên nói chung trong người chứa quá nhiều đất thì bất tiện đủ điều. Cũng như chất gió là sự hoạt động của cơ thể mà khi gió mạnh cũng làm đất rung rinh, cơ thể ê ẩm,đau nhức rã rời khiến thân này sốt lạnh, nhức đầu, phải cạo gió và uống thuốc mới hết. Con người sống được là nhờ lửa nóng làm điều hoà thân này nhưng nếu lửa quá nhiều thì người bức rức, nóng nảy, khó chịu, ta phải hoạt động chân tay sao cho toát mồ hôi cơ thể mới dịu lại. Đó là nói về thân nhiệt. Cơ thể chúng ta gần 70% là nước để điều hoà, nuôi dưỡng thân này nhưng nếu chất nước quá thịnh, nghĩa là chất âm quá nhiều thì cơ thể lạnh lẽo, mệt mỏi, ít muốn hoạtđộng mà chỉ muốn ngủ vì thân tâm bần thần, rã rượi như người thiếu ngủ cả tháng trời. Tóm lại, cơ thể con người gồm bốn chất đất-nước-gió-lửa luôn chống chọi với nhau nên phải điều hoà từ ngày này tháng nọ đến năm kia, nếu trong bốn chất có chất nào thịnh cũng sẽ sinh bệnh, đến khi mất một chất nào thì thân thể này tan rã, bại hoại. Như vậy, xét về vật chất thân thể chúng ta do đất-nước-gió-lửa hình thành nên có rất nhiều mâu thuẫn với nhau; còn phần tinh thần có mâu thuẫn hay không?
Tinh thần của ta bao gồm tâm thiện và tâm ác. Tâm thiện là tâm hay cứu người giúp vật, không làm tổn hại một ai, từ ý nghĩ lời nói cho đến hành độngđều vì lợi ích chung. Tâm ác thì mưu mô, xảo trá, quỷ quyệt, chuyên làm chuyện xấu xa được phát xuất từ suy nghĩ, lời nói làm tổn hại cho người khác. Tâm ác khi khởi lên thì hay sát sinh hại vật, trộm cướp lường gạt của người, làm điều phi pháp, nói dối hại người và hay tiêu thụ các chất độc hại như rượu-xì ke-ma tuý. Tâm ác được ví như cỏ dại không ai trồng mà chúng vẫn tự mọc, tâm thiệnđược ví như cỏ kiểng phải chăm sóc, tưới tẩm chu đáo hằng ngày mới xinh đẹp, tốt tươi. Có khi tâm thiện thắng tâm ác nhưng cũng có khi tâm ác thắng tâm thiện, mà phần đông tâm ác thắng nhiều hơn bởi lòng tham lam, ích kỷ do chấp ngã của con người. Bình thường chúng ta không nói lớn tiếng hoặc nạt nộ ai nên không làm người khác đau khổ, nhưng hễ có chuyện bực mình, tức tối là nói lớn tiếng với những ngôn từ hằn học, khó nghe. Nội tâm chúng ta lúc nào cũng có tâm thiện, tâm ác giằng co với nhau nên khiến mình bất an hoài là vậy.
Xưa có người bán mâu là một loại vũ khí thời xưa dùng để đâm và thuẫn là cái khiên dùng đỡ lại. Ông ta rao bán “cây mâu của tôi sắc, bén, nhọn, đâm vật gì cũng lủng hết”; rồi lại rao tiếp, “khiên của tôi rất chắc, không gì có thể đâm thủng”. Có người nghe vậy mới rắn mắt hỏi lại, “vậy lấy mâu của ông đâm thuẫn của ông thì sẽ ra sao?” Ông ta bị hỏi bí nên đớ lưỡi, không trả lời được,đành ngậm miệng đi nơi khác. Xưa nay, tất cả mọi sự vật trên đời đều có 2 mặt âm dương đối nghịch nhau. Trong âm có dương, trong dương có âm. Âm dương mất cân bằng sẽ sinh ra mâu thuẫn, bệnh tật, chiến tranh, hạn hán và lũ lụt. Trong mỗi con người chúng ta ai cũng có tâm thiện-ác luôn song hành bên nhau. Tâm thiện mạnh thì chế ngự được lòng tham lam, ích kỷ.Tâm ác mạnh thì làm tổn hại cho người và vật. Khái niệm mâu thuẫn nói về tính hai mặt của tất cả mọi hiện tượng sự vật trong bầu vũ trụ bao la này: trong âm có dương, trong tốt có xấu v.v… và v.v… Mâu thuẫn theo người Á Đông cho rằng các nhân tố âm dương trong một chủ thể luôn vận động và biến đổi luân hồi, âm thịnh thì dương suy, âm suy thì dương thịnh, do nó đối nghịch nhau nên gọi là mâu thuẫn. Mỗi sự vật đều chứa đựng mâu thuẫn bên trong vì bản chất của sự vật là động chứ không tĩnh. Khi sự vật còn vận động thì mâu thuẫn sẽ phát sinh. Như vậy, chúng ta nên hiểu mâu thuẫn là đương nhiên tồn tại và là tốt chứkhông phải xấu, vì nó giúp cho muôn loài vật luôn luôn phát triển, mở mang. Nếu một gia đình không có mâu thuẫn thì con người không cần hoàn thiện nữa, dẫn đến không luyện tập, tu dưỡng đạo đức, do đó con người không tiến bộ và đổi mới theo thời gian. Nếu một xã hội không có mâu thuẫn thì con người sẽ ngừng sinh hoạt, không còn động lực cạnh tranh để phát triển điều tốt đẹp, khi ấy con người sẽ ù lì như cục đất sét nhão. Vì thế, có sự sống là có mâu thuẫn, từ con người cho đến muôn loài vật đều có mâu thuẫn hết. Chính vì vậy mà chúng ta phải tìm cách điều hoà mâu thuẫn làm sao cho nó được vuông tròn, tốt đẹp.
Bây giờ, chúng ta giải thích từ ngữ mâu thuẫn là gì? Mâu là cây giáo dùngđể đâm, thuẫn là cái khiên dùng để đỡ lại. Khi giáo đâm thì khiên phải đỡ và chống lại. Cũng vậy, thân của ta lúc nào cũng mâu thuẫn bởi bốn chấtđất-nước-gió-lửa đối nghịch nhau, trong tâm ta hai anh thiện ác cũng luôn mâu thuẫn, đối kháng nhau. Tự bản thân mình đã có sẵn mầm móng của mâu thuẫn rồi thì trong quan hệ giao tiếp, làm ăn, sinh sống với mọi người chắc chắn cũng khó tránh khỏi sự va chạm vì mỗi người một quan điểm, lập trường khác nhau. Đó làđiều chúng ta không bao giờ muốn, nhưng vì mỗi người có một suy nghĩ riêng và tập khí, thói quen khác nhau nên khó mà hoà hợp. Thân mâu thuẫn vì bốn chấtđất-nước-gió-lửa luôn đối nghịch nhau. Tâm tư con người lại càng mâu thuẫn hơn vì ông luật sư của mình lúc nào cũng bào chữa, biện minh, lý giải, bảo vệ. Cho nên, sống với nhau muốn được hòa hợp thì ta phải có tấm lòng nhân ái biết bao dung và độ lượng, biết cảm thông và tha thứ bằng trái tim hiểu biết; do đó mới bớt xảy ra xung đột, đối kháng nhau. Tóm lại, trong thể xác lẫn tâm hồn chúng ta luôn có sự mâu thuẫn nên ta phải biết cách điều hoà.
CON NGƯỜI VÀ SỰ SỐNG
Một nhà tỷ phú nọ vì muốn con trai mình hiểu được hoàn cảnh cuộc sống, thấy rõ tận mắt những người dân quê lam lũ vất vả, đầu đội trời, chân đạp đất mà vẫn nghèo khó. Hai cha con nghỉ lại một tuần tại một làng quê xa xôi, hẻo lánh, nơi có đời sống thiếu thốn, khó khăn về mọi mặt. Sau một tuần tìm hiểu đời sống người dân quê và trở về nhà, người cha mới hỏi con, “con thấy chuyến đi chơi này ra sao?” “Dạ thưa cha, chuyến đi này rất nhiều điều bổ ích cho con.” “Con có thấy cuộc sống cực khổ, thiếu thốn, khó khăn của người dân quê không?” “Dạ, có!” “Con nhận thấy gì trong cuộc sống của họ?” “Dạ thưa cha, con thấy nhà mình chỉcó mỗi một con chó mà họ thì có tới sáu con. Nhà mình chỉ có một hồ bơi nhỏ ởgiữa vườn còn họ thì có cả một dòng sông tàu thuyền chạy suốt cả buổi mới hết. Nhà mình thì phải nhập cảng những chiếc đèn chính hiệu từ Nhật Bản để treo trong vườn còn họ thì không cần đến, vì họ có cả một bầu trời đầy sao chiếu sáng lúc ban đêm. Nhà của mình còn giới hạn nên nhìn thoáng qua là thấy hết từtrong nhà ra đến cổng, còn nhà họ có thể ngồi nhìn xuyên suốt tới tận chân trời. Nhà mình chỉ có một miếng đất nhỏ để gieo trồng hoa màu, cây trái, còn họcó cả một cánh đồng ruộng bao la cò bay thẳng cánh. Nhà mình phải có người ở đểgiúp việc còn họ thì không cần, vì họ tự lo cho nhau được. Chúng ta phải bỏtiền ra để mua đồ ăn thức uống, còn họ thì tự trồng trọt, chăn nuôi và tự túc về thực phẩm. Nhà mình phải có tường cao bao quanh để bảo vệ còn họ thì không cần, họ có những người bạn tốt để đùm bọc, trông ngó, dòm chừng lẫn nhau”.Trước những lý luận sắc bén của người con trai, người cha không còn lời nào đểkhuyên nhủ con mình. Người con nói tiếp, “dạ thưa cha, con rất cám ơn cha đã cho con một chuyến tham quan khảo sát đầy thú vị, so với người dân quê thì giađình ta còn quá nghèo nàn, lạc hậu, con sẽ cố gắng làm nên sự nghiệp đến khi nào hơn họ mới thôi”.
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác. Những vật không đáng giá của người này chính là những vật mong uớc của người kia. Đời là như vậy! Hạnh phúc sẽ đến nếu chúng ta biết bằng lòng với những gì ta đang có thay vì chỉ nghĩ đến mộng uớc muốn có thêm cho riêng mình. Hãy tận hưởng những gì chúng ta đang có, nhất là gia đình, người thân, bạn bèđang chung sống với ta. Qua câu chuyện nhà tỷ phú và đứa con trai đã cho ta một bài học lý thú của cuộc đời. Tiền bạc của cải thuộc về năm nhà có thể bị cuốn trôi trong tích tắc như nhà lũ lụt, nhà hoả hoạn, nhà trộm cướp, nhà vua quan tịch thâu và con cái bất hiếu phá sản. Thừa hưởng của cải vật chất mà không có hiểu biết chân chính và nhận thức sáng suốt thì coi chừng tán gia bại sản trong nay mai, chỉ một đêm thôi mọi thứ đều thay đổi cả, tiền muôn bạc vạn nay thời còn đâu. Nhà tỷ phú nọ muốn cho con mình có cái nhìn xa trông rộng nên mới bắtđầu cho cậu tìm hiểu đời sống khó khăn, vất vả, chân lấm tay bùn của người vùng sâu, vùng xa mà vẫn thiếu trước hụt sau. Tất cả chỉ vì không biết gieo nhân quảtốt trong quá khứ để con mình không ỷ lại và cao ngạo mà cố gắng gieo trồng phước báu thêm, nhưng lòng tham của con người quả thật như giếng sâu không đáy, không biết bao nhiêu để được gọi là đủ.
Đạo Phật không dừng lại ở nơi tối tăm mà luôn dùng ánh sáng trí tuệ đểchuyển hóa si mê, u tối thành trong sáng, hiện thực. Trên đời này không gì quý bằng an vui và hạnh phúc. Vàng bạc, gấm vóc, lụa là, thức ăn sơn hào hải vị, vũkhí tối tân chỉ làm con người tăng trưởng thêm lòng tham lam, ích kỷ, sân si, nóng giận và giết hại lẫn nhau; càng nhiều mưu cầu, tham đắm riêng tư thì càng thêm khổ đau chồng chất, chỉ cần muốn ít biết đủ theo khả năng hiện tại thì nghèo khó vẫn an vui, hạnh phúc. Trớ trêu thay, thế gian này không biết bao nhà tỉ phú đã phải bỏ mạng sa trường vì hụt hẫng bên bờ hạnh phúc, họ cứ mải mê chạy theo trường đời danh lợi, quyền cao chức trọng để rồi phải ra đi trong tủi hận ưu phiền. Chúng ta cứ bám víu, dính mắc vào nhu cầu vật chất quá nhiều nên quanh năm suốt tháng đều bị nó trói buộc. Những nhà tỉ phú đâu có thiếu thốn, nghèo khó nhưng tại sao vẫn phải tự tử? Hạnh phúc nhất của con người là từ nội tâm trong sáng, thanh tịnh. Tuy sống giữa cõi đời nhiều ô nhiễm, đầy dẫy tham lam, thù hận, si mê nhưng ta không bị dòng đời cuốn trôi và nhấn chìm, vẫn làm việc phục vụ chúng sinh vô điều kiện mà không dính mắc, đắm nhiễm. Đó mới là người có trí tuệ rộng lớn. Có hai điều rất cần thiết trong việc làm một người tốt:
_ Thứ nhất: tu dưỡng đạo đức và hoàn thiện bản thân bằng cách dứt ác làm lành.
_ Thứ hai: có trách nhiệm, bổn phận đối với gia đình và xã hội. Một giađình an vui, hạnh phúc con cháu phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ, biết kính trên nhường dưới, sống vui vẻ, thuận thảo với nhau và sẵng sàng cưu mang, giúp đỡ nhiệt tình trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó ta còn phải biết tuỳ theo nhân duyên để đem an vui, hạnh phúc đến với mọi người.
Trong suốt quá trình tu học, dấn thân để từng bước làm bậc hiền Thánh nhằmđể giác ngộ, giải thoát cho mình và người, chúng ta lại quên đi trách nhiệm và bổn phận thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống với trái tim yêu thương và hiểu biết. Muốn trở thành bậc hiền Thánh trong hiện tại và mai sau không phải chúng ta từ bỏ thân phận làm người để đi tìm một giá trị cao thượng nào khác mà muốn làm bậc hiền Thánh cũng phải từ con người mà ra; nhưng làm thế nào để thực hiện đạo làm người một cách sâu sắc? Ta phải luôn tự biết trách mình, tìm lỗi chính mình để sửa sai; phải biết xem xét từng ý nghĩ, lời nói, hành vi của mình, điều ác dù rất nhỏ cũng nên tránh, điều thiện dù khó khăn đến đâu cũng không từ nan và hiểu biết rõ ràng điều xấu và điều tốt; phải biết thanh lọc nội tâm, biết kiểm soát tâm và biết nhìn lại chính mình; phải đối với mọi người luôn khoan dung, tử tế một cách sâu sắc và luôn e ngại làm người khác tổn thương; tử tế, sâu sắc có nghĩa là hiểu thấu, thông cảm và chia sẻ được những nỗi đau của người khác. Ta phải là người độ lượng, bao dung, biết yêu thương con người mà không tính toán so đo ta-người, được-mất; dù làm rất nhiều việc thiện lành tốt đẹp nhưng trong lòng không hề có chút ý nghĩmưu cầu danh lợi, phước báo; chấp nhận những thiệt thòi bản thân để giữ vững đạo lý làm người.
Ngoài việc bản thân ra sức tu tập, chúng ta cũng cần hiểu thêm về việc giúpđỡ những người nghèo khổ bằng vật chất lẫn tinh thần. Chúng ta biết tu dưỡng giá trị đạo đức tâm linh nên khi đem lợi ích vật chất đến cho mọi người ta cần san sẻ thêm đạo lý làm người để họ có niềm tin vào nhân quả và tin chính mình là chủ nhân ông của bao điều hoạ phúc. Ta đến với đạo Phật là đang đi tìm conđường giác ngộ của bậc Thánh và ta biết được con đường này bắt đầu bằng đạo làm người. Khi chúng ta tu tập thật tốt và hoàn hảo, ta sẽ trở nên những người thánh thiện có nhân cách, đạo đức tốt và hay đem niềm vui đến với mọi người. Khi ta khôn lớn trưởng thành, bước chân vào đời ta sẽ tìm kiếm giá trị cuộc sống và sẽ nhận ra “tình thương chính là hạnh phúc của con người”. Nó có thểlà tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn nữa là tình người trong cuộc sống. Tình thương đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng, là một thứ tình cảm chỉ trao đi mà không cần nhận lại, không vụ lợi, không tính toán, nghĩ suy, thấy khổ liền giúp đỡ và san sẻ một cách nhiệt tình. Có thể nói, tình thương là một thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người. Kết quả của sự yêu thương là sự hoà hợp của trái tim, cáiđược gọi là trái tim biết thổn thức và rung động trong sự sẻ chia và nâng đỡcho nhau.
Theo quan niệm xưa, một số người cho rằng sự giàu nghèo, sang hèn đã được sắp đặt sẵn trước sau như một, không thể đổi thay. Ai theo quan niệm này thì sựsống bị khựng lại, không phát huy được năng lực đóng góp, phục vụ tha nhân mà chỉ sống ỷ lại, cầu cạnh vào người khác vì nghĩ số phận mình đã như vậy. Thếgian này có lắm chuyện xảy ra cho ta thấy rõ trường đời là nơi đấu tranh, giành giựt, chém giết lẫn nhau chỉ vì “cái ta” hẹp hòi, giả dối. Vậy chúng ta cần phải mở rộng tấm lòng nhân ái để biến thù hận thành thương yêu từ quan niệm sai lầm chấp có bản ngã là “thật ta”. Chúng ta hãy biết bao dung và độ lượng bằng trái tim hiểu biết để dung hòa với muôn loài vật. Hiện tại chúng ta không những có rất nhiều điều xấu xa, tội lỗi mà cũng có rất nhiều điều thiện lành, tốtđẹp. Chúng ta cần phải duy trì, bồi đắp, tu dưỡng như biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ, sẻ chia. Sự sáng suốt, bình đẳng xét ra ai cũng có; nếu ta biết cốgắng vun bồi thì việc lợi ích gì chúng ta cũng làm được.
Con người ta thường hay có bệnh ỷ lại và vì lòng tham lam, ích kỷ nên ai cũng muốn vơ vét về cho mình nhiều hơn. Nếu chúng ta đang được thừa hưởng gia tài của cha mẹ để lại, ta phải biết không có gì tự nhiên khi không hay do ông trời nào ban cho mình mà chính ta đã tạo nhân quả tốt trong nhiều đời. Quy luật hưởng phước thì hết phước nên ta phải biết gieo tạo phước đức không ngừng nghỉ.Ta hãy cố gắng diệt bớt lòng tham lam, ích kỷ, si mê, nóng giận. “Tu” chính là sự chuyển hoá lòng kiêu mạn, chấp ngã mà biết bố thí, cúng dường, thương người, cứu vật, khoan dung, độlượng và rộng rãi. Bất cứ hành động tốt đẹp nào ta cảm thấy có nhiều lợi ích cho người và vật thì hãy cố gắng quên mình để thực hành làm theo. Đã đành rằng “tâm tức Phật – Phật tức tâm”, nhưng hiện giờ còn làm chúng sinh thì ta phải biết chắc một điều tâm mình còn mê lầm, chưa được như tâm Phật, vì tâm Phật sáng suốt, chân thật, từ bi và trí tuệ. Chúng ta cần phải thành thật, cố gắng kiểmđiểm lại mình, nghiệm xét nơi mình để thấy rõ điều gì xấu xa, tội lỗi; điều gì hiểm độc, tà vạy; điều gì mê lầm mà cố gắng sửa đổi cho đến khi hoàn toàn viên mãn mới thôi.
Nếu chúng ta muốn được an vui, hạnh phúc thì mình phải biết làm chủ bản thân qua thân-miệng-ý, không cho những tâm tư, vọng động xấu ác phát sinh. Sửa đổi hành vi tức là sửa đổi những điều xấu ác của ý nghĩ, lời nói và hành động. Thân thường hay giết hại, trộm cướp, tà dâm. Miệng thường hay nói dối, dèm pha, chỉ trích, phê phán đúng sai, phải quấy, hơn thua… Ấy là hành vi hại mình, hại người mà ít ai tránh khỏi. Ngày nay, toàn nhân loại chỉ sống trong hồi hộp, lo âu, sợ hãi, bất an vì các hành vi giết hại, trộm cướp, nói dối, uống rượu say sưa gieo tạo quá nhiều tai họa ghê gớm. Khi ta sửa đổi hành vi cũng phải sửa đổi tánh tình, vì tánh tình xấu xa gây nguy hại nhiều hơn. Tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn, nghi ngờ là những tâm tánh xấu cố hữu mà chúng ta cần phải loại trừ. Ai có thân cũng tham sống sợ chết, đó là bản năng thứ nhất. Bản năng thứ hai là chất chứa lòng tham như giếng sâu khôngđáy, bất cứ cái tốt, cái đẹp đều muốn vơ vét cho riêng mình, muốn cho ta là trên hết còn ai đói khát mặc kệ; xem tiền bạc, của cải hơn mạng sống người khác; vì tham chút lợi danh mà làm đời sống nhân loại bị điêu đứng. Song, muốn sửa đổi tâm tánh xấu xa một cách dễ dàng đến tận gốc thì ta trước tiên phải sửađổi quan niệm chất chứa tham lam, hẹp hòi, ích kỷ. Để thực hành đúng chữ”Tu” trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa sai và chuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệ và từ bi.
SỰ MÂU THUẪN GIỮA CON NGƯỜI
Bây giờ ta nói tới con người với con người. Trước tiên chúng ta sẽ nói đến sự mâu thuẫn giữa người nam với người nữ. Thường người ta hay bảo nam thì mạnh, nữ thì yếu, mạnh và yếu gặp nhau thì hơi bị chỏi; nên khi lập gia đình nam mạnh, nữ yếu cũng là sự chống chỏi vì mạnh dễ dàng hiếp yếu. Chính vì vậy, vợ chồng thường hay cãi vã nhau. Những gì người nam đề nghị thì người nữ không chịu, những gì người nữ ham thích thì người nam phản đối. Như vậy mới thấy cuộc sống gia đình giữa nam và nữ muốnđược hạnh phúc là dễ hay khó? Đã là hai tánh chất khác nhau thì làm sao dễ được; thế mới thấy cuộc sống này luôn nhiều mâu thuẫn, không có lĩnh vực nào từtrong gia đình cho đến xã hội mà không có mâu thuẫn. Vì vậy, muốn cho cuộc sống trong gia đình được hài hòa êm đẹp thì chúng ta phải hết sức khôn khéo, nhường nhịn lẫn nhau.
Đa số chúng ta ai cũng sợ mâu thuẫn, nhưng không ngờ chính sự mâu thuẫn làđiều kiện để con người trong vũ trụ này phát triển, đổi thay liên tục vì sựsống và nhu cầu chung. Nếu thế giới này chỉ có nam không nữ thì không sanhđược, mà chỉ nữ không nam thì cũng không sanh được. Muốn sự phát triển hài hoà về mọi mặt được liên tục, tốt đẹp thì chúng ta phải khéo điều hòa. Như cuộc sống của ta nếu có nước mà không có lửa, hay ngược lại có lửa mà không có nước thì làm sao có cơm ăn; muốn có cơm ăn trước tiên phải có con người, đất đai, ánh sáng, hạt giống; và cuối cùng phải có nước, có lửa thì mới có cơm ăn. Bởi bản chất của nước và lửa là hai thứ đối lập nhau, nếu ta dùng nước để dập tắt lửa, hoặc dùng lửa để đốt cạn nước thì làm sao có cơm ăn. Cuộc sống này là một chuỗi dài nhân duyên chằng chịt nên ta phải khéo điều hòa, nếu để nước nhiều thì thành cháo, nếu để nước ít thì cơm sống, nặng bên nào cũng thất bại cả.
Vợ chồng nam và nữ một bên cương, một bên nhu không giống nhau, vì vậy cần phải khéo điều hoà, không nên vì được phần mình mà mất lòng người kia thì giađình tan nát. Nhất là bên nam hay chủ quan ta là phái mạnh, hay quan niệm mình là gia trưởng nên dùng quyền mình để bắt phái nữ phải tuân theo như một mệnh lệnh, đó là điều không tốt. Chúng ta nếu không khéo điều hòa thì trong gia đình sẽ rạn nức, dẫn đến tình trạng gây gỗ, cãi vã, đánh đập nhau hoài thì cuộc sống hạnh phúc gia đình sẽ đổ vỡ. Tuy nhiên, hạnh phúc trong cuộc đời chỉ là tươngđối vì nó không lâu dài, bền chắc; cho nên yêu thương phải xa lìa là khổ, ởchung gặp mặt nhau mỗi ngày mà không ưa nhau cũng khổ. Như chúng ta đã biết, hạnh phúc nam và nữ được kết hợp bởi hai thứ không giống nhau thì làm sao có thể lâu dài và bền bỉ được. Vì vậy, chúng ta cần phải điều hòa để cuộc sống giađình luôn được ấm êm, hạnh phúc bằng cách phải biết nhường nhịn và tha thứ cho nhau. Cũng như muốn có cơm ăn thì ta phải biết điều hòa lửa và nước cho phù hợp; nhờ biết điều hòa nước, lửa mà ta mới có cơm ngon để ăn. Cũng vậy, trong cuộc sống ta khéo điều hòa thì gia đình an vui, hạnh phúc, trên cung kính ông bà cha mẹ, dưới biết tôn trọng, nhường nhịn lẫn nhau.
Đó là chúng ta nói chuyện cá nhân giữa nam nữ; còn với tập thể thì sao? Tập thể nào cũng có một lập trường riêng, sinh hoạt riêng, sự làm việc và hiểu biết riêng nên không bao giờ giống nhau. Đã không giống nhau tức là có chống đối nhau, chính vì vậy mà chúng ta cũng cần phải điều hoà bằng quy định và luật pháp chung cho từng ban ngành đoàn thể. Do đó, nhìn chung tất cả từ bản thân cho tới con người, gia đình và xã hội đều có sự mâu thuẫn. Chúng ta cần phải nhìn cuộc đời như vậy. Những người đã biết thông cảm thì lúc nào cũng tốt với mình, còn người chưa thông cảm được cũng là bạn mình chứ không phải kẻ thù. Nếu trong gia đình hay xã hội có việc vui buồn xảy ra thì ta cũng nghĩ đây là người chưa được thông cảm và sẽ tìm cách thông cảm chứ đừng bao giờ xem họ như kẻthù. Chẳng những riêng trong gia đình mà cả bên ngoài xã hội ta cũng phải có cái nhìn bao dung, độ lượng hơn, phải biết cảm thông và tha thứ cho nhau vì chúng ta đều là con người. Có như thế ta mới giải quyết được những nỗi khổ,niềm đau đầy dẫy trên thế gian vì người mạnh cứ lấn lướt, ăn hiếp người yếu bởi nghĩ mình là hơn, rốt cuộc là gây tai hoạ và khổ đau cho nhau. Muốn được an vui, hạnh phúc thì chúng ta đừng xem ai là kẻ thù mà chỉ là người chưa thông cảm được mà thôi. Đó là chúng ta biết sống, biết khéo điều hoà để cuộc sống luôn vui vẻ và bình yên, hạnh phúc.
Ta sống làm sao để cuộc sống gia đình chồng vợ biết thương yêu, quý mến, nhường nhịn lẫn nhau bằng trái tim hiểu biết. Vợ chồng là đôi bạn thường chung chăn xẻ gối với nhau nên cần phải vui vẻ, hoà đồng và đừng bao giờ nghĩ nhau là kẻ thù. Nếu hai người ở chung nhà mà thấy nhau như kẻ thù thì gia đình sẽ đổvỡ, tan nát liền trong nay mai.