Con Người Tâm Linh

THẾ GIAN NẶNG VỀ VẬT CHẤT HƠN TINH THẦN  

Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta thường lo cho phần ngọn nhiều hơn là phần gốc. Có những việc cần thiết mà chúng ta không lo, chỉ cố tâm lo phần không quan trọng mà lãng quên phần lợi ích lâu dài là tài sản quý giá của chính mình. Trong cuộc sống chúng ta có ba việc quan trọng là ăn-uống-thở, thường thì chúng ta lo việc nào nhiều nhất. Đa số mọi người trên thế gian này lo ăn-uống là chính. Tối ngày làm lụng vất vả chỉ để lo ăn, lo uống nên tham đắm, dính mắc vào đó. Ăn thì phải món ngon vật lạ hoặc cao lương mỹ vị. Làm vua thì bắt người khác cung phụng đầy đủ, dù ở tận rừng sâu hay biển cả mênh mông cũng bắt người tìm kiếm. Nhưng xét cho kỹ nhịn ăn trên 60 ngày trở lên mới chết. Còn xét vềuống thì người có hiểu biết chỉ cần dùng nước tinh khiết hoặc nước đun sôi đểnguội là được. Vì không hiểu biết nên chúng ta phải đưa các thứ nước ngọt, rượu bia vào nhiều để thoả mãn cảm giác trong khi vừa tốn tiền, hao phí mà lại bệnh tật; kèm theo đó là nghiệp si mê, nhất là với cánh đàn ông. Thật ra, ta phải nhịn uống trên 10 ngày mới chết.

Vấn đề thở là điều quan trọng nhất trong cuộc sống, nhưng ít ai nghĩ đến mình nhịn thở bao lâu mới chết. Trong tích tắc thở ra mà không thở vào là chết ngay. Vậy mà người đời lại quan trọng việc ăn với uống, còn thở ra sao không cần biết. Rõ ràng, việc tối quan trọng chúng ta lại lơ là, việc không chínhđáng thì ta nỗ lực, làm việc nhọc nhằn, vất vả để thỏa mãn bản thân. Như vậy hằng ngày ta chỉ lo việc bồi bổ thân này mà quên đi làm thế nàođể được phước đức lâu dài, quên đi tài sản quý giá không bao giờ bị mai một.

ĂN-UỐNG-THỞ CÁI NÀO QUAN TRỌNG HƠN

Cuộc sống của chúng ta trong thời đại hiện nay có quá nhiều thứ bệnh thuộc bộ máy tiêu hóa và hô hấp phát sinh từ sự ăn uống, hít thở khôngđúng đắn. Một số người ít hoạt động tay chân nên phát sinh rất nhiều bệnh tật. Chính vì thế, muốn thân khỏe mạnh, tâm an ổn nhẹ nhàng, chúng ta cần phải biếtđiều hòa trong ăn uống, hít thở đúng cách và vận động thân thể nhiều bằng cách lạy Phật, Bồ tát, vừa sám hối nghiệp tập nhiều đời, vừa rèn luyện sức khoẻ đểkhí huyết lưu thông đều đặn toàn thân. Theo sự hiểu biết của chúng tôi, cơ thể mỗi người có nhu cầu tiêu thụ thức ăn uống khác nhau nên cần tổ chức chođại chúng ăn theo cách tự chọn hoặc ăn kiêng. Người bình thường ít bệnh thì ăn theo tiêu chuẩn chung. Người có thân bệnh nhiều cần phải ăn kiêng theo sức khoẻcủa mình, vừa hợp vệ sinh, vừa hợp khẩu vị mà lại không tốn kém.

Nói về thức ăn, Phật dạy chúng ta rất kỹ lưỡng. Theo Ngài, người xuất gia hay tại gia có bốn món ăn là Đoàn thực, Xúc thực, Tư niệm thực và Thức thực. Đoàn thực là thức ăn vật chất được ăn bằng miệng để nuôi cơthể sống còn mà tu hành. Đối với thức ăn vật chất, Đức Phật dạy không nên ăn nhiều, chỉ ăn vừa đủ giúp cơ thể khỏe mạnh, không nên ăn những gì không thích hợp với cơ thể. Đó là cách ăn của chư vị Tổ sư đã thể nghiệm nên đưa ra pháp tu tương ứng nhằm duy trì mạng sống chúng Tăng được khỏe mạnh. Cách thức ăn uống của người Việt tương đối lành mạnh, nhưng chế độ ăn uống thường mang tính cách thói quen, ngon miệng, hợp khẩu vị mà có thể thiếu các chất bổ dưỡng cần thiết hoặc dư chất bổ dưỡng.

Đại đa số chúng ta không ý thức được tầm quan trọng của nước đối với cơ thể con người nên thường uống quá ít nước hoặc có uống thì dùng các chất khác như các loại nước ngọt hay rượu bia. Cách tốt nhất là uống nước mỗi ngày từ 2 lít đến 2,5 lít bằng nước đun sôi để nguội. Thân thể thiếu nước nên sinh ra nhiều bệnh tật như táo bón, nhức đầu, trĩ, sạn thận, thận suy, áp huyết cao, viêm gan siêu vi B và bụng hay sình chướng, khó tiêu… Từ đó chúng ta dễ trở nên giận dỗi, cáu gắt, hay nóng nảy, khó chịu, khiến cho không khí gia đình trở nên căng thẳng, mất tươi vui, hạnh phúc. Lượng nước trong cơ thểchiếm 70% dưới mọi hình thái của nó do đó các tế bào và mọi bộ phận trong thân thể cần có lượng nước nhất định. Ngoài việc tắm rửa hằng ngày để da dẻ sạch sẽ,mịn màng, chúng ta ta cần uống lượng nước cần thiết để điều hoà thân thể khoẻmạnh. Muốn tránh các thứ bệnh nói trên chúng ta cần phải uống nhiều nước, chừng hai ba ly ngay sau khi ngủ dậy mỗi sáng và trước khi đi ngủ buổi tối để giúp bộmáy tiêu hóa và tuần hoàn hoạt động tốt, dễ dàng lọc máu và thải mọi cặn bã ra ngoài.

Người cư sĩ tại gia nên ăn nhiều rau và trái cây, ăn ít thịt, nhiều cá, nhưng phải biết chọn lựa loại nào ít nhiễm độc. Một số lớn các bệnh tật phát xuất từ việc ăn uống không điều độ hay không biết chọn lựa thức ăn. Giảm bớt chất béo trong máu sẽtránh được bệnh tim, huyết áp cao và ung thư gan. Để quân bình trong cuộc sốngăn uống hằng ngày, cơ thể chúng ta cần có đủ chất bổ đến từ thịt, cá và chất xơtrong các thứ rau, đậu và trái cây. Chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng và loại bỏcác thứ mỡ không cần thiết cho cơ thể. Nói chung, thức ăn kho và luộc tốt hơn là chiên, xào, nướng. Ngoài ra, chúng ta nên để ý cách dùng các gia vị âm dương trong nghệ thuật nấu nướng và ăn uống của người Việt Nam. Theo đó, các loại thịt cá thuộc loại âm thường được nấu nướng hay ăn với các thứ gia vị và rau thuộc loại dương, và ngược lại. Rất nhiều bệnh tật phát xuất từ tình trạng máu huyết lưu thông không đều đặn, do ít hoạt động chân tay nên không chuyển tới các cơ phận mọi chất liệu cần thiết, nhất là hồng huyết cầu và dưỡng khí. Do đó, một trong những cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là hay siêng năng hoạt động chân tay, uốn éo thân mình, tập thể dục, đi bộ, bơi lội, làm vườn, lau dọn nhà cửa và lạy Phật, Bồ tát mỗi ngày.

Một hôm, Phật hỏi các vị Tỳ kheo: “mạng người sống trong bao lâu”? Một thầy trả lời: “mạng người sống chừng 80 năm”. Phật hỏi vị khác, thầy đó trả lời:” mạng người sống trong bữaăn”. Hai vị thầy trả lời Phật đều không chấp chận. Ngài hỏi tiếp vị thứ ba và vị này trả lời “mạng người sống trong hơi thở”. Phật nói, “đúng thế, đời người chỉ dài bằng một hơi thở”, bởi thở vào mà không thở ra thì xem như mất mạng. Ta có thể quên ăn một hai chục ngày vẫn được mà không chết, chính chúng tôi những năm nhiều bệnh phải nhịn ăn mỗi lần ba bốn tuần, hai ba lần như vậy mỗi ngày chỉ uống nửa lít nước đun sôi để nguội. Vấn đề nhịn uống cũng phải trên 10 ngày mới chết, bằng chứng là có một thầy nhịn ăn uống hai tuần chỉ mất sức đi không nỗi, sau ăn uống lại thầy vẫn lao động, làm việc nặng nhọc mà chẳng áp phê gì; nhưng thở ra mà không thở vô là chết ngay liền tức khắc.

Chúng tôi có đứa em gái kế thầy Nhật Từ làm việc bên Ủy ban nhân dân Quận Thủ Đức, đang đứng nói chuyện trước mặt nhiều người thì bỗng nhiên nói nhức đầu rồi ngã lăn ra chết. Vì sao? Vì không còn thở nữa! Thở là một nghệ thuật sống nhưng ít ai quan tâm đến, suốt ngày này đến tháng kia, năm nọ chỉ lo ăn với uống mà quên đi hơi thở của mình. Ngày xưa đức Phật đa số dạy các tỳ kheo quán hơi thở, thở vô mình biết thở vô, thở ra mình biết thở ra, đến khi thuần thục không cần theo dõi hơi thở nữa mà chỉ nhìn hơi thở vô ra dài sâu, nhờ vậy tâm an định và trí tuệ phát sinh. Khi tâm an định, rỗng rang, bớtđi tạp niệm thì trí nhớ phát triển, tuệ giác tâm linh khai mở, nhờ vậy ta nhận biết cuộc sống vô thường, mạng sống vô thường và muôn loài vật cũng lại nhưthế. Mạng sống chúng ta ngắn như một hơi thở, nhờ thường xuyên quán sát như thếta sẽ thấy biết đúng như thật nên dễ dàng buông xả phiền não tham-sân-si mà tựtại, giải thoát.

ĂN UỐNG NHƯTHẾ NÀO MỚI ĐÚNG

Chúng ta thường nghe nói “có thực mới vực được đạo”, tức có ăn mới tu hànhđược. Đây không chỉ là một câu nói vui đùa bâng quơ mà là một sự thật. Chính vì vậy, ăn uống đã trở thành nhu cầu cần thiết trong đời sống hằng ngày của dân tộc Việt Nam. Điều này được thể hiện qua câu nói “miếng trầu làm đầu câu chuyện”. Ông cha ta nhận thấy ăn uống là sự tự do của mỗi người nên dân gian có câu “trời đánh còn tránh bữa ăn”. Xã hội thường coi việc mời ăn, mời uống, tặng quà cáp cho nhau như một vấn đề giao tế trong mực thước đo lòng người. Do đó, “bánh ít đổi đi, bánh quy đổi lại” hay “có đi, có lại mới toại lòng nhau”. Dĩ nhiên, đó cũng là một nhu cầu cần thiết trong mối tương giao cuộc sống. Chúng ta cũng thường nói về đạo làm người, lòng tôn kính ông bà tổtiên qua việc ăn uống như “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; hay nói về sựbiết ơn và đền ơn như “uống nước nhớ nguồn”; phê phán những kẻ bội bạc như “ăn cháo đá bát”. Dân gian còn có câu “nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà” hay “qua cầu rút ván”, “vắt chanh bỏ vỏ” để nói về hạng người này.

Ðể thểhiện địa vị và tầm quan trọng của con người trong xã hội nên có câu “mâm cao cỗ đầy” dùng để miêu tả bữa ăn của giới thượng lưu quyền thế. Việc cưới hỏi, lấy vợ gã chồng phải làm tiệc ăn mừng là lẽ đương nhiên; nhưng đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật, thi đỗ, làm ăn phát đạt, thậm chí mua nhà tậu đất, thăng quan tiến chức cũng tổ chức ăn mừng thiết đãi gia đình người thân, bạn bè và bà con lối xóm. Ăn uống, tiệc tùng như thế lâu ngày đã trở thành văn hóa tín ngưỡng trong dân gian mà “phép vua cũng thua lệ làng”. Nói cho cùng, ăn uống là một nhu cầu cần thiết và cũng là phương tiện để bày tỏ tình thân hữu hay mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội, nhưng do lối văn hóa ăn uống của người Việt đã ăn thì phải ăn cho đã, đã uống thì phải uống cho say, ăn với uống phải no say nên dần hồi mới như thế.

Người dân các miền thôn quê có ba nhu cầu chính trong việc ăn uống là đám giỗ, đám cưới, đám ma. Ba đám này đã trở thành nhu cầu thiết thực trong cuộc sống. Người thành thị thì ăn uống lu sà bù, đâu đâu cũng thấy quán nhậu làng nướng, đủ thứmón ngon vật lạ được phơi bày. Ở quê nhà nào có người thân chết thì họ làm đám thiếtđãi bà con cô bác đến viếng cho đến ngày chôn hoặc thiêu rồi tiếp tục giải quyết những thứ còn tồn đọng. Người dân quê cho rằng vào những ngày này họ có cơ hội trả nợ miệng. Bà con đến để phúng điếu, chia buồn cùng gia đình, sau đó chén thù chén tạc bằng rượu hay bia, cùng thức sáng đêm đàn ca hát xướng, vui vẻ ăn nhậu để làm không khí tang thương, mất mát trở thành nhộn nhịp. Đám ma thì có ăn, có uống. Đám giỗ còn long trọng hơn, ngày này bà con quyến thuộc nội ngoại hai bên tề tựu về rất đông. Người dân quê nặng về lễ giỗ ông bà cha mẹ,với họ vào những ngày này rất quan trọng nên mới có câu “ai ơi ngày giỗ nhớvề”; do vậy ngày giỗ thường được tổ chức long trọng và đôi khi còn lớn hơn cả đám cưới.

Dân gian có câu “ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”, nhưng quan trọng hơn hết chúng ta có thể đánh giá con người qua cách ăn, cách uống. Hay nói cách khác, ăn uống phản ánh phạm trù sống, phương thức sống, cách thức sống và phép tắc sống, nhìn vào cách ăn uống ta có thể biết người đó có lòng từ bi hay không. Khi xưa lúc chưa đi tu bản thân chúng tôi là kẻ đam mê ăn uống, ngày nào cũng phải có rượu hay bia và gái gú. Con vịt chưa cắt cổ làm tiết canh thì đã có mồi nhậu lai rai bằng cách thẻo miếng mỡ bầu diều bóp gỏi làm chua khi con vịt còn sống. Loại ăn nhậu như chúng tôi ngày trước là hạng người sống không có nhân cách đạo đức, thử hỏi làm sao biết thương yêu gia đình, người thân nên mới bịp bợm, gian trá, xảo quyệt và ác độc; giờ ngồi ngẫm lại trong khi đang viết sách mà cảm thấy nổi da gà. Phật pháp quá hay, quá tuyệt vời nên chúng tôi mới có được ngày hôm nay. Ý chí quyết tâm nhận thức rõ được bản chất sai lầm nhờ sự chỉ dạy của thầy tổ, gần gũi thiện hữu tri thức và có niềm tin nhân quả, tin chính mình là những yếu tố quan trọng giúp ta vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà làm mới lại chính mình.

Là người Phật tử chân chính chúng ta phải biết chọn lựa những thức ăn và thức uống không làm ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Người xuất gia nhưng lại thích ăn đồ giả mặn, loại thức ăn này rất có hại và lại mắc hơn những loại rau cải, nếu tiêu thụ thường xuyên e rằng dễ bị nhiễm mặn và nhiễm độc. Ăn chay trong thời buổi này phải cao thượng và có ý thức, như vậy sẽ ít bệnh. Trước khi ăn những món hiền lành và bổ dưỡng ta cũng nên nói, “chỉ xin ăn những thức ăn có tác dụng nuôi dưỡng và ngăn ngừa tật bệnh”. Đó là ta biết áp dụng chánh niệm trong khi ăn và khi nấu ăn. Đời sống tu hành thức ăn uống là do đàn na tín thí đóng góp, ủng hộ. Thiền Viện Thường Chiếu có trên 300 thầy, Phật tử gần xa đóng góp, ủng hộ mỗi lần ăn có trên 400 suất, vì phải nấu bằng cái chảo lớn nên rất khó bảo đảm an toàn sức khoẻ, có khi rau cải quá nhiều ăn không kịp nên tiêu thụ rất dễ bệnh. Thời đại ngày nay nấu nướng số lượng quá lớn cũng khó đảm bảo an toàn thực phẩm, do đó mọi người phải tự ý thức trong ăn uống. Ăn kiêng, ăn những thứ cần thiết cho cơ thể là cách ăn tốt nhất.

Ngoài những thức ăn vật chất đểnuôi thân tồn tại, thức ăn tinh thần mới thực sự quan trọng đối với mọi người trên thế gian này. Xúc thực, Tư niệm thực và Thức thực được coi là ba món ăn tinh thần của người xuất gia hay tại gia. Xúc thực là sự tiếp xúc hàng ngày với cuộc đời bằng mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý. Nếu sống trong tu viện thì mỗi ngày đọc kinh, sám hối, ngồi Thiền, được gần gũi các bậc tu hành kiểu mẫu, trông thấyđức hạnh của họ sẽ giúp chúng ta sống tốt theo. Thật vậy, thức ăn nuôi dưỡng tinh thần chúng ta là Thiền ăn và Pháp hỷ thực. Mỗi ngày trước khi ăn đại chúng luôn nhắc nhở nhau “Thiền duyệt vi thực, Pháp hỷ sung mãn”. Vì vậy, bằng mọi cách phải làm cho Thiền và Pháp trở thành món ăn tinh thần thực sự của chúng ta. Người tu mà không thích ăn cơm Thiền, uống nước Pháp thì không thể sống đời tu hành viên mãn.

Ăn không có chánh niệm và ý thức cũng giống như hai vợ chồng và đứa con đi qua sa mạc mà hết lương thực đem theo, không còn cách nào khác họ phải ăn thịt đứa con để đủsức đi ra khỏi sa mạc, nếu không làm vậy thì cả ba đều chết. Khi ăn như thế hai vợ chồng đó rất đau khổ nhưng không còn cách nào khác hơn. Khi ăn thiếu ý thức ta sẽ tạo nỗi khổ, niềm đau cho các loài vật khác và chính bản thân mình sẽgánh lấy hậu quả khổ đau. Khi hút thuốc, uống rượu, ăn nhiều đồ nướng, chiên xào là đang hủy hoại từng làn da, thớ thịt của mình. Ta đang ăn thịt của chính ta từ từ vì thuốc làm hại phổi, rượu làm hại gan, đồ béo làm cao huyết áp, đột quỵ và ung thư. Thành ra ta ăn như thế nào để đừng tạo ra nỗi khổ, niềm đau cho các loài vật và ăn trên sự khổ đau của kẻ khác, tức là ta ăn trong vội vã, vật vờ và si mê. Vì vậy, mỗi khi ăn thịt, ăn cá ta hãy ý thức có thể mình đang ăn thịt cha mẹ hay con cái vì luân hồi sống chết qua lại vô số kiếp. Do đó chúng ta phải tập ăn chay và tập không sát sinh hại vật để mở rộng tấm lòng từ bi, thương xót tất cả chúng sinh.

Loại thức ăn thứ hai là Xúc thực. Chúng ta có sáu căn là mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý, khi chúng tiếp xúc với sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp ta phải thấy việc tiếp xúcđó có đem chất độc vào người hay không, chất độc này sẽ làm tâm ta bị ô nhiễm; như khi ta xem truyền hình, mắt ta tiếp xúc với hình sắc, tai nghe âm thanh đủmọi sắc thái. Chúng ta phải thực tập chánh kiến trong khi xem truyền hình, phải biết lựa chọn kênh giải trí có đạo đức, nhân cách sống hoặc y học đời sống. Chúng ta không nên đưa những phim ảnh có độc tố như giết hại, sợ hãi, căm thù và bạo động vào đầu; nên xem những bộ phim mang lại cho mình sự hiểu biết, lòng từbi, sự san sẻ hay nâng đỡ, vượt lên chính mình, quyết tâm không làm những điều lầm lỗi. Nhiều người tối ngày chỉ xem phim bạo lực, chiến tranh, tình cảm ủy mị mà không biết chọn lựa nhữngđề tài lợi ích. Chúng ta phải biết có những chương trình chứa đựng rất nhiềuđộc tố có tác hại lớn như bạo động, căm thù và kích thích dục vọng. Những dịch vụ quảng cáo ngày nay cũng kích thích lòng tham lam và sự thèm khát dục vọng. Khi đọc một cuốn tiểu thuyết chúng ta có thể tiếp nhận rất nhiều độc tố làm cho mình càng thêm dính mắc và tham muốn. Ðọc xong ta có thể mơ mộng ảo huyền một khung trời mới xa xôi, sẽchán nản, lo lắng, thèm khát làm mệt cả thân tâm.

Nếu mỗi ngày ta không tỉnh giác thì những câu chuyện đời thường cũng có thể mang lại cho mình nhiều độc tố. Mỗi ngày từ khi mở mắt thức dậy cho đến khi đi ngủ tađều thấy-nghe và tiếp xúc với mọi việc, nếu khi tiếp xúc ta thấy thân khỏe, tâm an ổn, nhẹ nhàng thì phải quyết gìn giữ chúng. Những thứ làm ta mệt, buồn phiền, lo lắng và giận dữ thì phải tránh để không tiếp xúc nhiều. 5 giới là cội nguồn của an vui, hạnh phúc khi chúng ta đã lãnh thọ và hành trì, giới là những bộ da vững chắc bao bọc lấy thân thể và tâm định tĩnh, sáng suốt của ta. Người không gìn giữ 5 giới sẽ đánh mất lòng nhân ái vì đã đưa quá nhiều độc tố như giết hại, căm thù, bạo động, sợhãi và làm tổn thương cho người và vật.

Loại thức ăn thứ ba là Tư niệm thực. Ðó là những ước mơ, hoài bão ta đang khao khát, mong muốn được thực hiện trong tương lai. Ta muốn được làm thủ tướng hay bộtrưởng, hay chí ít cũng làm giám đốc, đậu bằng tiến sĩ để đem những hiểu biếtứng dụng vào đời, những mong muốn như thế thấm vào người ta giống như một loại thức ăn. Mong muốn chính là một loại thực phẩm làm cho con người không ngừng phấn đấu và rèn luyện. Ước muốn mạnh mẽ sẽ giúp ta có thêm năng lực để thực hiện những hoài bão, nhưng có những ước muốn sẽ làm ta bất hạnh, khổ đau suốt cuộc đời vì tham lam, dính mắc như quyền cao chức trọng, nhiều tiền bạc của cải, tài năng xuất chúng hay sắc đẹp hơn người. Muốn được mạnh khỏe và an vui, hạnh phúc để làm tròn trách nhiệm, bổn phận với gia đình, đóng góp cho xã hội; hay ước muốn trở thành bậc giác ngộ mà cứu độ tất cả chúng sinh là loại thức ăn Tư niệm thực chúng ta cần phải có.

Thiền viện thiếu món ăn tinh thần thì chúng đói, còn tìm thức ăn không tốt sẽ bị nhiễm độc, bị nhiễm độc thực phẩm thì chết thân mạng, bị nhiễm độc tinh thần thì chết Giới thân Huệ mạng, dù còn trong đạo nhưng không dùng được việc có ích cho mọi người. Trên thực tế, các Thiền viện sinh hoạt tốt đẹp nhờ các vị lãnh đạo đều sống phạm hạnh thanh tịnh, do đó đại chúng nương theo mới thăng hoa đạo đức tâm linh. Nếu hàng ngày ta thường tiếp xúc với người phải trái, đúng sai, được mất, hơn thua, buồn thương, giận ghét, tiếp xúc với trần cảnh do thấy-nghe trong phân biệt, dính mắc thì ý thức bắt đầu suy nghĩ theo đường danh lợi, bị sự cúng kính làm mờ mắt, dẫn đến hư hỏng một đời tu.

Khi tu hành ta phải nên nhận rõ tầm quan trọng của Xúc thực, không cho sáu căn tiếp xúc với sáu trần để không bị chúng làm ô nhiễm và không lưu giữ điều xấu vào kho tâm thức. Chúng ta tu là biết chọn con đường tốt đẹp, không đi con đường xấu xa. Con đường hiền thánh không mở ra thì con đường tội lỗi sẽ làm ta mờ mắt mà quên cả lối đi của bậc hiền thánh Tăng và chư Phật. Dòng nước chảy xuôi thường gây ra lũ lụt, ngập úng nên người ta phải ngăn nó bằng cách mở đập cho nước chảy vào để chuyển thành dòng điện mang lại lợi ích cho nhân loại. Dòng đời cũng thế, vì đa số không biết giữ năm giới của nhà Phật nên ba đường dưới địa ngục, quỷ đói, súc sinh rộng mở và đang chờ đón những người thiếu hiểu biết không tin sâu nhân quả.

Suy nghĩ của con người lúc nào cũng như dòng nước chảy khó thể ngăn được nên ta chỉ tiếp xúc với những gì tốt đẹp, lợi ích và cao quý, nhưng phải thích hợp với trình độ và nghiệp lực của mình. Thiền là sự sống của con người, ta biết Thiền trong mọi hoàn cảnh thì an ổn, nhẹ nhàng, trí tuệ phát sinh. Chính vì vậy, khi đọc Kinh, sám hối hay tham Thiền, chúng ta cảm nhận niềm vui nên dần hồi buông xả được phiền não, tham-sân-si từ từ nhẹ bớt, không còn nặng như ngày xưa. Xúc thực là sự tiếp xúc hàng ngày giữa ta và cuộc đời, nếu chúng ta huân tập đầy đủ Phật pháp thì tất cả nhiễm ô thế gian sẽ được tiêu hóa dần hồi theo thời gian, từ kiến thức chuyển thành trí tuệ nhờ biết cách buông xả.

Loại thức ăn thứ tư gọi là Thức thực. Thân thể chúng ta được hình thành ngày hôm nayđẹp hay xấu là do tác động của ý thức, trong đó gồm có Chánh báo và Y báo. Chánh báo là thân thể này gồm có thân và tâm. Y báo thuộc hoàn cảnh chung quanh ta đang sống. Vì thói quen được huân tập lâu ngày từ nhiều kiếp xưa nên bây giờta có Chánh báo và Y báo. Chánh báo và Y báo đều là sự biểu hiện của tâm thứcđược hình thành qua nền tảng nhân quả. Loại thức ăn thứ tư này rất quan trọng vì nó là phần tinh thần. Tâm tư sáng suốt, hành động lương thiện sẽ giúp chúng ta tiếp nhận các món ăn trong sáng, từ bi và trí tuệ. Nếu trong quá khứ tâm thức đã tiếp nhận thức ăn độc hại quá nhiều thì ngày nay tâm thức ta biểu hiện ra Chánh báo, Y báo không lành mạnh mà còn tối tăm, mờ mịt. Những gì ta suy tưtrong thấy-nghe-ngửi-nếm và tưởng tượng là những thứ được cất gữ trong kho chứa tâm thức. Nếu kho tâm thức này chứa vô minh, tham lam, ích kỷ, oán giận, thù hằn và phiền muộn, khổ đau thì khi đủ duyên chúng sẽ phát sinh.

Chính vì vậy, chúng ta phải biết phân loại những thức ăn đưa vào kho tâm thức, phải nênđưa từ-bi-hỷ-xả, lòng bao dung độ lượng, giúp đỡ và sẻ chia, yêu thương và hiểu biết bằng tình người trong cuộc sống để nuôi dưỡng tâm thức mỗi ngày. Đức Phậtđã dùng phương tiện hình ảnh một người tử tù đang bị vua hành hình để nói vềThức thực. Buổi sáng vua ra lệnh lấy 300 cây kim đâm vào thân thể người tử tội,đến chiều tối vua hỏi, “kẻ tử tù đó bây giờ ra sao?” Viên cai ngục trả lời,“tâu bệ hạ, nó vẫn còn sống nhưng rên la thê thảm lắm!” Phật dùng ví dụ này đểnhắc nhở chúng ta đừng nên hành hạ tâm thức của mình y như thế, đừng đâm 300 mũi kim của độc tố tham lam, giận dữ, si mê, ganh ghét, tật đố, hận thù, bạođộng và sợ hãi vào kho tâm thức của chúng ta mỗi ngày.

Bốn thí dụ trên được ghi lại trong Kinh Tử Nhục. Tử Nhục là thịt của đứa con. Hai vợchồng và đứa con cùng đi qua sa mạc nhưng nửa đường hết thức ăn, nếu không có cả ba đều chịu chết, cuối cùng hai người đành phải giết con để ăn mà vượt khỏi sa mạc. Bốn ví dụ nghe rất khiếp đảm và ghê sợ, mục đích chính nhằm răn bảo chúng ta phải sáng suốt gìn giữ thân-miệng-ý để đừng làm tổn hại cho mình và người. Ăn uống là nhu cầu chính yếu hằng ngày, khi ăn ta phải tỉnh giác biết rõ thức ăn nào không làm tổn hại thân tâm, trong khi ăn phải biết mình đang ăn, thức ăn ngon hay dở đều biết rõ; mặn, lạt, chua, cay ta đều biết nhưng không đểtâm bị lôi kéo về quá khứ hay mơ mộng đến tương lai hoặc quá lo lắng mà đánh mất mình trong hiện tại.

Trước khi ăn mọi người nên quán tưởng như sau: Cơm ngày ba bữa thường nhớ công khó nhọc của kẻ nông phu. Thân mặc ba y hằng xét nghĩ sự nhọc nhằn của người may dệt. Thuốc thang giường chõng bởi do sự nhín ăn bớt mặc của tín thí khắp nơi. Học đạo tiến tu nhờ lòng từ dạy răn của thầy Tổ.Nguyện cho thí chủ và tất cả chúng sinh phước huệ song tu, nhân tròn quả giác, kẻ mất người còn đều trọn thành Phật đạo. Trước khi ăn ta quán tưởng nhưthế để tâm hằng nhớ ghi huân vào kho tâm thức, do đó khi đưa thức ăn vào miệng ta nhìn thấy rõ thức ăn ấy với con mắt tỉnh giác. Ta ăn để mà sống, ăn vì thành tựu đạo nghiệp chứ không phải sống để mà ăn. Khi ăn ta nhìn miếng đậu hũ nhưmột dược liệu thuốc thang để chữa bệnh đói khát, nhờ vậy ta thấy rau cải, nước tương là đại sứ của đất trời đến với ta để nuôi dưỡng thân này. Lòng ta trànđầy niềm biết ơn và hoan hỷ, vui vẻ với những người đã gieo mầm sống để chúng ta dưỡng thân mà tu tập. Khi nhai ta nhai trong ý thức, ta biết rằng mình đang tiếp xúc với những chất liệu trong sáng, lành mạnh. Thường khi ăn nếu không tỉnh giác ta sẽ nhai những buồn thương, giận ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua và lo lắng. Vô tình ta đang nhai quá khứ và tương lai mà đánh mất mình trong hiện tại. Ta nhai đều đặn thức ăn rau cải được trộn chung với cơm sẽ trở thành chất loãng, nhờ vậy rất dễ tiêu và bổ dưỡng, không bị bón kiết. Như thế ta không cần phải ăn quá nhiều mà dinh dưỡng vẫn đầy đủ để nuôi dưỡng thân khỏe, tâm an.

This entry was posted in Bài Giảng, Phật Giáo. Bookmark the permalink.