Cuộc Đời Đức Phật

V/ TÍNH CHẤT CÁCH MẠNG TRONG CUỘC ĐỜIĐỨC PHẬT:

Cách mạng đúng nghĩa là sự đổi mới từtrạng thái này sang trạng thái khác, của một hiện tượng chứ không phải là sựphá vỡ hoặc đập đổ những cái cũ để thay thế vào đó những điều mới, cho dù điềuđó đúng hay sai có thực tế, áp dụng vào đời sống hay không hoặc có mang lại ích lợi thiết thực.

Xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ trở nên tàn khốc trong tâm thức của con người bởi sự đè nặng lên chúng là những giai cấp thống trị, sự kỳ thị giữa con người và con người. Giá trị làm người bị chà đạp, con người không có tự do và có quyền được lựa chọn cho mình một cách sống phù hợp.

Bên cạnh đó, tư tưởng gìn giữ độc quyền thần linh bao phủ một hào quang vừa xa vời với con người thực tế, và quyền lực giai cấp để bảo vệ địa vị của một tầng lớp thống trị, tất cả mọi thứ đó trở nên gay gắt và tạo ra nhiều khổ não trong đời sống con người lúc bấy giờ. Hệ quả tất yếu đã sản sinh nhiều tư tưởng và hình thức tế lễ của tôn giáo cũng chính là sựthể hiện khao khát, ước vọng của con người hướng đến một điều gì đó tốt đẹp hơn hoàn cảnh hiện tại.

Đức Phật đã đáp ứng đầy đủ nguyện vọngấy, Ngài đã đánh đổ toàn bộ sự bất công đã mang lại sự khổ đau tàn khốc cho con người khi ngài vạch ra một con đường vượt thóat. Vì quyền uy nắm giữ độc quyền tôn giáo và xã hội là một minh chứng, Thánh điển Vệ Đà là tư tưởng tiêu biểu tại thời điểm ấy. Sự cách mạng của Đức Phật thể hiện trên câu nói thật ngắn gọn màđầy trí tuệ và bình đẳng: Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành. Đây là sự xác nhận quyền làm người của con người, mỗi người đều có khả năng, sức mạnh tinh thần như nhau và được quyền nhận hay không nhận những gì thuộc về con người. Tư tưởng cách mạng này đánh đổ toàn bộ cả hai lĩnh vực xã hội và tôn giáo, không những chỉ trong thời điểm ấy mà cho đến hôm nay vẫn luôn luôn giá trịtrong xã hội nhân loại .

VI/ Ý NGHĨA CAO CẢ VỀ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT

Từ bi là ý niệm khởi đầu từ khi còn là Thái tử Tất Đạt Đa cho đến khi thành ngôi Chánh giác và cho đến trọn vẹn 49 năm hoằng hóa độ sinh, lòng từ bi của Ngài như là suối nguồn, là động cơ mạnh nhất, khiến Đức Phật không bao giờ thấy mệt mỏi. Tình thương vô biên ấy vượt qua biên giới phàm tình, tục đế. Tình thương không dựa trên hữu ngã, không hạn hẹp và ích kỷ. Tình thương vô biên này đã nói lên ý nghĩa cao cả nhất cuộc đời của Ngài, nói lên giá trị những lời dạy của Ngài xuyên suốt thời gian và không gian. Trong lịch sử tôn giáo chúng ta khó tìm thấy nơi vị giáo chủ nào sánh kịp.

Trí huệ là con đường để đạt đến của Thái tử Tất Đạt Đa, vì chỉ có trí tuệ thật sự thì con người mới có khả năng vượt lên trên nỗi thống khổ đang vây kín con người. Có trí tuệ, con người mới tìm được nguồn hạnh phúc thật sự mà con người mong muốn, khao khát và vượt qua mọi sợhãi từ tư duy hữu ngã. Sự hiểu biết trọn vẹn này đã mở ra nhiều phương trời ý thức mới trong lịch sử triết học và tôn giáo của nhân loại và ngoài phạm vi của loài người. Có trí tuệ chân chánh này, con người mới không còn luẩn quẩn trong rừng rậm phân biệt từ ý thức, và tự khẳng định mình hơn giữa cuộc đời này: Thấy tất cả các pháp như chiêm bao, ảo thuật, bóng nước, ảnh tượng, sương mai và điện chớp.

Nếu không có Từ-Bi và Trí-Huệ thì ý nghĩa cuộc đời Đức Phật vẫn tầm thường như bao mãnh đời khác, và con đường giác ngộ và giải thoát cũng không thể thực hiện được. Có Từ-Bi và Trí-Huệ cuộc đời Đức Phật quá cao cả và cao cả hơn nữa là lịch sử loài người vẫn chưa tìm ra con người thứ hai.

VII/ Ý NGHĨA CÁC SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT:

Mỗi sự kiện đi qua cuộc đời Đức Phật đều mang một tầm vóc quan trọng. Nếu chúng ta càng hiểu rõ các sự kiện đó thì dễdàng để hiểu được những lời dạy của Ngài và sự ghi nhớ về Ngài của chúng ta được trọn vẹn. Do đó, tìm hiểu những ý nghĩa cao cả thật rất cần thiết, trong đó bao gồm những sự kiện lịch sử đáng nhớ.

1- Đản sinh: So sánh nhiều hiện tượng trong thế giới bình thường này cho chúng ta thấy, có nhiều hiện tượng lạ cho thấyĐức Phật không phải là con người thường như bao con người khác được bao bọc với vóc dáng, thân hình một con người thật bằng da bằng thịt. Theo đạo Phật, thì con người sinh ra bắt nguồn từ nghiệp thức đã chuyển – dẫn nhiều đời của người ấy. Nhưng Đức Phật lại khác một con người bằng thân tạo thành từ tứ đại, nhưng tâm thức là một sự kết tính của phước đức và trí huệ chứ không phải từ nghiệp thức, không phải từ dục vọng hay từ ái dục thôi thúc. Điều này được chứng minh qua nhiều trong kinh điển cũng như trong Jatakas (Truyện tiền thân của đức Phật). Ngài là một vị Bồ-tát đản sinh, vị đã viên mãn trong trí tuệ và phước đức.

2- Xuất gia: Đây không phải ý tưởng hay chí nguyện được xuất phát sau khi Ngài đản sinh, mà chính là sự xuất hiện bởi hạnh nguyện độ sanh từ nhiều đời mà Ngài đã làm. Đặc tướng ấy đã thể hiện trên dung nhan của Ngài mà kẻ phàm phu như tiên nhơn A Tư Đà cũng có thể thấy được. Sự xuất gia của Ngài trong một hoàn cảnh cũng không mấy đặc biệt. Vì xuất gia là con đường phải quá xa lạ trong văn hóa và truyền thống từ trước của văn minh Bà-la-môn giáo. Tuy nhiên, đặc biệt Ngài đã tìm ra ánh sáng mà trước và sau đến hôm nay vẫn chưa có vị thứ hai kế tiếp, nghĩa là người đã hoàn thiện được mụcđích và lý tưởng của mình.

3- Thành đạo: Con đường trung đạo là con đường giải thoát mà chỉ có Đức Phật mới tìm ra, chứng ngộ được nằm bàng bạc trong những lời dạy và những kiến thức đã có sẳn trong ý thức hệ lúc bấy giờ,chứ không ở đâu xa và cũng không có nhiều điều mới lạ. Có khác chăng là nó thoát khỏi suy tư hữu ngã và đi thẳng vào vô ngã của vạn pháp, một cánh cửa không vướng kẹt.

4- Hóa độ: Một tấm gương của một vị Thầy vĩ đại, chỉ có con người có giàu lòng Từ-Bi và chí nguyện mới có thể ròng rã trong 49 năm đi khắp lưu vực sông Hằng để hoằng hóa, cả cuộc đời cống hiến cho chúng sanh như chưa bao giờ ngừng nghĩ, mỏi mệt và khởi tâm niệm chán nản với nhiều chủng tính người khác nhau.

5- Niết bàn: Công đã mãn việc đã thành, những gì cần làm Ngài đã làm xong, không một mảy may khởi niệm. Như bàn tay không còn nắm bắt một vật gì, sự an tịnh của Ngài hiện thân chân thật, không đau khổ hạnh phúc khi đến và không khởi niệm đau khổ hạnh phúc khi đi: NhưLai nghĩa là không từ đâu mà đến và không có từ đâu để đi.

Nếu hiểu rõ được sâu sắc về cuộc đời củaĐức Phật thì sự tôn kính và ca ngợi Ngài sẽ mang nhiều lợi lạc giá trị. Càng hiểu rõ để thực hành và ghi nhớ thì ý nghĩa của cuộc đời và con người của chúng tađang sống cũng trở nến ý nghĩa và sẽ không bao giờ là kẻ hủy báng người mình tôn kính (Tin Ta mà không hiểu Ta là hủy báng Ta ).

Như thế chúng ta cũng biết được rằng đức Phật xuất hiện vì con người và lợi ích cho con người bằng xương bằng thịt, Ngài không phải là một Thượng đế giáng trần càng không phải là một thần linh đầy biến hóa mà là một vị Thầy. Vị Thầy đầy đủ Từ-Bi và Trí-Tuệ, đủ cả mọi công hạnh làm khuôn phép cho xã hội đi theo một trật tự trong đó an lạc và giải thoát được đềcao.

Huệ Giáo

http://thuvienhoasen.org

__________________

Tài liệu tham khảo

Doãn Chính-Lương Minh Cừ, Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại. Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà nội.1991.

Thích Thanh Kiểm, Lịch sử Phật giáo Ấnđoä. Thành hội Phật giáo Tp Hồ Chí Minh ấn hành. PL: 2533-1989.

Thích Thiện Hòa, Phật học phổ thông, quyển I. Thành hội Phật giáo Tp Hồ Chí Minh ấn hành.1989.

Cao Hữu Đính, Phật và Thánh chúng. Viện cao đẳng Phật học Trung phần xuất bản. Nha trang. 1973.

Gia Đình Phật tử Việt nam, Tài liệu tu học học Bậc kiên. Ban hướng dẫn Trung ương GĐPTVN.PL: 2545-2001.

Ludwig Theodore, Những con đường tâm linh phương Đông, 2 quyển. Nxb Văn hóa thông tin, Hà nội.2000.

Câu hỏi tìm tòi suy nghĩ

1-    Tinh thần bình đẳng trong Phật giáo có địa vị gì trong lịch sử tôn giáo Ấnđộ? Tác dụng của chúng thế nào?

2-    Tinh thần vô Ngã của Đức Phật mang lại điều gì cho xã hội Ấn Độ quá khứvà hiện tại?

3-    Tinh thần Từ-Bi, Trí-tuệ, Giải thoát được đề cao thế nào và áp dụng ra sao trong cuộc đời của Đức Phật?

4-    Đức Phật có phải là một Thượng đế, hay một Thần linh?

5-    Đạo Phật có phải là một tôn giáo?

6-     Phân tích nhữngđặc điểm cao quý trong sự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật?

Doãn Chính-Lương Minh Cừ, Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại. Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà nội.1991.

Thích Thanh Kiểm, Lịch sử Phật giáo Ấn đoä. Thành hội Phật giáo Tp Hồ Chí Minh ấn hành. PL: 2533-1989.

Thích Thiện Hòa, Phật học phổ thông, quyển I. Thành hội Phật giáo Tp Hồ Chí Minh ấn hành.1989.

Cao Hữu Đính, Phật và Thánh chúng. Viện cao đẳng Phật học Trung phần xuất bản. Nha trang. 1973.

Gia Đình Phật tử Việt nam, Tài liệu tu học học Bậc kiên. Ban hướng dẫn Trung ương GĐPTVN.PL: 2545-2001.

Ludwig Theodore, Những con đường tâm linh phương Đông, 2 quyển. Nxb Văn hóa thông tin, Hà nội.2000.

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.