Từ trước đến nay nhắc đến địa lí các thầy cô và các em thường nghĩ đó là môn học khô khan, cứng nhắc lại nhiều chữ và khó học thuộc. Trong bài viết nay xin gửi tới các độc giả một cách tiếp cận mới với kiến thức môn địa lí qua ca dao, tục ngữ và thơ ca. Trước hết chúng ta cùng thưởng thức bài thơ gắn liền với các thầy cô địa lý:
THƠ TÌNH ĐỊA LÍ
Trái tim Em gồm nhiều “kinh vĩ tuyến”,
Ôm lấy đời tôi “quả địa cầu tròn”.
Bên Em “biển rộng” giận hờn,
Kỷ niệm cũ như là “tàn tích núi”.
Cá tính Em chín phần “xâm thực đá”,
“Bào mòn” Anh “tích tụ” lại nơi đời.
Xanh thăm thẳm “mây cao tầng buông lối”,
Hẹn một ngày “mưa”, “hoang mạc” lòng tôi.
Bên Em đấy những “phù sa cổ”,
Bên tôi đấy sừng sững một sườn non.
Em là “cực Bắc” tôi là “cực Nam”,
Em là “dòng sông” tôi là “đá nuí”.
Lời ru “đêm đông” tật nguyền “đại lục”,
“Gió” à ơi thổi tức giận đâu về.
“Mưa đá”, “bão giông” phủ kín chiều êm ả,
“Sấm chớp” mịt mùng đau đáu một miền quê.
Em “địa hình” không phẳng phía bên kia
Tôi cô đơn, lẻ loi hình “núi sót”.
Đêm ôm đàn mà mơ mình “trượt dốc”
Cà phê hoá thành “băng” tim nghìn “độ rích te”.
Lúc bên nhau tình chẳng thành “thiên đỉnh”
Khi biệt li nhanh chóng tựa “băng tan”.
Em ơi khổ đau tình địa lý
Ước trận “cuồng phong” “mưa trút” “đại dương” tràn.
Đất nước Việt Nam được tạc nên bằng vô vàn chất liệu và cách thức khác nhau: vẽ bằng bản đồ, khắc trên gỗ, trên đá, …. Và còn được tạc nên bằng những vần thơ
Mặc Giang