3. Mai trắng còn có tên gọi khác là Chi mai, Bạch mai: Cao tới 25 mét, thân thẳng, vỏ cây có màu hơi đỏ khi bị tróc, thường được trồng, khác với mai vàng và mai đỏ đẹp do sắc nhưng mùi thơm nhẹ, không mấy ai nhận thấy được. Bạch mai có cánh trắng nhỏ rất thơm, trái có hột cứng.
4. Mai chiếu thủy: cây nhỏ được trồng làm kiểng do cho lá đẹp và hoa thơm, không có họ hàng với ba loại hoa kể trên, cùng họ với cây Trước Đào. Lá mỏng 2 mặt cùng lớt màu, hoa nhỏ với 5 cánh trắng, cuống hoa dài xụ xuống, trồng vào núi đá non bộ. Nếu muốn ngắm hoa thì ta phải nhìn dưới nước mới tận hưởng được vẻ đẹp lạ lùng của mai chiếu thủy. Chính vì vậy mà nó mới có tên gọi đặc biệt này.
Không những mai được dân miền Nam ưa chuộng, mà còn được người xứ Bắc biết đến. Đất Bắc có một giống mai khác gọi là mai bắc, giống cây đào, cây mận thuộc họ thường. Mai bắc có nhiều loại: Giang mai, thường gặp ở bờ sông; Lãnh mai, mọc trên núi; Giả mai, gặp ở đồng bằng và Cung mai, được trồng ở ngự viên hay cung điện của ông hoàng bà chúa. Nhưng chúng mọc rất ít bởi không phù hợp với thời tiết lạnh lẽo ở đó.
Và việc chăm sóc cho cây cũng là một công đoạn rất quan trọng và cần thiết. muốn có mai nở vào đúng ngày tết phải cần đến kĩ thuật bón chăm. Mua về đến nhà, cành mai được đốt gốc trước khi cắm vô bình, bỏ phân bón phù hợp cho cây mai để giữ cho hoa nở đều, lâu tàn, lâu rụng. Mai tứ quý, mai trắng, mai chiếu thủy nằm ở khu bán cây kiểng, có năm thấy bán, năm không. Ba loại này thường nằm trong chậu sành. Mai trắng giá rất cao do hiếm và được uốn cong, cắt tỉa theo hình điểu thú hoặc nuôi dưỡng theo lối bonsai Nhật Bản, mai tứ quý và mai chiếu thủy thường là nguyên dạng. Còn mai vàng có thể trồng bằng hạt hoặc chiết cành, trống ngoài vườn hay trong chuậ cảnh đều được. Chăm sóc phải đảm bảo đủ nước và ánh sáng, không để úng.
Với dáng vẻ thật đơn sơ và mỏng manh, mai được người đời xếp trong những loại cây cảnh quý mà xưa nay ta vẫn thường thấy trong mảnh vườn bé nhỏ của mỗi gia đình. Người ta vẫn trồng mai, chơi mai bất kể sang hèn, trí thức hay thường dân. Đại thi hào Nguyễn Du đã ví mai như một người bạn: “Nghêu ngao vui thú yên hà – Mai là bạn cũ hạc là người quen.”
Do thiên nhiên ưu đãi, cách chơi mai của người dân miền Đông bảnh hơn người Sài Gòn. Trung tuần tháng chạp, họ vào rừng, chọn những cành mai tuyệ đẹp mang về hoặc ra chỗ cửa hàng chăm mai mà họ gửi năm ngoái. Đoạn họ nhặt hết lá, nhúm lửa thui chổ vết cắt rồi liệng vô 1 góc nhà. Hăm ba tết, sau khi đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng, họ lôi những cành mai khô héo, tưởng như đã chết ấy ra, cắm vào bình, đổ nước vô hoặc cây mai đã được trồng trong chậu, vạch, tỉa hết lá đi. Mười năm như một, chỉ vài ngày sau, nụ hoa lú ra, lớn dần rồi hoa nở thật đều vào mùng 1 Tết, mùng 2 Tết.
Tôi có ông bác là dân chơi mai thứ thiệt, mỗi năm lúc nào tôi cũng thấy bác ấy có 1 chậu mai tuyệt đẹp. Sắc mai đương nhiên là màu vàng rồi, bác tôi quý nó vì màu vàng cao quý ấy sẽ đem lại nhiều may mắn, tốt lành trong năm mới. Hương của mai rất dịu và thanh, chỉ có những người tiinh tế mới tận hưởng hết hương hoa thanh khiết ấy. Cây mai của bác tôi cứ mọc thành chùm, hết chùm này đến chùm khác nhìn thật đã mắt, người nhìn vào như được cội rửa hết những vết nhơ của sự đời. Trong lịch sử đã không hiếm những danh nhân say mai, trồng mai để làm bạn suốt đời. Mai nhỏ nhoi mà tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.
Mùa đông đang tàn phai cũng chính là thời điểm những bông hoa mai đâm chồi nảy lộc với muôn điều may mắn, hạnh phúc. Trong mắt bạn, trong mắt tôi, cây mai vươn lên từ đất mẹ yêu dấu, chúng thật nhỏ bé, trong trắng, hồn nhiên, duyên dáng. Và tâm hồn ta sẽ được hé mở, “Vị tình lai kí nhất chi mai hữu biệt hoài”… cho hôm nay…cho ngày mai…cho muôn đời sau.
http://diendanbaclieu.net