Những Khai Thị Từ Đức Liên Hoa Sanh Về Con Đường Đại Toàn Thiện – Ch. 11

Bảng thuật ngữ

ABHIDHARMA : Luận tạng trong Ba Tạng do đức Phật thuyết. Các lời dạy có hệ thống về siêu hình học nhắm vào sự phát triển trí phân biện bằng cách phân tích các yếu tố của kinh nghiệm và tìm hiểu bản tánh của sự vật.

ABHIDHARMA PITAKA : Tạng Luận.

ABHISAMBODHIKAYA : Thân thứ năm trong năm thân của Phật tánh, định nghĩa theo Jamgošn Kontrušl trong Kho Tàng Trí Huệ như là “sự biểu lộ đa dạng phù hợp với nghiệp của những người được giáo hóa, không lìa khỏi Pháp thân, nó xuất hiện bởi vì bốn thân kia tự nhiên
đầy đủ trong trí huệ tánh Giác.”

AKANISHTHA (og min) : “Tối thượng” ; cõi giới của Vajradhara, cõi giác ngộ của Phật pháp thân. Thường dùng đồng nghĩa với “pháp giới.”

AMRITA : Cũng như ‘Phẩm tính Cam lồ’, heruka của gia đình ratna trong Tám Giáo Huấn Tu Hành và các giáo huấn Mật thừa liên hệ đến vị hóa thần này.

AMRITA và RAKTA : Hai loại chất linh thiêng được dùng trên bàn thờ trong các nghi thức Kim Cương thừa.

ANANDA : Một trong mười đệ tử thân thiết của đức Phật ; thị giả của đức Phật, người đã tụng lại các kinh trong kỳ kết tập thứ nhất và được xem là vị tổ thứ hai trong dòng truyền thừa bằng miệng của giáo pháp.

ANU YOGA : Cái thứ hai của Ba Tantra Nội Môn, gồm Maha, Anu và Ati. Nó nhấn mạnh vào Trí Huệ hơn là Phương tiện và vào giai đoạn thành tựu hơn là giai đoạn phát triển. Cái thấy của Anu Yoga là giải thoát được đạt đến qua sự làm quen dần với sự quán chiếu vào tính bất nhị của hư không và trí huệ. Mạn đà la Anu Yoga được xem là bao gồm trong thân kim cương. Anu có nghĩa là “sau, tiếp theo.”

ATI YOGA : Cái thứ ba của Ba Tantra Nội môn. Theo Jamgošn Kontrušl thứ nhất, nó nhấn mạnh vào cái thấy (kiến) rằng giải thoát đạt được qua sự làm quen với quán chiếu vào bản tánh của giác ngộ nguyên thủy, xa lìa nắm và bỏ, hy vọng và sợ hãi. Danh từ thường dùng hơn ngày nay là Dzogchen, Đại Toàn Thiện. Ati nghĩa là “tối thượng.”

BA CỬA : Thân, khẩu, ý ; tư tưởng, lời nói và việc làm.

BA GỐC : Guru, Yidam và Dakini. Guru là gốc của các sự ban phước, Yidam là gốc của thành tựu và Dakini là gốc của hoạt động.

BA BỘ THỆ NGUYỆN : Những thệ nguyện Tiểu thừa của giải thoát cá nhân, các tu hành Đại thừa của một Bồ tát, và những samaya Kim Cương thừa của một vidyadhara, một hành giả Mật thừa.

BA THÂN : Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Ba thân như nền tảng là “yếu tính, bản tánh và biểu lộ,” như con đường là “lạc, minh và vô niệm,” như quả là “ba thân của Phật tánh.” Ba thân của Phật tánh là Pháp thân thoát khỏi tạo tác, trau dồi và vốn đủ “hai mươi mốt bộ phẩm chất giác ngộ” ; Báo thân vốn là bản tánh ánh sáng có các tướng chánh và phụ mà chỉ bậc Bồ tát trong mười địa thấy được ; và Hóa thân biểu lộ ra hình tướng mà người trong sạch lẫn không trong sạch đều có thể thấy.

BA TUYỆT HẢO : Sự bắt đầu tuyệt hảo của Bồ đề tâm, phần chính tuyệt hảo không có ý niệm hóa và kết thúc tuyệt hảo của hồi hướng.

BẢN TÁNH VÔ SANH CỦA TÂM : Trong chân lý tối hậu mọi hiện tượng không có một tính chất độc lập, cụ thể và bởi thế không có nền tảng cho một thuộc tính như “sanh, trụ hay diệt,” nghĩa là đến và có mặt, giữ yên trong thời gian và nơi chốn, và chấm dứt hiện hữu.

BARDO : Trạng thái trung gian. Thường ám chỉ đến giai đoạn giữa cái chết và sự tái sanh tiếp theo. Về chi tiết của bốn bardo, xem Tấm Gương của Tỉnh Giác và Sách Hướng Dẫn về Bardo, nhà xuất bản Rangjung Yeshe.

BÁT NHÃ VÀ PHƯƠNG TIỆN : Prajna là trí huệ ; đặc biệt là trí huệ chứng ngộ vô ngã. Upaya là phương pháp, hay kỹ thuật đưa đến chứng ngộ.

BẢY LỐI TRUYỀN THỌ : Dùng kinh điển hay truyền miệng, kho tàng được khám phá, kho tàng tìm thấy lại, kho tàng của tâm, nhớ lại, linh kiến thanh tịnh và dòng nghe lời thầy chỉ dạy.

BHUMI : Các cấp bậc của Bồ tát. Mười địa của một Bồ tát tiến đến giác ngộ viên mãn. Mười địa này thuộc về ba cái chót của năm con đường của Đại thừa.

BỒ ĐỀ TÂM : “trạng thái giác ngộ của tâm,” “trạng thái giác ngộ.” 1/ Nguyện vọng đạt đến giác ngộ vì lợi lạc cho chúng sanh. 2/ Trong ý nghĩa của Dzogchen, sự thức giác vốn sẵn đủ nơi mình của tâm giác ngộ ; đồng nghĩa với trí huệ bất nhị.

BỒ TÁT LOBPOŠN, BIỆT HIỆU SHANTARAKSHITA : “Người gìn giữ hòa bình.” Pháp sư Ấn Độ và trụ trì chùa Vikra-mashila và chùa Samye, vị đã xuất gia cho những nhà sư Tây Tạng đầu tiên. Ngài là một hóa thân của Bồ tát Vajrapani và cũng được biết như là Bồ tát Khenpo hay Tỳ kheo Bồ tát Shantarakshita. Ngài là người sáng lập một học phái triết học hỗn hợp Trung Quán và Duy Thức. Truyền thống này được trùng hưng và làm sáng tỏ bởi Mipham Rinpoche trong luận giải Madhyamaka Lamkara của ngài.

BỐN CÁCH : Bốn mức độ của nghĩa : nghĩa đen, nghĩa tổng quát, nghĩa che dấu, nghĩa tối hậu.

BỐN GIỚI GỐC : Không giết, trộm, nói dối và tà dâm.

BỐN TRẠNG THÁI THIỀN CỦA SỰ THANH TĨNH (Tứ thiền) : Sơ thiền là trạng thái với cả hai ý niệm và phân biện. Nhị thiền là trạng thái không ý niệm nhưng có phân biện. Tam thiền là trạng thái không có hỷ mà có lạc. Tứ thiền là trạng thái bình thản, buông xả.

BỐN TRẠNG THÁI VÔ SẮC CỦA SỰ THANH TĨNH : Xem Vô sắc giới.

CĂN CỨ CỦA GIÁC QUAN : Mười hai yếu tố của giác quan là các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý cùng với các đối tượng của chúng là hình sắc, âm thanh, hương, vị, xúc và đối tượng của thức (các pháp).

CHE CHƯỚNG TRÍ HUỆ : Sự che chướng vi tế bám chấp vào các ý niệm chủ thể, đối tượng và hành động. Nó tạm thời được tịnh hóa vào giây phút nhận ra bản tánh của tâm, và rốt ráo được tịnh hóa qua kim cương định vào lúc chót của địa thứ mười.

CHETSUŠN NYINGTIG : Một trong những giáo huấn quan trọng nhất của Dzogchen, căn cứ trên sự truyền từ Vima-lamitra. Jamyang Khyentse có một linh ảnh về Chetsušn Senge Wangchuk gây cảm hứng cho ngài viết giáo huấn quý giá có tên là Chetsušn Nyingtig. Senge Wangchuk (thế kỷ 11-12) là một vị trong dòng các guru trong sự truyền thừa Nyingtig, nhận giáo huấn này từ bổn sư là Dangma Lhušngyal, cũng như trực tiếp từ Vimalamitra. Kết quả của sự chứng ngộ rất cao của ngài, thân xác ngài biến mất trong ánh sáng cầu vồng khi ngài chết. Trong một tái sanh về sau như là Jamyang Khyentse Wangpo, ngài nhớ lại giáo lý Dzogchen mà Senge Wangchuk đã truyền cho dakini Palgyi Lodroš và viết chúng ra như là terma Chetsušn Nyingtig, “Tâm Yếu của Chetsušn.”

CHÍN MUỒI VÀ GIẢI THOÁT : Hai phần trọng yếu của thực hành Kim Cương thừa : các sự quán đảnh truyền pháp làm chín, làm trưởng thành dòng sống của con người với khả năng chứng thực được bốn thân và các lời dạy giải thoát cho phép người ấy áp dụng thật sự sự quán chiếu đã được đưa vào qua các lễ truyền pháp.

CHÍN THỪA TIỆM TIẾN : Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ tát, Kriya, Upa, Yoga, Maha Yoga, Anu Yoga và Ati Yoga. Hai cái đầu của Tiểu thừa ; cái thứ ba là Đại thừa ; ba cái tiếp là Ba Tantra Ngoại ; ba cái cuối cùng là Ba Tantra Nội.

CHÍN TRẠNG THÁI ĐỊNH LIÊN TIẾP NHAU : Bốn thiền, bốn trạng thái vô sắc và định an bình của Thanh Văn, còn gọi là Diệt tận định.

CHOŠ : Nghĩa đen là “cắt”. Mộït hệ thống thực hành căn cứ trên Bát Nhã ba la mật và truyền xuống từ thành tựu giả Ấn là Phadampa Sangye và nữ đạo sư Tây Tạng là Machig Labdrošn với mục đích cắt đứt bốn loại Ma và chấp ngã. Một trong Tám Dòng Tu Hành của Phật giáo Tây Tạng.

CHOKGYUR LINGPA (1829-1870) : Một vị khám phá kho tàng và đương thời với Jamyang Khyentse Wangpo và Jamgošn Kongtrušl. Được xem là một trong các Terton chính trong lịch sử Tây Tạng. Chokgyur Lingpa nghĩa
là “Thánh điện của sự xuất chúng.”

CÕI LẠC PHÚC (Cực lạc) : Tịnh độ của Phật A Di Đà trong đó người thực hành sẽ sanh về khi trải qua ‘bardo trở thành’, qua sự phối hợp của niềm tin thanh tịnh, công đức đầy đủ, và sự quyết định nhất tâm.

CON ĐƯỜNG TÍCH LŨY : Cái thứ nhất trong năm đường, nó tạo thành nền tảng cho cuộc du hành đến giải thoát và bao gồm sự thu góp một tích lũy bao la công đức hồi hướng cho sự đạt đạo này. Trên đường này, người ta có một hiểu biết trí thức và ý niệm về vô ngã qua học hỏi và tư duy. Nhờ trau dồi bốn niệm xứ, bốn chánh cần, và bốn như ý túc, người ta thành công trong việc trừ sạch các nhiễm ô phiền não thô chúng gây ra sự đau khổ của sanh tử và đạt được những phẩm chất của thần thông và “định của dòng Pháp” dẫn đến con đường kết hợp, hội nhập.

CON ĐƯỜNG HOÀN THÀNH : Cái thứ năm của năm đường và trạng thái của giác ngộ viên mãn.

CON ĐƯỜNG TU TẬP : Cái thứ tư của năm đường trong đó người ta tu tập, trau dồi các thực hành cao cấp của một Bồ tát, đặc biệt là tám phương diện của thánh đạo.

CON ĐƯỜNG THẤY (Chân lý) : Cái thứ ba trong năm đường, là sự đạt đến địa đầu tiên, giải thoát khỏi sanh tử và chứng ngộ chân lý của thực tại.

CÚNG TIỆC : Một buổi tiệc được các hành giả Kim Cương thừa cử hành để tích lũy công đức và tịnh hóa các cam kết thiêng liêng.

CỬA MỞ CỦA BRAMA : Chỗ mở trên đỉnh đầu, tám lóng tay trên đường viền mái tóc.

CỰU DỊCH : Một đồng nghĩa của Cựu Phái, truyền thống Nyingma. Các giáo lý được dịch trước thời đại dịch giả Rinchen Sangpo, trong thời trị vì của các vua Trisong Deutsen và Ralpachen.

DAKINI : 1/ Các sinh thể hoàn thành các hoạt động giác ngộ ; các nữ thần Mật thừa bảo vệ và phụng sự Phật pháp và các hành giả. Cũng là trong “Ba Gốc Rễ.” 2/ Hành giả nữ đã giác ngộ của Kim Cương thừa.

DAKINI TEACHINGS : Các sự chỉ dạy bằng lời của Padma-sambhava cho Bà Tsogyal. Một tuyển tập các lời chỉ dạy của đại sư do Nyang Ral, Sangye Lingpa và Dorje Lingpa phát giác. Gồm các chủ đề quy y, các lời nguyện Bồ tát, vị thầy Kim cương, sự thực hành bổn tôn yidam, ẩn cư và các phẩm của quả vị.

DHARMARAJA (Tử thần) : Tính cách phải chết của chúng ta ; sự nhân cách hóa của vô thường và quy luật vĩnh viễn của nhân quả.

DI CHÚC CỦA PADMA : Khám phá bởi đại Terton Nyang Ral, và được coi là đồng dạng với bản dịch dài vừa – bộ Sanglingma, tiểu sử của Padmasambhava. Một bản dịch Anh ngữ đã được xuất bản là Liên Hoa Sanh (Shambhala, 1993).

DIỆT TẬN ĐỊNH : Trạng thái thiền định của một vị A La Hán nhập vào sau khi mọi phiền não, cảm giác và tư tưởng ngưng dứt hẳn. Nó không được xem là mục đích tối hậu của các trường phái Đại thừa.

DOŠN : Năng lực xấu ; một loại ma.

DÒNG NGHE PHÁP : Dòng các giáo lý khẩu truyền từ thầy đến đệ tử, phân biệt với dòng kinh điển truyền bản văn. Dòng nghe pháp nhấn mạnh những điểm then chốt của khẩu truyền hơn là nghiên cứu học hỏi mang tính chất triết lý.

DORJE DUDJOM XỨ NANAM : Một ông quan của vua Tri-song Deutsen, được gởi đến Nepal để mời Padmasambhava đến Tây Tạng. Một mantrika đã đạt đến hoàn thiện trong hai giai đoạn phát triển và thành tựu, ông có thể bay với tốc độ gió và đi qua vật đặc. Rigdzin Gošdem (1337-1408) và Pema Trinley (1641-1718), vị Vidyadhara vĩ đại của chùa Dorje Drak miền trung Tây Tạng, cả hai được xem là các tái sanh của Dorje Dudjom. Dorje Dudjom nghĩa là “Người hàng phục không thể hủy hoại đối với Ma Vương.”

DRENPA NAMKHA : Dịch giả Tây Tạng và đệ tử của Padma-sambhava, vốn là một giáo sĩ có ảnh hưởng của đạo Bošnpo. Về sau học với Padmasambhava và cũng học dịch. Người ta nói ông đã thuần phục một con trâu yak hoang dã chỉ bằng một dáng điệu dữ tợn. Ông đã đưa nhiều giáo huấn Bošnpo cho Padmasambhava, ngài cất chúng như kho tàng terma. Drenpa Namkha nghĩa là “Không gian của Tỉnh Giác.”

DRIB : Nhiễm ô, che ám do tiếp xúc với người hay vật bất tịnh.

DRUBCHEN (Lễ) : Thực hành đại thành tựu ; một thực hành sadhana bởi một nhóm người tiến hành không nghỉ trong bảy ngày.

DỤC GIỚI : Gồm các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, a tu la và chư thiên của sáu cõi trời thuộc dục giới. Nó được gọi là dục giới bởi vì chúng sanh ở đó bị hành hạ bởi sự đau khổ thuộc tâm trí do ham muốn và bám níu vào vật chất.

DUY TÂM (Phái) : Một họïc phái Đại thừa Phật giáo được đại sư Asanga và các đệ tử phổ biến. Căn cứ trên kinh Lăng Già và các kinh khác, tiền đề chính của nó là mọi hiện tượng đều chỉ là tâm, nghĩa là những tri giác thuộc về tâm thức, chúng xuất hiện trong tạng thức nền tảng của tất cả, do từ các tập khí thói quen. Một cách tích cựïc, cái thấy này trừ bỏ sự trụ tướng chấp thực. Một cách tiêu cực, vẫn còn có sự bám trước vào một cái “tâm” thực sự hiện hữu trong đó mọi sự xảy ra.

DUYÊN SANH : Định luật tự nhiên rằng các hiện tượng khởi sanh tùy thuộc vào các nguyên nhân liên hệ với các điều kiện. Sự kiện rằng không có hiện tượng nào xuất hiện không có một nguyên nhân và không có cái gì được tạo ra do một người sáng tạo mà người đó lại không có nguyên nhân. Mọi sự sanh khởi do và tùy thuộc vào sự trùng hợp của các nhân và duyên mà thiếu chúng sự vật không thể xuất hiện.

DZONGSAR KHYENTSE CHOŠKYI LODROŠ : Một trong năm tái sanh của Jamyang Khyentse Wangpo. Ngài là một đại sư nắm giữ truyền thống Rimey, cũng là một trong hai Guru gốc của Đức Dilgo Khyentse. Ba tái sanh của ngài hiện sống ở Bir, Himachal Pradesh ; ở Dordogne, Pháp ; và ở Boudha-nath, Nepal. Dzongsar nghĩa là “Lâu Đài Mới”, Khyentse nghĩa là “Trí Huệ Từ” và Choškyi Lodroš nghĩa là “Trí của Pháp.”

ĐẠI TOÀN THIỆN (DZOGCHEN) : Cái thứ ba trong Ba Tantra Nội của phái Nyingma. Đại Toàn Thiện là cái tối hậu của 84.000 pháp môn sâu rộng của Pháp, sự chứng ngộ của Phật Phổ Hiền. Xem “Dzogchen” và “Ati Yoga.”

ĐẠO SƯ : Trong Lamrim Yeshe Nyingpo, Padmasambhava nói : “Đạo sư kim cương, gốc của con đường là một người có hạnh kiểm trong sạch về samaya và các thệ nguyện. Ngài hoàn toàn trang nghiêm bởi học hỏi, đã phân biện nó qua tư duy, và qua thiền định ngài có những phẩm chất và dấu hiệu của kinh nghiệm và chứng ngộ. Với tâm đại bi, ngài chấp nhận những đệ tử.” Tóm tắt, một người với chánh kiến và lòng bi chân thật.

ĐỒ CÚNG ĐƯỢC ĐỐT : Khói từ các hương được đốt trộn với thực phẩm tinh chất và các chất thiêng liêng. Khói này, được dâng cúng trong một thiền định về đức Quán Thế Âm, vị Bồ tát của đại bi, có thể nuôi dưỡng các tâm thức đang ở trong bardo cũng như các ngạ quỷ.

ĐỘNG ASURA : Động nơi đó Guru Rinpoche hàng phục các lực lượng ma quỷ của Nepal qua sự thực hành Vajra Kilaya. Ở gần Pharping trong thung lũng Kathmandu.

ĐỨC HẠNH CÓ ĐIỀU KIỆN : Thực hành tâm linh trong đó có quan điểm nhị nguyên. Bao gồm các tiên khởi, bảy giác chi v.v… Đức hạnh không điều kiện là sự nhận biết Phật tánh. Hai phương diện đức hạnh này gom góp hai sự tích lũy, bỏ đi hai che chướng, làm hiển lộ trí huệ hai phần, và thực hiện hai thân.

GARAB DORJE : Hiện thân của Semlhag Chen, một vị trời ngày trước đã được chư Phật truyền pháp. Trinh bạch mà có thai, mẹ ngài là một ni cô, con của vua Uparaja (Dhahe-natalo hay Indrabhuti) của Uddiyana. Garab Dorje nhận được tất cả tantra, kinh và lời dạy về Dzogchen từ Vajra-sattva và Vajrapani trong hình tướng con người và trở thành vị vidyadhara con người đầu tiên trong dòng Dzog-chen. Đạt đến giác ngộ viên mãn qua “Đại Toàn Thiện không dụng công,” Garab Dorje truyền các giáo lý cho tùy tùng là những chúng sanh đặc biệt. Manjushrimitra được xem là đệ tử chính của ngài. Padmasambhava cũng được biết là đã nhận sự truyền thừa Dzogchen những tantra trực tiếp từ thân trí huệ của Garab Dorje. Garab Dorje nghĩa là “Niềm vui bất diệt.”

GIÁO LÝ TRỰC CHỈ : Sự trực tiếp giới thiệu vào đưa vào bản tánh của tâm. Một guru gốc là một vị thầy ban cho lời dạy trực chỉ khiến đệ tử nhận ra bản tánh của tâm.

GONGPA SANGTAL : Một kinh điển tantra gồm năm bộ được Guru Rinpoche cất dấu và được khám phá bởi Rigdzin Gošdem, vị đạo sư lập nên truyền thống Jangter của phái Nyingma. Có chứa “Nguyện vọng của Phổ Hiền” một bản văn danh tiếng. Gongpa Santal nghĩa là “Sự Chứng Ngộ vô ngại,” và là một chữ viết tắt của “Chỉ Thẳng sự Chứng Ngộ của Phổ Hiền.”

GUHYASAMAJA : Nghĩa đen là “Hội của những bí mật.” Một trong các tantra và yidam chính của Tân Phái.

GYALPO : Một loại tinh linh hiểm ác, đôi khi được tính vào “tám loại thần và quỷ.” Khi đã được một đại sư hàng phục họ có thể hành động như những người bảo vệ Phật pháp.

GYALWA CHO-YANG HỌ NGANLAM : Một đệ tử thân cận của Guru Rinpoche. Đã đạt đến thành tựu qua thực hành Hayagriva và sau này tái sanh như là các vị Karmapa. Sinh vào bộ tộc Nganlam trong thung lũng Phen, ngài thọ giới với Shantarakshita trong nhóm bảy tu sĩ Tây Tạng đầu tiên. Ngài giữ các lời nguyện một cách tròn sạch nhất. Được truyền pháp Hayagriva từ Padmasam-bhava, ngài thực hành trong đơn độc và đạt đến mức độ của một vị vidyadhara. Gyalwa Cho-yang nghĩa là “Tiếng nói cao cả của chiến thắng.”

GYALWA JANGCHUB DÒNG LASUM : Một trong bảy người Tây Tạng đầu tiên thọ giới tỳ kheo với Shantarakshita. Ngài cực kỳ thông minh, có thăm Ấn Độ vài lần và dịch nhiều kinh điển. Một đệ tử thân cận của Padmasambhava, ngài đạt siddhi và có thể bay trên trời. Rigzin Kunzang Sherab, nhà sáng lập đại tu viện Palyušl ở Kham, được coi là một trong những hóa thân của ngài. Gyalwa Jangchub nghĩa là “Sự giác ngộ toàn thắng.”

GYALWEY LODROŠ HỌ DREY : Bắt đầu là một Gošnpo, một người hầu tin cẩn của vua Trisong Deutsen, ngài trở thành một trong những người Tây Tạng đầu tiên thọ giới, với pháp danh là Gyalwey Lodroš, Trí Thông Tuệ Chiến Thắng. Ngài trở nên thông thái trong dịch thuật và đạt đến thành tựu sau khi nhận sự truyền thọ từ Hungkana ở Ấn Độ. Người ta nói rằng ngài đã thăm viếng xứ sở của Yama, Diêm Vương, vua của người chết, và cứu mẹ khỏi địa ngục. Sau khi nhận chỉ dạy từ Padmasambhava, ngài đã chuyển một xác ướp hóa thành vàng. Một số kỳ công đã được khám phá về sau trong các kho tàng Terma. Ngài hoàn thành mức độ vidyadhara về trường thọ và nổi tiếng vì đã sống đến thời Rongzom Pandita Choškyi Sangpo (1012-1088), vị này nhận lời chỉ dạy từ ngài. Gyalwey Lodroš nghĩa là “Trí Huệ chiến thắng.”

HAI CHÂN LÝ (Nhị đế) : Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Chân lý tương đối (tục đế) diễn tả kiểu cách tương tợ, hình như, bề ngoài của mọi sự. Chân lý tuyệt đối (chân đế) diễn tả kiểu cách thực, không lầm lỗi. Hai phương diện của thực tại này được định nghĩa bởi Bốn Trường Phái Triết Học, cũng như các Tantra Mật thừa theo nhiều lối, mỗi lối ngày càng sâu sắc hơn và sít sao hơn để diễn tả sự vật như chúng là.

HAI SỰ TÍCH LŨY : Sự tích lũy công đức có ý niệm và sự tích lũy trí huệ siêu vượt ý niệm.

HAI CHE ÁM : Sự che ám của phiền não (phiền não chướng) và sự che ám hiểu biết (sở tri chướng).

HAI MƯƠI LĂM THUỘC TÍNH CỦA QUẢ : Năm thân, năm khẩu, năm trí, năm phẩm tính và năm hoạt động. Cũng gọi là “sự tương tục được trang hoàng với thân, khẩu, tâm, phẩm chất và hoạt động đều vô tận.”

HAYAGRIVA : Hóa thần Mật thừa với một đầu ngựa, tóc cháy rực ; phương diện phẫn nộ của Phật A Di Đà. Ở đây đồng với Padma Hekura, Khẩu Hoa Sen, trong Tám Chỉ Dạy Sadhana.

HINAYANA (Tiểu thừa) : Thừa nhắm vào sự chiêm nghiệm thiền định về Bốn Thánh Đế và Thập Nhị Nhân Duyên, sự thực hành đưa đến giải thoát khỏi sanh tử. Khi dùng trong cách nói đối địch, thái độ Tiểu thừa để chỉ sự theo đuổi hạn hẹp con đường giác ngộ chỉ với mục đích giải thoát cho cá nhân hơn là cho sự giác ngộ của tất cả chúng sanh.

HOAN HỶ ĐỊA : Bậc đầu tiên của mười địa Bồ tát ; giải thoát khỏi sanh tử và chứng ngộ chân lý của thực tại.

HỌC, TƯ DUY VÀ THIỀN ĐỊNH (Văn, tư, tu) : “Học” nghĩa là nhận các lời giáo lý và nghiên cứu kinh điển để tịnh trừ vô minh và tà kiến. “Tư duy” là nhổ gốc sự không tin chắc và hiểu sai qua việc suy nghĩ kỹ lưỡng về chủ đề. “Thiền định” là trực tiếp đạt được thấu hiểu qua sự áp dụng các lời dạy vào kinh nghiệm cá nhân.

HƯ VÔ LUẬN, HƯ VÔ CHỦ NGHĨA : Nghĩa đen là “đoạn kiến.” Quan điểm cực đoan “không có gì cả” : không có tái sanh hay nghiệp quả, và sự không hiện hữu của một tâm sau khi chết.

JAMGOŠN KONGTRUL (1813-1899) : Cũng được biết với tên là Lodroš Thaye, Yošngten Gyamtso, Padma Garwang và tên terton là Padma Tennyi Yungdrung Lingpa. Ngài là một trong những vị thầy xuất chúng thế kỷ 19 và chú tâm đặc biệt đến thái độ không bộ phái. Nổi danh như một vị thầy thành tựu, học giả và tác giả, ngài trước tác hơn 100 bộ sách. Bộ nổi tiếng nhất là Năm Bảo Tàng, trong đó có 63 bộ của Rinchen Terdzoš, văn chương Terma của một trăm vị đại terton.

JAMYANG KHYENTSE WANGPO (1820-1892) : Một vị thầy vĩ đại thế kỷ trước. Ngài là vị cuối cùng trong năm Đại Terton và được coi là sự hóa thân hỗn hợp của Vimala-mitra và vua Trisong Deutsen. Ngài trở thành thầy của mọi phái Phật giáo Tây Tạng và là người sáng lập phong trào Rimey. Có mười bộ sách của ngài cùng với các terma của ngài. Jam-yang nghĩa là “Văn Thù, hòa dịu” Khyentse Wangpo nghĩa là “Bậc Trí Huệ Từ Ái.”

JNANA KUMARA HỌ NYAG : Jnana Kumara nghĩa là “sự Tỉnh Giác Trẻ Trung.” Tu sĩ Tây Tạng lúc sơ thời và là dịch giả trác tuyệt, đã nhận Bốn Dòng Sông Lớn của sự Truyền Thừa từ Padmasambhava, Vimalamitra, Vairo-chana và Yudra Nyingpo. Ngài làm việc gắn bó với Vima-lamitra trong việc phiên dịch các tantra Mahayoga và Ati Yoga. Ngài cũng có tên là Nyag Lotsawa và do sự nhập môn bí mật mà có tên là Drimey Dashar “Ánh trăng không vết mờ.” Hoa trong lễ nhập môn của ngài, cùng với hoa của Trisong Deutsen rơi vào Chemchok Heruka. Sau đó ngài nhận sự trao truyền Y Học Cam Lồ từ Padmasambhava. Ngài thực hành ở động Kim Cương ở Yarlung, nơi đó ngài đã rút nước từ trong đá tảng ; người ta nói rằng dòng nước này còn chảy tới hôm nay. Trong các tái sanh của ngài có Dabzang Rinpoche, một vị đồng thời trong thế kỷ 19 với Jamgošn Kongtrušl thứ Nhất.

KADAG RANGJUNG RANGSAR : Tên của một trong năm bộ sách chứa trong Gongpa Sangtal. Kadag Rangjung Rangsar nghĩa là “tánh thanh tịnh bổn nhiên tự hữu và tự biểu hiện.”

This entry was posted in Sách Truyện. Bookmark the permalink.