Những Khai Thị Từ Đức Liên Hoa Sanh Về Con Đường Đại Toàn Thiện – Ch. 11

SUKHAVATI : cõi Cực Lạc.

TA BÀ THẾ GIỚI (Saha world) : Hệ thống thế giới chúng ta ; “Thế giới Nhẫn nhục,” bởi vì nhữnng chúng sanh ở đó chịu đựng các khổ đau khó gánh vác nổi. Saha cũng có thể nghĩa là “Không phân chia” vì các nghiệp và các phiền não, các nhân và các quả, thì không chia cách hay không khác biệt.

TAM BẢO : Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Trong Ánh Sáng của Trí Huệ (Shambhala), Jamgošn Kontrušl giải thích : “Phật là bản tánh của bốn thân và năm trí, cùng với hai sự thanh tịnh và sự hoàn thành hai lợi lạc. Pháp là cái được biểu lộ, bày tỏ, chân lý không bị quy định của sự tịnh hóa toàn diện gồm Diệt và Đạo và nó biểu lộ hai phương diện phát biểu và chứng ngộ như là danh, lời và chữ của các giáo lý. Tăng gồm Tăng già đích thực, con cái của các bậc Chiến Thắng ở trong các địa với các phẩm chất của Trí Huệ và Giải Thoát, và Tăng già tương tợ đang ở trên con đường tích lũy và con đường nối kết cũng như các bậc Thanh Văn và Duyên Giác cao cả.”

TÁM GIÁO LÝ SADHANA : Tám vị thần bổn tôn chính của Mahayoga và các tantra và các sadhana liên quan : Thân Văn Thù, Khẩu Hoa Sen, Tâm Vishudha, Phẩm chất Cam lồ, Hoạt động Kilaya, Phép giải thoát của các Hóa Thần Mẹ, Mantra Dữ tợn, và Tôn thờ thuộc Thế tục. Thường thường tên ám chỉ đến một thực hành gồm các mạn đà la phức tạp với nhiều hóa thần.

TÁM MỐI QUAN TÂM THẾ GIAN : Sự gắn bó với được, thích, khen ngợi, và danh tiếng và sự ác cảm với mất, khổ, chê bai, và tiếng xấu.

TÁNH GIÁC BỔN NGUYÊN : Thường dịch như là Trí Huệ. Sự thông tỏ nền tảng, độc lập với mọi tạo tác của tâm thức.

TANTRA : Các giáo lý Kim Cương thừa được đức Phật trao truyền qua Báo thân của ngài. Nghĩa thật của tantra là “tương tục” tức là Phật tánh nội tại, bẩm sinh. Phật tánh này được biết như là “tantra của hiển nghĩa.” Nghĩa tổng quát của Tantra là các kinh điển phi thường của Mật thừa, cũng là “tantra của hiển ngôn.” Cũng có thể ám chỉ đến mọi giáo lý “Quả” của Kim Cương thừa như một toàn thể.

TANTRA CHA : Một trong ba phương diện của Anuttara Yoga đặt sự nhấn mạnh vào giai đoạn phát triển.

TANTRA MẸ : Một trong ba phương diện của Anuttara yoga, nhấn mạnh vào giai đoạn thành tựu hay Trí Huệ Bát Nhã. Đôi khi tương đương với Anu Yoga.

TẠO LẬP : Sự tạo lập của thức. Sự tạo ra ý niệm, nó ở ngoài bản tánh của tâm.

TAWA LONG-YANG : Một kho tàng về phương diện Tantra Cha của Đại Toàn Thiện khám phá bởi Dorje Lingpa (1346-1405). Tawa Long-yang nghĩa là “Sự bao la của cái Thấy.”

TÂM KHÍ (tâm-prana) : Prana ở đây là “khí nghiệp,” “gió nghiệp” và tâm là tâm thức nhị nguyên của một người chưa giác ngộ. Tâm và Khí liên hệ chặt chẽ với nhau.

TÂM YẾU : Trong tổng quát, đồng thể với Phái Chỉ Dạy, phái thứ ba của Dzogchen. Đặc biệt nó ám chỉ đến Vòng Thậm Thâm Vô Thượng của Tâm Yếu, cái thứ tư trong bốn phân phái của Phái Chỉ Dạy theo sự phán giáo của Shri Singha. Mọi dòng phái của Yếu Tính Thậm Thâm đều qua Shri Singha và tiếp nối ở Tây Tạng qua các đệ tử của ngài là Padmasambhava và Vimalamitra. Trong thế kỷ 14, hai dòng này đi qua Rangjung Dorje, vị Karmapa thứ ba, và người bạn Pháp thân thiết của ngài là Longchen Rabjam (1308-1363), vị sau hệ thống hóa các lời chỉ dạy này trong bộ trước tác đồ sộ của mình. Giáo lý Nyingtig cũng đã xuất hiện qua nhiều dòng truyền thừa khác ; ví dụ, mỗi terton chính đều khám phá một vòng độc lập của giáo lý Dzogchen. Sự thực hành Tâm Yếu thậm thâm còn tiếp tục đến ngày nay.

TẤT CẢ NỀN TẢNG (alaya) : Nền tảng của mọi sự. Căn bản của tâm và của hiện tượng thanh tịnh hay ô nhiễm. Từ này có nhiều nghĩa khác nhau theo các văn cảnh khác nhau và phải được hiểu cho thích hợp. Đôi khi nó đồng nghĩa với Phật tánh hay Pháp thân, sự nhận biết nó là căn bản của tất cả hiện tượng thanh tịnh ; đôi khi, như trong trường hợp “căn bản vô minh,” nó ám chỉ một trạng thái trung tính của tâm nhị nguyên nó không được tánh Giác bổn nguyên bao trùm và như thế là căn bản cho kinh nghiệm sanh tử.

TENGAM : phòng chứa các vật thiêng.

TERMA : “Kho tàng.” 1/ Sự trao truyền qua các kho tàng được chôn dấu, phần lớn do Guru Rinpoche và Yeshe Tsogyal, để sẽ được khám phá vào một thời điểm thích hợp bởi một Terton, người khám phá kho tàng, cho lợi lạc của các đệ tử tương lai. Nó là một trong hai truyền thống chính của Nyingma, truyền thống kia là “Kama.” Truyền thống này được nói rằng sẽ còn tiếp tục ngay cả khi Luật tạng đã biến mất. 2/ Các kho tàng được cất dấu có nhiều loại, gồm bản văn, pháp khí, di vật, và đồ vật tự nhiên.

TERMA ĐẤT : Một sự khám phá đặt căn cứ trên chất liệu vật chất, thường trong hình thức chữ viết dakini, một chày kim cương, một bức tượng… So sánh với “Terma tâm.”

TERMA TÂM : Một sự khám phá trực tiếp từ trong tâm của một đại sư, không cần có một chất liệu vật lý. Các lời dạy được khám phá theo lối này được “ươm trồng” trong “cảnh giới không thể hủy diệt,” vào lúc vị đại sư còn là một đệ tử của Padmasambhava ở một kiếp trước.

THANH VĂN : “Vị nghe, người nghe.” Hành giả Tiểu thừa của lần Chuyển Pháp Luân thứ nhất về Bốn Thánh Đế bao gồm sự chứng ngộ sự đau khổ nội tại của sanh tử, và nhắm vào sự thấu hiểu rằng không hề có một tự ngã độc lập. Bằng cách chinh phục phiền não, ngài tự giải thoát, đạt đến cấp độ Vào Dòng nơi con đường thấy chân lý (Kiến Đạo vị), tiếp theo là cấp độ Một Lần Trở Lại chỉ phải tái sanh một lần nữa, và cấp độ Không Trở Lại, không còn sanh lại trong sanh tử. Mục đích cuối cùng là trở thành một vị A La Hán. Bốn cấp độ này cũng được biết như là “Bốn Quả của sự tu hành tâm linh.”

THÀNH TỰU : 1/ (siddhi) : Sự chứng đắc do thực hành Pháp, thường được xem là sự thành tựu tối thượng của giác ngộ viên mãn. Nó cũng có thể có nghĩa là các thành tựu chung, tức là tám thành tựu thuộc về thế gian như thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, bay trên không, trở nên vô hình, kéo dài tuổi thọ, hay thần lực biến hóa. Tuy nhiên, các chứng đắc nổi trội nhất trên con đường là từ bỏ, từ bi, đức tin không thể lay chuyển, và sự chứng ngộ cái thấy đúng. Xem thêm “các thành tựu tối thượng và bình thường.”
2/ (sgrub pa) : Xem “tiếp cận và thành tựu.”

THÂN KIM CƯƠNG : Thân con người, trong đó các kinh mạch vi tế giống như cơ cấu của một chày Kim Cương.

THÂN NGƯỜI QUÝ GIÁ : Gồm có tám sự tự do và mười sự giàu có. Những sự tự do không sanh vào trong tám chỗ mất tự do (bát nạn) : ba cõi thấp, một vị trời sống lâu, có nhiều tà kiến, một người hoang dã, một người câm, hay sinh vào một thời đại không có chư Phật. Những sự giàu có là năm từ mình và năm từ người khác. Năm giàu có từ chính mình là : được làm người, sinh ở nơi trung tâm, đầy đủ các căn, có đời sống không hư hỏng và chánh tín. Năm giàu có từ người khác là : một vị Phật ra đời, vị ấy dạy Pháp, các giáo lý còn lại, có các đệ tử, và các (vị thầy) bi mẫn làm lợi lạc cho người.

THÂN YẾU TÍNH (kaya yếu tính) : Thường được kể như thân thứ tư, và cấu tạo sự thống nhất ba thân. Jamgošn Kongtrušl định nghĩa nó như là phương diện của Pháp thân nó là “bản tánh của mọi hiện tượng, tánh Không vắng dứt mọi tạo tác và có tính cách thanh tịnh bổn nhiên.”

THẦN CHẾT : 1/ Một nhân cách hóa của vô thường và định luật nhân quả bất di dịch. 2/ Thần có tên này là một trong bốn Ma. Xem “Mara.”

THẦN CHÚ MỘT TRĂM ÂM : Thần chú của Phật Vajrasattva gồm một trăm âm.

THẤY, THIỀN ĐỊNH, HẠNH VÀ QUẢ : Sự định hướng về Phật tánh, hành động làm quen với nó – thường là thực hành ngồi thiền, sự thực hiện cái thấy ấy trong các hoạt động đời sống hàng ngày, và kết quả cuối cùng từ sự tu hành như trên. Mỗi thừa của chín thừa đều có cách định nghĩa riêng về cái thấy, thiền định, hạnh và quả.

THIÊN NỮ TENMA : Mười hai Thiên nữ Tenma là các hộ pháp nữ quan trọng của dòng Nyingma, vừa một nửa thế gian, một nửa trí huệ.

THIỀN ĐỊNH : Trong bối cảnh tu hành Mahamudra và Dzog-chen, thiền định là hành động làm quen dần với, hay duy trì liên tục cái thấy hiểu về Phật tánh của chúng ta như một vị đạo sư có thẩm quyền đã trực chỉ. Trong bối cảnh học hỏi, tư duy và thiền định (Văn, Tư, Tu) nó có nghĩa là hành động thâu hóa các lời dạy vào trong kinh nghiệm cá nhân, rồi làm quen dần với chúng qua thực hành.

THIỆN CĂN : Một việc làm tốt ; một phút giây từ bỏ, đại bi hay lòng tin. Các thiện nghiệp tạo ra trong đời này hay các đời trước.

THỪA NHÂN VÀ QUẢ : Các giáo lý của Tiểu thừa và Đại thừa nhìn các sự thực hành của con đường như là các nguyên nhân để đạt được quả giải thoát và giác ngộ, còn Kim Cương thừa lấy quả như là con đường bằng cách nhìn nhận Phật tánh là vốn có trong hiện tiền và con đường như là hành động khai mở trạng thái nền tảng này. Đại sư Longchenpa định nghĩa chúng như sau : “Các thừa Nhân được gọi như thế bởi vì chấp nhận chuỗi nhân và quả, khẳng định rằng Phật tánh đạt được bằng cách tăng trưởng các phẩm tính của bản tánh của Phật, nó chỉ hiện diện như một hạt giống, xuyên qua hai sự tích lũy. Các thừa Quả được gọi như thế bởi vì xác nhận rằng nền tảng cho sự tịnh hóa là bản tánh của Phật đã sẵn đủ mọi phẩm tính, nó vốn hiện diện như là một sở hữu tự nhiên trong tất cả chúng sanh, như mặt trời vốn sẵn các tia sáng ; rằng các đối tượng của sự tịnh hóa là những nhiễm ô tạm thời của tám sự tích tập (của tám thức), giống như bầu trời (tạm thời) bị mây che ; và rằng người ta hiện thực cái quả của sự tịnh hóa, cái bản tánh bổn nguyên đang hiện tiền, bằng vào các con đường của sự chín muồi và giải thoát. Ngoài cái này ra, không có sự khác biệt nào giữa hai thừa về trình tự hay phẩm chất.”

THỪA QUẢ : Như là Kim Cương thừa. Xem chi tiết ở “thừa nhân và thừa quả.”

THƯỜNG LUẬN : Niềm tin rằng có một đấng sáng tạo thường hằng và không nguyên nhân của mọi sự ; đặc biệt, tin rằng bản chất hay tâm thức của con người có một yếu tính cụ thể nó là độc lập, thường tồn và riêng biệt.

TÍCH TẬP (accumulation) : Lương thực cho con đường. Xem “hai sự tích lũy.”

TIẾP CẬN VÀ THÀNH TỰU : Hai phương diện của thực hành sadhana, đặc biệt, các giai đoạn trong giai đoạn trì tụng theo Mahayoga Tantra.

TỊNH CƯ THIÊN : Năm cõi trời cao nhất trong mười bảy cõi của Sắc giới. Chúng được gọi là “tịnh” vì chỉ có các bậc cao cả, những người đã hoàn thành con đường thấy (địa vị kiến đạo), mới có thể sanh ở đó. Sanh về đó là do sự tu hành thanh tịnh Tứ Thiền tùy thuộc vào sự tu tập này hoặc là hạ, trung, thượng, thượng thượng hay tối thượng.

TORMA : Một dụng cụ dùng trong nghi lễ Mật thừa. Cũng có thể ám chỉ thực phẩm cúng cho Hộ pháp hay các hồn linh bất hạnh.

TRI GIÁC THANH TỊNH : Nguyên lý của Kim Cương thừa : nhìn môi trường chung quanh như cõi Phật, mình và người như hóa thần, âm thanh như thần chú, và tư tưởng như trò chơi biến hóa của Trí Huệ.

TRISONG DEUTSEN (790-844) : Vị vua Pháp vĩ đại thứ hai của Tây Tạng, người đã mời Guru Rinpoche, Shanta-rakshita, Vimalamitra và nhiều vị thầy Phật giáo khác trong đó có Jinamitra và Danashila. Trong cuốn Tràng Hoa quý báu của Lapis Lazuli, Jamgošn Kongtrušl ghi ngày sinh của vua là ngày 8 tháng 3 mùa xuân năm Con Ngựa Đực thuộc Thủy (802). Các nguồn khác nói năm ấy là năm ngài lên ngôi sau khi cha chết. Cho đến tuổi mười bảy, ngài chủ yếu là cai trị vương quốc. Ngài xây dựng đại tu viện Samye làm theo kiểu chùa Odantapuri, lập Phật giáo là quốc giáo của Tây Tạng, và trong thời ngài trị vì, các tu sĩ đầu tiên được thọ giới. Ngài thu xếp cho những pháp sư và những lotsawa dịch vô số kinh điển, và thiết lập nhiều trung tâm tu học. Trong số các tái sanh về sau của ngài có Nyang Ral Nyima OŠzer (1124-1192), Guru Chošwang (1212-1270), Jigmey Lingpa (1729-1798) và Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892).

TRÍ HUỆ : Trong cuốn sách này, từ này thường được dịch như là “tánh giác bổn nguyên.” Cũng có năm trí huệ, những phương diện chức năng của Phật tánh : trí huệ của pháp giới, trí huệ giống như gương (đại viên cảnh trí), trí huệ của bình đẳng (bình đẳng tánh trí), trí huệ phân biện (diệu quan sát trí) và trí huệ thành tựu tất cả (thành sở tác trí).

TROŠMA NAGMO : Một hình tướng hung nộ màu đen của Phật Bà Vajra Yogini. Trošma Nagmo nghĩa là “Phu Nhân màu đen của sự Hung Nộ.”

TỰ NGÃ : Một thực thể hiện hữu nội tại và độc lập của ngã cá nhân hay của hiện tượng.

TỰ TÁNH : Xem “Pháp tánh.”

VAIROCHANA : Dịch giả vĩ đại sống trong thời trị vì của vua Trisong Deutsen. Trong bảy tu sĩ Tây Tạng đầu tiên, ngài được gửi qua Ấn độ học với Shri Singha. Cùng với Padmasambhava và Vimalamitra, ngài là một trong ba đạo sư chính truyền Dzogchen vào Tây Tạng.

VAJRADHARA : “Người nắm giữ chày Kim Cương.” Phật Pháp thân của các phái Sarma. Cũng để chỉ một vị thầy Kim Cương thừa hay Phật tánh trùm khắp.

VAJRADHATU MẠN ĐÀ LA : Một sadhana quan trọng của Mahayoga gồm 42 hóa thần hòa ái.

VAJRAKAYA : Tính chất bất biến của Phật tánh. Đôi khi là một trong năm thân của Phật tánh.

VAJRAPANI : “Vị mang chày Kim Cương.” Một trong tám Đại Bồ tát và là người sưu tập chính các giáo lý Kim Cương thừa. Cũng được biết như là “Đức Thầy của những Bí Mật.”

VAJRA TOŠTRENG : “Chuỗi Kim Cương các đầu lâu.” Một tên của Padmasambhava.

VAJRAYANA : Kim Cương thừa. Các thực hành lấy Quả làm con đường.

VIDYADHARA : “Người nắm giữ trí huệ.” Người nắm giữ (dhara) hay mang trí huệ (vidya) của Mantra. Một vị thầy chứng ngộ trên một trong bốn cấp độ của con đường Mật thừa của Mahayoga, tương đương với mười một cấp độ của Mật thừa. Một định nghĩa khác : Người mang phương tiện và trí huệ sâu xa, đó là trí huệ về hóa thần, thần chú và đại lạc.

VIMALAMITRA : Một đạo sư Dzogchen được vua Trisong Deutsen mời qua Tây Tạng. Một trong ba vị Tổ của giáo lý Dzogchen, đặc biệt là Nyingtig, ở Tây Tạng. Vimala-mitra nghĩa là “Người Bà Con Không Khuyết Điểm.”

VIPASHYANA (Quán) : “Cái thấy rõ ràng, rộng rãi.” Thường để nói về sự quán chiếu, thông tỏ về tánh Không. Một trong hai phương diện chính của thực hành thiền định. Cái kia là Chỉ, shamatha.

VÔ MINH CÂU SANH : Vô minh cùng có với tự tánh của chúng ta và hiện hữu như là tiềm lực cho rối loạn sanh khởi khi gặp các điều kiện thích hợp.

VÔ MINH NỀN TẢNG – PHƯƠNG DIỆN VÔ MINH CỦA NỀN TẢNG, đồng nghĩa với câu sanh vô minh.

VÔ MINH THUỘC VỀ Ý NIỆM : Trong Kim Cương thừa, vô minh thuộc về ý niệm là cái tâm hiểu biết chính nó như là chủ thể và đối tượng ; sự suy nghĩ thuộc về ý niệm. Trong Giáo thừa, nó có nghĩa là các cái nhìn sai lầm do thêm vào, do “học” ; các niềm tin sai lầm làm che chướng bản tánh của sự vật.

VÔ SẮC GIỚI : Các nơi cư trú của chúng sanh không giác ngộ, họ đã thực hành các trạng thái thiền định vô sắc, trụ vào các tưởng : Không Vô Biên, Thức Vô Biên, Vô sở hữu, Không Có Mặt cũng Không Vắng Mặt (phi tưởng phi phi tưởng). Những chúng sanh ở trong bốn cõi vi tế của thiền định có tưởng đó nhiều kiếp rồi trở lại các trạng thái thấp của sanh tử.

YAMANTAKA : Một hình tướng hung nộ của Văn Thù, biểu trưng trí huệ hàng phục cái chết. Trong Tám Sadhana, ngài là Phật hung nộ của Thân Thể Bộ. Yamantaka nghĩa là “Người Tàn Sát Yama,” Tử Thần.

YESHE TSOGYAL : Các bản dịch khác nhau về tiểu sử của bà cho nhiều chi tiết khác nhau về sự sinh ra, tên và cha mẹ. Trong cuốn “Đại Dương các lời Dạy kỳ diệu làm hân hoan các bậc trí giả,” Guru Tashi Tobgyal ghi nhận rằng cha bà tên là Namkha Yeshe họ Kharchen và bà sinh ở Drongmochey xứ Drak. Ban đầu bà là một trong những hoàng hậu của vua Trisong Deutsen nhưng sau được vua ban cho Padmasambhava làm người phối ngẫu tâm linh. Trong lễ quán đảnh truyền pháp “Hội chư Phật,” bông hoa nhập môn của bà rơi vào mạn đà la Kilaya. Qua sự thực hành pháp môn này, bà trở nên có thể thuần phục các hồn linh ác và làm sống lại người chết. Bà là người sưu tập chính của tất cả giáo huấn vô số của Padmasam-bhava. Ở lại Tây Tạng hai trăm năm, bà ra đi đến cõi trời “Núi vinh hiển màu đồng đỏ” mà không để thân xác lại. Trong cuốn Tràng Hoa quý giá của Lapis Lazuli, Jamgošn Kongtrušl nói : “Yeshe Tsogyal là tái sanh trực tiếp của Dhatvishvari Vajra Yogini trong hình thức một người phụ nữ. Bà phục vụ Padmasambhava hoàn hảo trong đời ấy, dấn thân vào sadhana với một sự tinh tấn không thể tưởng và đạt đến mức độ tương đương với chính Padmasambhava, ‘sự tương tục được trang hoàng với thân, ngữ, ý, phẩm chất và hoạt động đều vô tận’. Lòng tốt của bà đối với xứ sở Tây Tạng vượt quá tưởng tượng và hoạt động đại bi thì không khác với sự liên tục không ngừng nghỉ của Padmasambhava.” Yeshe Tsogyal nghĩa là “Đại Dương Trí Huệ Vô Địch.”

YESHE YANG HỌ BA : Dịch giả Tây tạng được tiên tri bởi Padmasambhava, ngài là một thiền giả thành tựu, có thể bay như chim đến các cõi trời. Yeshe Yang nghĩa là “Trí Huệ Du Dương.”

YẾU TÍNH, BẢN TÁNH VÀ CÔNG DỤNG : Ba phương diện của Như Lai Tạng theo hệ thống Dzogchen. Yếu tính là trí huệ bổn nhiên thanh tịnh về tánh Không. Bản tánh là trí huệ thông tỏ hiện diện tự nhiên. Công dụng là trí huệ toàn khắp về tính không thể phân chia. Đây là, một cách rốt ráo, bản tánh của Ba Gốc, Tam Bảo và Ba Thân.

YIDAM : Một hóa thần và là một gốc của thành tựu trong Ba Gốc. Yidam là một vị thần bổn tôn ; một người bảo vệ cho cá nhân về sự thực hành và đưa đến giác ngộ. Theo truyền thống, thực hành yidam là thực hành chính tiếp sau các sơ khởi. Nó gồm hai giai đoạn phát triển và thành tựu và là một hòn đá để đặt bước đến, hay là một cây cầu đưa đến các thực hành tinh tế hơn của Mahayoga và Dzogchen. Vào giai đoạn sau, thực hành yidam là sự nâng cấp hoàn hảo cho các thực hành tinh tế này.

YOGA : 1/ Sự hòa nhập thật sự sự học hỏi vào trong kinh nghiệm cá nhân. 2/ Cái thứ ba của ba tantra ngoại : Kriya, Upa và Yoga. Nó nhấn mạnh đến cái thấy hơn là hạnh và nhìn hóa thần bổn tôn như cùng mức độ với chính mình.

YOGA : Thực hành yoga : các thực hành phụ thêm cho một tantrika để thực hiện cái thấy của Kim Cương thừa trong các hoạt động ; ví dụ như pháp môn Choš trong các nơi chốn đáng sợ. Nó có thể theo đuổi bởi một hành giả đã rất quen thuộc với cái thấy và vững chắc trong thiền định. Có mang hàm ý “hạnh cam đảm.”

Copyright © 2014 thuvienhoasen.org All rights reserved

This entry was posted in Sách Truyện. Bookmark the permalink.