Hạnh Phúc Của Con Rùa Mù

Ơ trông kìa! Sĩ Đạt Đa hoàng tử
Rời hoàng cung và xa lìa thê tử.
Hãy cùng người dấn bước khắp mọi nơi,
Chân lý tối thượng cố tìm ra lẻ.

Sĩ Đạt Đa. Sáu năm khổ hạnh rừng già,
Thân hình tiều tụy do ăn kham khổ.
Thân thể ấy rồi đây sẽ hủy hoại.

(Sĩ Đạt Đa) tự hỏi: Gì thế kia ?
Một hòn sỏi lóng lánh có đây rồi.
Nơi vũng nước trong, sao ta chẳng thấy!
Đúng rồi, hòn sỏi lóng lánh đây mà.
Gắng sức nhiều, thành đạt chẳng bao nhiêu.

Đừng thắt ngặt, quá nhiều hay lỏng lẽo
Không quá ít, “thong dong nơi trung đạo”
Chân lý đó, an nhiên là tự tánh.

Mục tử hỏi: Thưa Ngài thật kỳ lạ,
Cũng dòng sông này mỗi ngày qua lại,
Đàn mục súc băng qua không ngần ngại,
Bổng nhiên, hôm nay chúng lại ngại ngần.
Ngài là ai? Chúng ngẫn nhìn ngưỡng phục,
Từ nơi đâu, Ngài ngự đến chốn này?

(Sĩ Đạt Đa): Mục tử, nghe ta nói:
Từ cõi xa, ta, người tu khổ hạnh,
Đến nơi đây, chân lý ta tìm về.
Mượn gốc cây, thiền định để an bề,
Hãy thản nhiên như không có ta đây,
Thấy hay không thấy, ai cần biết đến.
(Mục tử): Vâng, con xin vâng lời dạy,
Chút sữa ngọt xin dâng làm thực phẩm.


(Nhà khổ hạnh): Hừm! Gần sáu năm qua,
Sĩ Đạt Đa, đã thực hành khổ hạnh,
Chân lý nào, người đạt đến hay chưa ?
Nay người trở lại cuộc đời khất sĩ !
Nghĩa là làm sao, xin hỏi, thưa Thầy?
Hay đã bỏ cuộc giữa trường tranh đấu ?
Xin cho hỏi những gì thầy thọ thực?

Sĩ Đạt Đa: Ơ này! các bạn lữ,
Nên biết rằng cực đoan, ta đã thử.
Hãy thực hành bước trung đạo thay cho.
Đừng thắt ngặt, quá nhiều hay lỏng lẽo
Chớ hẹp hòi, bước trung đạo vững tin

Đây là bài nhạc mang tựa đề là The Middle Path xin tạm dịch là Con Đường Trung Đạo của nhạc sĩ Andrew Williams.

Bài nhạc này cũng chỉ để phô diễn một phần trong các giai đoạn của tiến trình Thành Đạo mà đức Thế Tôn trãi qua. Nó là một trong những bài nhạc có trong tuyễn tập Enlightenment of The Buddha tạm dịch là Đứ́c Thích Ca Thành Đạo do Andrew Williams sáng tác và phổ nhạc. Những năm trước đây tại Tòa Thị Sảnh Melbourne các bài nhạc này được Phật tử chúng tôi dùng để trình diễn vở Ca nhạc kịch Cuộc đời của Đức Phật để đón mừng Đại Lễ Vesak tại đây. Đến năm nay, 2017, chúng ta sẽ không còn nghe những dòng nhạc và những khuôn mặt thân thương của các em trong Gia Đình Phật tử và Đạo tràng chùa Quang Minh nữa. Xin ghi lại nơi đây vài dòng hoài niệm một thời sôi nổi trong những điệu ca múa trước kính dâng Đức Thế Tôn, sau là cống hiến một chút gì cho Phật tử đến tham dự

Hôm Hoà thượng Phước Tịnh đến chùa, đạo tràng chúng tôi chào mừng đón nhận những thời Pháp của thầy. Mở đầu bài giảng thầy có nói đến dấu lặng trong âm nhạc, theo thầy mỗi bài nhạc phải có ít nhứt là hai dấu lặng. Theo tôi thì chắc thầy cũng muốn ví đời người như một dòng nhạc. Cung bậc chuyễn đổi thì âm ba của khúc nhạc có thăng trầm lên xuống, dấu lặng chính là giai đọan chuyễn tiếp. Còn đối với người học đạo thì lặng để chiêm nghiệm, để quán chiếu mà không để tư tưởng và hành động đi quá đà, tức là ta đã thực hành con đường Trung Đạo, mà Đức Phật đã tìm ra trong giai đọan gần cuối của sáu năm khổ hạnh chốn rừng già. Nếu xét trên thế gian thường tình, ta có thể dùng thí dụ về truyện Kiều của Nguyễn Du. Cụ Tiên Điền đã diễn tả cuộc đời thăng trầm của Kiều qua 8 lần khải đàn. Tôi xin tạm trích dòng thơ khi Kiều khải đàn cho Kim Trọng, đúng là bản đàn không có dấu lặng của cuộc đời nên số phận Kiều phải chịu long đong khổ sở:

…. Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa….

Đó là phần đời, còn đây là phần đạo “Thi trung hữu nhạc”. Trong thơ thi có nhạc trong nhạc thì có thơ. Đức Khổng tử có Thuyết Trung Dung, Đức Phật có Con Đường Trung Đạo. Không lỏng lẻo mà không khắc khe. Vạn vật trong vủ trụ luôn có sự tương quan chặc chẻ. Có cái này thời có cái kia hay ngược lại. Đã bảo rằng có 84 ngàn Pháp môn là do 84 ngàn trần lao thi không pháp môn nào hơn pháp môn nào cả. Vậy thì trong Tịnh độ luôn có thiền và trong Thiền luôn cũng phải có tịnh là lẻ đương nhiên của trời đất.

Ngày hôm đó thầy dùng bài thơ Tâm không của Viên Chiếu Thiền Sư:

Thân như tường bích bĩ đồi thì,
Cử thế thông thông thục bất bi ?
Nhược đạt tâm không vô sắc tướng,
“Sắc”, “không” ẩn hiện nhậm suy di.

Mà bản Việt dịch là của học giả Ngô Tất Tố để khuyến tấn chúng tôi tu hành . Tôi xin tạm ghi :

Thân như tường bách đã lung lay,
Lật đật người đời những xót thay
Nắm được lòng buông không sắc tướng ,
Sắc không ẩn hiện mặc vần xoay.

Tôi thích thầy với lối dạy mang nhiều thí dụ để minh chứng, mà cũng là mục đích khuyến tấn chúng tôi làm một việc gì đó. Cũng như hôm nay thầy cho biết cuộc đời quá ngắn ngũi nếu chúng tôi không tu tập ngay bây giờ thì cũng như vị Hoàng tử và ống chỉ thần : ‘thời gian qua rồi không bao giờ kéo lại được.’ Đây là câu chuyện thưở còn học lớp Hai, lớp Ba, tôi thắc mắc hoài là tại sao vị Hoàng tử này lại quá tham và quá vội vã. Đến bây giờ thì ngẫm lại, rõ ra chúng ta cũng sống cuộc đời như vị Hoàng tử này: cũng tham lam, cũng vội vã , cũng hối hả chạy theo công danh, tiền tài, sự nghiệp mà quên đi cơ hội của con rùa mù một trăm năm trồi lên và gặp được bọng cây ngoài biển cả. Phật pháp đã đến tận tay do các thầy truyền trao mà cứ lần lựa cho ngày qua ngày mà không biết rằng là lảo thần chết đang chực chờ cướp lấy mạng sống của mình. Chúng ta cứ ngở mình sẽ né tránh được tử thần như vị vua tài ba nọ, phải vượt qua một đoạn đường dài, đầy gian lao để thoát tay thần chết, nhưng rút cục rồi cũng đến đúng nơi tử thần mời gọi mà nạp mạng Giọng thầy trầm trầm mà dí dõm và thâm thúy qua câu chuyện “Nhà Vua và Lão Thần chết”.

Từ dòng nhạc của Andrew, từ bài học của Hoà Thượng Phước Tịnh , tôi liên tưởng đến Thầy Trụ trì Phước Tấn và cách hướng dẫn chúng tôi trong phép thực hành tu tập, sửa sai chúng tôi bằng những hành động cụ thể do tự bản thân thầy làm gương cho chúng tôi. Với thầy Phước Tấn thân giá́o là điều quan trong . Thầy thường cho chúng tôi những bài Pháp ngắn thoát ý từ những phẩm sau thời kinh Pháp Hoa hay những ngày vía trong năm.

Chúng tôi học từ thầy không những qua lời nói mà còn qua hành động cụ thể. Chúng tôi như những tờ giấy thấm, tùy mức độ thẩm thấu của mỗi người mà sự tu tập có khác nhau .

Người thích tìm phước hữu lậu thì thầy có nhiều việc để làm như công quả cho chùa ở mọi cấp độ khác nhau. Người thích bố thí cúng dường thì hàng năm thầy tổ chức về Việt Nam với chương trình mổ mắt từ thiện.

Mọi việc bao giờ thầy cũng làm trước , sau đó chúng tôi noi theo . Tôi học từ thầy bài học không phân biệt tông phái; Thầy mở rộng cánh cửa chùa đón nhận tất cả chư tôn đức Tăng Ni từ muôn phương đến, mọi tông phái : thiền , tịnh, mật, Nam Tông , Bắc Tông. Ngay cả Đức Đạt Lai Lat Ma thứ 14 và các sư thầy từ nhiều nước và nhiều quốc tịch khác nhau: từ Việt Nam, Trung Hoa, Bu-Tan, Thái, Tích Lan, Tây Tạng, Anh, Úc đều có đến chùa để thuyết giảng truyền trao chánh pháp của Đức Thế Tôn cho chúng tôi.

Tôi thích thơ thầy Thích Tánh Tuệ là Đệ Tử của cố Hòa thượng Thích Mãn Giác. Nếu ai là tờ giấy thấm thì cứ chầm chậm và nghiền ngẫm những câu thơ cuối cùng trong bài Tỉnh Ngôn của thầy Thích Tánh Tuệ, rồi nghe lại những bài giảng của quý thầy để tận hưởng được cái hạnh phúc của con rùa mù dưới đáy biển sau 100 năm tìm được bọng cây trên mặt Đại Dương bao la bát ngát.

Người đời muôn ngã,
Con chọn một đường.
Người đời vô thường,
Con về nẻo giác.
Sen mọc từ bùn,
Mà sen thơm ngát.
Con đường giải thoát,
Thẳng lối con đi.

Diệu Thông

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.