Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc – Bước 1

Bước 1 – CHÁNH KIẾN

Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạtđược giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề.Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lầnđầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn.

Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc. Một cuộc sống đắm say trong dục lạc hoặc quá khổ hạnh đều không thể có được hạnh phúc. Chỉ có con đường trung đạo, tránh hai trạng thái cực đoan đó, mới có thể giúp ta đạtđược tâm bình an, tuệ giác và sự giải thoát hoàn toàn khỏi những phiền não trong cuộc đời.

Theo truyền thống, những lời dạy đó của Đức Phật được gọi là Tứ Diệu Đế. Diệu đế cuối cùng trong bốn diệu đế kia đã đề ra giáo lý tám ngành (Bát Chánh Đạo)để giúp ta đạt được hạnh phúc. Ngài dạy chúng ta phải phát triển sự thiện xảo trong suy nghĩ, hiểu biết, lời nói, hành động, cách sống, tinh tấn, chánh niệm và định.

Trong chương này và các chương tiếp theo chúng ta sẽ khảo sát các ngành (bước) này một cách chi tiết. Bạn sẽ thấy ba ngành –chánh kiến, chánh tinh tấn và chánh niệm –có mặt trong tất cả tám ngành. Đây là những điều cốt yếu trong con đường đạo. Tất cả các ngành đều tương quan lẫn nhau nhưng không có ngành nào có thể vận hành mà không có sự ứng dụng triệt để của chánh kiến, chánh tinh tấn và chánh niệm.

Bạn thực hành theo con đường này bằng cách mang sự chú tâm chánh niệm đến với tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống hằng ngày, tiếp tục tu sửa để tiến tới sự hoàn thiện vàứng dụng trí tuệ một cách khôn ngoan hơn. Khi tâm đã ổnđịnh, tuệ giác sẽ bắt đầu phát sinh.

Có loại trí tuệ tựa như một sự bừng tĩnh nhẹ nhàng khi một phần nào đó của cuộc sống hay của vũ trụ bỗng trở nên rõ ràng, khúc chiết. Lại có những sự liễu ngộsâu sắc hơn, như thể cả vũ trụ chuyển động bởi sựkhám phá này của bạn. Đó có thể là một cảm giác giải tỏa, tiếp theo sau bởi một cảm giác tự tại, an nhiên mạnh mẽ, có thể kéo dài hàng giờ hay đôi khi nhiều ngày. Những chứng nghiệm tuyệt vời này không phải là sự giác ngộ.Chúng chỉ là những dấu hiệu cho ta thấy sự giác ngộ hoàn toàn có thể sẽ như thế nào.

Nhưng có thể có một giây phút nào đó khi tất cả các chi của tám ngành đều có mặt cùng một lúc. Giới luật hoàn hảo; thiền định sâu xa và mạnh mẽ; tâm trong sáng rõ ràng không có mặt của bất cứ chướng ngại nào. Lúc đó có thể bạn đã có được tuệ giác sâu xa nhất –rằng tất cả pháp đều vô ngã và vô thường, rằng không có gì đángđể chúng ta bám víu vào. Ngay lúc đó, tất cả mọi hoài nghi của bạn đều tan biến, và bạn sẽ nhìn cuộc đời bằng con mắt khác.

Từ đó, bạn bước lên một cấp bậc hoàn toàn mới trên conđường đạo. Nhưng trước thời điểm đó, bạn phải có sự hiểu biết rõ ràng thông suốt về cách tất cả các ngành của con đường hòa hợp, ăn khớp với nhau. Sau sự liễu ngộ đó, trí tuệ của bạn sẽ đạt đến một trình độcao hơn, gọi là cấp bậc “vượt trên thế tục”, và bạn sẽ bước tới với một sự tự tin tuyệt đối. Bạn biết rằng bất chấp tất cả, bạn sẽ đạt đến mục đích của mình.

_____________________________

Khi làm bất cứ điều gì, đầu tiên là phải biết tại sao chúng ta hành động như thế. Đó là lý do tại sao Đức Phật đã chọn chánh kiến làm bước đầu tiên trên con đường tiến tới hạnh phúc. Ngài muốn chúng ta hiểu rằng con đường Phật giáo không phải là một điều gì mơ hồ của “lời hứa sống tốt” để được ban thưởng, cũng không phải là những giới luật kỳ quặc nào đó mà ta phải tuân giữnhư trong một hội kín.

Trái lại, con đường của Đức Phật được đặt nền tảng trên sự hiểu biết thông thường và trong sự quán sát thực tại rốt ráo. Ngài biết rằng nếu chúng ta chịu mở mắt ra, nhìn lại cuộc đời mình một cách cặn kẻ, ta sẽ hiểu rằng chính những lựa chọn của ta, sẽ dẫn ta đến hạnh phúc hay bất hạnh. Một khi đã hiểu quy luật này một cách thấuđáo, chúng ta sẽ có những lựa chọn khôn ngoan, vì chúng ta thực sự muốn được hạnh phúc.

Như Đức Phật đã giải thích, chánh kiến có hai phần: hiểuđược lý nhân quả, và hiểu được Tứ Diệu Đế.

Lý Nhân Quả

Đức Phật có thể diễn tả các hành động như là tốt xấu, đúng sai, đạo đức hay không đạo đức, nhưng chúng có một ý nghĩa phần nào khác với những gì mà các từ này thường biểu hiện. Có lẽ “thiện xảo hay không thiện xảo” giải thích ý nghĩa này tốt nhất. Căn bản đạo đức trong Phật giáo là nếu hành động một cách bất thiện xảo sẽ dẫn đến hậu quả khổ đau, và nếu hành xử một cách thiện xảo, khéo léo sẽ đưa đến những kết quả tốt đẹp. Quy luật nhân quả đơn giản này là một khía cạnh của những gì mà người Phật tử chúng ta thường gọi là nghiệp (karma hay kamma).

Mặc dù một số hành động bất thiện xảo có thể đem lại hạnh phúc tạm bợ -thí dụ, người buôn bán ma tuý có thể hài lòng với chiếc xe hơi mới tinh bóng lộng của mình, hoặc ai đó có cảm giác hài lòng, thoã mãn khi có thể đem lạiđau đớn cho người đã hãm hại mình– nhưng Đức Phậtđã chỉ rõ rằng những hành động bất thiện lúc nào cũngđưa đến khổ đau. Chúng ta tự quan sát cũng xác tínđược sự thật này. Một số hậu quả có thể không thấyđược, như là sự đau khổ tinh thần lúc ăn năn hối hận. Có những hậu quả xấu không xuất hiện ngay lập tức. Đức Phật giải thích rằng hậu quả của những hành động thiện và bất thiện, có thể xảy ra mãi sau này xa, rất xa trong tương lai, đôi khi mãi đến các kiếp sau.

Bạn có thể nghĩ “Tôi không quan tâm đến kiếp sống tương lai, tôi chỉ muốn những gì tôi có thể có được ngay trong kiếp sống này.” Đức Phật khuyên chúng ta hãy nghĩ đến những tình huống sau đây: Ngay nếu như không có đời sống tương lai, làm việc thiện vẫn đem đến cho chúng ta hạnh phúc và một lương tâm trong sáng ngay trong kiếp sống này. Ngược lại nếu có cuộc sống tiếp nối sau khi chết, ta sẽ được thưởng đến hai lần -hiện tại và sau này. Mặt khác, dầu không có một đời sống trong tương lai, hành động bất thiện vẫn khiến ta cảm thấy ăn năn, hối hận ngay trong kiếp sống này. Và nếu thật sự có một cuộc sống sau khi chết thì ta sẽ phải chịu khổ lần nữa. Do đó, dầu có một đời sống ở kiếp sau hay không, hãy buông xả những ác nghiệp và phát triển thiện nghiệp để đảm bảo được hạnh phúc.

Một khi ta hiểu được rằng tất cả mọi suy nghĩ, hành động hay lời nói của ta là nguyên nhân dẫn đến những hậu quảkhông thể tránh, trong hiện tại và tương lai, dĩ nhiên là ta sẽ muốn tư duy, nói năng và hành động để đưa đến những kết quả tích cực và tránh những ý nghĩ, hành động, và lời nói đưa đến những kết quả tiêu cực. Nhận thứcđược rằng nhân luôn dẫn đến quả giúp chúng ta chấp nhận hậu quả của các hành động trong quá khứ của chúng ta.Điều đó cũng giúp ta thận trọng trong các quyết định đưađến một tương lai hạnh phúc hơn.

Chánh nghiệp là những hành động tạo nên nhân cho hạnh phúc, nhưlà những hành động phát xuất từ lòng từ bi. Bất cứ hànhđộng nào xuất phát từ một tâm không đang bị sân, si, hay tham chế ngự đều sẽ mang hạnh phúc đến cho người hànhđộng cũng như người thọ nhận. Do đó, một hành động như thế được coi là thiện xảo hay đạo đức.

Giảsử rằng bạn luôn vun trồng tâm bố thí và từ bi đến cho tất cả mọi người. Hành động thiện này là nhân. Thì quảsẽ được gì? Bạn sẽ có rất nhiều bạn bè, nhiều người yêu mến, và bạn sẽ cảm thấy tự tại, tràn đầy hạnh phúc. Người chung quanh bạn có thể sân hận, khổ đau, nhưng bạn thì không.

Hànhđộng tích cực của bạn làm phát sinh hai loại kết quảtức thời. Kết quả đầu tiên thuộc nội tại -bạn cảm giác thế nào. Vì bạn luôn có tâm độ lượng, thương yêu và tâm đó đã phản ảnh qua hành động của bạn, thì tâm bạn tràn đầy bình an, hạnh phúc. Kết quả thứ haiở bên ngoài: người khác sẽ mang ơn, và quan tâm đến bạn. Mặc dầu sự quan tâm này chắc chắn sẽ làm ta hài lòng, thỏa mãn, tuy nhiên nó không quan trọng bằng việc ta cảm thấy thế nào. Vì các kết quả ở bên ngoài tùy thuộc vào phản ứng của người khác, chúng không đáng tin cậy lắm.

Khi chúng ta đã hiểu được quy luật này, thì điều trái ngược lại cũng trở nên rõ ràng. Đức Phật đã liệt kê mười hành vi bất thiện vì chúng luôn mang đến khổ đau. Ba hành vi là thuộc về thân: giết hại, trộm cắp, và tà dâm. Bốn hành vi thuộc về lời nói: nói dối, nói lời độc ác, lời thô lỗ và nói chuyện phù phiếm. Ba hành vi còn lại thuộc về tâm: tham, sân và si.

Mỗi hành vi này nghĩa là gì và ta làm thế nào để tránh phạm chúng sẽ được giải thích chi tiết trong những bước sau của con đường đạo. Tuy nhiên, trước khi có thể bắt đầu thực hành theo con đường đạo của Đức Phật, chúng ta cần có đủ những tri thức căn bản để nhận thức rằng mười hành vi này là bất thiện vì chúng chắc chắn sẽ mang đến cho người hành động lẫn nạn nhân sự khổ đau vô cùng tận.

Đểkiềm chế khỏi phạm vào mười hành vi này không phải là một danh sách các lời răn cấm mà là một số những điều luật ta tự nguyện tuân theo do có lòng tin như thế. Không ai có thể ép buộc bạn tuân theo chúng. Bạn phải tự mình khám phá ra, từ chính kinh nghiệm bản thân và từ việc quan sát học hỏi kinh nghiệm của người khác, xem những hànhđộng như thế sẽ mang lại kết quả tích cực hay tiêu cực. Kinh nghiệm cho bạn biết rằng các hành vi bất thiện sẽmang đến những nỗi đau nơi thân cũng như tâm cho chính bản thân bạn và người khác.

Hơn thế nữa, người ta chỉ tạo ra các hành vi bất thiện khi họ không hiểu biết hay khi tâm họ bị vẩn đục bởi tham, sân, si. Thật ra, bất cứ hành động nào xuất phát từ một tâm chứa đầy tham, sân, hay si đều đưa đến khổ đau và do đó là hành động sai trái hay bất thiện.

Đạođức theo Phật giáo là những hành động có lý trí dựa trên nguyên lý nhân quả. Bạn phải tự dối mình về lý nhân quảmới có thể hành động sai trái. Hành động càng xấu ác, thì sự lừa dối càng phải lớn lao. Nếu bạn cố tình dung dưỡng sự giả trá này với những hành động đi ngược lại với chân lý cơ bản rằng hành động sẽ mang lại hậu quả, thì bạn làm sao có được tuệ giác sâu xa hay sự giải thoát nào? Nếu phạm vào các hành động tội lỗi nghiêm trọng, bạn sẽ không có được sự sáng suốtđể theo con đường đạo của Đức Phật –nói gì đến việc có trí tuệ giải thoát. Bạn phải tôn trọng đạođức này. Điều đó rất quan trọng.

Minh sát thiền làm tăng trưởng ý thức về những hậu quả tai hại của một hành động vô lương. Hành giả sẽ trải nghiệm một cách sinh động các hậu quả đớn đau của những hành động, ý nghĩ, và lời nói bất thiện và cảm thấy cần phải buông xả chúng một cách nhanh chóng.

Tương lai là do bạn tự tạo dựng –kinh nghiệm dạy bạn điềuđó. Hành vi của bạn không phải là một định luật thiên nhiên bất biến. Mỗi giây phút, bạn đều có cơ hội đểchuyển hóa -để thay đổi cách suy nghĩ, lời nói và hànhđộng. Nếu bạn tự rèn luyện để trở nên chánh niệm về hành vi của mình, và tự quán sát xem một hành động nào đó sẽ dẫn đến hậu quả tích cực hay tiêu cực, là bạn đã tự dẫn dắt mình đi đúng hướng.

Các thiện ý qua nhiều huân tập có thể tạo ra một tiếng nói nội tại mạnh mẽ để giúp bạn vững bước đi tới. Nó sẽ nhắc nhở bạn -bất cứ khi nào bạn tự trói buộc mình vào vòng xoáy của khổ đau -để bạn có thể thoát ra cạm bẫy đó. Thi thỏang bạn có thể thoáng nhận được thế nào là giải thoát. Bạn sẽ biến cảm giác này thành hiện thực bằng cách hành động theo những hướng tích cực và buông xả khổ đau.

Dođó đạo đức –được định nghĩa như những hành động tuân theo thực tại– là nền tảng của mọi phát triển tâm linh. Không có nó, không có điều gì trên con đường đạo sẽ hiệu ứng để giảm khổ đau.

Biếtđược rằng một hành động sẽ có các kết quả tương ứng là sự khởi đầu cho chánh kiến. Giờ bạn phải thêm vào đó một sự hiểu biết thấu đáo về Tứ Diệu Đế.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.