Tứ DiệuĐế
ChínhĐức Phật đã nói rằng Ngài chỉ dạy bốn điều: khổ,nguồn gốc của khổ, sự chấm dứt khổ, và con đường đưađến sự chấm dứt khổ. “Khổ” ám chỉ những bất hạnh mà ta cảm nhận trong cuộc đời mình. “Nguồn gốc” là nhân cho sự đau khổ này: là tâm không rèn luyện, tham đắm của chúng ta. “Chấm dứt” là lời hứa khả của Đức Phật rằng chúng ta có thể chấm dứt khổ đau bằng cách tận diệt ái dục. “Con đường (đạo)” là tám bước (ngành) chúng ta phải theo để đạt đến mục đích này.
Trong bốn mươi lăm năm thuyết pháp, từ bài thuyết pháp đầu tiên của Ngài trong vườn Nai cho đến lúc nhập diệt, Đức Phật đã giảng giải về bốn điều này hàng trăm lần. Ngài muốn chắc chắn rằng những điều cơ bản này phảiđược nhiều người ở những hoàn cảnh khác nhau, ở những giai đoạn phát triển tâm linh khác nhau, thấu đáo.
Có lần, Đức Phật đã dạy rằng không chấp nhận những bất hạnh trong cuộc đời là một gánh nặng. Chúng ta tạo ra đau khổ cho mình bằng cách nhận lãnh gánh nặng đó. Ta chấm dứt khổ bằng cách đặt gánh nặng xuống. Con đường đạo chỉ cho ta phương cách để giảm bớt gánh nặng cho bản thân.Đức Phật cũng dạy rằng khổ là một căn bệnh. Giống nhưmột người thầy thuốc, Ngài đã chẩn đoán nguồn gốc của bệnh. Sự chấm dứt căn bệnh là cách chữa trị của dược sư Như Lai và con đường là thuốc chữa mà Ngài đã kê toa cho chúng ta.
Diệu ĐếThứ Nhất: Khổ
Chân lý đầu tiên mà Đức Phật thuyết cho chúng ta là khổ làđiều không thể tránh khỏi. Có thể bạn tự hỏi, “Giáo lý về khổ này có áp dụng được trong thế giới hiện đại với rất nhiều những phát minh để giúp cho cuộc sống của chúng ta thoải mái hơn? Vào thời của Đức Phật, con người hẳn phải khổ vì các nhu cầu thiết yếu, bệnh tật, và thiên tai. Chẳng phải là các kiến thức về kỹ thuật hiện đại đã giúp chúng ta có thể làm bất cứ điều gì ta muốn, đi đến bất cứ nơi nào ta ao ước và sản xuất ra bất cứ sản phẩm nào ta cần sao?”
Tuy nhiên, dầu cuộc sống hiện đại của chúng ta có dễ dàng và an toàn đến thế nào, thì chân lý về khổ cũng không thay đổi. Nó vẫn có mặt như đã từng có mặt ở thờiĐức Phật. Con người vào những thời đại đó đã đau khổ,và chúng ta hiện nay cũng thế.
Chúng ta có thể gọi diệu đế thứ nhất của Đức Phật với bằng nhiều tên tùy thuộc vào hoàn cảnh: khổ đau, căng thẳng, sợ hãi, lo âu, bồn chồn, trầm uất, thất vọng, sân hận, ghen tuông, ruồng bỏ, thần kinh hay đau đớn. Tất cả mọi chúng sanh, không cần biết họ sống ở đâu, khi nào, đều có thể đối mặt với những vấn đề này.
Chúng ta có thể bị bệnh bất cứ lúc nào. Cũng có thể bị chia ly với người thân yêu. Có thể đánh mất những gì đang có hay bị đẩy vào những hoàn cảnh phải chấp nhận nhữngđiều mà ta ghê tởm. Cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh chịem, hàng xóm, bè bạn, các cộng đồng và các quốc gia -tất cả đều xung đột tranh đấu vì tiền bạc, địa vị, quyền lực và biên giới. Một số những vấn đề này là do tham, sân, và si tạo ra. Tất cả đều liên quan đến những điều kiện ở bên ngoài -như xã hội, chính trị, kinh tế, giáo dục, môi trường– và cả bên trong ta.
Nhận ra rằng những điều này là không thể tránh khỏi khiến tâm ta đau khổ vô ngần. Hãy nhận mặt và chấp nhận chúng nhưchúng thật sự là, mà không trách móc, đổ lỗi cho người, là trọng tâm của diệu đế thứ nhất của Đức Phật. Ngài dạy rằng để bắt đầu tiến đến hạnh phúc, chúng ta cần phải đối mặt với khổ đau -bằng tâm vững chãi và tình cảm ổn định– mà không oán trách hay cảm thấy buồn nản, bi quan. Chúng ta cần phải nhìn thẳng vào các vấn đề của mình: bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc sống cũng mang đến một mức độ khổ đau nào đó cho bất cứ những ai chưa hoàn toàn giác ngộ.
Nỗi khổ có thể rất vi tế, có thể chỉ là một trăn trở tiềmẩn. Hay rất rõ ràng, như sự chấp chặt vào người, của cải, hay quan điểm. Tất cả tùy thuộc vào lòng tham, sân và si của chúng ta sâu dầy bao nhiêu, và tùy thuộc vào cá tính cũng như kinh nghiệm của chúng ta trong quá khứ.
Thí dụ, có hai người cùng chứng kiến một sự kiện nhưng họcó những phản ứng hoàn toàn khác nhau. Một người có thểcảm thấy bình thản và chấp nhận; người kia có thể hoảng sợ và lo âu. Hạnh phúc cũng như khổ đau đều do tâm tạo. Tâm của chúng ta tạo ra những kinh nghiệm sống cho ta, và tâm đó chấp nhận hay phản kháng sự tạo dựng này. Đó là lý do tại sao Đức Phật nói chính chúng ta tạo ra thiên đàng hay địa ngục ngay trong cuộc sống này.
Chođến khi chúng ta đạt được giác ngộ, sẽ còn có nhiều hoàn cảnh mang đến bao thất vọng cho tất cả chúng ta. Hãy thử nhìn chỉ ba vấn đề: kiếp nhân sinh, sự đổi thay, và sự không thể làm chủ cuộc sống của mình.