KIẾP NHÂN SINH
Vòng xoay chuyển không thể tránh được của kiếp người –sinh, già, bệnh, chết– mang đến bao khổ đau.
Người ta được sinh ra trong cõi đời không phải với những nụcười rạng rỡ trên gương mặt. Nhưng càng lớn, tiếng khóc thuở ban đầu càng bớt ồn ào hơn. Có thể nói rằng nóđã được đổi thành tiếng khóc trong lòng cho suốt cuộcđời còn lại của chúng ta. Chúng ta đã khóc vì bao lít sữa; bao tấn thực phẩm; bao mét vải; bao mét vuông đất để xây nhà, xây trường học, bao cây cối để làm sách vở, bàn ghế; bao thuốc men cho đủ các loại bệnh; bao người đểhọ yêu thương chúng ta; bao phương cách để thỏa mãn nhu cầu của chúng ta. Nếu chúng ta không sinh vào thế giới đầy bất ổn này, thì tất cả khổ đau đã không có mặt. Mỗiđứa trẻ được sinh ra đời, thì hình như sự bất hạnh cũng đã được sinh ra theo nó.
Quá trình lão hóa cũng mang đến khổ đau. Có lẽ chúng ta không còn nhớ đến những khó khăn khi phải thích ứng với một môi trường mới hay một vị thầy mới, nhưng ta có thể nhớrất rõ những khó khăn khi phải thích ứng với sự thay đổi về cơ thể và tâm lý ở tuổi dậy thì. Khi trưởng thành ta lại phải thay đổi để thích ứng với công việc mới, những tương quan mới, kỹ thuật hiện đại, các căn bệnh lạ, những điều kiện xã hội mới. Những điều này lại thường xảy ra trước khi ta hoàn toàn thích ứng với những cái đang có. Các biến chuyển không dễ chịu này hình như rất phổ biến ở mỗi bước ngoặt của cuộc đời.
Ởtuổi già, việc thích ứng với những sự thay đổi càng trởnên khó khăn hơn. Thật đau khổ khi không còn có sức khoẻ, thân thể không còn cường tráng như lúc trẻ. Ta biết rằng không thể chạy trốn tuổi già, nhưng vẫn mong nó đừngđến. Do đó ta đau khổ.
KhiĐức Phật thuyết rằng tuổi già mang lại đau khổ. Ngài thực sự đang nói về sự già nua và hoại diệt nói chung. Chúng ta biết rằng mỗi tế bào trong cơ thể ta đang bị hủy hoại hay chết đi, và các tế bào mới tiếp tục sinh sản. Mọi trạng thái tâm cũng biến mất và được thay thế bằng cái mới hơn. Lâu dần, quá trình hoại diệt và chuyểnđổi này làm suy yếu thân tâm ta, đưa đến cái chết.
Chắc chắn bệnh tật cũng là nguồn gốc của khổ đau. Ai cũng biết bệnh tật đau đớn thế nào. Bệnh tật thật ra mang đến hai cái đau: sự sợ hãi căn bệnh và chính căn bệnh. Do đó bệnh tật là nỗi ám ảnh triền miên, khiến ta khổ đau khi bị bệnh và lo âu, sợ hãi khi ta còn mạnh khỏe.
Thông thường người ta nghĩ rằng sự đau đớn và khổ đau làđồng nghĩa, nhưng không phải thế. Dầu bạn khó thểtránh được đau đớn vì bệnh hoạn, thương tật, nhưng bạn có thể tránh được khổ đau vì bệnh tật. Khi bạn giảm bớt được sự bám víu vào thân thọ một cách thái quá, bạn sẽ bớt khổ đau khi nó đổi thay. Thí dụ, khi Devadatta (Bồ Đề Đạt Đa) chọi hòn đá và làm chân Phật bị thương,Đức Phật cảm nhận được cái đau. Nhưng vì Ngài đã hiểuđược bản chất của đau, Ngài không đau đớn như một người bình thường. Cảm giác đau đớn thường có thể chếngự được. Nhưng khổ vì “một trạng thái nào đó”thì sâu xa hơn và khó chế ngự hơn.
Cái khổ kế tiếp trong kiếp người là tử -không chỉ giây phút trước khi chết mà tất cả mọi thứ đưa đến cái chết. Tất cả chúng ta đều sợ chết và lo lắng không biết khi nào hay bằng cách nào chúng ta sẽ chết. Ta cũng biết rằng khi chết, ta phải để tất cả mọi thứ lại phía sau. Chúng ta có thể chịu đựng được điều đó không? Khi người thân ra đi, chúng ta cảm thấy sốc, đau đớn, và mất mát hàng năm trời nếu không nói là mãi mãi.
Nhưng những khổ đau trong kiếp người không chấm dứt với cái chết. Đức Phật dạy rằng cái chết không đoạn tậnđược vòng luân hồi khổ đau. Một người đã từng trải qua nhiều đau khổ có thể nói, khi gần chết, “Tôi không muốn sinh trở lại nữa.” Nhưng chỉ ước nguyện như thếkhông thể chấm dứt vòng luân hồi tái sinh. Khi nào chúng ta còn vô minh về bản chất thật sự của thực tại, thì kiếp sống này sẽ nối tiếp kiếp kia. Khi nào tham, sân và si vẫn còn trong tâm thức chúng ta, thì vòng tái sinh vô cùng tận –vòng luân chuyển của những kiếp sống trong quá khứ,hiện tại, và tương lai – sẽ tiếp tục.
Trong vòng luân hồi đó, những khổ đau mà chúng ta đã kể trên sẽ lại tái diễn không dừng. Năng lượng của tất cả những trải nghiệm này giống như một gánh nặng mà chúng ta phải mang trên lưng từ kiếp sống này sang kiếp sống khác trải qua bao lần tái sinh không thể kể xiết. Trong mỗi kiếp sống mới, hành lý bên trong đó lại được chuyển sang một cái túi mới. Khi chết, ta không đem theo được vật chất gì. Tuy nhiên cái túi chứa năng lượng đó -dấu vết của tất cả các tâm hành và tất cả những lời nói, hànhđộng cố ý trong kiếp sống này và những kiếp trước đó–không chỉ đi theo chúng ta mà thực ra còn tác động đến kiếp sống mới.
Chođến khi chúng ta có thể trút sạch những gì chứa đựng trong túi xách đó –cho đến khi chúng ta có thể hủy diệt tất cả những hậu quả mà ta đã tạo nên vì tham, sân, hay si qua bao kiếp sống – chúng ta không thể trốn thoát cái chết và sự luân hồi tái sinh. Chúng ta có thể sử dụng sự suy nghĩ này để thúc đẩy ta hành động thế nào trong cuộc đời này để đạt đến hạnh phúc giải thoát dài lâu.
Chúng ta đã biết tham và sân là các động lực mạnh mẽ cho hànhđộng, nhưng Đức Phật muốn nói si (vô minh) là gì? Tại sao vô minh lại đóng vai trò quan trọng đối với những khổ đau mà ta phải nếm trải?
Vô minh (si) trong thuật ngữ Phật giáo có hai ý nghĩa: “không biết” –như là không biết Đức Phật hàm ý gì khi nóiđến Tứ Diệu Đế- và “biết sai” – như là tin rằng chúng ta hiểu thế giới vận hành như thế nào trong khi chúng ta thật sự không biết.
Không hiểu biết sự thật về khổ, chúng ta nghĩ rằng có một việc làm mới, một ngôi nhà mới, hay một bạn tình mới sẽ mang đến cho ta hạnh phúc thực sự. Không biết năng lượng của lời nói, hành động sẽ đi theo chúng ta như thế nào từ kiếp sống này sang kiếp sống khác, chúng ta để cho tâm tham, sân, nghi và ganh tỵ sai khiển. Không biết rằng một cuộc sống đơn giản, có kỷ luật, có bạn tốt, hành thiền, và quán sát đầy chánh niệm về bản chất thực sựcủa các trải nghiệm sẽ mang hạnh phúc đến cho chúng ta trong kiếp sống này và nhiều kiếp kế tiếp, chúng ta đã viện ra hàng triệu lý do để không tham dự vào những hoạtđộng tích cực này.
Chúng ta còn không biết ngay cả sự vô minh của mình. Sau một bài thuyết pháp đặc biệt sâu sắc về bản chất của thực tại, ngài Ananda, thị giả của Đức Phật, thưa với Ngài,“Bạch Thế tôn, giáo lý này có vẻ rất thâm sâu, nhưngđối với con, nó rõ ràng đúng như bản chất của sự rõ ràng.”
Đức Phật trả lời, “Không, không, đừng nói thế! Nó không chỉ có vẻ thâm sâu, mà nó thực sự thâm sâu.” (D 15)
Vì vô minh, sự hiểu biết của ngài Ananda đối với lời dạy của Đức Phật chưa được thấu đáo, vì thế ông đã khôngđạt được giải thoát ngay lúc đó. Giống như Ananda, vô minh khiến chúng ta trôi lăn theo bao khổ đau trong luân hồi.