Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc – Bước 1

ĐỔI THAY

Sự đổi thay cũng khiến chúng ta khổ. Dầu chúng ta có làm gì, sự đổi thay cũng chia cách ta khỏi những gì ta ưa thích và mang đến cho ta những gì ta ghét bỏ. Cái chết và chia ly khiến ta phải cách biệt người ta thương yêu. Bạn bè đi xa. Người tình rời bỏ ta. Những sự chia ly đó làm ta đau đớn khôn cùng. Đánh mất thứ gì mà ta yêu thích khiến ta buồn bã, tức bực. Ngay cả những thứ tầm thường cũng có thểkhiến ta phiền não khi chúng bị bể hay biến mất.
Hồi đó, khi lên bốn, có lần ngồi trên cát, tôi dùng đầu ngón tay vẽ một vòng thật tròn trĩnh quanh tôi. Tôi thích lắm! Chị tôi, lúc ấy khoảng bảy tuổi, đi ngang qua và dùng chân xoá vòng tròn của tôi. Tôi giận dữ đến nỗi tôi rượt theo chị, rồi lượm một cái ghế nhỏ nhưng nặng và ném chị. Giờ chị vẫn còn một vết thẹo trên ngón chân. Tất cả bao bực tức, giận dữ, tất cả những giọt nước mắt và đau đớn, gây ra bởi một thứ thật tầm thường và mong manh như là một vòng tròn trên cát!

Không chỉ là việc đánh mất những gì ta yêu thích, mà ta còn phải luôn đối mặt với những người hay những hoàn cảnh mà ta không muốn chúng hiện hữu –ít nhất là không phải ở đây, không phải ngay bây giờ. Phải chung sống hay làm việc ngày này qua ngày khác với những kẻ ta không thích tạo ra nhiều đau khổ. Ngay cả với những thứ ta không thể làm chủ, như là thời tiết, cũng làm ta tức bực. Ở hội Bhavana miền tây Virginia nơi tôi giảng dạy, người ta than phiền khi trời nóng và ẩm. Nhưng rồi họ cũng than phiền khi trời mưa lạnh. Khi trời nóng, họ than da và xoang mũi họbị ảnh hưởng. Khi trời lạnh, họ than phiền vì sợ té trên tuyết. Và khi thời tiết thật tuyệt vời, họ than không có thì giờ để tận hưởng!

Khi nhìn lại quanh mình, ta thấy rõ ràng là tất cả mọi thứhiện hữu đều tạo ra khổ. Tại sao như thế? Thực ra tất cả mọi thứ trên thế gian có mặt là do kết quả của một nhân nào đó. Sự thay đổi trong áp lực không khí, gió, và nhiệt độ là nguyên nhân của mưa. Một cội cây là kết quả của hạt giống chúng ta trồng và ánh nắng mặt trời,đất, và nước đã nuôi dưỡng nó. Cũng thế, sự hiện hữu của chúng ta là sản phẩm của các nhân và duyên –nhân vật lý trực tiếp của sự tạo giống của cha mẹ chúng ta và nhân của những dấu ấn sâu hằn mà ta đã tích lũy trong nhiều kiếp sống quá khứ.

Đức Phật gọi những thứ này và tất cả những thứ khác phát sinh từ các nhân là “pháp hữu vi.” Ngài giải thích rằng tất cả các pháp hữu vi có ba đặc tính. Trước hết, chúng vô thường. Với thời gian, tất cả -núi non, sâu bọ,cây cỏ, máy móc- đều hư hoại, đổi thay, hay chết. Thứhai, do những sự thay đổi này, tất cả các pháp hữu vi đều khổ. Như chúng ta đã thấy, tất cả mọi đổi thay đều có thể gây ra đau khổ. Thứ ba, tất cả các pháp hữu viđều vô ngã. Đặc tính cuối cùng này là cái khó hiểu nhất, vì thế tạm thời hãy để nó qua một bên.

Vô thường không khó hiểu. Vấn đề không phải ở chỗsự thật là vạn vật đều tạm bợ. Mà chính là sựbám víu của chúng ta đối với người hay vật gì đó -giống như vòng tròn trên cát của tôi– khiến chúng ta đau khổ.Thí dụ ta vừa mua được một cái áo khoác rất vừa ý. Sau khi mặc chỉ vài lần, nó bị dính sơn, vướng rách, hay bị bỏ quên đâu đó, ta cảm thấy rất bực tức.

Dĩnhiên, một cái áo khoác bị rách hay bị mất không phải là một đại bi kịch, ta có thể dễ dàng mua cái khác. Nhưng nếu đó là món quà của người yêu ta tặng thì sao? Nếu ta mua nó để kỷ niệm một sinh nhật, một lễ lộc hay một chuyến đi đặc biệt nào đó? Thì ta rất nâng niu nó và khi nó bị đánh mất hay làm hư, ta sẽ rất đau buồn.

Nói về những điều này đôi khi khiến người nghe rất khó chịu. “Còn hạnh phúc thì sao?” họ hỏi. “Tại sao không nói về những điều ấy? Tại sao chúng ta không nói vềniềm vui, hạnh phúc, sự sung sướng thay vì khổ?”

Câu trả lời, thưa bạn, chính là sự đổi thay. Do vô thường, bất cứ thứ gì dễ chịu, hạnh phúc, hay sung sướng, cũng không duy trì được lâu. Là những người trưởng thành, thông minh, chúng ta phải dám nói về những gì thực sự xảy ra mà không cảm thấy phiền não. Chúng ta phải nhìn tận mặt, sự đau khổ do vô thường tạo ra, và chấp nhận nó. Tại sao phải che giấu nó và giả bộ như tất cả mọi thứ đều màu hồng.

Khi trực diện với vô thường, chúng ta có thể nhận thấy nó cũng có những khía cạnh tích cực. Ta có thể tin chắc rằng bất cứ hoàn cảnh nào đang hiện hữu trong cuộc đời ta rồi cũng sẽ thay đổi. Có thể xấu hơn. Nhưng cũng có thểtốt hơn. Do vô thường, ta có cơ hội học hỏi, phát triển, trưởng thành, dạy dỗ, ghi nhớ và tạo ra những sự thayđổi tích cực khác, kể cả việc tu tập theo Phật giáo. Nếu tất cả vạn pháp đều bất di bất dịch thì không có sự chuyển đổi nào có thể xảy ra. Kẻ vô học sẽ mãi mãi là người vô học. Người nghèo đói sẽ vẫn nghèo đói. Chúng ta cũng sẽ không có cơ hội để đoạn diệt, tham, sân, si và những hậu quả tiêu cực của chúng.

Vậy thì chúng ta đã hiểu về vô thường và những khổ đau mà nó đã tạo ra. Giờ nói về vô ngã thì sao? Nó có liên quan gì đến vô thường? Đức Phật đã dạy rằng vạn vật trên thế gian đều vô ngã hay không có thực thể vì chúng luôn chuyển đổi. Chúng ta và tất cả mọi vật chung quanh đều không bền chặt, bất biến. Chúng ta không thểdán cái nhãn hiệu “Tôi” hay “Của tôi” lên bất cứvật gì trên thế gian này. Tất cả đều thay đổi quá nhanh chóng.

Với thân, thọ, tưởng, hành, thức, và chủ tâm luôn biến đổi, thì làm sao chúng ta có thể chỉ vào một vật gì đó và nói,“Đây là cái của tôi” hay “Đây là tôi”? Ngay chính ý nghĩ hay niềm tin “đây là tôi” cũng biến đổi nhanh chóng. Do phương tiện, chúng ta có thể nói “tôi có mặt ở đây”hay “cái này của tôi,” nhưng chúng ta phải nói những lời này bằng tâm trí sáng suốt, không để bị dẫn dắt vào sự suy nghĩ rằng chúng ám chỉ sự hiện hữu của một thực thể bất biến, là “tôi” hay “cái của tôi.” Cácđối tượng vật chất cũng thay đổi không ngừng. Chúng ta có thể dùng những cách đặt tên thông dụng và nói “đây là cái ghế” hay “đây là con vượn,” nhưng các tên gọi này khó mà phù hợp với thực tại luôn biến đổi như tađã biết.

Đúng hơn, chúng ta và tất cả vạn pháp đang trong một tiến trình, một dòng chảy không dừng của tăng trưởng và hoại diệt, cấu thành rồi tan rã. Không có gì trên thế giới này hay trong bản thân của chúng ta là khác biệt hay trường tồn. Hãy quán sát tâm bạn trong một phút và bạn sẽ biết tôi muốn nói gì. Ký ức, tình cảm, suy nghĩ, cảm xúc lướt qua bức màn tâm thức quá nhanh đến nỗi ta khó bắt kịp chúng. Vì vậy, thật là vô vọng khi tâm muốn bám víu hay xô đuổi những chiếc bóng thoáng qua này. Khi tâm chánh niệm của ta trở nên nhạy bén, như trong trạng thái thiền định sâu xa, thì chúng ta có thể thấy rất rõ trạng thái vô thường–quá rõ ràng đến nỗi không còn gì để tin tưởng vào một cái ngã.

Có người cảm thấy bi quan, thất vọng khi nghe về lý thuyết vô ngã. Có kẻ còn nổi giận. Họ kết luận một cách lầm lẫn rằng như thế có nghĩa là cuộc đời không có ý nghĩa gì. Họ không hiểu rằng một cuộc sống không có ý niệm về ngã là một cuộc sống dễ chịu và ý nghĩa nhất.

Có lần tôi đưa bản thảo một bài viết cho một người bạn biên tập. Anh là một biên tập viên chuyên nghiệp, nên tôiđoán anh chỉ mất một giờ là xong việc. Vậy mà sáu tháng sau, tôi cũng chẳng được tin tức gì. Cuối cùng anh đến thăm và chúng tôi cùng nhau tản bộ. Khi anh không nói gì về bài viết của tôi, tôi linh cảm rằng đó là mộtđề tài tế nhị. Tôi gợi đến vấn đề một cách e dè, cẩn trọng. Tôi hỏi, “Anh đã có thời gian xem qua bài viết của tôi chưa?” Anh im lặng một hồi lâu rồi trả lời,“Thưa đại đức, tôi đã xem qua. Đến đoạn về thuyết vô ngã, tôi bực tức quá đến nỗi đã vứt đi cả bản thảo!” Tôi ngạc nhiên, nhưng không giận anh. Thay vào đó tôi buông xả sự bám víu vào bài viết của tôi. Anh ta đã vứt bản thảo của tôi vì vô ngã, nên tôi cũng vứt cái ngã liên quan đến bản thảo đó. Tôi đã có thể giữ tháiđộ thân thiện, từ tốn và nhã nhặn. Tuy nhiên, người bạnấy lại trở nên lạnh lùng, khép kín, và khổ sở, vì sựchấp ngã của bản thân.

Vì thế có thể bạn cũng thấy rất khó chấp nhận ý niệm vềvô ngã. Tuy nhiên khi bạn còn duy trì ý niệm về ngã, cuộc sống của bạn sẽ không thoải mái, cố chấp và khép kín, còn người chung quanh sẽ cho bạn là một kẻ ngã mạn, rất khó chịu. Bạn dễ bực bội hay tức giận khi có ai đó khôngđồng ý hay trách móc bạn, khi sự việc xảy ra không theo ý bạn hoặc làm bạn thất vọng và ngay cả khi người ta góp ý với bạn một cách xây dựng. Hiểu đúng ý nghĩa của vô ngã, bạn sẽ cảm thấy cởi mở, thoải mái hơn. Bạn sẽ dễ dàng hòa đồng với tất cả mọi người, kể cả người khác quốc tịch, vì bạn không cảm thấy mình quan trọng hơn hay kém quan trọng hơn người khác, bạn sẽdễ dàng thích nghi với bất cứ hoàn cảnh nào, và mọi người sẽ cảm thấy dễ chịu khi ở gần bạn.

Với sự hiểu biết chân chính về vô ngã, bạn có thể cảm thấy hạnh phúc và tự tại dầu ở đâu, dầu bạn được tiếpđãi ân cần hay không. Đừng để ý niệm về vô ngã làm bạn bi quan và cũng đừng để nó làm bạn bực tức.

Giờchúng ta tạm chấp nhận ý niệm này như một tri thức. Tuy nhiên, với lòng kiên trì tu tập chánh niệm, một ngày nàođó bạn sẽ nhận ra được tính chất vô ngã, không có thực thể của vạn pháp một cách trực tiếp. Lúc đó, chúng ta sẽ mãi mãi chấm dứt được những đau khổ do vô thường mang đến.

Phật và các vị đạo sư đã đạt được giác ngộ hoàn toàn là bằng chứng cho điều đó. Đức Phật đã hoàn toàn giải thoát khỏi ý niệm về “ngã.” Tuy nhiên, Ngài vẫn tiếp tục sống trong cộng đồng xã hội sau khi giác ngộ.Vì những quy ước chung và để việc giao tiếp được dễdàng, Ngài tiếp tục dùng các từ quen thuộc, như là “tôi”,hay “của tôi.” Bạn cũng thể. Cái tên trên bằng lái xe của bạn có thể không phải là một tên gọi tuyệt đốiđúng, bảo đảm cho một nhân dạng cố định, nhưng nó là một phương tiện thích hợp theo đúng quy ước của xã hội.

Nhưng khi chánh niệm giúp bạn nhận thức ra rằng “cái tôi” mà bạn đã từng bảo vệ một cách quyết liệt, thật ra, chỉlà một ảo giác -một dòng chảy của những cảm giác, tình cảm và trạng thái vật lý không ngừng biến đổi, mà không có một thực thể cố định hay thường hằng nào– lúc đó sẽ không còn có “bạn” để gắn kết với những thứvô thường trên thế gian này, do đó không có lý do gì đểbạn phải buồn phiền hay đau khổ.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.