Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc – Bước 1

KHÔNG KIỂM SOÁT ĐƯỢC

Nếu có thể thực sự làm chủ cuộc đời mình, chúng ta đã không có lý do gì để đau khổ. Nhưng chúng ta không có quyền lựcđó. Trái lại, ta thường không được cái mình muốn, mà lại được cái mình không muốn.

Chúng ta muốn có một việc làm thích hợp, văn phòng tiện nghi, ông chủ tốt bụng, mức lương cao này kéo dài mãi, nhưng chúng thay đổi, mà chúng ta không thể biết tại sao hay khi nào nó xảy ra. Chúng ta muốn người thân yêu ở mãi bên mình, nhưng dầu ta giữ họ chặt đến đâu, một ngày kia rồi ta và họ cũng phải chia lìa. Để giữ sức khoẻ,chúng ta uống thuốc bổ, thể dục, ăn uống điều độ, nhưng chúng ta vẫn bệnh. Chúng ta muốn được trẻ mãi, và luôn mạnh khoẻ, với tin tưởng rằng tuổi già chỉ đến với người khác, nhưng thời gian qua đi, rồi ta khám phá ra rằng cơ thể ta không còn như trước. Bất cứ hoàn cảnh lý tưởng nào mà chúng ta đang có, dĩ nhiên là ta muốn giữ nó mãi. Nhưng ta không có quyền lực gì đối với luật vô thường. Tất cả mọi hiện hữu đều tuân theo quy luật đó, và ta không thể làm gì khác hơn.

Đôi khi có những việc bất ngờ xảy ra cũng khiến cho chúng ta phiền não. Thí dụ bị ong đốt. Chương trình TV mà bạn mong đợi bị hủy bỏ. Xe bạn bị trộm. Bạn bị mất việc. Người thân bị ung thư. Ảnh kỷ niệm bịcháy mất. Con bạn bị tai nạn xe hay dính vào ma tuý. Tai tiếng, đổ lỗi, sự nhục nhã, thất bại, đói khổ,mất của cải, mất tình yêu, cơ thể không còn được nhưxưa –quá nhiều những thứ bất hạnh, không mong cầu xảyđến cho ta và cho những người ta muốn bảo vệ. Nhưng chúng ta không thể làm bất cứ điều gì.

Có thể bạn sẽ nói: “Thôi đủ rồi!” Nhưng tôi vẫn còn muốn nói thêm vài điều. Nếu quán sát thấu đáo, chúng ta có thể thấy rằng ngay nếu như các ước muốn của mình có thành hiện thực, thì điều đó cũng mang lại khổ đau.

Thí dụ bạn muốn có một căn nhà đẹp. Vì thế bạn đã mua nhà, sau đó có bao nhiêu phiền phức bạn phải trải qua. Bạn phải trả góp tiền nhà, tiền thuế, gìn giữ nó, bảo hiểm nó, sửa sang, trang hoàng và duy trì nó. Nhưng bạn đâu có ở nhà nhiều. Sáng sớm bạn đã phải đi làm việc. Buổi chiều, có thể bạn đi dự tiệc hay xem phim, về nhà chỉ để ngủ năm hay sáu tiếng, rồi lại đi nữa. Chắc chắn là nhà bạn rất to, rất đẹp. Nhưng bạn phải tiếp tục trả các món nợ, rồi cắt cỏ, sửa mái nhà, dọn dẹp garage. Bạn đã được thỏa nguyện ước, nhưng bạn có hạnh phúc không?

Lấy một thí dụ khác. Một thanh niên thích một cô gái, và cô ta cũng thích anh. Mỗi người đều cố gắng để lôi cuốn người kia. Nhưng ngay từ lúc bắt đầu mối quan hệ, họ đã phải sống trong sợ hãi. Chàng thanh niên sợ người bạn gái sẽ thương một người khác đẹp trai hơn, còn cô gái thì sợ một người đàn bà khác quyến rũ hơn sẽ cướp mất anh. Họ tràn đầy lòng ghen tuông, nghi ngờ, lo lắng. Đó có phải là hạnh phúc?

Còn bao nhiêu thí dụ khác nữa. Chỉ cần mở báo ra. Đọc về người may mắn đã trúng số độc đắc, rồi từ đó phải sống một cuộc đời khổ sở đến thế nào! Đó là lý do tại sao người ta nói chỉ có hai bi kịch trong đời: không được điều mình muốn, và được điều mình muốn.

CÁI NHÌN THỰC TẾ

Đức Phật đã cố gắng chỉ rõ cho chúng ta thấy tất cả các pháp hữu vi đều mang đến đau khổ cho người chưa giác ngộ.Ngài liệt kê “năm uẩn” có mặt trong tất cả mọi khía cạnh của thực tại: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. “Sắc”chỉ tất cả những hiện hữu vật chất -kể cả thân và tất cả những thứ ta tiếp xúc qua các giác quan.

Bốn uẩn khác thuộc về tâm. Ở cuối bản liệt kê của tất cả các pháp mang đến đau khổ, Đức Phật nói, “Tóm lại, sự bám víu vào năm uẩn mang đến khổ đau.” (D 22)

Điều này có nghĩa là gì? Tại sao khổ bao trùm mọi khía cạnh của cuộc đời? Nhưng theo lời Phật dạy, khổ hay không là do ta cảm nhận và suy nghĩ thế nào về mọi sự vật. Điều này xảy ra như thế nào thì rất vi tế.

Ai cũng biết rằng họ cảm nhận thế giới qua các giác quan. Chúng ta thường nói về năm giác quan, qua đó chúng ta nghe, thấy, ngửi, nếm và xúc chạm. Đức Phật cũng nói đến một giác quan thứ sáu, đó là tâm, vì tâm chúng ta cũng cảm nhận được ý nghĩ, tư tưởng, hình ảnh trong tâm trí và xúc cảm.

Những gì các giác quan thực sự tiếp nhận là các dữ liệu thô của kinh nghiệm hay, trong trường hợp của tâm, đó là các tâm ảnh của kinh nghiệm –màu sắc, hình dáng, kích cỡ,đậm nhạt, cứng, thô, hay mịn màng. Dĩ nhiên, chúng ta cũng biết mỗi người có những cảm nhận khác nhau tùy thuộc vào trạng thái tâm và các giác quan của người cảm nhận. Một người bị cảm có thể không ngửi được mùi hay nếmđược vị. Người khiếm thính có thể không nghe được những âm thanh trầm. Vì thế tưởng có tính chất chủ quan tùy thuộc vào các căn của người cảm nhận.

Chúng ta ý thức được sự khác biệt này, nhưng tâm vẫn lừa dốiđược ta. Nó khiến ta tin sự cảm nhận của mình là chính xác, đáng tin cậy. Nó đưa ta đến việc xem những tính chất mà ta cảm nhận được đương nhiên thuộc về đối tượng mà ta đang quán sát, hơn là kết quả của các duyên hợp, kể cả các giác quan của ta.

Không chỉ có vậy. Sau khi cảm nhận một điều gì đó, tâm ta lập tức phân loại hay phán đoán, rồi xếp vật đó hay kinh nghiệmđó vào một trong ba chiếc hộp. Chiếc hộp đầu tiên được dán nhãn là các cảm thọ dễ chịu –như là hương vị của bánh mì mới nướng, một bản nhạc hòa tấu, một buổi hoàng hôn rực rỡ. Chiếc hộp thứ hai chứa đựng các cảm thọkhó chịu –ký ức về cái chết của người cha, một cơn nhức đầu, tiếng còi xe cảnh sát hụ. Và chiếc hộp thứba chứa đựng các cảm thọ trung tính -tất cả các pháp, các kinh nghiệm mà chúng ta phản ứng một cách trung tính đối với chúng.

Dĩnhiên là sau đó tâm ta, vì chưa hoàn toàn giải thoát khỏi bám víu, đã cố chấp chặt lấy những điều dễ chịu. Vì ghét bỏ, ta xô đẩy những thứ khó chịu. Vì vô minh (si), ta phớt lờ những thứ trung tính, và chúng ta coi tất cảcác pháp -dễ chịu, khó chịu, hay trung tính- là thường hằng, là có một cái ngã hay linh hồn, là có khả năng đem đến cho ta hạnh phúc dài lâu hay khiến ta khổ triền miên.

Đức Phật đã giải thích về ảnh hưởng của sự cảm nhận sai lầm hay thiên lệch này như sau:

Do nhân con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ.Những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận ấy làm nhân, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại. (cũng thế đối với tai, mũi, lưỡi, thân, và ý). (M 18 [do tỳ kheo Bodhi chuyển sang Anh ngữ; Hòa Thượng Thích Minh Châu, Việt ngữ])

Trái lại, với sự nhận thức (tưởng) thực tế, chân chính, thì không có sự bám víu hay phản kháng nào. Nó sẽ chấp nhận vô thường, khổ, và vô ngã như chúng thực sự là. Khi chúng ta cảm nhận thế giới với cái nhìn thiện mỹ,là ta đã vun trồng các thiện ý. Cái nhìn thực tế là một phương cách chữa trị tốt nhất. Nếu chúng ta có thểnhìn vạn pháp (sự vật và con người) như chúng thực sựlà -với tính chất vô thường, khổ, vô ngã –thì không có cảm nhận gì có thể khiến ta đau khổ.

Cái nhìn thực tế là mục đích của thiền quán chánh niệm. Thực tế có nghĩa là không trốn tránh những điều không tốt đẹp về bản thân cũng như về thế giới.

Qua sự ý thức một cách chánh niệm, chúng ta tập nhìn sự hiện hữu một cách thực tế nghĩa là không phải luôn tốt đẹp, dễ chịu hay hạnh phúc. Mà cuộc sống là một hỗn hợp củađau khổ lẫn niềm vui. Chúng ta ghi nhận được những khổ đau về thể xác hay tâm hồn lúc nó vừa chớm xuất hiện và theo dõi xem nó phát triển như thế nào. Ta cũng quán sát xem tình trạng đó kéo dài bao lâu, rồi hoại diệt như thếnào. Thiền chánh niệm hoạt động giống như bộ phận giảm sốc trong xe hơi. Nếu bạn đã quen đối đầu với những thất vọng khổ đau trong cuộc sống hằng ngày và biết rằngđó là những sự kiện xảy ra một cách tự nhiên, thì khi một hoàn cảnh khó khăn hay đau khổ xảy đến, bạn sẽ đối mặt với nó một cách can đảm và bình tĩnh.

Khi ta có thể nhìn tận mặt khổ đau mà không nao núng, thì ta cũng có thể nhận diện được hạnh phúc chân thật.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.