Bước 2 – CHÁNH TƯ DUY
Tưduy có thể khiến ta đau khổ hay hạnh phúc, điều đó ai cũng biết. Thí dụ bạn đang ngồi dưới gốc cây vào một ngày mùa xuân êm đẹp. Không có gì đặc biệt xảy ra, trừ làn gió nhẹ đang vờn trên mái tóc, tuy nhiên tâm bạn đang ởmột nơi thật xa vời. Có thể bạn đang nhớ đến một ngày mùa xuân của vài năm trước đó khi bạn đang khổ. Bạn vừa mất việc, thi rớt, hay chú chó cưng của bạn đi lạc mất. Ký ức đó khiến bạn trở nên lo lắng. “Nếu tôi lại mất việc thì làm sao đây? Tại sao tôi lại có thể nói như vậy với người đó? Chắc chắn là tôi phải nghe đầy lỗ tai vì chuyện này. Giờ thì tôi thực sự khổ rồi! Làm sao tôi có tiền để trả các món nợ?”
Lo lắng này kéo theo lo lắng khác, rồi chuyện kia lây sang chuyện nọ. Chẳng bao lâu bạn sẽ cảm thấy cuộc đời bạn đang rối tung lên, nhưng tất cả những điều này xảy ra khi bạnđang ngồi dưới gốc cây!
Sựhoang tưởng, lòng sợ hãi và các loại suy nghĩ bám víu khác là một vấn đề lớn đối với chúng ta. Ai cũng thường có khuynh hướng trói buộc mình vào những cách suy nghĩ không lành mạnh –những thói quen đã ăn sâu trong tiềm thức, khiến ta phải lăn theo các dấu mòn xưa cũ dẫn đến khổ đau.
Bước thứ hai trên con đường đạo của Đức Phật chỉ bày cho chúng ta một lối thoát khỏi các thói quen này, một phương cách để hướng tư tưởng của ta theo chiều tích cực và ích lợi. Khi chúng ta bắt đầu hiểu sự vật một cách đúngđắn –với chánh niệm về các điểm quan trọng trong bước một (Chánh kiến) của Bát thánh đạo– thì dĩ nhiên tâm ta sẽ chảy một cách tự nhiên theo chánh tư duy. Tư duy ở đây không chỉ là các tư tưởng mà bất cứ trạng thái tâm có chủ đích nào. Khi đã hiểu tham ái là cội nguồn của khổ đau, thì ta cũng biết rằng các tư tưởng kết nối với tham, sân luôn đưa đến đau khổ. Chánh tư duy bao gồm việc buông bỏ các tư tưởng tiêu cực, như là bám víu, sân hận, tàn nhẫn, và thay thế chúng bằng các tư tưởng thiện, nhưlà buông xả, từ bi, và thương yêu. Các tư tưởng thiện này vận hành để đối trị tâm bám víu, lo âu, và giúp ta tiến bước trên con đường đưa đến hạnh phúc dài lâu.
BUÔNG XẢ
Đối nghịch với tâm tham hay bám víu là buông xả. Hãy nghĩ đến điều đó như sự bố thí trong ý nghĩ cao thượng nhất. Trên đường tu theo Đức Phật, ta sẽ có cơ hội để bốthí hay buông bỏ tất cả mọi thứ đã níu giữ ta lại, đã ngăn trở ta đạt được mục đích của hạnh phúc tối thượng-sự sở hữu, con người, niềm tin, quan điểm, và ngay cảsự bám víu vào chính thân và tâm.
Khi nghe những điều này, người ta bắt đầu lo ngại. Họsợ rằng khi tuân theo giáo lý của Đức Phật, họ phải từbỏ tất cả để gia nhập tăng đoàn. Dầu việc trở thành một tỳ kheo hay tỳ kheo ni thật sự là một cách để thực hành bố thí, tuy nhiên đa số chúng ta vẫn có thể thực hành hạnh bố thí, buông xả ngay trong cuộc sống gia đình đầy bận rộn. Những gì chúng ta cần xả bỏ không phải là của cải vật chất hay gia đình, bè bạn của chúng ta, mà đúng hơn là cảm nhận sai lầm rằng những thứ đó thuộc sởhữu của ta. Chúng ta cần xả bỏ thói quen bám víu vào người và của cải vật chất cũng như các quan niệm, ý kiến, niềm tin trong cuộc đời ta.
BốThí Vật Chất
Buông xả là một quá trình tiệm tiến. Trước khi có thể thực sự xả bỏ bất cứ thứ gì, chúng ta phải vun trồng tâm bố thí. Ta thực hiện điều đó bằng cách suy nghĩ thật thấu đáo về ý nghĩa của hạnh bố thí, tâm buông xả, và bằng cách nhìn nhận những ưu và khuyết điểm của việc thực hành này. Hãy bắt đầu với việc bố thí dễnhất, đó là bố thí của cải vật chất.
Trước hết hãy xem tâm có thể xua khiến ta không thực hiện hành bố thí như thế nào. Ta thường tự nhủ rằng để có thể bố thí, trước hết ta phải thật dư giả. “Hãyđợi đến khi tôi giàu có, rồi tôi sẽ xây nhà cho kẻ không nơi nương tựa, xây bệnh viện và xây các trung tâm thiền hoành tráng. Lúc đó, tôi sẽ giúp được biết bao người!” Kết quả là chúng ta thu thập, tích lũy, và đầu tư chỗnày, chỗ kia. Khi đồng vốn tăng trưởng, chúng ta lại càng bận rộn lo lắng và càng bám víu hơn vào những gì ta có. Dường như ta không còn thì giờ để thực hành hạnh bốthí nữa.
Một cái bẫy khác của tâm là đính kèm thêm một động lực bên ngoài trong việc bố thí. Tặng cho ai một món quà, chúng ta khám phá ra, điều đó khiến ta vui hơn. Đôi khi việc tặng quà còn khiến ta vui hơn là người được nhận quà. Hành động bố thí khiến ta cảm thấy rất tự hào. Bản ngã ta được đề cao khi món quà đắt giá hay đẹp đẽ thếnào, khi món quà thể hiện được sự khéo chọn lựa hay khiếu thẫm mỹ của ta ra làm sao. Hơn thế nữa, ta còn có thể âm thầm nghĩ rằng người được quà giờ phải mang nợ ta. Chúng ta còn có thể sử dụng sự rộng lượng thái hóa của mìnhđể hạ thấp người nhận. Khi bố thí cho ai một thứ gì, yếu tố của việc tìm kiếm niềm vui cũng thường có mặt. Bố thí để ta cảm thấy hài lòng, để cho ai đó nghĩ tốt về ta hay mang ơn ta, làm hỏng đi hạnh bố thí của ta.
Một hình thức bố thí kém thiện xảo hơn nữa xảy ra khi chúng ta bố thí để xoa dịu cảm giác đau đớn. Thí dụ một giađình có thể đóng góp tiền bạc để xây công viên hay nhà cho cộng đồng được đặt theo tên một người thương yêuđã mất của gia đình. Món quà này có thể là một cách đểchuyển sự bám víu của họ đối với người thân thành ý tưởng xây dựng một công trình lâu bền. Tâm bố thí chân thật buông xả không chỉ của cải, vật sở hữu mà cả sự bám víu vào người đã chết và vào cảm giác của khổ đau hay sân hận. Tôi biết có một cặp vợ chồng giàu có đã bố thí hết tất cả tài sản mà họ có sau cái chết của đứa con trai độc nhất của họ. Dầu biểu hiện ra ngoài là họ đóng góp tiền cho các cơ sở từ thiện, nhưng thực sự là họ đã bố thí với lòng sân hận. Họmuốn dập tắt cảm giác đau đớn vì mất con bằng cách tựhành phạt mình. Các tu viện và cơ sở từ thiện có thể được nhiều lợi lộc từ các món quà này nhưng người bố thí thì không hoàn toàn được ích lợi. Mặc khác, cũng có người bố thí như thế để chuyển hóa nỗi đau khổcủa họ thành lòng từ bi, thương yêu. Sự bố thí này thì thiện xảo và sẽ làm lành được những vết thương.
Cách bố thí tốt nhất là khi chúng ta không mong đợi sự đáp trả nào, ngay cả một lời cám ơn. Chúng ta bố thí khi tâmđã tự tại, đã có tất cả để được hạnh phúc. Những sự bố thí như vậy được thúc đẩy bởi một cảm giác viên mãn, đầy đủ, chứ không phải vì đau khổ, mất mát. Bố thí một cách ẩn danh, không cần biết người nhận là một cách bố thí tuyệt vời. Âm thầm bố thí, không làmđình làm đám, sẽ giảm thiểu lòng tham dục và tâm bám víu của ta đối với những của cải mà ta sở hữu.
Hình thức cao thượng nhất của việc bố thí vật chất xảy ra khi chúng ta giúp đỡ người khác dầu phải nguy hiểm đến tánh mạng của mình. Xem tin tức truyền hình có lần tôi thấy một người đàn ông đã làm việc này sau khi có một tai nạn khủng khiếp xảy ra. Đó là vào một ngày mùa đông lạnh lẽo của năm 1983 khi chiếc máy bay rời Washington D.C. để đi Florida đã không bay lên được, vì tuyết phủ trên cánh máy bay. Nó va vào cầu số 14. Hầu hết mọi người trên máy bay đều tử nạn. Một số nạn nhân bị rơi xuống dòng sông Potomac phủ đầy băng, nước lạnh cóng.
Ở điểm nơi các nạn nhân đang cố trèo ra khỏi nước, lên các tảng băng, một chiếc máy bay cứu hộ tiến đến và thả dây cáp xuống trong tầm với của một người đàn ông. Nhưng thay vì nắm sợi dây để được cứu sống, anh ta đã giúp một phụ nữ nắm lấy sợi dây. Bà ta được kéo lên an toàn. Khi chiếc máy bay vòng trở lại, dầu người đàn ông đang lạnh cóng, ông ta lại chuyền dây cáp đến cho một phụ nữ khác nữa, và người này cũng được cứu. Khi chiếc trực thăng vòng trở lại lần thứ ba, người đàn ông đóđã chết vì lạnh giá.
Ta không cần một hoàn cảnh như vậy để hành động một cách anh hùng, mà ta cũng không cần sở hữu một gia tài mới có thể thực hành hạnh bố thí. Tất cả những gì ta cần là ý muốn được cống hiến, dầu chỉ là những việc nhỏ. Với suy nghĩ đó, ta có thể, thí dụ, dành thời gian cho người khác, giúp họ vượt qua sự cô đơn. Tốt hơn nữa, ta có thể giúp họ chế ngự đau khổ bằng cách chia sẻ với họnhững gì ta đã học được trên con đường đạo của Đức Phật và những gì ta biết về sự thực hành chánh niệm và thiền quán. Sự chia sẻ này quý báu hơn tất cả mọi quà tặng khác.
Bám Víu Vào Người, Quá Khứ, Và Quan Điểm
Giờchúng ta đã biết, phiền não, khổ đau phát sinh từ sự bám víu vào bất cứ điều gì – sắc, thọ, tưởng, hành, và thức. Buông bỏ được khuynh hướng bám víu vào người, kinh nghiệm, và quan điểm thì còn khó hơn việc bố thí những của cải vật chất nhiều, nhưng làm được điều này sẽ mang lại hạnh phúc tối thượng cho ta.
Bám víu vào thân sắc có hai khía cạnh. Dễ nhận thấy nhất là việc chúng ta bám víu vào người khác trong cuộc đời mình. Bám víu không phải là thương yêu. Nó không giống nhưkhi bạn quan tâm đến ai và muốn cho người đó được hạnh phúc. Đúng hơn, đó là lòng ghen tỵ hay sự chiếm hữu mù quáng muốn sở hữu người khác. Thí dụ người chồng hay vợ muốn sở hữu người phối ngẫu của mình, hay những người bạn độc đoán, muốn kiểm soát tất cả đến nỗi họ làm chết cả tình bằng hữu. Thực hành tâm bốthí trong liên hệ giữa con người với nhau có nghĩa là tin tưởng vào người khác và để cho họ được có không gian, tự do và tự trọng.
Tuy nhiên, ngay trong những sự liên hệ tốt đẹp có thể cũng có yếu tố của bám víu. Tất cả mọi cặp vợ chồng hạnh phúc đều hy vọng rằng hôn nhân của họ sẽ trường tồn. Dầu vậy, yếu tố của sự sợ hãi luôn có mặt: “Anh ấy sẽ bỏ đi.” “Vợ mình có thể lìa đời trước mình.”Nghĩ đến những điều này có thể khiến ta rất đau đớn, nhưng ta phải nhớ rằng mọi cuộc hôn nhân, dầu hạnh phúc tới đâu, cuối cùng cũng chia xa. Ngay nếu như một cặp vợchồng sống với nhau năm mươi năm và cùng ra đi với nhau trong sự bình an, thì ở thời điểm của cái chết, họ cũng phải chia xa và đi theo con đường riêng của họ tùy theo các hành động trong quá khứ của họ.
Một hình thức bám víu vi tế hơn đối với thân là sự chấp thân và nghĩ rằng ta làm chủ nó. Dầu hiện giờ cơ thểta khỏe khoắn, lành mạnh tới đâu, ta cũng biết rằng với thời gian, tuổi tác nó sẽ trở nên yếu đuối, bệnh hoạn và hoại diệt. Hơn nữa, ta không thể kiểm soát điều gì sẽ xảy đến cho thân. Ta không thể biết giây phút kế tiếp ta sẽ vui hay buồn. Mà ta cũng không thể kiểm soát dòng tư tưởng nào sẽ đi qua đầu ta. Thí dụ, khi nghe đến từ‘chó’, ta cố gắng không nghĩ đến hình ảnh của một con chó có được không? Chỉ có thế mà ta đã không kiểm soát được.
Chúng ta cố gắng tự bảo vệ chống lại sự tấn công ào ạt của những đổi thay không ngừng bằng cách dựng nên các khái niệm, hình ảnh và chấp chặt vào đó – vào nhà của tôi, xe của tôi, công việc của tôi, người tình của tôi, thân của tôi- như thể tất cả những thứ này có một bản thể mà ta có thể nương tựa vào. Nguyên nhân sâu xa của sự bám víu này là lòng sợ hãi. Nhưng dầu ta có nắm giữ chúng chặt tới đâu, với thời gian, tất cả mọi thứtrên thế gian này đều biến chuyển, đổi thay. Tất cả rồi sẽ vỡ tan như kiếng. Lúc đó ta sẽ đau khổ dường bao!
Sựsở hữu, bám víu, hay chấp chặt vào bất cứ gì điều gì cũng khiến cuộc sống của ta thêm phiền não. Sử dụng một sở hữu vật chất mà không bám víu vào nó giúp ta tránhđược đau khổ khi nó bị mất, bể, hay bị đánh cắp. Cũng thế, bám víu vào gia đình, bạn bè hay cảm nhận về ngã sở của ta -chức vị hay nghề nghiệp, nguồn gốc gia đình, vị trí trong xã hội– sẽ khiến ta khổ đau khi các khái niệm này vỡ tan một cách không thể tránh được. Khi không bám víu, tâm ta luôn được tự tại. Tâm trạng thoải mái này bao bọc, che chở ta, và làm giảm bớt sự căng thẳng, bồn chồn, lo âu, và sợ hãi của ta.
Muốn phát triển thái độ không bám víu, trước hết, ta phải dành một số thời gian đơn độc một mình. Đa số chúng ta bám víu vào việc được ở bên người khác vì sợ côđơn. Nhưng một mình không có nghĩa là cô đơn. Đúng hơn, chính sự đơn độc tạo ra không gian cho chúng ta suy nghĩ, quán tưởng, thiền định và giải thoát tâm khỏi sự ồn ào và bám víu. Khi lòng tham, sân, và si của ta giảm thiểu qua sự thực tập chánh niệm và thiền quán, thì khảnăng có mặt với người mà không bám víu vào họ được tăng thêm sức mạnh. Khi tâm tự tại, thì dầu giao tiếp hay có mặt bên bao người, ta vẫn không bám víu, do đó tránhđược sự khổ đau do tâm bám víu mang đến.
Mỗi ngày Đức Phật đi bộ nhiều dặm đường với hàng ngàn tăng, ni và cư sĩ chung quanh người. Một số sinh sống trong tăng đoàn với Đức Phật. Số khác đến tham vấn với Ngài. Số nữa đến thưa hỏi về những vấn đề của họ. Hay để tranh luận với Đức Phật, hoặc đơn thuần chỉ đến để nghe Pháp. Dầu ở giữa đám đông, Đức Phật vẫn giữ hạnh đơn độc riêng mình. Thái độ không bám víu của Ngài thật toàn vẹn. Thỉnh thỏang, một sốcác tăng ni hay cư sĩ, đệ tử của Phật, trải qua thời gian sống độc cư trong rừng, hầu vẹn toàn sự thực hành tâm buông xả của họ. Nhưng họ không sống mãi trong rừng. Khi họ đã buông bỏ được tâm bám víu, họ tập sống với người khác trong lúc vẫn duy trì một trạng thái tâm vững vàng, tự tại.
Trạng thái tâm đó được gọi là xả ly. Hạnh xả ly không chỉ được áp dụng cho tăng ni mà còn cho tất cả những ai yêu thích cuộc sống đơn độc hay người muốn sống không có những sự ràng buộc. Tất cả những người thực hành hạnh xả ly, ngay chính các vị tăng ni, cũng phải sống với ai đó một khoảng thời gian nào đó. Chánh tư duy giúp chúng ta cóđược một trạng thái tâm lý vững chãi để ta không bịnhững sự thay đổi của hoàn cảnh sống hay con người phiền nhiễu ta. Theo gương Đức Phật, ta tu tập để trong tâm luôn duy trì hạnh xả ly.
Buông xả cũng đòi hỏi chúng ta phải buông bỏ sự bám víu đối với niềm tin, quan niệm hay tư tưởng của chúng ta. Điềuđó rất khó. Ta có khuynh hướng đánh đồng sự cảm nhận về những gì chúng ta suy nghĩ đối với nhiều vấn đề khác nhau, với một cá thể riêng biệt -để tự xác định mình. Rồi ta lại bị kẹt vào trong sự xác định này đến nỗi ta cảm thấy cá nhân mình bị tấn công, khi có ai đó chỉtrích vị ứng cử viên chính trị mà ta ủng hộ, hoặc phê bình ý kiến của chúng ta về một số vấn đề của các chính sách cộng đồng. Tuy nhiên lý tưởng, ý kiến, hay quanđiểm của ta cũng tuân theo luật vô thường. Hãy nhớ lại những điều bạn đã tin tưởng ở tuổi mười sáu hay ba mươi, và bạn sẽ thấy rằng các quan niệm cá nhân của bạnđã thay đổi như thế nào.
Trên một bình diện rộng hơn, xuyên suốt lịch sử nhân loại trên khắp thế giới, chiến tranh đã xảy ra dưới danh nghĩa của các ý kiến hay quan điểm mà người ta tôn thờ. Sựsát hại mà nhân loại chúng ta làm để bảo vệ các sở hữu vật chất thì không đáng kể nếu so sánh với những sựgiết chóc mà ta làm để bảo vệ những quan điểm không chánhđáng, như là sự phân biệt chủng tộc hay chủ nghĩa tôn giáo mù quáng. Hãy thử xét xem những niềm tin được tôn thờ đã dẫn đến chiến tranh, chúng có xứng đáng được bảo vệ bằng những chi phí khủng khiếp của chiến tranh.
Buông xả các ý nghĩ, lời nói, và hành động bất thiện tạo ra không gian cho chúng ta vun trồng các thiện pháp như là từbi, hỷ, bất bạo động, và xả ly. Ngay đối với các thiện pháp, ta cũng không nên quá bám víu vào chúng. Tâm buông xả đòi hỏi chúng ta phải vượt lên trên sự phân biệt tốt, xấu. Đức Phật đã dạy, cuối cùng rồi ngay cả giáo lý của Ngài, chúng ta cũng phải để qua một bên: “Giáo lý này giống như chiếc bè, phải được để lại một khi bạn đã qua sông. Nếu như ta phải buông xả cả những trạng thái tâm thanh tịnh do giáo lý này mang đến, thì đối với các trạng thái tâm bất thiện, ta còn phải buông bỏ nhiều hơn thế nữa!” (M 22)
Tôi không có ý nói rằng bạn sẽ có thể buông bỏ tất cả mọi bám víu ngay lập tức hay sẽ được giải thoát chỉ trong một thời gian ngắn. Tìm kiếm “một sự giác ngộ ngay tức khắc” có thể chỉ là một sự phô trương bản ngã. Khi tôi đi hoằng pháp, thỉnh thỏang cũng có người đến gặp, thưa trình rằng họ đã đạt được giác ngộ rất nhanh chóng. Tôi trả lời bằng cách lặp lại lời diễn tảcủa Đức Phật về những đặc tính của một người đãđạt đến các giai đoạn của giác ngộ. Vì những người này không có những đặc tính đó, họ trở nên rất thất vọng, đôi khi nổi sân cả với tôi vì phản ứng của tôi không làm đẹp lòng họ.
Sựbám víu đã tiềm ẩn trong tâm thức chúng ta và tăng trưởng qua nhiều đời, nhiều kiếp. Không thể buông bỏ nó một cách nhanh chóng, dễ dàng như thế. Tuy nhiên, chúng ta không phải đợi qua nhiều kiếp sống mới có thể bắt đầu. Có sự hiểu biết đúng đắn, lòng kiên nhẫn, tinh tấn, và chánh niệm, là chúng ta có thể bắt đầu tự giải thoát khỏi những ràng buộc, kể cả việc có thể đạt được sự giác ngộ viên mãn ngay trong kiếp sống này. Để đạtđược hạnh phúc, ngay bây giờ ta phải bắt đầu phát triển chánh tư duy để buông xả các bám víu và thay thế chúng bằng tâm từ bi rộng mở, nhu nhuyễn, và buông xả.
Đối Trị Lòng Sợ Hãi
Khi bắt đầu thực hành chánh niệm về tâm buông xả, chúng ta thường rơi vào trạng thái sợ hãi. Sợ hãi phát sinh vì sựthiếu tự tin, quá tình cảm hay quá tham đắm vào sự suy nghĩ,quan điểm, cảm thọ, hay các đối tượng vật lý, kể cảthân này. Cũng có thể là do chúng ta tiếp cận với mộtđiều gì đó mà ta không hiểu hay không biết kết quả cụthể của nó.
Thí dụ, bạn vừa được biết mình bị ung thư. Bạn đã lên lịch để mổ, để sau đó bác sĩ sẽ quyết định là bạn có cần thêm phương pháp chữa trị gì khác không. Giờ bạnđang cố gắng hành thiền. Nhưng có quá nhiều tư tưởng lộn xộn trong tâm bạn. Các ý nghĩ và cảm xúc đan xen nhau, khiến bạn trở nên bực bội, buồn bã, và rất sợ hãi. Bạn sẽ làm gì bây giờ?
Khi ngồi thiền, bạn hãy quán sát mỗi trạng thái tâm phát khởi. Nếu có quá nhiều tư tưởng và cảm xúc dâng trào cùng lúc, hãy cố gắng phân loại chúng: “Điều gì sẽ xảy ra cho tôi?” –đó là tâm sợ hãi. “Cô y tá đó sao dám nói với tôi như thế!” – tâm sân hận. “Gia đình đang phụthuộc vào tôi! Tôi không thể bệnh! Tôi không thể chết!” –tâm bám víu. “Bạn tôi cũng bệnh thế này. Vợ anh ấy vẫn còn khóc khi nhắc đến anh ấy” –tâm phiền não. “Tôi ghét những mũi kim chích!” –tâm chống đối. “Ai sẽ đưa tôi đi tái khám đây? –tâm bồn chồn, lo lắng.“Đã có bao nhiêu người sống sót từ căn bệnh này?” –tâm sợ hãi.
Khi bạn bắt đầu phân loại chúng, tư tưởng và cảm xúc của bạn dễ quản lý hơn. Bạn không còn bị vướng mắc vào những sự sợ hãi mà tâm bạn đã vẽ vời ra, và bạn có thể bắt đầu suy nghĩ một cách có lý hơn. Bạn có thểtrấn an tâm bằng những ý nghĩ như -khả năng và lòng tận tụy của các vị bác sĩ và y tá, những tiến bộ mới nhất trong việc chữa trị căn bệnh này, nhiều người bị chẩnđoán bệnh giống như bạn, vẫn sống cuộc sống bình thường.
Khi bạn phản công lại với những tư tưởng khiến bạn lo âu sợ hãi như thế, là bạn đang thực hành chánh niệm bằng hành động. Bạn có thể thấy tâm có nhiều trò đến đâu, sử dụng ý nghĩ để tạo ra sợ hãi và sợ hãi để tạo ra thêm nhiều ý nghĩ nữa. Đây có thể cũng là một cơ hội tốt để bạn tự quán chiếu. Bạn có thể quán xét lại những hành động trong quá khứ, những lúc do sợ hãi bạnđã hành động thiếu khôn khéo như thế nào. Từ đó bạn quyết giữ gìn chánh niệm, không để cho sự sợ hãi khiến bạn hành động như thế nữa trong tương lai.
Khi tâm đã an tĩnh, sáng suốt, bạn có thể trở về quán sát hơi thở hay một đối tượng thiền nào đó. Tuy nhiên phải biết rằng các tư tưởng, ý nghĩ sợ hãi sẽ lại phát sinh trong các thời khóa bạn tọa thiền. Với kinh nghiệm đã có được, bạn có thể bỏ qua nội dung cụ thể của các suy nghĩ này, mà chỉ quán sát những gì xảy ra cho tất cảcác ý nghĩ và cảm thọ của bạn. Bạn sẽ nhận thấy rằng mọi tâm pháp phát sinh rồi đạt đến đỉnh điểm. Không cần biết nó mãnh liệt đến thế nào, nhưng nếu bạn trụ vào đó –như thể nó là người bạn muốn cầm tay đểdẫn dắt bạn đi qua lúc khó khăn- bạn cũng sẽ thấy mọi tâm pháp đều qua đi. Giờ thì bạn đã ý thức được tiến trình tư duy, bạn đạt được sự tự tin rằng không cần biết một dòng tư tưởng đáng sợ hãi như thế nào có thểxuất hiện, rồi nó cũng phải qua đi.
Một khi bạn đã hoàn toàn có thể đối phó với nỗi sợ hãi cùng cực, thì bạn sẽ không còn nhìn sợ hãi giống như trước nữa. Bạn biết rằng sợ hãi cũng chỉ là một trạng thái tâm bình thường đến rồi đi. Nó không có bản thểvà không thể làm tổn hại bạn. Như thế thì thái độ của bạn đối với sợ hãi cũng bắt đầu nhẹ đi. Bạn biết rằng bạn có thể quán sát và buông bỏ bất cứ tâm pháp nào có thể phát sinh. Khi bạn buông bỏ được lòng sợ hãi về sự sợ hãi, là bạn đạt được một cảm giác giải thoát.
Phương pháp đó có thể áp dụng cho các trạng thái tâm tiêu cực khác, kể cả ký ức, sự tưởng tượng, mơ mộng hay lo lắng về những vấn đề bạn phải đối mặt. Đôi khi bạn có thể sợ hãi về những ký ức đau đớn vì bạn nghĩ rằng bạn không thể đối mặt với chúng. Nhưng giờ bạn biết rằng mình có thể đối phó với bất cứ trạng thái tâm nào mà trước đây bạn muốn chế ngự.
Công phu tu tập chánh niệm giúp bạn biết rằng không phải tựcác trạng thái tâm khiến bạn phiền não, mà chính là tháiđộ của bạn đối với chúng. Có thể bạn nghĩ rằng các trạng thái tâm tạo nên cá tính của bạn, là một phần của sự hiện hữu của bạn. Rồi bạn cố gắng xua đẩy những thứ không dễ chịu như thể chúng là những bộ phận xa lạ.Nhưng thực sự bạn không thể xua đuổi bất cứ thứ gì, vì trước hết, chúng không phải là của bạn. Phản ứng tốt nhất là thường xuyên thực hành quán sát tâm một cách rốt ráo, không phản ứng bằng sự bám víu hay ghét bỏ đối với bất cứ tâm pháp nào, mà tinh tấn tu tập để giải thoát tâm khỏi tất cả mọi bất thiện pháp.