Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc – Bước 2

TÂM TỪ BI

Từbi là tư tưởng thiện xảo thứ ba mà Đức Phật khuyến khích chúng ta vun trồng. Từ bi là khi nghĩ đến sự đau khổ của người khác, ta cũng thấy xót xa. Đó là một phản ứng thiện, tự phát, đi cùng với ước muốn làm giảm bớt sự đau khổcủa người khác.

Tâm từ bi đòi hỏi phải có một đối tượng. Để vun trồngđược tâm từ bi, chúng ta cần quán tưởng lại những đau khổ mà cá nhân chúng ta đã trải qua, cảm nhận sự khổ đau của người khác, và tạo được mối tương quan trực giác giữa các kinh nghiệm đau khổ của ta và của người. Thí dụ, chúng ta nghe một đứa trẻ bị đánh hay bị lạm dụng. Ta sẽ hướng tâm mình đến nỗi đau của đứa trẻ kia có thể bằng cách nhớ lại những cảm giác đau đớn trong lòng khi ta bị đối xử tệ. Rồi chúng ta phát lời ước nguyện, “Nguyện cho những sự đau đớn như thế không xảy ra cho bất cứ ai trên thế giới này. Cầu mong rằng không có đứa trẻ nào bị ngược đãi như tôi đã từng bị ngượcđãi.” Hay khi có ai đó bị đau bệnh, ta hồi tưởng lại cảm giác khó chịu và đau đớn như thế nào khi bệnh hoạn, và chúng ta mong rằng không có ai nữa phải chịu những sự đau đớn và lo lắng tương tự. Hoặc chúng ta nhớ đến sự đau khổ khi phải chia lìa người mà ta thương yêu. Ký ức này sẽ dẫn đến tâm từ bi đối với bất cứ ai phải bịchia lìa với người thương yêu vì tử biệt, chia ly, hay bịruồng bỏ, và ta ước muốn rằng không ai phải trải qua những sự đau khổ như thế.

Từbi và tình thương yêu hỗ trợ lẫn nhau. Khi tâm chúng ta đầy lòng thương yêu, thì lòng ta rộng mở và tâm ta trong sángđủ để nhìn nhận ra nỗi khổ của người khác. Thí dụcó ai đó đã đối xử với ta bằng thái độ khinh bỉ hay cao ngạo. Bằng tình thương, ta nhận ra rằng thái độ thô lỗ này ắt phải xuất phát từ một người đang có nội tâm đau khổ, vướng mắc. Vì chúng ta cũng đã trải qua nhiều vấn đề trong đời mình, lòng từ bi của ta sẽphát khởi, và ta tự nhủ, “Người này chắc hẳn đang đau khổ. Làm sao tôi có thể giúp họ? Nếu tôi giận dữ hay bực tức, tôi sẽ không thể nào giúp họ được. Mà tôi còn có thể làm cho vấn đề của họ thêm nghiêm trọng.” Chúng ta tự tin rằng nếu ta tiếp tục hành động một cách thân thiện, khiêm hạ, thì người này có thể dần dần, hay ngay lập tức, được lợi lộc. Có thể một lúc nào đó sau này, người đó sẽ ngưỡng mộ việc chúng ta làm thế nào mà vẫn duy trì được sự tử tế, hòa nhã, thân thiện dầu bị khiêu khích, xúc phạm và họ bắt đầu bắt chước cáchđối xử tử tế khi giao tiếp với người khác.

Làđệ tử của Phật thì lòng từ bi của ta càng rộng lớn, như trong một câu chuyện kể của Kinh Đại thừa:

Xưa có một vị tăng tu thiền tâm từ, muốn có đủ côngđức để được gặp Phật Di Lạc, Đức Phật của lòng thương yêu. Sự tu tập của vị tăng này đã làm tâm ông trở nên hiền dịu đến nỗi ông không làm hại đến bất cứ sinh vật nào.

Một ngày kia, ông gặp một con chó nằm bên vệ đường rên lađau đớn. Một vết thương hở miệng trên thân con vật khốn khổ này với đầy những dòi bọ. Vị tu sĩ quỳ gối xuống trước con chó. Ý nghĩ đầu tiên của ông là phủi những con dòi bọ khỏi vết thương của con chó. Nhưng rồi ông suy nghĩ, “Nếu ta dùng một cái cây để phủi những con dòi bọ này, ta có thể làm chúng đau đớn. Nếu dùng tay, ta có thể làm chúng chết vì chúng là những sinh vật rất nhỏnhoi. Và nếu ta bỏ chúng xuống đất, sẽ có người đạp chúng.”

Rồi ông nghĩ ra điều ông phải làm. Ông cắt thịt đùi của mình,đặt xuống đất. Rồi ông quỳ xuống và lè lưỡi ra để đỡ những con dòi bọ khỏi vết thương của con chó và đặt chúng trên miếng thịt của mình.

Khi ông làm thế, con chó biến mất. Và thay vào chỗ nó là đức Di Lạc, vị Phật của tình thương yêu.

Chúng ta có thể tự coi mình là những người từ bi, nhưng mứcđộ từ bi của chúng ta không thể nào so sánh với vị thánh tăng đó! Chung quanh ta có bao nhiêu đau khổ. Mỗi ngày chúng ta có nhiều cơ hội để thực hành tâm từ bi, tuy nhiên ta thường thấy việc đó khó làm. Tại sao? Câu trả lời làđứng trước khổ đau -dầu là nỗi đau của người- ta cũng khó chịu đựng nổi. Để tránh né, chúng ta lãng ra chỗ khác, nhắm mắt lại, hay gồng mình chịu trận. Thực tập chánh niệm giúp chúng ta thư giãn và nhu nhuyến trước bất cứhoàn cảnh nào mà cuộc đời trao cho ta. Khi ta để tâm mình nhẹ nhàng và trái tim rộng mở, thì suối nguồn của tâm từ bi có thể tự do tuôn tràn.

Thực hành tâm từ bi đối với người thân, chắc chắn là một thử thách, nhưng nó rất cần thiết cho hạnh phúc của chúng ta ngay hiện tại và trong tương lai. Cha mẹ, người hôn phối, và con cái rất cần đến lòng bi mẫn của chúng ta. Chúng ta cũng cần có lòng bi mẫn đối với bản thân.

TừBi Đối Với Bản Thân

Có thể một số bạn đọc sẽ tự hỏi tại sao bạn phải thực hành tâm từ bi đối với bản thân. Bạn có thể nói rằng“Lo cho bản thân là ích kỷ.” “Nhu cầu của tôi không quan trọng. Người tu chân chánh là phải có lòng bi mẫn đối với người khác.” Nói vậy nghe cũng hay nhưng có thể là bạn đang tự lừa dối bản thân. Khi quán sát tâm mình thấuđáo, bạn sẽ khám phá ra rằng không có ai trên cả vũ trụnày khiến bạn quan tâm đến hơn là chính bản thân.

Không có gì sai với điều đó. Thật ra, có lòng bi mẫn đối với bản thân là nền tảng cho sự thực hành tâm từ bi đối với người. Như Đức Phật đã nói: “Dùng tâm để quán sát cả vũ trụ này, ta không thấy gì thân thiết với mình hơn là chính bản thân. Vì bản thân là thân thiết hơn những người khác, người tự biết thương yêu bản thân sẽ không bao giờ làm hại đến người khác.” (Ud V.1).

Thật là sai lầm khi nghĩ rằng nếu chúng ta khắt khe với bản thân hay tự coi mình là không xứng đáng thì tốt hơn, hay như thếlà hướng về tâm linh hơn. Đức Phật đã nhận ra qua kinh nghiệm bản thân rằng sự tự hành xác không đưa đến giác ngộ. Dĩ nhiên chúng ta cần phải tập tự kiềm chế, nhưng ta làm thế là do quyết tâm hành động vì lợi ích tốt nhất cho chúng ta mà thôi. Nếu quán sát một cách rốt ráo, sựtự kỷ luật một cách vừa phải, đúng ra là một biểu hiện của sự thực hành tâm từ bi đối với bản thân của chúng ta.

Hơn nữa, ta không thể thực hành tâm từ bi chân thật đối với người khác nếu không có lòng từ bi đối với bản thân. Nếu chúng ta cố gắng để hành động một cách bi mẫn với cảm giác bản thân không xứng đáng hay nghĩ rằng người khác quan trọng hơn ta, thì nguyên nhân thực sự của những hành động của chúng ta là tự làm khổ mình, chứ không phải do lòng bi mẫn đối với người. Tương tự, nếu chúng ta hành động với sự tự tôn lạnh lùng đối với những người ta giúp đỡ, thì hành động của chúng ta thực sự có thểkhởi nguồn từ lòng tự đại. Tâm từ bi chân chính phát sinh từ trái tim rung cảm vì những đau khổ của bản thân, qua đó phản ảnh sự khổ đau của người. Lòng bi mẫn dành cho bản thân, đặt nền tảng trên tình thương yêu bản thân một cách thiện hảo, thúc giục ta vươn tay để giúp người khác một cách thành khẩn.

Những người lính cứu hỏa là một ví dụ thích hợp cho nguyện vọng này. Họ được biết đến vì lòng can đảm vĩ đại khi đánh đổi bản thân họ để cứu những người đang bịkẹt lại trong những tòa nhà đang bốc cháy. Tuy nhiên, không phải là họ cố ý hy sinh bản thân. Họ không lao đại vào ngọn lửa mà không có sự chuẩn bị để đối phó với hoàn cảnh nguy hiểm. Trái lại, họ cẩn thận đội mũ bảo hiểm, mặc đồ bảo vệ an toàn, và đưa ra những tính toán cẩn thận, dựa vào sự phán đoán và tay nghề của họ đểquyết định những phương cách tốt nhất để có thể cứu người khác mà không nguy hại đến bản thân. Cũng thế, chúng ta tự trang phục bằng tâm từ bi và tình thương yêu đối với bản thân, thanh lọc mọi động lực hành động với hết khả năng của mình và để tâm được trở nên trong sáng rõ ràng. Từ trạng thái trong sáng rõ ràng đó, chúng ta có thể giúp đỡ người khác một cách hiệu quả và cũng khuyến khích sự tiến bộ tâm linh của chính mình.

Thật ra, trong tâm ta sự phân biệt giữa bản thân và người không rõ ràng như ta thường nghĩ. Bất cứ thái độ nào chúng ta quen sử dụng đối với bản thân, ta sẽ sử dụng đối với người khác, và bất cứ thái độ nào ta thường sử dụng với người khác, ta sẽ sử dụng trên bản thân. Như thếcũng giống như chúng ta ăn và đãi người khác trong cùng một cái tô. Cuối cùng thì mọi người đều dùng chung một loại thực phẩm. Vì thế chúng ta phải cẩn trọng với những gì ta sắp dọn lên bàn ăn.

Khi ngồi thiền, chúng ta cần phải quán tưởng về những phảnứng của ta đối với bản thân cũng như với người khác như thế nào khi có điều bất như ý hay lầm lỗi gì xảy ra. Chúng ta phản ứng bằng cách đổ lỗi hay tha thứ? Lo lắng hay buông xả? Cứng rắn hay nhẹ nhàng? Kiên nhẫn hay nổi trận lôi đình?

Dầu nhận biết được lỗi lầm của mình, cảm nhận được hậu quả của chúng, và nguyện phải sửa đổi, là quan trọng, nhưng sự tự trách và các hình thức dằn vặt, khắt khe sẽkhông đem lại ích lợi gì. Không ai cảm thấy hạnh phúc sau khi bị la rầy, trách mắng. Người ta thường phản ứng lại bằng sự xa lánh, trở nên giận dữ, bào chữa lỗi hay ngoan cố. Thí dụ trường hợp một người đang tập thể dụcđể giảm cân. Nếu có ngày ông ta bỏ qua buổi tập thểdục thường xuyên của mình và nhân lên sự thất bại đó bằng cách nghĩ: “Đồ béo, đồ lười biếng, nhà ngươi sẽ chẳng bao giờ thay đổi được!”. Như thế thì việc ông ta sẽ tập lại ngày mai có thể xảy ra không?

Tâm chưa giác ngộ là tâm chưa được rèn luyện. Tâm đó rất vô minh. Tâm đó rất đau khổ. Đó là lý do tại sao chúng ta làm những điều đáng trách. Khi nhớ rằng chúng ta lầm lỗi chính là do chúng ta đau khổ, sẽ giúp ta rãi tâm từ bi đến với bản thân, hơn là những phán xét nghiêm khắc, tự hành phạt mình.

Điều quan trọng là chúng ta phải quán sát những nỗ lực của bản thân để hành thiền và đi theo con đường của Đức Phật với một thái độ bi mẫn. Chúng ta thực hành Bát chánh đạo của Đức Phật là để giải thoát khổ đau. Nếu ta lại làm tăng thêm nỗi khổ của mình bằng cách có thái độphán đoán, gượng ép sự thực hành của mình, thì chẳng bao lâu ta sẽ nghĩ ta khó thoát khỏi khổ đau! Do đó có thể ta sẽ cảm thấy muốn bỏ việc hành thiền.

Đặc biệt các thiền sinh Tây phương hay rơi vào cái bẫy tâm linh này. Theo quan điểm phương Đông của tôi, họ thường có vẻ đầy tham vọng, chịu nhiều áp lực, chạy theo mục đích, và không tự tin khi họ bắt đầu hành thiền và khi khám phá ra trạng thái tâm lăng xăng, họ cố gắng kiềm chế nó ngay lập tức. Họ đóng chặt tâm lại và cố gắng buộc nó hành xử theo ý mình bằng sức mạnh của ý chí. Nhưng tâm không nghe theo lời sai khiến của ai cả. Kết quả là họ thường trở nên bức xúc, tự phán đoán bản thân một cách nghiêm khắc. Điều tương tự cũng có thể xảy ra cho các thiền sinh đã có kinh nghiệm tu tập, nhưng vẫn chưa thể đạt được mục đích tâm linh, khiến họ trởnên thất vọng. Điều quan trọng cần nhớ đối với bất cứ thiền sinh nào đi theo con đường của Đức Phật là quán sát tâm và làm chủ tâm, là hai điều khác biệt. Quán sát tâm với một thái độ cởi mở, nhẹ nhàng sẽ giúp tâm lắng đọng, an tĩnh. Nhưng cố gắng làm chủ tâm, hoặc cố gắng để hướng kết quả của sự thực hành tâm linh tới một cái gì đó, chỉ khuấy động thêm đau khổvà phiền não.

Chúng ta có thể cởi mở, làm tâm nhẹ nhàng, thư thái. Không có gì phát sinh trong lúc hành thiền là không phải là dấu hiệu của thất bại. Chỉ có thất bại khi ta không quán sát tâm. Nếu các pháp bất thiện phát khởi, mà ta không thể buông bỏ chúng, cũng đừng cố gắng chống cự lại chúng hay trách móc bản thân. Thay vào đó ta cần bình tĩnh áp dụng Chánh Tinh Tấn với tâm từ bi để chế ngự chúng và phấn khích tâm.

Không ai đặc biệt xấu. Tất cả chúng ta đều có những uế nhiễm giống nhau. Mọi chúng sanh chưa giác ngộ đều có các uếnhiễm: Tham, sân, ganh tỵ, cao ngạo, âu sầu, thất vọng, thiếu kiên nhẫn, vân vân. Khi chúng ta tập được thói quenđối mặt với các trạng thái vô thường của tâm bằng lòng bi mẫn, thì tâm có thể dần lắng đọng. Lúc đó, chúng ta có thể nhìn sự vật rõ ràng hơn, và trí tuệ ta sẽ tiếp tục phát triển.

TừBi Đối Với Cha Mẹ

Đa số chúng ta có những tình cảm cứng rắn, hằn hộc đối với cha mẹ mình. Có người cảm thấy rất khó tha thứ cho những việc mà cha mẹ họ đã làm khi họ còn nhỏ. Sự lạm dụng trẻ em và những hành vi sai trái khác có thể đã khiến chúng ta đau đớn, khổ sở vô cùng. Những hành động xấu xa này không thể tha thứ được; mà cũng không thể quên dễdàng. Những gì cha mẹ ta đã làm không thể thay đổi nữa. Nhưng những gì chúng ta đang làm ngay giây phút này có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc trong hiện tại hay tương lai của chúng ta.

Một phương cách để phát triển tâm từ bi là nghĩ về việc cha mẹ đã phải khổ nhọc biết bao nhiêu khi sinh chúng ta ra đời và nuôi dưỡng chúng ta. Đức Phật đã dạy rằng nếu bạnđặt cha mẹ, mỗi người trên một vai, suốt đời chăm sóc cho họ đủ điều, bạn vẫn không thể đền trả những gì họ đã làm cho bạn. Cha mẹ đã hy sinh giấc ngủ, sự êmấm thoải mái, lương thực, thời gian, và năng lực trong bao ngày, bao tháng, bao năm. Hãy nghĩ đến sự bất lực hoàn toàn của một em bé, thì thấy các nhu cầu của nó là nhiều biết bao. Hãy nghĩ đến những nỗi sợ hãi mà cha mẹ bạn đã phải trải qua khi cố gắng bảo vệ bạn. Họ đã chăm sóc để bạn vượt qua bệnh tật như thế nào; lo lắng đến thế nào khi bạn gặp khó khăn, trắc trở. Do đó, thay vì trách móc những hành động vô minh của họ, hãy nghĩ đến những đau khổ và phiền não mà tâm uế nhiễm đã tạo ra cho họ khi họ phải tranh đấu với những thử thách của việc chăm sóc một đứa trẻ. Thử tưởng tượng xem họ đã phải đấu tranh quyết liệt như thế nào để thoát khỏi những bám víu và các hành động tai hại khác do tham, sân, và si tạo ra.

Sauđó hãy nhớ rằng cha mẹ người đã nuôi dưỡng bạn không giống như bậc cha mẹ mà bạn biết ngày hôm nay. Thời gianđã trôi qua và vô thường biến đổi tất cả mọi người. Khi cha mẹ bạn đã già hơn, có thể họ đã chín chắn hơn hay có nhiều trí tuệ hơn. Bạn cũng có thể đã trưởng thành.Đừng đeo bám vào những mối liên hệ trong thời thơ ấu. Khi cha mẹ đã nhiều tuổi, có thể bạn còn phải cần hoán chuyển vai trò và phải hỗ trợ họ đầy đủ vật chất, tình cảm, và tâm linh. Quan tâm đến các nhu cầu của cha mẹcó thể khơi mở trái tim bi mẫn của bạn. Ngay nếu như cha mẹ đã chẳng tạo dựng được gì cho bạn ngoại trừ cuộc sống này và sự đau khổ triền miên, thì ít nhất bạn cũng phải thương xót họ và cầu mong cho họ được hạnh phúc:“Tôi nguyện rằng tôi có thể giúp cha mẹ được có tâm bình an.” Tâm từ bi không có giới hạn, không có ranh giới.

TừBi Đối Với Con Cái

Duy trì được một cuộc sống thăng bằng dường như khó gấp bội khi bạn phải nuôi dưỡng con cái. Giáo dục con cái với phong cách dung hòa, không thái quá, có thể ví như đi trên một sợi dây mong manh, treo cách mặt đất khoảng năm thước. Ngược lại, nếu đối đãi với chúng bằng thái độ độcđoán, cứng nhắc có thể khiến bạn trở thành kẻ thù của con cái mình. Mặt khác, nếu không dạy bảo chúng những điều cơ bản, có hiểu biết về đạo đức, thì con cái sẽ không biết về những giới hạn hay hậu quả của việc chúng làm.

Nếu con cái được thương yêu, dạy dỗ, rèn luyện và chăm sóc bằng sự tôn trọng mà chúng đáng được có như là một con người, thì chúng sẽ trưởng thành nên một người lớn có trách nhiệm, đầy lòng thương yêu, và tử tế. Con cái của chúng ta sẽ gánh vác trách nhiệm trong cuộc sống sau khi chúng ta đã ra đi. Chúng có thể mang hòa bình, hạnh phúcđến cho bạn, cho các thành viên khác trong gia đình, cho xã hội, và cho cả thế giới.

Nhưng như bất cứ cha mẹ nào cũng biết, con cái có thể khiến cho người giỏi chịu đựng nhất cũng phải mất bình tĩnh. Khi bạn cảm thấy mình phải đối đầu với chúng, hãy tựnhắc mình nhớ đến một nơi không còn có cái ngã trong trái tim. Hãy buông bỏ ý muốn mọi thứ phải xảy ra đúng theo ý mình. Hãy cố gắng cảm thông với quan điểm, nhu cầu, sự sợ hãi hay quan tâm của con bạn và khi bạn đã hiểu rõ hơn về những điều con bạn đang phải đối mặt, thì tim bạn dường như mềm đi với lòng thương cảm dành cho chúng. Với một tâm thức tràn đầy bi mẫn, thì hànhđộng của bạn luôn mang dáng dấp của sự tử tế, dịu dàng, là thứ rất cần thiết để chế ngự xung đột đối với bất cứ ai, dầu là người lớn hay trẻ em.

Nếu bạn thiếu lòng bi mẫn đối với con cái, may mắn thay, bạn vẫn có thể vun trồng nó; chỉ cần nhiều thực hành. Không ai sinh ra đã biết cách nuôi dưỡng một đứa trẻ như thếnào để nó trở thành một người lớn có sức khỏe, đầy trách nhiệm và thương yêu. Khả năng này cần phải được tập luyện. Nếu bạn là bậc cha mẹ, thì trách nhiệm của bạn là phải học hỏi càng nhiều càng tốt về cách nuôi dạy con có đạo đức, chứ không dạy chúng tham, sân, và si. Các thói xấu này đã có quá nhiều trên thế giới. Quan trọng hơn cả là bạn có thể biểu lộ lòng bi mẫn đối với con bạn khi bạn dạy chúng buông xả, thương yêu, và từ bi.

TừBi Đối Với Người Bạn Đời

Thực hành lòng bi mẫn đối với người bạn đời đòi hỏi tâm rộng lượng và kiên nhẫn. Mỗi người chúng ta đều có cách sống khác nhau. Có người rất dễ biểu lộ tình cảm; họthường cười và khóc dễ dàng. Người khác thì thấy khó nói lên những gì họ cảm nhận bên trong và không bao giờkhóc. Có người rất hạnh phúc khi được làm việc và thích làm thêm nhiều giờ. Người khác lại làm cho xong việc nhanh chóng và thích dùng thời gian rảnh rỗi để đọc sách, hành thiền, hay thăm viếng bạn bè. Không có cung cách nào là đúng hay sai. Người thích làm việc cũng tận hưởng cuộc đời nhiều như người thích du lịch. Cả hai đều cố gắng đểtránh khổ đau và để được hạnh phúc càng nhiều càng tốt. Cả hai đều có thể là những người tốt và tử tế. Hãy chú trọng đến những cá tính tốt của người bạn đời của bạn.

Đôi khi sau một sự tranh chấp, bạn cảm thấy khắc khe hơn đối với người bạn đời. Tình cảm sân hận vẫn tràn đầy tâm, khiến bạn càng bảo vệ mình và xét nét những thiếu sót của người bạn đời . Lúc đó, có thể bạn phải cần nhiều công phu tu tập nội tâm trước khi tâm từ bi của bạn có thể phát sinh. Khi hành thiền, bạn có thể quán tưởng về những hành động bất thiện nơi thân, khẩu và ý, nhận biết thấu đáo trong những trường hợp nào bạnđã tham lam, ích kỷ, sân hận, tỵ hiềm, hay cao ngạo. Sauđó, với tâm cởi mở, bạn có thể xét xem những hành động này có thể ảnh hưởng đến người bạn đời của mình như thế nào. Nếu bạn là người hay nổi giận thì đó là khuyết điểm của bạn, bất kể người bạn đời của bạn đã làm gì. Bạn có cố chấp không? Sự bám víu và tình yêu chân thật rất khác xa nhau.

Nếu những xung khắc giữa bạn với người bạn đời không thể sửa đổi, không thể chịu đựng nữa, thì bạn cần phải chấm dứt tình trạng đó. Nhưng hãy ra đi trong hòa bình, chấp nhận các khuyết điểm của bản thân và chúc lành cho người kia. Tại sao phải làm người kia đauđớn thêm với sự sân hận và trách móc?

Điều quan trọng là bạn không nên so sánh hành động của mình với hành động của người bạn đời, hay phán xét hành động của người kia như là bất thiện. Tốt hơn, hãy quan tâm đến hành động của bản thân, chịu trách nhiệm vì chúng. Hãy nhớ đến những lúc khi bạn nhìn vào mắt của người kia và nhận ra được nỗi đau mà bạn đã gây. Hãy tự nhắc nhở rằng chính mình đã đem đến khổ đau cho người mình thương yêu. Nếu bạn có thể nhận lỗi mình, nếu bạn có thể nhìn thấy hành động của mình đã gây đau khổ thếnào cho người và quan tâm đến hạnh phúc của người kia, thì lòng bi mẫn và thương yêu sẽ tuôn tràn trong bạn.

Thí dụ sáng đó bạn gây gổ với người phối ngẫu. Sauđó người kia về nhà, với vẻ lạnh lùng, giận dữ, và liếc chừng xem bạn có còn giận không. Nhưng bạn đã quán sát lỗi mình, đã mở suối nguồn thương yêu và tâm từbi, vì thế bạn có thể nhìn trả lại người kia với sự ấm áp, dịu dàng. Do lòng từ bi của bạn, mối liên hệ giữa hai người đã được hàn gắn.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.