Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc – Bước 4

Không Sử Dụng Chất Gây Nghiện

Giới luật cuối cùng trong năm giới dạy ta phải tránh dùng rượu, ma tuý, hay những chất gây nghiện khác và giới luật này cũng được hàm chứa trong Chánh Nghiệp. Khi đưa ra giới luật này, Đức Phật dùng các thuật ngữ có điều kiện. Ngài không khuyên các cư sĩ phải tránh tất cả mọi chất làm say, mà chỉ nói những thứ có thể khiến ta“cuồng dại, vô tâm và bất cần.” Nói cách khác, việc sử dụng chừng mực các loại thuốc giảm đau có chất gây nghiện (narcotic) được bác sĩ cho toa không vi phạm giới luật này. Việc thỉnh thỏang dùng ít rượu nhẹ, cũng không thành vấn đề. Tóm lại chúng ta phải sử dụng trí thông minh của mình.

Dầu được phép uống ít rượu, ta cũng không nên làm. Vì ly này thường dẫn đến ly kia. Có người chỉ sau một ly, cũng bị say, và không thể kiềm chế được mình. Dođó, lúc tốt nhất để thực hành việc tự kiềm chế là trước ly rượu đầu tiên, không phải sau đó. Người thì qua thời gian mới trở nên nghiện ngập, mỗi lần uống tửu lượng của họ lại tăng thêm một ít, nên họ không biết rằng việc uống rượu thường xuyên đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Hơn thế nữa, việc trữ rượu trong nhà cũng dễ khiến người ta mượn rượu để giải sầu hay giảm căng thẳng. Chúng ta có thể sống hoàn toàn khỏe mạnh mà không cần đến rượu, nên tốt hơn hết là đừng tạo cơ hội để rượu có thể hủy hoại cuộc đời ta.
Với thời gian tôi đã được nghe nhiều câu chuyện thương tâm do rượu mang đến cho con người như thế nào. Thí dụ một thiền sinh ở Hội Bhavana kể rằng, nhiều năm trước cô không thích thú gì việc uống rượu và chỉ uống một ít khi bị mời ép. Ở các bữa tiệc có rượu, cô không bao giờ uống hết một chai bia. Cô chỉ cầm chai bia suốt buổi tối để hòa đồng với những người uống rượu. Sau khi ra trường, cô dọnđến một cộng đồng khác. Những người bạn mới ở nơi này thường xuyên uống rượu và cô nhiễm thói quen thỉnh thỏang uống rượu cho vui, một thói quen thành hình một cách chậm chạp. Cô kể rằng một đêm kia, khi có chuyện phiền muộn, cô đã uống một loại rượu mạnh hết ly này đến ly khác. Khi bạn bè tỏ vẻ lo ngại, ngăn cản thì cô nguyền rủa họ, bảo họ hãy lo chuyện của họ. Bỗng nhiên, một cảm giác rất lạxuyên qua cơ thể. Sau này cô mới biết đó là một sự biến đổi hóa chất. Từ lúc đó trở đi, cô trở thành nghiện rượu. Suốt hai năm, mỗi ngày cô đều uống rượu và mỗi tuần say xỉn ít nhất vài lần. Cá tính của cô thay đổi theo hướng tiêu cực, khiến cô rất đau khổ. Cuối cùng, cô tìm đến các trung tâm cai nghiện rượuđể nhờ giúp đỡ và giờ cô đã bỏ được rượu nhiều năm rồi.

Có nhiều lý do khiến người ta tìm đến các chất gây nghiện. Các bạn trẻ thì muốn làm người lớn hơn hay tỏ vẻ trí thức; người nhút nhát, hoặc thiếu bình tĩnh, muốn thư giãn hay được người chung quanh chấp nhận hơn; những kẻ có vấn đề thì muốn tìm quên lãng. Tất cả mọi động lực đều phát khởi từ khổ -từ việc muốn thoát khỏi thực tại của những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại.

Tuy nhiên, khi quán tưởng về vấn đề này, ta thấy rằng việc chạy trốn không bao giờ có thể giải quyết bất cứ vấn đề gì hay làm giảm bớt bất cứ khổ đau nào. Nghiện rượu hay nghiện các chất ma túy chỉ khiến cho ta càng thêm đau khổ. Nó khiến ta đánh mất lòng tự trọng, căn bản đạo đức của mình, sống thiếu kiềm chế. Ta có thể dễ dàng nói dối, phạm vào tà dâm, trộm cắp hay những điều tệ hơn thế nữa. Ta còn có thểhủy hoại sức khoẻ, tài sản, hôn nhân, gia đình, công việc, kinh doanh của mình. Ta có thể đánh mất sự kính nể của người khác và lòng tự trong của mình. Cuối cùng ta sẽ bị bỏ rơi, ngập ngụa trong khổ đau để tự hỏi tại sao những việc ghê gớm này có thể xảy đến cho ta. Tóm lại, thuốc chữa tốt nhất cho việc nghiện ngập là trước hết hãy đừng sử dụng các chất gây nghiện!

Để có thể thực hành Bát Chánh Đạo tốt hơn, chúng ta có thể xét rộng hơn ý nghĩa của giới luật thứ năm này ở mức độ cao hơn trong việc kiềm chế không sử dụng các chất gây nghiện. Chúng ta tự sử dụng thuốc trong những trường hợp nào khác và tại sao? Sử dụng khía cạnh này của Chánh Nghiệp như là một hướng dẫn tổng quát, hãy chất vấn động lực của bạn, tự hỏi có phải bạn đang cố gắng để không phải chánh niệm. Bạn trốn tránh vấn đề của mình như thế nào? Bằng cách đọc báo? Hay tham gia vào các cuộc nói chuyện phù phiếm? Chánh niệm có thể giúp ta xác định được những thứ ta bày ra để tránh phải luôn đối mặt với thực tại.

Những Giới Luật Cao Hơn Dành Cho Cư Sĩ

Hằng ngày chúng ta cần tuân giữ năm giới. Tuy nhiên nếu muốn tiến nhanh hơn trên đường tu, ta có thể tự nguyện tuân theo một số điều luật trong một thời gian nào đó. Các giới luật này bao gồm năm giới căn bản và một vài giới khắt khe hơn. Một sốthiền sinh nguyện tuân giữ các giới này vào những dịp đặc biệt, như là khi họdự một khóa tu thiền hay khi họ đến sống ở các trung tâm thiền, các tu viện.

Có tám giới luật:

– Không giết hại
– Không trộm cắp
– Không tà dâm
– Không nói dối
– Không dùng các chất gây nghiện
– Không ăn sau ngọ
– Không nhảy múa, hát ca, nghe nhạc hay xem hát, và không dùng nữ trang, mỹ phẩm hay hương thơm
– Không dùng giường nệm hay chỗ ngồi cao và rộng –(những thứ xa xỉ)

Thỉnh thỏang tuân giữ tám giới này có thể giúp cho sự hành thiền của ta được tốt hơn. Khi lương tâm trong sáng, ta không có lý do gì để ăn năn hối hận, thì tâm định của ta sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Vào thời xa xưa, người dân ở các quốc gia theo Phật giáo tuân giữ tám giới luật cả ngày, một tháng bốn lần. Những ngày ấy, họ đến chùa hay thiền viện ở trọn cả ngày, hành thiền, đọc tụng kinh sách, nghe thuyết pháp và tham vấn giáo lý. Đôi khi họhành hương từ chùa hay thánh địa này đến nơi khác. Bất cứ ở đâu khi tụ họp lại, họ đều hành thiền, nghe pháp do các vị cư sĩ hay tu sĩ thông thái thuyết giảng. Hôm sau, họ lại trở về với những hoạt động thường nhật.

Ngày nay rất ít người thực hành nghi lễ tôn giáo (Bát quan trai) này. Phần đông chúng ta khi không phải kiếm sống hay chăm sóc con cái, thì làm công việc nhà, coi truyền hình, dự tiệc tùng, xem hát, đi ăn hay đến các quán bar. Khi đã chán tất cả các hoạt động này thì ta đi du lịch. Thông thường là chúng ta phải làm việc rất cực nhọc để có tiền đi du lịch, nhưng nó lại bao gồm một cuộc chạy đuổi khác theo các hoạt động hầu mang đến khóai lạc. Khi trở về nhà, đôi khi ta cảm thấy cần một kỳ nghỉ khác để lấy lại sức từ kỳ nghỉ trước! Rồi ta lại phải tiếp tục làm việc vì nếu không có tiền thì sẽ không có kỳ nghỉ nào nữa, mà nếu không làm việc cật lực thì cũng không có tiền. Có lẽ bạn cũng đã nhận ra cái vòng lẩn quẩn của khổ đau này.

Tuy nhiên, việc tu Bát quan trai để tuân giữ tám giới luật này giúp ta có một chọn lựa khác. Việc tu Bát quan trai trong một ngày, một cuối tuần, hay lâu hơn có thể mang đến cho chúng ta một sự nghỉ ngơi thật sự khỏi những công việc thường nhật và khiến tađược tươi mát hơn, đầu óc trong sáng hơn, không mệt mỏi, cáu kỉnh. Ta không cần phải đến chùa mới trì được tám giới luật này, mà có thể thực hành ngay tại nhà. Khi nhà có trẻ nít, cơ hội để có được những giờ phút yên tĩnh và tự do có thểrất hiếm. Vì thế mà để có thể sử dụng những thời gian quý báu này vào việc giúp ta vun trồng được nội tĩnh, là điều rất quan trọng. Ích lợi ngay trước mắt của việc tu tập này là cảm giác bình an, tự tại, thư giãn, cải thiện sức khoẻ, cũng như giúp ta có một cái nhìn đúng đắn hơn về cái chết. Sự kỷ luật không thường xuyên này có thể xoa dịu, mang lại thoải mái cho cả thân và tâm.

Thí dụ, những người thường ăn ba hay bốn bữa một ngày có thể thấy rằng việc nhịn ăn một ngày một tuần là một việc làm tốt. Rồi họ có thể bắt đầu một ngày chỉ ăn hai bữa và nhịn sau đó. Hai bữa ăn này phải là một bữa điểm tâm thật đầy đủ và một bữa ăn trưa nhẹ. Họ nên bỏ qua bữa tối. Vì nếu không có nhiều hoạt động sau một bữa ăn nặng vào buổi tối, tiến trình tiêu hóa rất chậm, và đồ ăn sẽ ở trong bao tử chođến sáng hôm sau. Khi ta không ăn gì buổi tối, ta sẽ cảm thấy khá đói sáng hôm sau. Vậy thì ta có thể ăn một bữa điểm tâm thật đầy đủ. Có thể hầu hết các ngày, do nhu cầu của gia đình và công việc không cho phép ta ăn bữa điểm tâmđầy đủ và ăn nhẹ (hay không ăn gì) vào buổi tối. Vì thế nếu chúng ta có một ngày đặc biệt để tu theo Bát quan trai, thì nó sẽ giúp ta có cơ hội để thửphương cách ăn uống này.

Thời gian mà ta tiết kiệm được vào buổi tối khi ta không phải chuẩn bị bữa ăn, ăn uống, rồi dọn dẹp từ một bữa ăn nặng nề có thể dùng để làm nhiều việc ích lợi khác, như là hành thiền hay đọc kinh sách Phật. Dầu việc thực hành này lúc đầu không phải dễ, nhưng nó là một thói quen tuyệt vời cần được huân tập. Hãy nhớ rằng, không có gì dễ lúc ban đầu. Sau khi đã quen không ăn nhiều, bạn có thể cố gắng khôngăn trọn một ngày. Đừng ăn bất cứ thực phẩm gì, nhưng uống thật nhiều nước và nước trái cây. Hãy dành ngày đó cho riêng mình, đọc sách và hành thiền. Một ngày như thế là một kỳ nghỉ ngắn tuyệt vời cho thân và tâm.

Thọ Bát quan trai một cách chính thức giúp ta giữ tâm chánh niệm. Khi ta bắt đầu làm điều gì phạm một trong các giới luật đó, tâm ta sẽ nói, “Chờ một chút, hãy nhớ …!” và ta sẽnhớ lại, “Ồ, tôi không được …” Giới luật cũng giống như ngọn roi mà người đánh xe dùng để nhẹ nhàng nhắc nhở con ngựa chạy đúng hướng, hay là tiếng kèn xe đểnhắc nhở bác tài không sai lệch đường.

Người cư sĩ cũng có thể nguyện thọ suốt đời một số các giới luật gọi là bát giới. Các giới này bao gồm năm giới căn bản cộng với ba giới phụ thêm về Chánh Ngữ: không nói lời ác độc, không nói lời cộc cằn, và không nói xấu. Năm 1998, khi làm lễ kỷ niệm mười năm ngày thành lập Hội Bhavana, các thành viên trong Hội được mời tham dựtrong buổi lễ thọ nhận bát giới suốt đời. Việc này do một trong những thành viên ban chấp hành đề nghị, vì chính bà cũng muốn thọ bát giới. Những người tham gia được yêu cầu dự một khóa tu hai ngày trước buổi lễ để chú tâm vào ý nghĩa của việc thọ nguyện. Lời mời này được đón nhận rất nhiệt tình. Ba mươi sáu người đã tham dự khóa tu, nguyện suốt đời nương tựa Phật và thọ nhận tám giới luật suốt đời. Từ đó hằng năm chúng tôi đều thực hiện nghi lễ này.

Chuẩn bị tinh thầnđể thọ nguyện bát giới đối với một số thiền sinh không phải dễ. Một số tỏvẻ lo sợ, số khác lại cảm thấy khó tuân giữ. Đúng là thật khó khi ta phải phát lời thệ nguyện! Buổi lễ thọ giới chính ra rất đơn giản. Người thọ giới đọc lại thọ nguyện trong kinh, chung cả nhóm. Rồi mỗi người nhận một pháp danh mới theo ngôn ngữ cổ truyền Pali. Nghi lễ đơn giản này để lại ấn tượng tốt đẹp trong đời của người thọ giới, ảnh hưởng nhiều đến cách họ nói năng. Sau khi thọnguyện, khi tuôn ra những lời cộc cằn, cay độc, họ sẽ ngay lập tức nhận ra lỗi lầm của mình. Giới luật như một lời nhắc nhở của lương tâm, khiến họ dừng lại. Cứ thế, dần dần họ sẽ không còn sử dụng tà ngữ nữa. Sự chuyển hóa đơn giản này giúp họ có thể thấy giới luật vận hành như thế nào để tạo ra hạnh phúc.

Nhiều người sau khi thọ bát giới đã viết thư cảm ơn tôi. Họ nói rằng đó là một bước ngoặt trong đời họ. Nhưng tại sao họ phải cám ơn tôi? Tôi đâu có yêu cầu họ phát lời thọ nguyện. Chính họ tự nguyện. Họ phát lời thọ nguyện không phải cho tôi, cho người thân của họ, hay cho ai khác, mà cũng không phải vì luật pháp đòi hỏi hay vì ích lợi toàn cầu. Họ tự nguyện thọ trì các giới luật này cho bản thân, cho cuộc sống riêng của họ, cho hạnh phúc ở hiện tại và trong tương lai của họ.

Bạn không nên sợphải phát nguyện thực hành theo Chánh Nghiệp hay tu Bát quan trai, hay thọ trì bát giới suốt đời. Trái lại, bạn phải vui mừng rằng mình đã quyết định hànhđộng để sống tốt đẹp hơn. Những người nghiện rượu, ma túy, cờ bạc, hay có một số những hành vi bất thiện khác rất khó quyết định dừng lại. Họ trì hoãn và luôn có nhiều lý do để thoái thác. Nhưng một khi đã quyết định chuyển đổi và tuân giữ giới luật được một thời gian, họ nhận thấy tâm trí họ trở nên trong sáng hơn, ăn ngủ tốt hơn, dành dụm được tiền bạc, và những mối liên hệ với giađình, với xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Vì thế, họ đầy lòng mang ơn và tự hào về bản thân, vì đã chọn đi đúng hướng.

Tương tự, chúng ta có thể cũng đã gặp khó khăn khi phát nguyện từ bỏ các bất thiện pháp. Nhưng một khi ta đã thọ nguyện và kiên trì tu tập, thực hành, ta sẽ được hạnh phúc, tự tại, và hoan hỷ rằng mình đã có một quyết định mang đến sự chuyển hóa tốtđẹp cho cuộc đời mình.

CHÁNH NIỆM VỀ CHÁNH NGHIỆP

Đức Phật dạy rằng, “Tất cả mọi lời nói, hành động, và ý nghĩ thiện đều xuất phát từ tâm chánh niệm.” Nói cách khác, Chánh Nghiệp phát xuất một cách tự nhiên từ tâm chánh niệm.

Hãy quán sát kỹhơn tại sao là như thế. Mọi hành động có chủ tâm của thân, khẩu và ý, đều có tác động mạnh mẽ đối với chúng ta. Khi gây thương tổn cho ai hay hành động sai trái, ta thường trải qua những bức xúc vật lý (nơi thân), đưa đến trạng thái tâm bối rối, đau khổ. Chánh niệm giúp chúng ta thấy được những ảnh hưởng tai hại này một cách rõ ràng. Ta thấy rằng một hành động bất thiện dẫn đến cảm giácăn năn, cảm giác này lại dẫn đến lo âu, phiền muộn khiến tâm không được thanh thản. Khi tâm bứt rứt, chúng ta không còn khả năng định tĩnh. Hành động càng tiêu cực, thì tâm càng bấn loạn, lo âu. Vòng ác nghiệp đã thành hình, qua đó các hành vi bất thiện này lại ảnh hưởng, sai khiến ta phạm thêm các tội lỗi khác nữa.

Ngược lại cũng thế. Với tâm chánh niệm, chúng ta thấy rằng khi ta hành động với tình thương yêu, tâm ta trở nên nhẹ nhàng, an tĩnh. Tâm thanh tịnh sẽ giúp ta thêm hoan hỷvà giúp ta chú tâm định tĩnh sâu lắng hơn. Biết được điều này, ta sẽ cảm thấy hăng hái theo đuổi các thiện pháp. Thân và tâm ta trở nên mạnh khỏe, trong sáng hơn. Kết quả tích cực này giúp ta tiến bước trên con đường đạo.

Tôi còn muốn nói rộng hơn, là chánh niệm trong việc trì giới -dầu đó là năm, tám hay nhiều giới hơn nữa– cũng đều khiến ta thêm vẻ trang nghiêm, đẹp đẽ! Khi ta nói hay hành động với tâm chánh niệm về các giới luật, ta sẽ cảm thấy tự tại, bình an. Và khi tâm không vướng bận, vẻ mặt bạn sẽ sáng láng, vui tươi. Khi nghĩ về những việc thiện đã làm, ta sẽ cảm thấy rất hoan hỷ. Tâm an lạc này tỏa sáng trong mắt và trên vẻ mặt của bạn. Người ta sẽ cảm thấy dễ gần gũi với những người như thế.

Khi ta chánh niệm về Chánh Nghiệp, tâm không vướng bận cũng giúp ta chú tâm vào mỗi giây phút quađi, nhưng không phải trong tâm trạng buồn nản, thụ động. Ta dồn hết mọi khả năng và trí lực vào nhiệm vụ vừa ý thức được những gì đang diễn ra trong tâm và vừa giao tiếp khéo léo với thế giới quanh ta. Bằng cách đó chúng ta phát triển được sự tĩnh giác về các hành động của mình.

Tâm chánh niệm nhưthế càng trở nên thiết yếu hơn khi sức chịu đựng của chúng ta bị thửthách. Khi không bị ai thách thức, quấy rầy thì cũng dễ giữ gìn giới luật và hành động một cách hòa nhã. Nhưng khi có ai đó nói điều gì làm tổn thương hay chọc giận bạn, thì tâm bạn có thể bị xáo trộn ngay trong giây phútđó. Tuy nhiên nếu có chánh niệm, tâm sẽ xuất hiện đúng lúc để nói, “Hãy dừng lại trong giây lát để tâm bình tĩnh trở lại. Tốt hơn hết không nên nói hay làm điều gì khiến ta ân hận.”

Nếu ta giữ được ý thức chánh niệm trong mọi hoạt động, thì khi bị khiêu khích, ta cũng sẽ nhớ đểgiữ bình tĩnh. Thí dụ, khi đang đau khổ vì mất người thân hay một tài sản quí giá, thì chỉ một kích động nhỏ cũng có thể khiến ta trở nên giận dữ. Lúc đó, ta phải cẩn thận gấp bội khi giao tiếp với người, giống như người không có giày đi nhẹ nhàng, cẩn trọng tránh miểng vỡ. Khi ta bệnh hoạn, mệt mỏi, đói khát, côđơn, đau khổ, bực bội, cũng quan trọng như thế. Những lúc ấy, giữ được chánh niệm trong từng giây phút giúp ta nhớ đến trạng thái yếu đuối, dễ phản ứng hiện tại để tránh những hành động có thể khiến ta hối hận.

Một trường hợp khác khi bạn phải hết sức chánh niệm là khi bạn cảm thấy mình đang ở trong một môi trường mà những thói quen trong quá khứ có thể lôi cuốn bạn vào việc phạm giới luật đạo đức. Một người đã từng ăn cắp dễ dàng phải lập tức trở nên chánh niệm khi thấy cái bóp của ai đó nằm trong tầm tay. Một người từng nghiện rượu phải lập tức chánh niệm trước những ly bia miễn phí được trao tận tay. Một người đàn ông đã có gia đình từng phải đấu tranh với dục vọng, bị một phụ nữ quyến rũbằng cách trao cho anh tấm danh thiếp, anh ta phải tự nhủ, “Nếu tôi cầm lấy số điện thoại này, nó sẽ khiến tôi muốn phạm tội. Tâm tôi sẽ không còn được bình an. Tôi yêu vợ con và không muốn làm tổn hại gia đình. Tốt hơn hết là tôi không nhận hay vứt nó đi ngay lập tức.”

Trước khi ta đạtđược giác ngộ và tâm đã được trui rèn kỹ lưỡng, ta sẽ còn có thể phạm nhiềuđiều bất thiện khác nữa. Trước khi làm điều gì mà ta biết là sai, ta nên dừng lại và quán tưởng một cách đầy chánh niệm về việc hành động này có thể gây tai hại cho ta như thế nào. Thí dụ, nếu ta cảm thấy bị cám dỗ muốn ăn cắp tiền của chủ,ta cần phải quán sát về hậu quả của hành động ăn cắp: ta sẽ phải sống trong sựsợ hãi bị bắt. Nếu bị bắt gặp, chắc chắn rằng ta sẽ mất việc, mất danh dự và ngay cả sự tự do. Ngay nếu như ta không bị luật pháp trừng trị, thì lương tâm ta cũng sẽ trừng trị ta ngay lập tức. Ngay chính ý nghĩ muốn thực hiện một hànhđộng như thế cũng khiến tâm không được an, thì tâm ta sẽ còn bị xáo trộn biết bao nếu ta thực hiện hành động đó? Khi một ý nghĩ bất thiện vẫn còn chỉ là một tư tưởng thoáng qua, ta còn có thể sống với nó. Nhưng một khi đã thành ra hànhđộng, chắc chắn ta sẽ chẳng bao giờ được sống trong bình an.

Ta cũng phải cân nhắc hạnh phúc ngắn ngủi mà một hành vi bất thiện có thể đem đến, so với sự đau khổ dài lâu mà nó gây ra. Thí dụ bạn có cảm giác muốn đánh ai đó. Ý nghĩ này có thể xuất hiện vì bạn tin rằng bạn sẽ được hả dạ sau đó: “Tôi đã trả được thù, tên này lần sau sẽ không dám làm vậy nữa!” Nhưng bạn không thể đoán được kết quả một cách chính xác. Người kia có thể cũng trở nên giận dữ và đánh trảlại bạn mạnh hơn. Anh ta cũng có thể đem lòng oán hận và âm thầm dự định tấn công bạn. Một phản ứng không khôn ngoan có thể dẫn đến những cuộc tranh cãi lâu dài và đắng cay.

Tôi biết một người ở Tích Lan có hiềm khích lâu đời với hàng xóm. Để trả thù họ, anh ta xây một căn chòi cạnh bên giếng nước của nhà hàng xóm. Người hàng xóm than phiền, yêu cầu anh dỡ bỏ căn chòi, nhưng anh ta từ chối. Sau đó, những người trong nhà hàng xóm đều ngã bệnh. Việc tranh chấp giữa hai gia đình trở nên nghiêm trọng cho đến khi một người phạm tội sát nhân. Pháp luật điều tra và người đàn ông kia cuối cùng phải vào tù. Cả hai gia đình đều đau khổ. Nhưng họ sẽ còn tiếp tục thù hằn nhau qua nhiều thế hệ nữa! Sự tranh cãi giữa hàng xóm ở đâu cũng có. Có hàng tỷ những cuộc tranh cãi như vậy. Nếu có những sự tranh cãi như thếxảy ra cho ta, ta phải ngưng ngay lập tức và cố gắng làm dịu tình hình. Những cuộc tranh cãi không kiềm chế sẽ làm tổn hại tất cả mọi người liên quan.

Chánh nghiệp không phải do Đức Phật chế ra. Mà sự thật luôn là các hành vi bất thiện sẽ mangđến khổ đau và gây ra hận thù. Như Đức Phật đã diễn tả ý tưởng này nhưsau:

Hận thù không thể xóa bỏ hận thù.
Chỉcó tình thương mới xóa được hận thù.
Đó là luật thường hằng.
(Dh 5)

Đức Phật không nói luật đó do Người chế. Nó không chỉ áp dụng cho người Phật tử mà cho tất cảmọi người. Với tâm giác ngộ, Đức Phật có thể thấy rõ ràng các hậu quả xấu ác là do các hành vi sai trái gây ra. Ngài đã dạy,

Nếu hànhđộng hay nói với tâm uế nhiễm,
đau khổ sẽ theo sau ta,
như bánh xe theo dấu chân con bò.

Nếu hànhđộng hay nói với tâm trong sáng,
hạnh phúc sẽtheo ta
như bóng theo hình.
(Dh1-2)

Chánh Nghiệp không chỉ giúp tâm ta được thanh tịnh mà nó cũng ảnh hưởng tích cực đến mọi người quanh ta. Có lần tôi được nghe một câu chuyện về một vị tăng đã thể hiện cho người khác thấy sự chánh niệm về chánh nghiệp có thể giúp người khác như thếnào. Ngôi chùa nơi vị tăng ấy sống có một cây mít đang ra trái. Mít rất ích lợi cho cuộc sống ở tu viện. Mỗi trái mít lớn, với những hạt to đầy chất protein và những múi mít dầy có thể dùng để nấu ra nhiều món. Những gia đình nghèo khó không đủ khả năng mua thực phẩm, có thể sống nhờ vào cây mít. Mặc dù mít không phải là loại trái cây có giá, nhưng việc hái trộm mít trong những khu vực nghèo khó đôi khi khiến kẻ trộm phải mất mạng.

Một đêm kia vị sưnhận biết có kẻ trộm đang hái mít trong chùa. Kẻ trộm đang ở tít trên cành cây cao, và thả từng trái xuống bằng một sợi dây thừng để nó không rơi xuống đất gây ra tiếng động, và gây sự chú ý. Kẻ trộm có cách thắt sợi dây quanh trái mít sao cho khi nó vừa chạm đất, thì sợi dây giãn ra. Sau đó, kẻ trộm sẽ kéo sợi dây lên để buộc trái kế tiếp. Vị sư ra đứng im lặng dưới gốc cây mít. Khi mỗi trái mít chạm mặt đất, ông giúp tháo dây ra.

Cuối cùng kẻ hái mít trộm cũng leo xuống đất. Anh ta gần té xỉu khi thấy một vị sư vui vẻ đứng chờ. Vị sư nói với anh một cách dịu dàng, không giống như là một nạn nhân của kẻ trộm, mà giống như một bậc cha mẹ lo lắng, hỏi han ân cần, “Con đã hái đủmít chưa? Con có cần thêm không?” Không cần phải làm ồn ào la lối, khiến cho kẻtrộm có thể bị những người khác trong chùa gây khó khăn. Thái độ ôn tồn và rộng lượng của vị sư khiến kẻ trộm quá xấu hổ đến nỗi anh ta lủi đi nhanh chóng và không bao giờ còn trở lại để trộm cắp trong chùa nữa.

Bạn sẽ làm gì nếu bạn phạm một trong những giới luật đạo đức của chánh nghiệp? Câu trả lời rấtđơn giản: Hãy thực tập chánh niệm. Trước hết, hãy ý thức ta đã làm gì. Sau đó, nếu có thể thì sửa đổi. Cuối cùng, quyết chí giữ giới về chánh nghiệp trong tương lai. Nếu bạn đã phạm giới nào, thì phải lập lại lời thọ nguyện. Sau đó hãy buông xả hành vi sai trái đi. Ăn năn, hối hận hay lo âu về những hậu quả vượt quá tầm kiểm soát của ta, cũng không giúp được gì cho ta. Hãy chấp nhận những sai trái trong quá khứ với thái độ rộng lượng và từ bi như vị sư đã làm đối với cho kẻ trộm mít ấy. Hành động như thế sẽ giúp ta tăng thêm tinh tấn tu tập chánh nghiệp.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.