Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc – Bước 6

CHẾ NGỰCÁC KIẾT SỬ

Sử dụng các phương pháp trên, chúng ta có thể tự rèn luyện để nhận diện các kiết sử khi chúng phát sinh và có biện pháp để chế ngự chúng. Với sự chú tâm đầy chánh niệm và các biện pháp tích cực, các kiết sử đang quấy nhiễu tâm bạn –tham, sân, nghi, trạo hối- sẽ dần dần yếu đi và phai mờ khỏi tâm trí. Một kiết sử nào đó khi đã qua đi, có thể không phát sinh trở lại trong một thời gian. Tâm đã được giải thoát khỏi kiết sử đó. Nhưng rồi, tùy thuộc vào tính chất và điều kiện sống của bạn, một kiết sử khác lại có thể xuất hiện.

Khi ta quán sát chu trình của các kiết sử: phát sinh, hoại diệt, rồi xuất hiện trở lại dưới trạng thái khác, ta bắt đầu nhận ra các kiết sử này mạnh mẽ đến thế nào, chúng trói buộc ta vào khốn khổ, đau thương chặt chẽ đến thế nào. Không kể rằng bạnđã thường xuyên chế ngự các kiết sử này một cách tạm thời bao nhiêu lần, chúng vẫn tiếp tục hiện hữu trong bạn, để luôn trói buộc, bẫy rập bạn. Như thể bạnđang mang một nhà tù bên trong bạn. Khi chánh niệm đã được phát triển, ta sẽnhận thấy rằng các trạng thái tâm tiêu cực này –như là tham, sân, si– không chỉbóp méo cái nhìn của ta mà chúng còn khiến cho mọi khía cạnh của cuộc sống trởnên khổ sở hơn, đau đớn hơn. Tâm luôn quay về với những tiêu cực đã được huân tập. Ta cảm thấy như mình bị bẫy rập –trói buộc– vào vòng sinh tử luân hồi chẳng dừng dứt.

Sự thật là chánh niệm chỉ có thể giúp ta chế ngự các kiết sử này một cách tạm thời. Chỉ khi tađạt đến mức độ cao hơn trên đạo lộ, ta mới có thể hủy diệt được chúng, qua bốn giai đoạn. Bằng cách nào? Bạn buông bỏ chúng qua năm ứng dụng của tinh tấn, được biết đến như là đè nén, thay thế, hủy diệt, tàn lụi, và giải thoát.

“Đè nén” nghĩa làđẩy lùi tất cả các trạng thái tâm bất thiện lại phía sau, giữ chúng nằm yên bằng chánh niệm hay định. Bất cứ khi nào ta có thể giữ chánh niệm, hay đi sâu vào thiền định, thì các kiết sử ngủ yên. Khi ta đã tạo được thói quen đẩy lùi các kiết sử này xuống, thì chúng sẽ yếu đi. Chúng không còn tạo ra nhiều vấn đề, và bớt ảnh hưởng đến quá trình tư duy của ta. Các chướng ngại cũng sẽtrầm lắng xuống chút ít, do đó tạo ra nhiều cơ hội cho tri kiến có thể nảy sinh, mà khi đã có tri kiến thì ta có cơ hội để hủy diệt một số kiết sử.

“Thay thế” là nỗlực chống lại một bất thiện pháp nào đó bằng cách vun trồng điều ngược lại. Ta thay thế lòng sân hận bằng cách vun trồng lòng thương yêu. Niềm tin rằng vạn vật bất biến được thay thế bằng cách quán chiếu về vô thường. Bạn đối nghịch lại với niềm tin bản năng vào một cái ngã bằng cách quán sát những yếu tố luôn biến chuyển, tạo thành thân và tâm của bạn.

Khi sự đè nén và thay thế đã phát triển tốt đẹp, thì ta có thể chế ngự một số kiết sử đã bị suy yếu. “Hủy diệt” là giây phút khi bất cứ kiết sử nào cũng phải chào thua, giống như một thân cây đã bị sét đánh tét cành. “Tàn lụi” ý chỉ sự biến mất của các kiết sử ngay sau khi chúng bị hủy diệt. “Giải thoát” ý chỉ đến sự nhẹ nhõm của tâm tiếp theo sau sự hủy diệt của bất kỳ nhóm kiết sử nào. Sự giải thoát ấn tượng nhất xảy ra ở giai đoạn đầu trong bốn giai đoạn giác ngộ khi ta chuyển hóa từ cuộc sống bình thường và trở nên phần nào giác ngộ.

Giả sử bạn đã nhắmđến ba kiết sử đầu tiên –thân kiến, nghi và giới cấm thủ- và đã quán tưởng sâu sắc về các pháp đối nghịch. Khi ngồi thiền, bạn theo dõi hơi thở với sựchú tâm mạnh mẽ thì tuệ giác có thể phát sinh. Sự quán sát của bạn về tính chất vô thường, khổ, và vô ngã của hơi thở cho phép bạn, trong một giây phút đại ngộ,thấm thía thêm sự thật rằng tất cả vạn pháp đều mang ba tính chất này. Nhìn thấy được tính vô thường một cách rõ ràng nơi vạn vật, bạn sẽ với trực giác nhận biết rằng không thể có một thứ thường hằng, bất biến gọi là “ngã” hay“linh hồn”. Do đó bạn phá vỡ được kiết sử thứ nhất. Bạn cũng nhận thức rằng phải có bậc Giác Ngộ nào đó đã chứng giác được tất cả những điều này khi tu tập trên con đường đạo, do đó đạo lộ này nhất định sẽ giúp bạn bứng rễ được tất cả các tâm cấu uế. Như thế là bạn đã trừ được kiết sử thứ hai, tâm nghi. Giờ thì bạn biết rằng không có gì có thể giải thoát tâm bạn trừviệc vun trồng tuệ giác qua con đường của giới, định và tuệ. Biết thế thì bạn không còn tin rằng chỉ có các nghi lễ cúng bái (giới cấm thủ) mới có quyền lực cứu bạn, có nghĩa là bạn đã rũ bỏ được kiết sử thứ ba.

Một khi đã chế ngự được ba kiết sử này, là bạn đã đạt đến giai đoạn đầu tiên của giác ngộ. Giờkhông có chuyện bạn sẽ thôi chuyển trở lại trạng thái cũ. Bạn không còn nghi ngờ khả năng đạt được giác ngộ của mình nữa hoặc lo lắng không biết làm sao để đạt được giải thoát. Đảm bảo là bạn sẽ đạt được mục đích của mình. Bạn sẽ trở thành một “dự lưu,” vì sức hút của dòng chảy tâm linh sẽ đưa bạn đến giác ngộ, giống như một nhánh cây được cuốn chảy theo dòng nước.

Từ lúc này trở đi, tâm trở nên phấn khởi lạ, ta có cảm giác rằng, dầu bề ngoài cuộc sống có khó khăn thế nào, bên trong nó tất cả mọi thứ đều bình an. Ta biết, một cách chắc chắn rằng, tất cả vạn pháp đều vô thường, và điều đó mang lại niềm an ủi trong lòng ta. Ta không còn có thể phạm vào bất cứ hành động bất thiện nghiêm trọng nào, vì ta hiểu rõ luật nhân quả. Với thái độ đạo đức như thế, ta không có gì phải ăn năn hối hận; do đó ta được giải thoát khỏi gánh nặng đó. Thí dụ nếu ta phạm một lỗi nhỏ, như là nói dối, ta sẽ không thể nào an lòng cho đến khi ta nhận lỗi. Ta vẫn còn có thể rơi vào những cơn bùng nổ của giận dữ, khổ đau, hay tham đắm, nhưng tất cả những tình huống đó không thể khiến ta gục ngã như trước đây, và chúng sẽ qua đi nhanh chóng. Ta biết rõ ràng con đường phảiđi và ta tràn đầy tin tưởng vào sự tu tập của mình. Nói chung ta trở nên tự tin hơn, bớt ngã chấp, và tử tế rộng lượng hơn, có thể hành thiền tốt hơn, và có nhiều khả năng hơn đối với bất cứ điều gì ta làm. Các đồng nghiệp và thân hữu của ta sẽ nhận ra được những sự thay đổi nơi ta, họ sẽ thấy ta trở nên dịu dàng hơn, cởi mở hơn, và thư giãn hơn. Ánh mắt lấp lánh của ta sẽ mở cửa trái tim của tha nhân, và họ bắt đầu hỏi về suối nguồn của sự tự tại của ta.

Để diễn tả mức quan trọng của việc đạt được tầng dự lưu, Đức Phật đã nhúm ít đất cát lên tay và nói, “Này các tỷ kheo, nhúm đất cát này hay tất cả đất cát trên thế gian, cái nào nhiều hơn?” Dĩ nhiên các vị tỷ kheo trả lời rằng đất cát trên thế gian thì nhiều, rất nhiều lần hơn một nhúm cát đất trên tay Phật. Sau đó Đức Phật tuyên thuyết, “Cũng thế, này các vị tỷ kheo, số lượng cấu uế, nhiễm ô mà một người đã đạt đến quả dự lưu có thể hủy diệt thì cũng nhiều như cát đất trên thếgian. Và những cấu uế còn lại mà người đã đạt được quả dự lưu phải hủy diệt thì cũng ít như đất cát trên tay ta.” (S V.56.6 [1]) Vì lý do đó, Đức Phật nói, đạtđược quả dự lưu thì còn vĩ đại hơn trở thành “vị chúa tể” thống lãnh mọi vương quốc khác. Điều đó còn vĩ đại hơn là được lên cõi trời làm một chư thiên; vĩ đại hơn cả việc trở thành một vị trời.

Sau khi đã vượt qua được chặng đường này, ta bắt đầu đối phó với chướng ngại kế tiếp: kiết sửcủa tham và sân. Khi đã vượt qua được ba kiết sử đầu tiên, ta cũng đã làm nhẹ đi sức nặng của các kiết sử còn lại. Do đó, tham và sân mà giờ ta phảiđối mặt đã bớt nặng nề hơn nhiều so với những gì ta đã trải qua khi là một chúng sanh bình thường.

Ta phòng hộ tham sân và sử dụng Chánh Tinh Tấn để tiếp tục đối trị lại với hai kẻ thù này. Ta phát triển tâm độ lượng và tình thương yêu. Ta trở nên hoàn toàn nhàm chán với sự bám víu, đòi hỏi, than vãn của tâm. Khi ta phát triển chánh niệm về vô thường một cách sâu sắc, nhìn thấy rõ ràng hơn bản chất đổi thay của tất cảnhững điều dễ chịu, khó chịu, và trung tính, ta sẽ thấy sự vô ích của việc cố gắng khiến mọi việc phải theo ý mình. Ta sẽ buông xả ngày càng nhiều hơn.

Cuối cùng sẽ có một ngày khi tâm tham sân thô lậu được giảm đi một cách đáng kể. Một số tâm tham sân vi tế, khó nhận biết hơn vẫn còn, khiến cho cá tính của ta dường nhưkhông thay đổi, nhưng thực ra ta đã thành tựu được rất nhiều. Khi bạn trở thành một “nhất lai,” có nghĩa là bạn có thể phải tái sanh trở lại thế tục này một lần nữa trước khi đạt được hoàn toàn giác ngộ.

Khó thể diễn tả được sự thanh tịnh mà tâm có được lúc ấy. Tất cả những âu lo, bổn phận, phiền muộn đều được buông bỏ, mãi mãi. Không có sự sỉ nhục hay bất hạnh nào có thể làm bạn xao động. Bạn đã vượt lên trên mọi phiền não. Những người quanh bạn có thể nhận thấy được sự thanh thoát, lòng từ ái bao la của bạn và bắt đầu nghĩ đến bạn như là một vị thánh. Vậy mà lúc khởi đầu bạn cũng không tốt hơn ai. Đó là một quá trình không dành cho riêng ai, một sự chuyển hóa tựnhiên trong tâm, mà ta có thể đạt được khi miệt mài đi theo con đường Đức Phậtđã hướng dẫn. Dầu ta không còn nuối tiếc hay khổ đau đối với những mất mát của bản thân, nhưng vì trái tim ta đầy từ ái và vẫn chưa hoàn toàn dứt sạch mọi bám víu, ta vẫn còn có thể quan tâm một cách thái quá và đau buồn vì những bất hạnh của người khác. Vẫn còn phải tu tập, rèn luyện thêm nữa. Những gì còn lại của sân tham cần phải được quét sạch.

Khi kiết sử của tham và sân thô lậu cuối cùng bị hủy diệt, là ta đạt được bước thứ ba của giác ngộ. Vị hành giả đạt đến giai đoạn này được gọi là “bất lai,” chẳng bao giờ phải sanh trở lại trong thế giới này, nhưng có thể tái sinh trong cõi vô sắc.

Một khi công việc tháo gỡ tâm tham và sân thô lậu đã hoàn tất, thì nhóm kiết sử cuối cùng, những kích thích tâm lý vi tế nhất –năm kiết sử cuối cùng- phải được đối phó. Các tâm uế nhiễm này quá vi tế đến nỗi không có chúng sanh bình thường nào có thể nhận ra chúng, nói gì đến việc cảm thấy muốn hủy diệt chúng. Bậc nhất lai tiếp tục cảm nhận, thí dụ, tâm trạo cử bởi lòng lo lắng về một sự tái sinh trong tương lai. Tuy nhiên đối với một vị đã đạt được đến mức độ vi tế này, các kiết sử còn lại giống như những mẫu đồ ăn lấm tấm trên một chiếc áo hoàn toàn trắng sạch.

Tiếp tục tu tập, vị bất lai tháo gỡ mọi ham muốn vi tế còn lại đối với bất cứ loại hiện hữu nào. Vị ấy diệt trừ được “mạn,” đặc tính cố hữu của niềm tin dường như có một cái ngã. Trạo cử được tháo gỡ, như là một mảng cuối cùng còn lại của vô minh. Trong một sát na đại ngộ, tất cả các kiết sử cuối cùng này bị diệt trừ, và tại đó xuất hiện một vị hoàn toàn giác ngộ -một vị A La Hán. Vịnày không bao giờ có thể thực hiện bất cứ hành động nào dựa trên tham, sân, hay si, vì tất cả những uế nhiễm này đã mãi mãi bị bứng khỏi tâm. Như Đức Phật đã nói nhiều lần, một bậc A La Hán là người đã “bỏ xuống gánh nặng.”

Ta có thể nghĩrằng một bậc A La Hán cũng có thể rơi xuống một tầng thấp hơn và bị cám dỗ bởi tà dâm, trộm cắp, hay một vài hành vi thế tục nào khác. Nhưng nếu ta nhớlại bản chất của các kiết sử -chúng dẫn dắt hành động của chúng ta sai lạc nhưthế nào và chúng đã bị đánh bại như thế nào– thì ta sẽ không có những suy nghĩ nhưthế về các bậc đã hoàn toàn giác ngộ. Bậc A La Hán biết rằng ngay việc thụhưởng các dục lạc đã là điều không thể nghĩ đến –nói gì đến những hành động vô đạođức. Bậc A La Hán không bao giờ có thể làm điều gì sai trái nữa. Họ tiếp tục thụ hưởng niềm hạnh phúc tối thượng, và giữ được tâm họ luôn thanh tịnh.

Khi đã giác ngộ,hành giả sẽ thấy rõ ràng rằng tất cả những gì họ cần liễu tri đã được chứa đựng trong Tứ Diệu Đế. Hành giả được giải thoát khỏi bất cứ các suy đoán, lý luận hay lý thuyết về thực tại, về quá khứ, hiện tại, và tương lai, về sự hiện hữu của ngã và về vũ trụ. Hành giả biết thân vật chất là gì, phát sinh và hoại diệt như thế nào. Hành giả biết thọ là gì, phát sinh và hoại diệt như thếnào. Với tưởng, hành và thức cũng như thế.

Hành giả hoàn toàn thoát khỏi mọi ý kiến và suy luận, tất cả các xu hướng muốn chứng tỏ hay cảm nhận các yếu tố cá biệt của “cái tôi” và “cái của tôi”. Tất cả những lý thuyết, quan điểm, và niềm tin dựa trên ngã chấp đã biến mất. Được hoàn toàn giải thoát khỏi tất cả mười kiết sử này là trạng thái của sự giác ngộ viên mãn.

Vun Trồng Các Thiện Pháp

Hầu hết chúng sanhđều phải khổ công tu luyện mới có thể hy vọng đạt được giác ngộ. Chế ngự được các chướng ngại và đè nén được các kiết sử là điều tiên quyết. Nhưng ngay cảkhi việc ta cố gắng chế ngự chúng có tạm thời thành công, thì tâm ta vẫn cònđầy lậu hoặc. Nó có thể lại thối chuyển trở vào các trạng thái đau đớn, chướng ngại, giống như một chiếc máy bay hạ cánh xuống các tầng mây. Vì thế, một khi ta đã tạm thời giải thoát tâm khỏi các bất thiện pháp này, ta phải sử dụng Chánh Tinh Tấn để phấn khích, làm hoan hỷ và nạp năng lượng cho tâm để ta có thể tiến bộ hơn nữa.

Khi một trạng thái tâm bất thiện đã được chế ngự, tâm sẽ chuyển sang trạng thái trung tính. Nhưng nó không ở trạng thái đó lâu. Nó rất giống như một hộp số xe, có số de (chạy thụt lùi), số chạy tới và số dừng (trung tính). Ta không thể từ số de thẳng sang số chạy tới mà không đi qua số dừng (trung tính). Từ vị thế trung tính, ta có thể gài số xe chạy tới hay chạy lùi. Tương tự, tâm không thểchuyển thẳng từ thiện sang bất thiện hay ngược lại; nó phải đi qua một trạng thái trung tính ở giữa hai thái cực này.

Hành giả có thể sửdụng giai đoạn trung tính này để vun trồng các thiện pháp. Thí dụ ta đang ngồi thiền thì một trạng thái tâm tiêu cực phát khởi. Chánh niệm được kích hoạt, và ta nhận ra trạng thái tâm bất thiện đó. Ta cố gắng chế ngự nó, có thể do thấy được tác hại của nó, và trở về với hơi thở. Vì hơi thở là một đối tượng trung tính, tâm ta giữ được sự trung hòa khi ta theo dõi hơi thở. Nhưng chẳng lâu sau, khi ta buông lơi chánh niệm, thì một trạng thái tâm cấu uếkhác lại phát sinh. Và quy trình trên lại tái diễn, hết lần này đến lần khác.

Nếu cứ tiếp tục như thế, ta sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Chánh niệm khiến ta ý thức rằng ta cần dừng quy trình tiêu cực đó lại. Khi chú tâm, ta có thể nhận biết được tiến trình của tâm hành. Ta thấy rằng thay vì để cửa mở cho tiêu cực len lỏi vào chế ngựtâm, ta cần lợi dụng thời điểm khi tâm ở trạng thái trung tính để phát khởi một trạng thái tâm thiện. Rồi trở về với hơi thở và thư giãn. Hít một vài hơi thở sâu, rồi bắt đầu vun trồng trạng thái tâm tích cực khác nữa.

Có rất nhiều cáchđể phát khởi các trạng thái tâm tích cực. Một trong những cách hữu hiệu nhất có thể sử dụng trong lúc tọa thiền là quán tưởng đến bất cứ hành động thiện nào mà ta đã làm trong quá khứ và trạng thái tâm hạnh phúc, dễ chịu do hành động đó mang lại. Thí dụ có thể bạn đã có lần giúp một người già qua đường. Bà lão phải mang nặng mà xe cộ lướt qua rất nhanh khiến bà sợ, không dám qua đường. Bạn không biết bà ấy, mà cũng không có ý muốn được khen thưởng hay ngay cả lời cámơn nào. Với tâm hoàn toàn không vụ lợi về bất cứ điều gì, không chấp thủ, bạn bước xuống đường và cẩn thận ra hiệu cho xe dừng lại, giúp bà lão qua đường an toàn. Lúc đó tâm bạn cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, và sung sướng. Giờ khi hồi tưởng lại chuyện đó, bạn cảm thấy thế nào? Lần nữa bạn lại cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, và hạnh phúc. Từ đó, bạn nghĩ, “Đây là trạng thái tâm ta cần vun trồng.” Vì thế bạn dùng ký ức này để khơi dậy và làm tăng trưởng các thiện pháp.

Ta có thể sử dụng ký ức của bất cứ hành động thiện nào mà ta đã thực hiện trong quá khứ, miễn là ta không đem lòng chấp vào đó. Những hành động thiện này đã mang đến cho ta cảm giác hạnh phúc khi ta thực hiện chúng, và khi hồi tưởng lại, tâm ta vẫn tràn đầy niềm vui. Có thể bạn đã giúp một em bé đi lạc tìm được mẹ ở một siêu thị, hay bạn đã giúp băng bó cho một con vật bị thương trên đường. Có thểbạn thấy hai người đang tranh cãi quyết liệt về một vấn đề nhỏ mọn nào đó, và bạn giúp họ giải quyết được vấn đề. Có thể trong công việc, bạn đã khiến cho các đồng nghiệp trẻ cảm thấy muốn học theo gương bạn, vân vân. Một phương cách khác nữa là hồi tưởng lại với lòng biết ơn đối với những điều tốt đẹp mà người khác đã làm cho ta, hay quán tưởng đến những việc thiện của người khác mà ta được biết đến. Ta làm những điều này với tâm tràn đầy hoan hỷ, thiện hạnh, thì ta cũng thấy thư thái, tự tại và hạnh phúc.

Ta cũng có thể vun trồng các thiện pháp bằng cách quán tưởng đến những lúc ta đã có thể chế ngự được tham, sân, hay si. Thí dụ bạn nhớ đến một thời điểm khi con trai bạn hưquấy, khiến bạn cảm thấy muốn đánh phạt nó. Nhưng tâm chánh niệm kịp thời xuất hiện, bạn nhớ lại rằng biểu hiện sự giận dữ ra ngoài không phải là điều nên làm. Do đó, cơn giận của bạn dịu xuống, bạn bình tĩnh lại và tâm bạn lắng đọng hơn. Hãy nhớ đến sự thay đổi lớn lao từ việc phát khởi tâm giận dữ đến trạng thái bình tĩnh dễ chịu khi bạn kiềm chế được cơn giận và bạn quán chiếu rằng cảm giác đó dễ chịu như thế nào. Bạn tự nhủ, “Trạng thái tâm này là điều mà ta muốn vun trồng.” Sự hồi tưởng này giúp ta thư giãn, mang đến cho tâm ta một niềm vui thầm lặng.

Ta có thể tự góp nhặt các hoàn cảnh thích hợp để vun trồng các thiện pháp. Thí dụ, khi nhìn con chập chững những bước đi đầu đời, lòng ta tràn đầy tình cảm yêu thương. Hãy lưu giữ ký ức đó vào một góc tâm hồn. Trong tương lai ta có thể sử dụng cảm xúc đó làm chất xúc tác để vun trồng cho các trạng thái tâm thiện.

Phương pháp của sựtinh tấn chánh niệm để vun trồng các trạng thái tâm tích cực không chỉ lợi ích trong lúc hành thiền. Ta còn có thể sử dụng nó trong khi ăn, đi, đứng, làm việc, chuyện trò.

Ta không còn phải dựa vào hy vọng rằng cuộc sống sẽ mang đến cho ta lý do để cảm thấy hạnh phúc. Phải có kế hoạch sử dụng tâm để xét xem những hành động nào tạo nên các trạng thái tâm khiến cuộc đời ta dễ chịu hơn. Hãy hồi tưởng lại những thành công và thất bại trong quá khứ. Khám phá ra nguyên nhân và hậu quả của những quá trình tâm linh đơn giản này. Sau đó vun trồng các thiện pháp trong tất cả mọi việc ta làm.

Thí dụ, trong khi rửa chén, ta có thể hướng tâm từ đến cho những ai sẽ sử dụng các chén đĩa này. Trước khi trao đổi, trò chuyện, ta có thể giữ gìn bằng cách chánh niệm về những hậu quả có thể xảy ra của lời nói tiêu cực hay tích cực. Đó sẽ là một cuộc trò chuyện “có khởi đầu tốt đẹp.” Bằng thái độ bình tĩnh và cố gắng mang từng tếbào của lòng kiên nhẫn, thương yêu, bi mẫn, và trí tuệ vào trong một cuộc traođổi, ta sẽ khiến nó trở nên trôi chảy hơn, đem lại lợi lộc cho bản thân ta cũng như người khác.

Lường trước những vấn đề có thể xảy bằng cách tự nhận biết các thiếu sót của mình là một phần của quá trình này. Thí dụ, nếu bạn nóng tính, và bạn biết điều đó, thì nhận thức đó cũng là thiện pháp. Sau đó bạn có thể vun trồng tâm từ ái để kiềm chế tánh nóng của bạn không phát khởi. Khi một tình huống khó xử xảy ra, như là sự viếng thăm bất ngờ của một vị lãnh đạo khó tính đến công ty, bạn có thể tự nhắc nhở về hậu quả tốt hay xấu từ hành động của mình. Rồi bạn lập quyết tâm sẽ giữ bình tĩnh, và vun trồng tâm từ đối với vị ấy. Do đó khi vị lãnh đạo nói hay làm điều gì khó chịu, thay vì biểu lộ thái độ giận dữ, khó chịu, bạn tận hưởng trạng thái tâm dễ chịu mà mình đã tạo lập.

Cũng thế, nếu bạn biết mình thường hay lo lắng, thì hãy tự chuẩn bị. Thí dụ, trước khi cháu cưng của bạn đáp chuyến phi cơ đầu tiên đi xa nhà, hãy làm bất cứ điều gì bạn đã làm trong quá khứ để chế ngự sự lo âu và mang lại những cảm giác dễ chịu. Rồi bạn không cần phải khổ đau vì chuyến bay của cháu bạn. Thay vào đó bạn có thể hưởng thụ trạng thái tâm dễ chịu.

Đó là một kỹ năng có thể tự rèn luyện. Chúng ta càng có chủ tâm phát khởi các trạng thái tâm thiện, thì tâm càng trở nên dễ thích ứng và ta càng hiểu nó nhiều hơn. Chúng ta có thể vun trồng tâm thương yêu không giới hạn, tâm hoan hỷ, lòng bi mẫn sâu xa, và tâm buông xả rộng lớn trong từng ngày, từng giây phút. Bốn tâm vô lượng này đưa tâm đến các trạng thái lâng lâng, tuyệt diệu đến nỗi chúngđược gọi là “thiên trú.” Những ai biết làm thế nào để chúng phát sinh có thể thọ hưởng thiên đàng trên trái đất này bất cứ lúc nào.

Duy Trì Trạng Thái Tâm Thiện

Một khi trạng thái tâm thiện đã phát khởi, ta sẽ cố gắng duy trì, không để tâm đó qua đi. Ta biết rằng nếu để trạng thái đó qua đi, tâm ta sẽ trở về trạng thái trung tính và rồi nó có thể rơi vào trạng thái bất thiện. Vì thế bằng mọi giá, ta phải giữtrạng thái tâm tốt đẹp luôn có mặt. Tâm thiện của giây phút này phải là trạng thái thiện của giây phút kế tiếp, và giờ, ngày, tuần kế tiếp. Chúng ta cố gắng để luôn duy trì trạng thái tâm tích cực, giống như người ta cố gắngđể giữ một ngọn đèn đặc biệt nào đó không bao giờ tắt.

Điều đó không dễ thực hiện.

Đã bao lần bạn tựhứa với bản thân những điều tốt đẹp? Hãy nhớ đến những lời cam kết mỗi đầu năm hay những lời thệ nguyện ở đám cưới của bạn trước vị thầy tâm linh hay trước bạn bè? Bạn đã có bao ước nguyện đầy ấp hy vọng vào những lần sinh nhật? Nhưng bạn đã giữ được bao nhiêu lời hứa đó? Có thể bạn đã tự hứa với mình: “Tôi sẽ không bao giờ đụng đến điếu thuốc nào nữa, không bao giờ uống thêm ly rượu nào nữa, không bao giờ nói dối, nói lời cộc cằn hay sỉ nhục bất cứai. Tôi sẽ không bao giờ đánh bạc nữa, không bao giờ trộm cắp, không bao giờ giết hại bất cứ sinh vật nào.” Hoặc sau một thời khóa thiền hay một khóa tuđầy kết quả, có thể bạn đã nghĩ, “Khóa tu này thật tuyệt vời. Tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng việc hành thiền lại có thể dễ đến vậy. Tôi đã được bình an và hạnh phúc biết chừng nào trong suốt khóa tu này! Tôi quyết phải luôn hành thiền trong tương lai.”

Tất cả đều là những tư tưởng tích cực. Nhưng có bao nhiêu lời hứa này vẫn được bạn tiếp tục thực hiện mỗi ngày? Những tư tưởng này phát khởi lên trong tâm bạn giống nhưbọt nước trong một ly sô đa. Sau một vài giờ, chúng lặn tăm. Bạn đánh mất lòng sốt sắng và trở về với thói quen cũ của mình. Để duy trì sự tinh tấn banđầu, bạn phải phát triển tâm chánh niệm mạnh mẽ.

Hãy nhớ rằng không có việc quan trọng gì có thể được thực hiện một cách hoàn hảo với chỉ một lần thử nghiệm. Ta phải lặp đi lặp lại một ý nghĩ hay hành động tích cực cho đến khi chúng trở thành một thói quen. Chúng ta tán thán những khả năng thiện xảo của các vận động viên Olympic –nhưng họ đâu có hoàn thiện các khả năng này trong chỉ vài lần tập? Khi mới tập đi xe đạp, ta đã phải té ngã biết bao lần? Muốn hoàn thiện tâm ý cũng phải như thế. Chúng ta phải thực hành rất tinh tấn. Bất cứ khi nào sự tinh tấn của ta hơi chùn xuống, hãy nghĩ đến những trường hợp khi ta đã nỗ lực không ngừng cho đến khi ta đạt được mục đích của mình.

Dĩ nhiên, có những việc ta có thể thực hiện để hỗ trợ cho sự thực tập Chánh Tinh Tấn. Ta có thểkết bạn với thiện tri thức và tránh xa những kẻ ngu si. Ta có thể sống ở những nơi thích hợp, đọc các sách hướng thiện, giữ mối liên lạc với các đạo tràng. Ta cũng có thể thực hành chánh niệm một cách siêng năng. Những hành động này có thể giúp duy trì các thiện pháp. Tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện về một vị sư đã lập thệ nguyện lớn và nỗ lực vĩ đại.

Ở Ấn Độ thời xa xưa, có một vị tỷ kheo lớn tuổi là một bậc đại sư. Một vị tỷ kheo trẻ phạm lỗi không làm tròn bổn phận. Vì thế, vị đại sư phạt người này bằng cách yêu cầu ôngđến khất thực ở một gia đình kia, để tạo một mối liên hệ tốt với gia đình đó. Vì vợ chồng nhà ấy vừa sinh được một em bé mà các vị thầy tiên đoán sẽ trởthành một nhà lãnh đạo Phật giáo tài giỏi. Chủ nhà này nổi tiếng là người keo kiệt và thường tỏ thái độ hằn hộc khi có người đến khất thực. Lần đầu tiên, khi vị tỷ kheo trẻ xuất hiện, người chủ nhà rất tức bực. Anh ta ra lệnh cho vợ con, và đầy tớ của mình không được cho vị tu sĩ kia bất cứ điều gì –và không được nói chuyện hay ngay cả nhìn vị tu sĩ đó. Vị tỷ kheo trẻ trở về chùa và không nhậnđược đồ khất thực gì từ nhà đó.

Lần thứ hai, khi vị tu sĩ trở lại gia đình đó cũng thế. Không ai cúng dường cho ông. Không ai nói chuyện hay ngay cả nhìn ông, nhưng vị tu sĩ này không hề nản chí. Ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng khác, và năm này qua năm khác trong suốt bảy năm dài như thế, vị tỷ kheo trẻ vẫn trở lại ngôi nhà đó.

Sau đó người chủnhà mướn một người giúp việc mới. Cô ta không biết gì về quy định không cúng dường cho vị tu sĩ đó. Một ngày trong năm thứ bảy đó, khi vị tỷ kheo trẻ đến nhà, cô giúp việc mới nói với ông rằng, “Hãy đi chỗ khác đi. Chúng tôi không có gì để cúng dường thầy cả.”

Vị tỷ kheo trẻ rất hoan hỷ vì cuối cùng người ta cũng biết đến sự có mặt của ông. Trên đường trở về chùa, ông đi ngang qua chỗ người chủ nhà hạ tiện đang cưỡi ngựa về nhà. Bằng giọng kiêu hãnh, người chủ nhà hỏi, “Này, thầy có nhận được gì từ nhà tôi không?”

“Thưa có, cám ơn ông,” vị tu sĩ trả lời. “Hôm nay tôi đã nhận được một thứ.”

Người chủ nhà keo kiệt kia rất tức giận. Ông ta hối hả trở về nhà, nhảy xuống ngựa, chạy vào nhà, và hét lớn, “Ai đã cho gì cho kẻ trọc đầu kia? Có ai cho hắn thứ gì không?”

Mọi người trong nhà đều trả lời không, nhưng người chủ nhà vẫn không vừa lòng. Ông tra hỏi từng người. Khi đến lượt cô giúp việc mới, ông hỏi cô, “Cô có cho người ấy thứ gì không?”

“Không có, thưa ông,” cô ta trả lời.
“Cô có nói chuyện với người đó không?”
“Dạcó.”
“Côđã nói gì với hắn?”
“Dạ,tôi nói, ‘Đi chỗ khác. Chúng tôi không có gì để cúng dường cho thầy cả.’”

Người đàn ông keo kiệt nghĩ rằng vị tu sĩ đã lừa dối ông. Suy nghĩ này càng khiến ông giận dữ hơn. Ông nói, “Hãy để kẻ lừa dối đó đến đây ngày mai, ta sẽ trách mắng hắn vì đã lừa dối ta.”

Ngày hôm sau, vịtỷ kheo lại xuất hiện ở ngôi nhà đó như thường lệ. Người chủ nhà keo kiệt đi ra và nói với vị ấy một cách giận dữ, “Hôm qua thầy bảo rằng đã nhận được một thứgì đó từ nhà tôi. Tôi đã tra hỏi mọi người. Tôi biết rõ không có ai cho thầy một thứ gì cả. Thầy đã nói dối với tôi. Thầy cho tôi biết đã nhận được gì nào.”

“Thưa ngài, trong bảy năm qua, mỗi ngày tôi đều ghé qua ngôi nhà đẹp đẽ của ngài mà không nhậnđược thứ gì. Nhưng hôm qua, một phụ nữ tử tế đã bước ra và nói, ‘Hãy đi đi. Chúng tôi không có gì để cúng dường cả.’ Đó là những gì tôi đã nhận được từ ngôi nhà của ngài.”

Người đàn ông keo kiệt cảm thấy quá xấu hổ. Trong giây phút đó, ông thấy trong ông bùng lên tia sáng của tình thương và tâm bố thí. Vị tu sĩ này chắc là một vị thánh, ông suy nghĩ. Vị tu sĩ này đầy lòng biết ơn khi chỉ nhận được những lời từ chối của người hầu của ta. Ông ta sẽ biết ơn đến chừng nào nếu ông ta nhận được một ít đồ ăn từ nhà của ta?

Người chủ nhà lập tức thay đổi quy định, và bảo mọi người trong gia đình ông phải cúng dường thực phẩm cho vị tu sĩ. Sau đó, vị tỷ kheo vẫn tiếp tục nhận được sự cúng dường từgia đình đó. Lòng quyết tâm, sự Chánh Tinh Tấn của ông để duy trì tâm kiên nhẫn và tâm tích cực cuối cùng đã được đền bù. Đứa trẻ sơ sinh trong gia đình đó sau này trở thành một vị A La Hán và là một trong những người lãnh đạo Phật giáo quan trọng nhất vào thời đó. (Mhvs V)

Có thể bạn tự hỏi tại sao chúng ta phải bỏ nhiều công sức tu tập và lo liệu cho cuộc sống, khi mọi thứ dầu gì cũng là vô thường và ngay cả các trạng thái tâm cao thượng nhất cũng dần qua đi. Dĩ nhiên là bạn nói rất đúng. Vạn pháp đều vô thường. Hơn thế nữa, không có một “cái tôi’ nào luôn hiện hữu để trải nghiệm mọi thứ. Tuy nhiên đau khổvà hạnh phúc vẫn có mặt. Nếu bạn đụng đến một chú ong và bị chích, bạn không nghĩ, “tôi” đang đau. Chỉ có tiếng kêu ui! Mặc dù trong giây phút đó, không có sự nhận thức về ‘cái tôi”, sự đau đớn vẫn có mặt.

Một số người cảm thấy khó hiểu khi họ nghe về thuyết vô ngã. Họ thường nghĩ rằng để đau khổ có thể xảy ra thì phải có “một ai đó” chịu khổ đau. Tuy nhiên cách hiểu như thế là sai lầm. Một khi còn có những chướng ngại nơi thân và tâm, thì không thể tránhđược việc đau khổ có mặt –cho đến khi đạt được giác ngộ. Có lời nói rằng,

Chỉ có đau khổ phát sinh,
Đau khổ kéo dài, và đau khổ qua đi.
Không có gì ngoài sự đau khổ có mặt,
Và không có gì ngoài sự đau khổ chấm dứt.
(S I.5.10)

Một tà kiến khác nữa là có ý nghĩ rằng, vì không có ai để cảm nhận đau khổ, thì đau khổ không quan trọng. Sự thật là dầu ngã có hiện hữu hay không, ta vẫn khổ đau. Có ai thích khổ đau không? Đó có phải là mục đích sống không? Dầu có một cái ngã hay không, bạn vẫn không muốn phải đau khổ! Do đó, việc bạn có đau khổ hay không, là một vấn đề rất quan trọng. Chính đau khổ là lý do tại sao, sau khi đạtđược giác ngộ, Đức Phật đã dành trọn cuộc đời còn lại để truyền dạy cho các chúng sanh khác phương cách thoát khỏi khổ đau. Vì lòng từ bi vô hạn, Đức Phậtđã chỉ bày cho chúng ta những phương cách rèn luyện tâm để thoát khỏi khổ đau.

Các trạng thái tâm cao thượng, thanh tịnh và vi tế hơn, tới một lúc nào đó cũng phải qua đi; điềuđó cũng đúng. Đó là lý do tại sao ta cần phải sử dụng tâm thiện mà ta đã vun trồng được ngay khi chúng còn có mặt trong ta. Tâm thiện là phương tiện cần thiết để bứng rễ khổ đau, và duy trì được các trạng thái tâm thiện này mang lại lợi ích dài lâu hơn bất cứ những niềm vui hay giải thoát tạm thời nào. Những trạng thái tâm thiện hảo, sáng suốt, là nền tảng cho việc phát triển tuệ giácđối với vô thường, để chúng ta có thể bứng rễ tham, và vô minh một lần và mãi mãi.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.