Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc – Bước 7

BỐN LÃNH VỰC CHÁNH NIỆM

Chánh niệm là sự ứng dụng thiền trong cuộc sống. Những phương pháp thực hành chánh niệmđược nói đến sau đây dựa vào bài pháp do Đức Phật giảng với các đệ tử của Ngài về bốn nền tảng của chánh niệm, (Maha-Satipatthana Sutta, Kinh Đại Niệm Xứ, D 22). Trong bản kinh đó, Đức Phật dạy nhiều phương pháp thiền định. Ngài bắt đầu với sự giải thích mỗi phương pháp bằng những lời, “Lại nữa, này các tỳkheo …”. Với những lời này Đức Phật muốn truyền dạy rằng cần đem các phương pháp này ra thực hành. Ngài tuyên thuyết rõ ràng rằng bất cứ ai thực hành chánh niệm theo các phương pháp này chắc chắn sẽ đạt được hạnh phúc lâu bền trong giác ngộ. Tuy nhiên với nhiều phương pháp như thế, làm sao chúng ta có thể thực hành tất cả?

Sự khác biệt trong các phương pháp mà Đức Phật đã dạy chỉ gây khó khăn cho những ai chưa quen với giáo pháp. Thực ra, các phương cách thực hành đều dựa trên các sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Hơn nữa, các phương pháp của Đức Phật đều dựa trên trí tuệsiêu việt của Ngài về cách mà tâm chúng sanh vận hành.

Lấy thí dụ một em bé. Bé rất dễ thương và tuyệt vời nhưng cũng rất đòi hỏi. Em bé đòi ăn, đòi tảsạch, đòi không khí trong lành, đòi ngủ, và nhiều thứ khác nữa, trong khi sựchú tâm em bé rất ngắn. Bậc làm cha mẹ có bổn phận giữ cho em bé bận rộn và khuyến khích bé bằng cách chắc chắn rằng bé có một số đồ chơi hữu ích và những hoạt động khác nhau. Tâm chúng ta cũng đòi hỏi tương tự như thế, và sự chú tâm của chúng ta đôi khi cũng ngắn ngủi như của một em bé. Đức Phật hiểu điều này. Ngài liệt kê cho chúng ta cả một danh sách những việc cần làm. Chúng ta có thểbắt đầu với bất cứ đối tượng nào của thiền quán. Hơi thở, cảm thọ, một trạng thái tâm, một trong những chướng ngại hay kiết sử –không quan trọng là gì- vì bất cứ cái gì chúng ta chú tâm vào, không lâu sau sẽ thay đổi. Khi tâm hướngđến điều gì đó bất thiện, ta lập tức thay nó với điều gì đó tốt hơn, giống nhưkhi cha mẹ đưa cho em bé một quả bóng để lấy cất cái kéo mà bé vừa cầm được. Khi tâm hướng đến điều thiện, ta sẽ khuyến khích nó.

Bất cứ điều gì phát khởi trong tâm sẽ trở thành đối tượng của thiền chánh niệm. Chúng ta có thể dùng bất cứ đối tượng nào để phát triển thêm trí tuệ của chúng ta về ba tính chất của mọi hiện hữu: vô thường, khổ, và vô ngã. Khi một tư tưởng nào đó hoại diệt đi một cách tự nhiên, chúng ta chuyển tâm trở lại với đối tượng thiền quán ban đầu.

Có thể bạn sẽ tựhỏi, “Nếu tâm tôi không trụ vào đối tượng thiền quán đầu tiên thì sao? Nếu tôi chọn quán chiếu trên ba mươi hai phần của thân, nhưng trong một tiếng đồng hồtôi chỉ mới quán được năm phần đầu tiên thì sao?” Nếu các đối tượng thiền quán khác sinh khởi nơi tâm và bạn sử dụng chúng để quán chiếu về ba đặc tính của thực tại, thì đâu có vấn đề gì? Bất cứ phương pháp thiền nào mà có thể giúp bạn nhận ra được chân lý, thì đó là một phương cách hữu hiệu. Đừng hy vọng rằng tâm sẽ trụ trên đối tượng này hay đối tượng kia. Bản chất tự nhiên của tâm là biếnđổi. Nó đi từ đối tượng này đến đối tượng khác.

Nhưng không nên cốý nhảy từ đối tượng này sang đối tượng khác. Bắt đầu với sự chú tâm vào một đối tượng thiền quán, như là thân, và chỉ chuyển đến đối tượng khác khi nó tự nhiên sinh khởi. Thí dụ ta đang chú tâm vào hơi thở, bỗng nhiên một tư tưởng phát khởi khiến ta nghĩ về bệnh da của mình. Khi tư tưởng đó qua đi, tâm sẽ trởvề với hơi thở kế tiếp. Nếu không thể dứt chú tâm về da, ta nên quán tưởng vềsự vô thường của da –nó mong manh như thế nào, luôn chuyển đổi như thế nào, và sẽ trở nên nhăn nheo như thế nào. Ta cũng nên quán về việc chấp vào da sẽ vô ích và phiền não như thế nào, vì dầu ta cố gắng thế nào, nó cũng sẽ phải thayđổi, mà ta càng bám víu vào nó, ta càng khổ đau. Ta cũng nên nghĩ đến tính vô ngã của da –không có “cái ta” nào trong đó để làm chủ nó. Sau đó ta quán sát khi các tư tưởng này qua đi. Ta cũng nhận thấy rằng hành động quán sát là sự nhận thứcđầy chánh niệm về các luồng tư tưởng, chính nó cũng vô thường. Khi tất cả mọi tư tưởng đã lắng dịu, ta hãy để tâm trở về với hơi thở. Rồi khi bất cứ tư tưởng mới nào phát sinh, ta cũng quán sát chúng theo cách như thế. Thực hành theo phương cách này, dần dần các tư tưởng sẽ dừng bặt và tâm đạt được định.

Các phương pháp thiền quán của Đức Phật giống như một tủ đựng đầy thuốc. Bạn không thể uống tất cả các loại thuốc cùng lúc, cũng như bạn không thể thực hành mọi thứ trong bốn lãnh vực chánh niệm (Tứ niệm xứ) cùng một lúc. Hãy bắt đầu với bất cứ lãnh vực nào bạn cảm thấy thoải mái. Rồi trong quá trình thiền quán, bạn có thể quán vềmột lãnh vực khác, tùy thuộc vào đối tượng thiền quán phát sinh. Hiện tại tâm của ta có vẻ lăng xăng, lộn xộn, nhưng nó sẽ dần lắng xuống. Khi tâm chánh niệm đã trở nên mạnh mẽ, sắc bén, tự nhiên tâm sẽ bắt đầu quán xét các khía cạnh sâu sắc hơn trong giáo lý của Đức Phật.

Bốn lãnh vực của Chánh Niệm là:
• Chánh niệm vềthân
• Chánh niệm vềthọ
• Chánh niệm về tâm
• Chánh niệm về đối tượng của tâm

Chúng ta bắt đầu với sự chánh niệm về thân, đặc biệt là về hơi thở. Thiền quán dựa trên hơi thởtạo cho tâm và thân thời gian để lắng xuống. Sau đó, khi các lãnh vực chánh niệm khác phát sinh, ta có thể ý thức về chúng. Dầu đối tượng nào phát khởi, dầu cho đó là sắc pháp hay tâm pháp, ta cũng phải quán về tính chất vô thường, khổ, và vô ngã của nó.

QUÁN THÂN

Cho đến giờ, chúng ta chỉ nói đến hơi thở như là một đối tượng của thiền quán –và thật thế nó có thể đưa ta đi trọn con đường đến hoàn toàn giải thoát. Nhưng ta cũng có thể sử dụng các đối tượng khác. Theo truyền thống chúng ta có thể kể đến bốn mươi loại đối tượng thiền quán chánh yếu, kể cả thân và các bộ phận của thân. Ba trong các phương cách hữu hiệu nhất để vun trồng chánh niệm về thân là: chánh niệm về hơi thở, chánh niệm về các tư thế và chánh niệm về các bộ phận cơthể.

Chánh Niệm Về Hơi Thở

Đức Phật khuyên chúng ta nên bắt đầu hành thiền minh sát với chánh niệm dựa trên hơi thở. Hơi thở là một đối tượng vừa luôn có mặt, vừa luôn biến đổi theo một cách mà tự nhiên sẽ khiến ta phải chú tâm. Khi tâm hòa hợp theo hơi thở vào ra, ta có thể chú tâm vào giây phút hiện tại một cách tự nhiên. Ta có thể nhận biết cảm giác phát khởi từ sự tiếp xúc của hơi thở ở bờ mũi. Ta có thể nhận biết hơi thở vào dài hay hơi thở ra dài. Ta cũng có thể nhận biết khi độ dài của hơi thởthay đổi, và hơi thở vào ra nhanh chậm hơn trước đó. Ta cũng có thể nhận biết khi một dọc hơi thở ngắn bị gián đoạn bởi một hơi thở dài sâu. Ta cũng có thể nhận biết sự căng phồng hay xẹp xuống nơi lồng ngực, bụng, và bụng dưới. Quán sát được các trạng thái này của hơi thở khiến tâm luôn có mặt trong giây phút hiện tại.

Quán sát hơi thở với chánh niệm có thể giúp ta biết nhiều điều về việc tâm vận hành như thế nào. Khi hít vào, ta cảm nhận được sự an tĩnh ở một mức độ thấp. Khi thở ra, ta cảm nhận được sự an tĩnh ở một mức độ thấp. Sự an tĩnh mà ta có được do kết quả của việc hít vào bị gián đoạn bởi sự thở ra, và ngược lại. Tuy nhiên, nếu ta giữ hơi thở vào lâu hơn bình thường một chút để kéo dài cảm giác an tĩnh, ta sẽ cảm thấy căng; tương tự, nếu ta đợi một lúc lâu hơn bình thường trước khi hít vào lại để kéo dài cảm giác an tĩnh, ta cũng cảm thấy căng thẳng. Nếu giữ hơi thở vào hay ra lâu thái quá còn có thể tạo ra cảm giácđau đớn.

Qua sự quán sát này, ta thấy rằng mình muốn được an tĩnh, giải tỏa căng thẳng và muốn tránh sựkhó chịu của việc chờ đợi quá lâu trước khi hít vào hay thở ra. Ta thấy rằng ta muốn sự an tĩnh do quy trình hít thở tạo ra, sẽ kéo dài hơn và sự căng thẳng sẽ sớm qua đi. Vì cảm giác căng thẳng không qua đi nhanh như ta muốn, cũng như sự an tĩnh không kéo dài như ta mong, ta trở nên bực bội. Do đó chỉ với việc quán sát hơi thở, ta cũng thấy rằng ngay chính với một ước muốn nhỏ về sựthường hằng trong một thế giới vô thường, cũng có thể đưa đến khổ. Hơn thế nữa, vì không có một bản ngã nào để làm chủ tình thế, ước muốn được an tĩnh và giải tỏa căng thẳng sẽ luôn khiến ta cảm thấy bất lực. Tuy nhiên, nếu ta thư giãn tâm để quán sát hơi thở mà không mong cầu sự an tĩnh hay tránh né căng thẳng đã phát sinh, chỉ trải nghiệm sự vô thường, khổ, và vô ngã của hơi thở, tâm sẽ trởnên bình an, thanh tịnh.

Trong khi ta đang thực hành chánh niệm về hơi thở, tâm không trụ hẳn vào hơi thở vào, ra. Tâm cònđi đến các đối tượng giác quan như là âm thanh, hay đối tượng tâm thức như là kýức, tình cảm hay tưởng. Khi điều đó xảy ra, ta cần phải quên hơi thở một lúc và chủ tâm vào các đối tượng này -từng đối tượng một. Khi các đối tượng qua đi, hãy để tâm trở về với hơi thở, là ‘căn cứ’ của tâm sau những chuyến du hành dài, ngắn đến các trạng thái khác nhau của thân và tâm.

Mỗi khi tâm trở vềlại với hơi thở, nó trở về với một tri giác sâu lắng hơn về vô thường, khổ và vô ngã. Như thế, qua sự quán sát không phân biệt, không chấp vào các sự kiện này, tâm đã nhận thức được rằng các uẩn này –sắc, thọ, tưởng, hành, và thức–chỉ hiện hữu vì mục đích để đạt được tuệ giác sâu xa vào trong thực tại của thân và tâm. Chúng không phải có mặt ở đây để ta bám víu vào chúng.

Chánh Niệm Về Các Tư Thế

Chánh niệm về các tư thế có nghĩa là đi, đứng, nằm, ngồi với sự chú tâm đầy chánh niệm. Có lẽ bạn sẽ hỏi, “Có gì trong các hoạt động này để ta phải chánh niệm đến? Khiđi, ta đi. Khi ngồi, ta ngồi. Khi nằm xuống, ta nằm xuống. Ta biết ta đang làm gì. Vậy, ta có thể đạt được tri kiến hay tuệ giác đặc biệt gì khi chú tâm vào các hành động này?” Khi chánh niệm về các oai nghi của thân, ta sẽ nhận thấy rằng các chuyển động vật lý luôn biến đổi ngay nếu như ta đang cốgiữ thân yên. Tim vẫn đập, nhiệt tỏa đi khắp cơ thể, phổi phình lên, xẹp xuống. Hãy chánh niệm về sự vô thường của chúng. Ta có thể nhận thấy rằng, đối với các chuyển động bên ngoài thân, ta còn có chút ít kiểm soát, nhưng hoàn toàn không thể làm gì đối với các chuyển động vi tế bên trong thân. Sự bất lực này khiến ta bức xúc. Nhận thức được như thế, ta vun trồng tuệ giác vềbản chất khổ và vô ngã của các chuyển động nơi thân.

Ta cũng cần quán sát các yếu tố vật lý cấu tạo nên thân và những vật chất mà ta tiếp xúc –thí dụ, sự nặng nề, cứng chắc của yếu tố đất. Quán sát xem tất cả các yếu tố vật lý này luôn biến đổi như thế nào. Quán sát xem tất cả những trải nghiệm vật lý của ta vô thường ra làm sao. Tuy nhiên, cũng giống nhưkhi ta chánh niệm về hơi thở, không nên chỉ chú tâm vào những thay đổi vật lý. Khi bất cứ yếu tố tâm linh nào trở thành nổi bật, hãy hướng sự chú tâm đến chúng. Thọ và tưởng tạo ra bởi những chuyển động vật lý luôn thay đổi; hãy nhận biết tính vô thường của chúng. Nếu trong khi ngồi, đứng, đi hay nằm, ta nhận biết có những tư tưởng về tham, sân, hay nghi – hay về tâm bi mẫn, thương yêu, hoan hỷ- hãy quán sát khi chúng sinh khởi và hoại diệt. Ta không thể tạo dựng hay cản trở được những sự sinh khởi, hoại diệt tự động nơi thân, thọ, tưởng, hành và thức. Hãy nhớ những điều này khi ta đi, đứng, nằm ngồi, hãy quán sát tính vô thường, khổ, và vô ngã của tất cả các pháp. Trong mọi tư thế và trong mọi hoạt động, như là khi ta đưa tay mở cửa, đi trong siêu thị, hay nằm xuống đểngủ, tiếp tục vun trồng tuệ giác đối với các tính chất này của năm uẩn.

Hành giả có thểhoàn thiện khả năng nhận biết các tính chất này của các uẩn bằng cách thực hành thiền bằng những chuyển động thật chậm chạp. Hãy nghĩ đến một cuộn video quay chậm trở lại của một trò chơi thể thao. Khi chuyển động ở mức độ bình thường, chúng ta không thấy những chi tiết vi tế, nhưng khi quay chậm trở lại, ta có thể thấy những tiểu xảo, những lối chơi xấu nhau của các vận động viên. Cũng thế khi chúng ta di chuyển một cách chậm chạp, như khi thiền hành, chúng ta có thể nhận biết được những sự thay đổi của tư thế để tạo nên một hành động-giở gót, đưa tới, đặt chân, và chạm mặt sàn nhà.

Nếu bạn đã thực hành việc ngồi thiền chú tâm vào hơi thở được một thời gian và quyết định thực hành chánh niệm về thiền hành một cách chậm rãi, thì đây là điều bạn phải làm:

Từ từ đứng dậy, tiếp tục chú tâm vào hơi thở vào, ra. Khi bạn đang đứng, hãy ý thức đến những sự thay đổi trong các cảm giác vật lý và các tưởng. Hãy biết rằng mọi bộ phận trên cơ thể phải liên kết với nhau để bạn có thể đứng được. Trong lúc đứng, tiếp tục quán sát hơi thở.

Giờ, trong lúc hít vào, hãy nhón một gót chân lên, và trong lúc thở ra, hãy đặt chân xuống trên mấy đầu ngón chân. Kế tiếp, trong lúc hít vào, hãy đưa cả bàn chân lên và bước tới, và trong khi thở ra, từ từ hạ nó xuống và đặt bàn chân xuống sàn nhà. Lập lại quy trình đó với bàn chân bên kia. Khi bạn đi một cách có chánh niệm nhưthế, chú tâm vào hơi thở, bạn sẽ bắt đầu thấy tất cả mọi phần của thân từ đầuđến chân đều chuyển đổi, liên kết, ăn nhịp với nhau như thế nào, trong quá trình đi. Thí dụ, ta thấy rằng các cử động vật lý tạo ra bước đi bắt đầu với những chủ đích nơi tâm. Ta thấy chủ đích để giở bàn chân lên, chủ đích đưa nó ra phía trước, và chủ đích đặt nó xuống, chạm sàn nhà. Cùng lúc với các chủ đích này, các cử động được thành hình. Ý và hành xảy ra cùng lúc với nhau rất nhanh đến nỗi ta không còn kịp thấy sự liên kết của chúng.

Dĩ nhiên, không ai nghĩ đến tất cả những bước này trong quy trình thiền hành. Họ chỉ đi tới! Tất cả mọi thứ xảy ra trong tíc tắc của giây. Tuy nhiên, khi bạn làm chậm lại tiến trình và quán sát từng cử động một cách chánh niệm, bạn sẽ thấy rằng nhiều cử động khác nhau phải cùng kết hợp lại để việc bước đi tới có thể xảy ra. Khi ý muốn đi tới phát khởi trong tâm, thì năng lực được tạo thành, lan tỏa khắp thân qua hệ thần kinh. Rất nhiều tế bào thần kinh khác nhau kết hợp để chuyển tải thông điệp đó, và nhiều bộ phận khác của thân tạo ra những cử động cần thiết. Các cơ co duỗi, các khớp đàn hồi, và sự cân bằng lại được đảm nhiệm bởi nhiều cơ cấu phức tạp khác nữa.

Thực hành theo nhưtrên, ta có thể thấy rất rõ về tính vô thường. Thí dụ, bạn có ý giở chân mặt, nhưng khi bạn vừa giở nó lên, ý thức đó đã qua đi và cảm giác mà bạn có trước khi bàn chân được giở lên cũng đã qua đi. Khi tỳ trên các ngón chân, bạn có một cảm giác, và khi bước tới, cảm giác đó cũng mất đi, và một cảm giác mới lại phát sinh.

Tương tự, tâm cũng luôn thay đổi. Khi trọng lượng thân được chia đều thăng bằng, tâm ta sẽ có cảm giác dễ chịu, thăng bằng. Nhưng khi trọng lượng thân di chuyển (bước tới), thì cảm giác đó cũng thay đổi. Do đó tâm chờ đợi một giây phút dễ chịu khác phát sinh. Nhưng khi giây phút dễ chịu, thăng bằng kế tiếp phát sinh, nó cũng quađi. Mỗi lần từ một giây phút dễ chịu chuyển sang khó chịu, tâm cảm thấy thất vọng. Sự lặp đi lặp lại của những giây phút dễ chịu, rồi khó chịu, khiến ta mệt mỏi. Mệt mỏi là một trạng thái thất vọng kéo dài bị dồn nén tích lũy qua những lần thay đổi lặp đi lặp lại.

Trong khi chú tâmđến những chuyển động của đi, ta cũng nhận biết được các dòng tư tưởng thay đổi không dừng. Khi đang đi, ta có thể cảm thấy sợ hãi, lo lắng, căng thẳng, ham muốn, giận dữ, ghen tức, hay tham đắm. Trong đầu ta có thể phát khởi ý nghĩ,“Ta đang kinh hành rất chánh niệm. Ta mong là mọi người đều nhận thấy tađang tiến bộ thế nào.” Những suy nghĩ như thế phát xuất từ lòng tự hào hay lòng ham muốn được chấp nhận. Ta cũng đã học cách đối phó với chúng. Trước tiên ta phải trở nên chánh niệm đối với chúng. Nếu chúng không qua đi, ta áp dụng những phương pháp dùng để chế ngự các trạng thái tâm bất thiện mà ta đã thực hành trong lúc ngồi thiền. Sau đó ta tiến tới việc làm tăng trưởng các hoạt động tâm linh thiện bằng cách buông bỏ lòng tham và sân và bằng cách vun trồng tình thương, lòng hoan hỷ và xả.

Điều quan trọng là ta phải có biện pháp để ngăn chặn các trạng thái tâm tiêu cực phát sinh. Có một thiền sinh trẻ đã thú nhận với tôi về những gì đã xảy ra trong tâm, khi anh đi kinh hành ở phía sau một phụ nữ trẻ đẹp. Anh buồn bã nói, “Thưa Sư, có một cô gái đi trước mặt con. Và suốt thời gian kinh hành, con không thể dứt tâm ra khỏi cô ấy”. Vài năm sau, tôi đã gặp lại người thiền sinh ấy. Tiếc thay, tâm anh ta vẫn còn loạn động, không thể kiềm chế. Đó là vì anh ta không thểáp dụng các phương pháp chế ngự tâm bất thiện. Chúng trở ngại sự tu tập của anh, khiến anh không thể tiến bộ.

Đi một cách có chánh niệm còn có thể giúp ta nhận thức rằng các hoạt động phức tạp của thân-tâm này, không có một chủ thể thường hằng nào ở phía sau đó để điều hành chúng. Không có một thứ gì mà ta có thể gọi là “ngã” hay “cái tôi” điều khiển những dòng tư tưởng và hành động phức tạp trong tất cả mọi thứ ta làm.

Làm thế nào mà thiền hành có thể đưa đến tuệ giác này? Trong khi đi, bạn quán sát một cách đầy chánh niệm về tư thế và sự chuyển động của thân. Bạn cũng ý thức về các cảm thọ, tưởng và các trạng thái tâm thức khác nhau khi chúng phát khởi. Bất cứ khi nào ý nghĩ “Tôi đang đi” khởi lên, hãy tự hỏi, “Gì là ‘cái tôi’ này? Có phải là thân này? Nó có giống hay khác với thân? Nó ở trong hay ở ngoài thân? Thân có ởtrong ‘tôi’ hay ‘tôi’ ở trong thân?” (Đây là những câu hỏi không có chủ thể đểtìm hiểu thực tại, không giống như những câu hỏi từ tâm nghi như là “Tôi là ai?”, hàm ý rằng ngã hiện hữu.)

Ta sẽ không thểnào trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi này. Tâm sẽ nói rằng “tôi” là ngườiđang giở chân lên, đưa nó ra trước, và đặt nó xuống sàn. Nhưng cũng chính “tôi”đang đứng, thở, nhìn, nghe, nghĩ, hồi tưởng, cảm nhận, và tham dự vào nhiều hoạt động khác nhau trong từng giây phút. Những chuyển động và hoạt động này biến đổi quá nhanh đến nỗi ta không thể để ý đến tất cả. “Tôi thở vào” thì khác với “Tôi đi,” mà cũng khác với “Tôi thấy,” “Tôi hồi tưởng” hay “Tôi cảm thấy buồn”. Ta không thể tìm được một “cái tôi” nào không tùy thuộc vào những việc ta đang làm, trong bất cứ hoạt động nào.

Bạn sẽ bắt đầu thấy rằng “tôi” chỉ là một khái niệm chúng ta sử dụng cho tiện lợi để chỉ cho một dòng trải nghiệm không dừng đổi thay. Không có một chủ thể độc lập duy nhất nào hiện hữu trong thân hay tâm. Ý niệm về “cái tôi” thay đổi nhiều lần trong ngày tùy thuộc vào hoạt động mà “tôi” đang tham dự. Nó không có một sự hiện hữuđộc lập nào dầu chỉ trong phút giây. “Cái tôi” chỉ hiện hữu khi bạn nghĩ đến nó. Do đó sự có mặt của “tôi” cũng do duyên hợp như mọi thứ khác.

Do đó bước chậm rãi và đầy chánh niệm là một cách hành thiền hoàn toàn có thể biểu lộ cho ta thấy tự tính vô thường, khổ và vô ngã có mặt trong từng phút giây như thế nào. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho các tư thế ngồi, đứng và nằm. Dĩ nhiênđây không phải là cách ta cử động bình thường, mà là một phương cách đặc biệt chúng ta dùng để rèn luyện tâm. Chủ yếu không phải chỉ để đặt thân vào các chuyểnđộng chậm rãi mà là để phân tích cách mà thân và tâm kết hợp với nhau để tạo ra một tư thế, và để thấy sự vô thường, khổ và vô ngã của thân và tâm.

Trong khi theo dõi các tư thế của thân, ta có cơ hội tốt để quán sát những gì đang xảy ra trong tâm, để xem các trạng thái như tham, sân, ganh tỵ, hay sợ hãi có phát sinh không. Khi tâm không tán loạn, ta dễ nhận biết sự sinh khởi của chúng. Một khi bạn đã tự rèn luyện để quán sát các trạng thái tiêu cực này trong khi hành thiền chánh niệm về các oai nghi khác nhau –đi, đứng, nằm, ngồi- thì bạn cũng có thể đem tâm tinh tấn đó áp dụng cho tất cả mọi hoạt động khác trong đời sống hằng ngày.

Chánh Niệm Về Các Bộ Phận Của Thân

Quán sát các bộphận của thân giúp ta chấm dứt mọi quan niệm sai lầm về thân. Khi ta phân chia thân thành nhiều bộ phận trong tâm, ta sẽ thấy thân và các bộ phận của thânđúng như chúng thật là.

Thường chúng ta không nhìn thân với cái nhìn phân tích như thế. Chúng ta ít khi nghĩ đến các bộ phận của thân trừ khi có điều gì trục trặc hay khi chúng ta bị đau nhức. Đức Phật đã nói đến phương pháp thiền này bằng một từ Pali có nghĩa“đi ngược dòng.” Nói như thế Đức Phật muốn ám chỉ rằng khi thực hành phương pháp thiền này, chúng ta đi ngược lại với cách mà ta thông thường nghĩ về thân.

Người ta thường có cảm giác ghê tởm khi nghĩ về một số bộ phận trong thân. Họ không nề hà mang các bộ phận này trong thân và coi chúng rất quý báu. Nhưng khi nghĩ vềchúng, họ cảm thấy tởm nhờm. Người khác thì lại chấp vào các bộ phận nào đó của thân, coi chúng như là đẹp đẽ, thường hằng, hoặc họ cảm thấy kiêu hãnh về vẻ ưa nhìn của mình, về sức khỏe tốt hay về sức lực của họ. Phương pháp thiền này có thể giúp ta bỏ được những ảo tưởng đó. Nó giúp ta xem thân như nó là mà không gớm ghiếc hay bám víu vào đó.

Đức Phật khuyên thiền giả hãy chia thân ra làm ba mươi hai phần trong tâm. Trong đó, hai mươi là chất rắn hay là những bộ phận thuộc về đất và mười hai là nước. Hai mươi bộ phận rắn chắc là tóc trên đầu, lông trên thân, móng tay, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, lá lách, lồng ngực, ngực, ruột già, ruột non, thực phẩm chưa tiêu hóa, phân, và óc. Mười hai bộ phận chất lỏng là mật, đờm, dãi, mủ,máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, nước miếng, nước nhầy, nước nhờn ở các khớp, và nước tiểu.

Ngoài ra, Đức Phật liệt kê mười quy trình (process) thuộc về thân liên quan đến lửa và gió. Bốn quy trình thân liên quan với lửa là nhiệt do sự tiêu hóa thực phẩm, nhiệt do lão hóa, nhiệt do lòng sân hận, và thân nhiệt. Sáu quy trình liên quan đến gió là ợ, xì hơi, khí trong bộ máy tiêu hóa, gió trong lỗ chân lông, hơi thở vào và hơi thở ra.

Có thể nói phương pháp thiền này rất giống với cách một nhà sinh vật học quán sát thân. Nhà sinh vật học sau khi mổ xẻ một con vật không bỏ chạy khi ruột gan con vật phơi bày ra. Trái lại, người ấy muốn nhìn xem các bộ phận ấy là gì, hoạt động ra sao. Sựkhách quan khoa học này giúp cho nhà sinh vật học nhìn các bộ phận này nhưchúng là, mà không thêm vào đó bất cứ ý niệm tình cảm hay sự lãng mạn nào. Chúng ta cần vun trồng tình cảm buông xả này khi chúng ta hành thiền.

Để thực hành phương pháp thiền này, hãy chú tâm vào từng bộ phận của thân, bắt đầu với những phần dễ thấy nhất. Thí dụ khi nghĩ đến tóc trên đầu, hãy tự hỏi, “Lúc năm tuổi, tóc ta có như thế này không?” Dĩ nhiên câu trả lời là không. Sau đó tựhỏi điều gì đã xảy ra. Ta sẽ nhận ra ngay rằng, tóc đã đổi thay, cũng giống như các bộ phận thân khác như là móng tay, da, răng, vân vân. Thiền quán này đưa ta đến kết luận rằng không có gì bền vững về thân và các bộ phận của thân. Tất cả mọi thứ đều vô thường. Đó là thực tại.

Thiền quán về thân như là một tập hợp của những bộ phận luôn thay đổi cũng giúp ta chế ngự được kiết sử tham hay sự chấp thân. Không có nghĩa rằng bạn muốn vứt bỏ thân này trước khi chết! Ta vẫn muốn duy trì thân, tắm rửa, trang phục, và chăm sóc, bảo vệ nó. Nhưng ta có thể làm những việc này mà không hoang tưởng, không có sự bám víu quá sức. Khi ta đã ý thức về sự phân hủy của thân -sức mạnh của nó trở nên lung lay, vẻ đẹp của nó trở nên suy giảm, xa, sức khỏe của nó trở nên sa sút – ta thấy rằng những sự thay đổi này xảy ra cho tất cả mọi thân người. Ta sẽ thấy rằng không có gì thường hằng, bền vững về cái thân mà ta lâu nay vẫn hằng bám víu.

Thay vì thất vọng, bực tức, ta trở nên khiêm hạ khi đối diện với thực tại này. Sự thật về tính vô thường của thân quá mãnh liệt, quá đau đớn, quá dữ dội đến nỗi ta phải tự độngđầu hàng. Ta còn có thể làm được gì chứ? Ta có thể chạy trốn sự thật nàyđược không? Không. Bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận nó. Do đó phương pháp thiền này cũng giúp ta chế ngự kiết sử thân kiến, khiến ta tin rằng có sự hiện hữu của một cái ngã thường hằng. Hơn thế nữa, ta nhận ra rằng tất cả mọi chúng sanh đều phải đối mặt với cùng một nỗi sợ hãi về tuổi già, bệnh hoạn, và cái chết. Nhận ra được tính chất phổ quát của điều này giúp ta chế ngự được những nỗi sợ hãi riêng tư và phát triển được lòng bi mẫn đối với những đau khổ của tha nhân.

Từ đó, ta có thểsuy ra rằng nếu bất cứ bộ phận nào của thân bị hư hoại, bị cắt bỏ, hay không còn hoạt động nhịp nhàng với các bộ phận khác thì thân ta sẽ vận hành khác đi. Nhận thức này cho ta tri giác về tính tùy thuộc, duyên hợp của tất cả mọi hiện hữu.

Khi so sánh thân mình với thân của người, ta thấy tất cả thân đều giống nhau. Thân ta sẽ giàđi, bệnh hoạn, và trở nên yếu đuối. Thân của tất cả đều như thế. Những gì xảy ra cho thân bạn do sự thay đổi hormon, tai nạn, hay lý do gì đó, thì chúng cũng xảy ra cho thân của mọi người khác. Do đó, không quan trọng là thân bạn nhìn bên ngoài đẹp hay xấu, mập hay ốm, có tóc hay hói đầu như thế nào, tất cảmọi thân đều vận hành, phát triển, già đi, trở bệnh, hoại diệt, chết, và tan rã trong những cách rất giống nhau. Về khía cạnh này, bạn và tha nhân hoàn toàn không khác nhau. Tuệ giác này giúp bạn vun trồng tâm xả và đối xử với tất cảmọi chúng sanh bằng lòng bi mẫn và thương yêu.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.