Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc – Bước 8

CÁC TẦNG THIỀN ĐỊNH

Tâm định sâu xa có thể dẫn đến những sự chứng ngộ sâu sắc nhất được gọi là “thiền định” hay jhana. Thiền định thì luôn thiện và nhất tâm. Tuy nhiên hãy nhớ rằng tâm định này vẫn chưa phải là chánh định nếu chánh niệm không có mặt. Với tâm định viên mãn, mức tiến triển đến giác ngộ của ta được tăng tốc.

Ở đây chúng ta nói về định với một ý nghĩa rất đặc biệt. Mỗi khi tâm trụ trên bất cứ đối tượng nào, dầu không quan trọng, định cũng phát sinh. Nhưng thường ta chỉ nhìn thấy bức tranh toàn cảnh, chứ không để ý đến từng chi tiết làm nên cảnh ấy. Thí dụ,khi đọc sách, mắt nhìn vào một chữ rồi chữ kế tiếp, hay từng câu, rồi câu kế tiếp, sau đó những thông tin này được chuyển lên não. Chúng ta không đọc từng chữ cái một. Tâm quá nhanh và khả năng chú tâm quá mãnh liệt đến nỗi chúng ta nhìn được cả câu hay cả dòng một lúc.

Nếu làm chậm quy trình đó lại, chúng ta có thể ý thức về từng sát na của định. Mục đích của công phu tu thiền là để duy trì sự tĩnh thức để tâm định có thể chuyển vào từng sát na tâm kế tiếp, liên tục không gián đoạn. Tuy nhiên mức độ tĩnh giác này rất khó. Từng sát na tâm quá nhỏ đến nỗi gần như ta không thể tưởng tượng ra.

Có người xin Đức Phật cho một thí dụ về sát na của tâm. Ngài trả lời rằng Ngài không thể cho một thí dụ nào. Ngài nói rằng không thể diễn tả được sự nhanh chóng, thoáng chốc của từng sát na. Tuy nhiên, giả sử có một màng nhện rất nhỏ, rất mong manh, và bạn muốn mang cây nến đến đốt. Bạn cần bao lâu để đốt màng nhện đó? Gần như cây đèn vừa được đưa đến gần, màng nhện đã cháy. Đức Phật dạy rằng trong chỉ một khoảng thời gian ngắn như thế, hàng ngàn sát na tâm có thể phát khởi, tăng trưởng, rồi qua đi. Với thí dụ này, Đức Phật muốn diễn tả rằng sựnhanh nhạy của tâm thì gần như không thể nghĩ bàn.

Mỗi sát na tâm thoáng qua này bao gồm ba sát na còn ngắn ngủi hơn nữa: giây phút phát khởi, giây phút viên mãn, và giây phút hoại diệt. Ngay sau giây phút hoại diệt, một sát na tâm khác lại phát khởi, theo cùng một quy trình như thế. Ba tích tắc sát na ngắn này tạo nên một sát na tâm toàn vẹn. Tâm định phát sinh với chỉ một số sát na tâm –có thể là một trong cả tỷ sát na. Tâm định viên mãn có thể nhìn xuyên suốt đến tận mức độ khi mỗi sát na tâm phát khởi, viên mãn, rồi hoại diệt. Một khi ta đã quán sát trực tiếp được sự phát khởi và qua đi của từng sát na tâm, chúng ta không còn nghi ngờ sự thật về tính vô thường của vạn pháp, và chúng ta phải buông xả thôi. Đó là lý do tại sao chúng ta cần một tâm định viên mãn đểcó thể nhìn thấy thực tại rõ ràng để đạt được giác ngộ.

Thiền định viên mãn gồm có một số giai đoạn hay tầng lớp. Đúng ra, có tám tầng thiền định (bátđịnh) hay jhana mà người chưa giác ngộ có thể đạt được, và bất cứ tầng thiềnđịnh nào cũng có thể được sử dụng để đạt được giác ngộ. Tuy nhiên để đơn giản hóa, chúng ta sẽ chỉ nói về bốn tầng thiền định đầu tiên.

Ít nhất phảiđạt được tầng thiền định thứ nhất mới có thể phát triển tâm lực cần thiết đểtuệ giác mọi thứ như chúng thật sự là. Với sự chứng đạt được từng bậc của ba tầng định kế tiếp, ta sẽ dễ dàng nhận ra chân lý hơn. Ở tầng thứ hai, tâm địnhđược cải thiện hơn do sự vắng mặt của quá trình suy tưởng. Ở tầng thứ ba mức độchánh niệm trở nên mãnh liệt hơn, và ở tầng thứ tư càng nhiều hơn nữa, tâm trởnên hoàn toàn thanh tịnh với sự có mặt của xả.

Tầng Thiền Thứ Nhất

Để đạt được sơthiền, tâm phải không còn chướng ngại và thiết lập được thiện định. Sau đó năm yếu tố tâm thức (thiền chi) phải cùng có mặt: ‘tầm”, “tứ”, hỷ, lạc và định.

Bất cứ một trong năm thiền chi này có thể phát khởi, đơn độc hay cùng với nhau, tùy theo nhữngđiều kiện khác nhau. Thí dụ, lạc phát khởi khi vắng mặt sân. Khi hôn trầm qua đi, “tầm” có thể phát sinh. Khi trạo hối không có mặt, ta có hỷ. Bất cứ khi nào ta có được giây phút của thiện định, hỷ sẽ phát sinh do sự vắng mặt của năm chướng ngại, và một vài thiền chi khác cũng có thế xuất hiện.

Thật là một cảm giác tuyệt vời với sự có mặt của một trong năm thiền chi này. Bạn có thểtưởng rằng mình đang ở cực lạc. Nhưng cảm giác tuyệt vời này không phải là thiền chứng, ngay cả khi tình cờ các yếu tố này cùng phát khởi, từng cái một. Phải tuân theo một hệ thống nhất định mới có thể chứng được sơthiền.

Phương pháp này bắt đầu bằng thiện định bình thường. Niềm vui bạn tìm được trong trạng thái này sẽ đưa đến lạc. Hỷ và lạc là hai tình cảm khác nhau. Hý phát khởi trong sự chờ đón đầy hy vọng về lạc. Lạc phát sinh từ sự hài lòng là niềm hy vọng của mình đã thành sự thật. Đây là một ẩn dụ có thểgiúp ta phân biệt giữa hỷ và lạc.

Bạn đang đi trên một sa mạc. Không có nước hay bóng cây -chỉ có cát. Bạn bước tới, mệt mỏi và khát. Bỗng thấy một người đang đi tới tóc tai ướt đầm nước. Quá vui mừng, bạn hỏi, “Nước ở đâu vậy?”
“Có một ốc đảo ngay phía trên kia.”

Bạn tiến về ốcđảo. Đầu tiên khi nhìn thấy nước từ xa, bạn cảm thấy rất mừng (hỷ). Càngđến gần hơn, niềm vui (hỷ) của bạn tăng trưởng. Rồi bạn nhảy vào nước. Bạn uống nước. Bạn nhảy nhót dọc theo bờ nước, cảm thấy thật mát mẻ, sảng khóai. “Ôi thiệt là lạc thú! Lạc chính là đây.”

Người ta thườngđồng hóa lạc (happiness) với sự hưng phấn (excitement). Thí dụ, ai đó vừa trúng số độc đắc. Người đó sẽ biểu lộ sự phấn khởi bằng cách la hét, nhảy lên nhảy xuống, ôm nhau, khóc, cười. Người đó nghĩ “Ta cảm thấy thật (hỷ) lạc!” Nhưng cảm giácđó không phải là lạc thật sự. Đó là sự phấn khích. Khi an lạc thật sự phát sinh, niềm hưng phấn sẽ biến mất và bạn cảm thấy thư giãn, bình an.

An lạc thật sự dẫnđến định tĩnh. Khi tâm đã trầm lắng, dĩ nhiên nó trở nên định tĩnh hơn. Khi tâmđịnh của bạn sâu lắng hơn bạn có thể tiến tới việc rèn luyện để tâm đạt đến an chỉ định với những bước sau đây:

• Giữ tâm luôn trụ nơi hơi thở hay bất cứ đối tượng thiền quán nào. Không nên, ở thời điểm này, quay ra quán sát các đối tượng khác khi chúng phát sinh như là âm thanh hay tư tưởng. Hãy buông bỏ bất cứ thứ gì phát sinh, và trở lại với hơi thở. Hãy lặp đi lặp lại điều này, cho đến khi tâm không còn quan tâm đến thứ gì khác và trụ nơi đối tượng thiền quán.

• Dần dần hơi thở hay một đối tượng thiền quán nào khác mà ta đã chọn có vẻ qua đi và được thay bằng một bản sao của nó. Hình ảnh tâm linh hay cảm thọ đó –được gọi là “định tướng” (sign of concentration)-, trở thành một đối tượng thiền quán mới của bạn, và bạn trụ vào đó.

• Khi hình ảnh tâm linh đó cũng qua đi và tâm trú vào chính nó, là bạn đã đạt được đến tầng thiền định thứ nhất (sơ thiền).

Điều này xảy ra như thế nào? Khi thiện định sâu lắng hơn, tâm dần dần không còn quan tâm tới gì khác, mà chỉ trụ vào đối tượng thiền quán, như là hơi thở. Khi ta tiếp tục chú tâm vào đối tượng này, nó trở nên quá vi tế đến nỗi ta không còn để ý đến nó chút nào. Nhưng ở điểm của sự chú tâm, như là đầu mũi, sự ghi nhớ về hơi thởhay đối tượng thiền quán khác vẫn tiếp tục. Sự ghi nhớ này trở nên là một cảm thọ rất dễ chịu được gọi là “định tướng”. Tướng này có thể xuất hiện như là một hình ảnh, ánh sáng, hay như một sự xúc chạm nhẹ nhàng. Hình ảnh tâm linh này xuất hiện như thế nào tùy thuộc vào mỗi cá nhân.

Dầu tướng đó hiện ra như thế nào, hãy trụ vào đó. Hãy sử dụng cùng một tướng mỗi khi bạn thiền quán. Đừng chia sẻ với ai về tướng đó. Tướng của mỗi người đều khác, và ta có thể khiến người khác hoang mang. Lúc bắt đầu hành thiền, hơi thở vào, hơi thở ra của bạn là đối tượng thiền quán. Giờ bạn sử dụng tướng kia như là đối tượng thiền quán. Đức Phật đã khuyến khích đệ tử của Ngài “thực hành, phát triển, và sửa đổi,” tướng. (A IV (9) IV.4) Thực hành để đạt được định tướng nhiều lần, cho đến khi bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nó, để bất cứ khi nào bạn muốn chứng nghiệm nó, thì tướng đó sẽ xuất hiện và bạn có thể hòa hợp tâm bạn vào đó.

Khi định tướng lầnđầu tiên xuất hiện trong lúc ta đang hành thiền, thì nó có vẻ tĩnh tại. Do đóđịnh có thể phát sinh dựa trên đó. Nhưng khi đặt tất cả sự chú tâm vào tướngđó, ta bắt đầu thấy rằng tướng đó tự nó thay đổi từng phút giây. Dần dần, giống như tất cả mọi hiện tượng tùy duyên khác, tướng tự nó sẽ hoại diệt. Khi tướng cũng biến mất, tâm không còn đối tượng nào khác ngoài chính nó để trụ vào, vì thếtâm trú định trong chính nó. Vào giây phút đó, “tầm” xuất hiện một cách ngắn ngủi. Đó là sự bắt đầu của sự nhất tâm thiện.

Khi tầm được duy trì khoảng vài giây, “tứ” có thể phát khởi. Giờ thì tâm trụ vững chãi vào đối tượng. Vì tâm không còn lang thang đây đó, một trạng thái hỷ vi tế hơn xuất hiện, và tiếp ngay sau đó bởi một trạng thái lạc vi tế hơn. Bốn thiền chi này khởi động thiền định. Giờ năm thiền chi của sơ thiền -tầm, tứ, hỷ, lạc, và định-cùng vận hành với nhau như một.

Người ta thường hỏi tôi, “Làm sao tôi biết là tôi đã đạt được sơ thiền?” Câu trả lời rất đơn giản: như chúng ta đã nói trước đó, chỉ khi nào tất cả năm thiền chi cùng vận hành nhịp nhàng với nhau thì lúc đó ta mới có thể nói rằng ta đã chứng được tầng thiền thứ nhất hay Jhana. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang tìm kiếm một cầu vòng. Trước khi tìm được cầu vòng, bạn có thể thấy màu đỏ ở đây, màu xanh đằng kia, hay một màu hỗn hợp. Chúng có thể là những gam màu đẹp tuyệt vời. Nhưng đó không phải là hiện tượng của một cầu vòng. Chỉ đến khi đúng lúc ánh sáng mặt trời phản chiếu vào mây, tạo nên một vòng cung xuất hiện với tất cả các màu sắc xếp đặt theo một cách mà chúng phải là, thì bạn mới có một cầu vòng. Tương tự, chỉ đến khi ta có đủ duyên, và tất cả năm thiền chi đều xuất hiện, nếu không ta chưa chứng được thiền.

Một số người có ý nghĩ rằng tâm định phải trống rỗng. Họ tưởng tượng tâm của thiền giả phải không có cảm giác -giống như một hòn đá. Không có gì sai sự thật hơn thế. Tâm chứng thiền không ngưng động mà sôi động. Trong sơ thiền, tâm có được đặc tính mãnh liệt sau đây:

• Xả, một cảm giác cân bằng, không khó chịu mà cũng không dễ chịu.
• Thanh tịnh, không quan tâm với bất cứ điều gì trên thế giới, như là chính trị hay tình yêu.
• Nhất tâm.
• Các trạng thái tâm của xúc, thọ, tưởng, hành và thức.
• Tinh tấn, quyếtđịnh, năng lực và chú tâm.

Tâm định trú trong chính nó tạo ra một nội lực mạnh mẽ. Giống như một hồ nước xoáy, tạo ra một cột nước mạnh hơn bao giờ hết bằng cách vận hành trên chính nó. Nội lực mạnh mẽ này được gọi là “định lực”. Hãy nghĩ đến, thí dụ, nguồn năng lượng của thủy điện. Khi một lượng lớn nước chảy qua một lỗ thoát nhỏ, lực nước bịdồn nén rất mãnh liệt đến nỗi nó có thể làm chuyển động trục quay để tạo ra đủnăng lượng thắp sáng một thành phố. Đó là do dòng nước đó không chảy lan tõađến các đối tượng bên ngoài, thì năng lượng của nó được tích tụ bên trong. Tương tự, khi tâm không bị chi phối bởi một đối tượng ở bên ngoài hay bên trong, tâm sẽ thâu tụ năng lực vào chính nó. Sau đó tâm cũng giống như nước bị đẩy ra một lỗ thoát nhỏ. Lực định của tâm lớn đến nỗi nó có thể quán sát trực tiếp tính vô thường ở mức độ cơ bản nhất, chi tiết nhất, vi tế nhất, của thân và tâm. Tâm chứng thiền là một trạng thái thiện của sự nhất tâm như thế.

Tâm định mãnh liệt này không giống như khi tâm bị “dính” vào đối tượng thiền quán. Đó sẽ là bám víu, sẽ khiến tâm dao động. Tâm định đó không phải là tâm hòa hợp với đối tượng; đó là tâm hòa hợp với chính nó. Đối tượng chỉ được dùng như là một đòn bẩy để vào tâm. Nếu tâm chấp vào một đối tượng, đó không phải là thiện; đó là tâm định với sự bám víu. Tiếc thay, đó là loại thiền mà một số thiền giả thực hành, nhưng nó không thể mang đến sự giải thoát.

Lần đầu tiên khi bạn chứng được sơ thiền, bạn sẽ tràn đầy niềm hỷ lạc đến nỗi các trạng thái tích cực này có vẻ như là một bộ phận không thể tách rời của thân. Giống như muối hòa tan hoàn toàn vào nước đến nỗi ta không còn có thể phân biệt muối và nước. Tương tự, khi toàn thân ta tràn đầy hỷ lạc, ta không thể tách biệt các cảm giác này và cảm giác nơi thân. Cảm giác an tĩnh thật tuyệt vời đến nỗi bạn muốn ởtrong trạng thái định này mãi mãi!

Tầng Thiền Thứ Hai

Sau khi đạtđược tầng thiền định thứ nhất (sơ thiền), tôi khuyên bạn không nên cố gắng đạtđược tầng thiền định thứ hai (nhị thiền) ngay lập tức. Đó là một việc làm khá dại dột, là một tham vọng tâm linh vô ích. Trước khi đạt được nhị thiền, bạn phải hoàn thiện sơ thiền. Nếu quá nôn nóng thì chắc rằng bạn sẽ không đạtđược nhị thiền mà còn có thể đánh mất khả năng chứng sơ thiền trở lại.

Đức Phật đã so sánh một thiền giả quá nôn nóng như thế với một con bò khi vẫn còn chưa quen thuộc với cánh đồng cỏ này, đã đi sang các cánh đồng khác. Vì thế, con bò dại khờ này bị lạc trong các hang núi, không có đồ ăn, nước uống và không thểtìm đường trở về nhà. Đây không phải là lúc đi tìm niềm hưng phấn mới. Đây là lúc phải kiên nhẫn rèn luyện tâm.

Do đó, khi bạn chứng được tầng thiền thứ nhất, bạn cần nhớ lại mình đã làm gì để đến đượcđó. Đây là nơi bạn cần đến tâm chánh niệm của mình. Chánh niệm giúp bạn nhớ lại những bước bạn đã thực hành. Nếu tâm định ấy xảy ra cho bạn một cách bất ngờ, bạn không nhớ mình đã tu tập, thực hành như thế nào, thì đó thực sự không phải là thiền chứng. Có thể một vị thầy nào đó cho là bạn đã chứng được một trong các tầng thiền. Hãy tự mình thử nghiệm lại điều này. Đừng dễ dãi nghe theo những ý kiến mà người khác có thể tự do tuyên bố.

Sau khi đã quán xét lại các bước tu tập, sau đó bạn quyết định với tâm chánh niệm chứng sơthiền lần nữa, quyết định duy trì trạng thái tâm định này lâu hơn, và quyết định khi nào trạng thái này sẽ chấm dứt. Sau khi đã lập ra ba quyết định này, bạn sẽ thực hành theo các bước cần thiết để chứng được sơ thiền nhiều lần.

Khi lặp đi lặp lại quá trình này nhiều lần, ta sẽ không còn quan tâm đến tầm và tứ nữa. Sựthay đổi này có thể xảy ra trong một hay nhiều thời khóa thiền. Thí dụ, bạn đã chứng được sơ thiền năm chục lần, mà mỗi lần chứng thiền bạn lại thấy bớt quan tâm đến tầm và tứ. Rồi, trong lần chứng thiền thứ năm mươi mốt, bạn hoàn toàn bỏ qua hai yếu tố này, không chú tâm gì đến chúng vì bạn đã hoàn toàn đánh mất sự hứng thú đối với chúng. Ngay giây phút điều này xảy ra, hai chi thiền đó biến mất, có nghĩa là bạn đã chứng tầng thiền thứ hai (nhị thiền).

Trong nhị thiền, không còn có những suy nghĩ khiến tâm bị quấy nhiễu và cản trở sự nhất tâm. Các thiền chi còn lại là nhất tâm, hỷ và lạc mạnh mẽ hơn. Hỷ và lạc trong nhị thiền ít hào nhoáng và nhiều vi tế hơn, vì nó không còn dựa vào việc tâm cảm thấy tự tại vì đã loại trừ được các chướng ngại. Giờ hỷ và lạcđược dựa trên định. Một cảm giác tự tin mới mẻ cũng có mặt do thành quả mà bạnđã đạt được cho tới giây phút ấy -tự tin vào khả năng có thể tiến bộ của mình, tự tin vào phương pháp, và tự tin vào giáo lý của Đức Phật. Định cũng được tăng thêm sức mạnh.

Hãy tưởng tượng một hồ nước mát mẻ do nước từ một mạch suối ngầm trong lòng đất trào lên. Dòng nước trong lành từ mạch suối hòa lẫn với dòng nước mát lạnh của hồ, làm nước hồluôn sạch mà không bị xáo trộn. Tương tự, trong nhị thiền, niềm hỷ lạc thanh cao do định mang tới tiếp tục dâng trào trong tâm. Tâm được tưới tẩm và thân hoàn toàn ngập tràn trong hỷ lạc.

Tầng Thiền Thứ Ba

Sử dụng cùng một quy trình như trên, hành giả tái lập tầng thiền định thứ hai nhiều lần. Lần đầu tiên khi đạt được nhị thiền, niềm hoan hỷ mà ta cảm nhận được thật tuyệt vời và mới mẻ. Tuy nhiên sự lặp đi lặp lại khiến niềm vui trở thành đơn điệu. Dần dần, ta bắt đầu lơ là với nó. Vì thế chi thiền hỷ cũng dần qua đi. Ngay giây phút hỷ rời khỏi tâm ta, ta chứng tam thiền.

Xả và định trở nên mạnh mẽ hơn. Điều này khiến tâm chánh niệm của ta trở nên vững chãi, mạnh mẽ hơn. Tâm ta tràn ngập lạc ở một mức độ sâu xa và vi tế hơn. Thí dụ hãy nghĩ đến một hồ đầy hoa lục bình nở trong nước. Những bông hoa này sinh ra trong nước, sống dưới nước và được nuôi dưỡng bởi độ sâu của nước. Chúng hoàn toàn thấmđẫm nước, bên trong cũng như bên ngoài, mọi tế bào của chúng chứa đầy nước. Tương tự, ở tầng thiền thứ ba, thân ta hoàn toàn thấm đẫm và tràn ngập lạc. Trong nhị thiền, phần nào có sự hoạt động, sự phấn khích, giống như sự di chuyển của dòng nước suối tươi mát đổ vào hồ. Nhưng ở tầng thứ ba này, ta không cảm thấy có nhu cầu phải được tưới tẩm bởi lạc đến từ bên ngoài. Tâm lạc vi tếcó đặc tính của tĩnh lặng vì lạc đã hoàn toàn tràn ngập thân tâm.

Tầng Thiền Thứ Tư

Giống như các lần trước, hành giả lập lại tầng thiền định thứ ba nhiều lần, cho đến khi hành giả cũng không còn quan tâm đến lạc nữa. Khi lạc đã qua đi, tâm chánh niệm trở nên càng trong sáng hơn do sự có mặt của xả -cảm giác không khổ cũng không lạc của một sự cân bằng tình cảm hoàn hảo. Hành giả sẽ nhận thấy rằng chánh niệm và xả còn thanh tịnh hơn là lạc. Và khi đã hoàn toàn buông bỏ lạc, hành giả bước vào tầng thiền định thứ tư (tứ thiền), nơi chánh niệm được thanh lọc bởi năng lực của xả. Ta nhớ lại rằng trong tam thiền cũng có mặt của xả, nhưng vì ta chưa buông bỏ được lạc, nên xả chưa đủ mạnh để thanh lọc chánh niệm.

Ở tầng thiền định thứ tư (tứ thiền), tâm hoàn toàn lắng đọng, an định và vững chãi. Vì tất cả các trạng thái tâm tiêu cực đã được chế ngự, tâm không còn bị lay động. Tâm trong sáng, rõ ràng bao phủ toàn thân ta như một tấm vải trắng, sạch, mềm mại quấn quanh thân. Tấm vải sạch ấy mềm mại đến độ ta gần như không cảm nhận được nó; nhưng nó che chở ta khỏi nóng, lạnh, gió, côn trùng. Tương tự khi tâm trong sạch, rõ ràng, thì không có gì có thể khiến nó trở nên bám víu hay sân hận. Tâm duy trì được trạng thái xả ly. Ngay nếu như thân có bị côn trùng cắn rứt, bị nóng, hay bị lạnh, tâm vần không bị ảnh hưởng. Ngay cảkhi có ai đó kéo áo ta, bắt chuyện, tâm vẫn không quan tâm đến sự phá rối này, vẫn giữ được định và không lay động.

Vào thời điểm này, hành giả đã biết được sức mạnh thực sự của định. Tâm đã được củng cố, trởnên trong sạch, rỡ ràng, thoát khỏi chướng ngại và vững chãi. Tâm nhu nhuyến nhưng bình tĩnh, mạnh mẽ và sắc bén trong nhiệm vụ quan trọng nhất của nó. Khi hành giả chú tâm định đó vào một đối tượng, hành giả sẽ nhín thấy nó như nó thực là. Nói một cách khác, tâm an định viên mãn đó có thể nhìn xuyên suốt vào bản chất thực sự của thực tại.

____________________

Bốn tầng thiềnđịnh quá tuyệt vời đến nỗi ta có thể muốn đắm chìm trong đó để tận hưởng an lạc, mà không màng đến việc hướng tâm đến tuệ giác. Tuy nhiên, nếu hành giảchỉ lo ‘an lạc’ mà không phát triển các phương cách để sử dụng tâm định, thì hành giả đã hạn chế sức mạnh của định. Tâm định của hành giả vẫn là thiện, và không có gì sai trái với điều đó. Nhưng nếu hành giả không sửdụng tốt tâm định của mình thì cũng giống như được tặng một con ngựa đua nhanh nhất thế giới đã được huấn luyện chu toàn, mà chỉ dùng nó để đi dạo quanh khu phố. Tâm thiền chứng cũng là một công cụ quá quý giá, không nên uổng phí. Nếu trong định, hành giả sử dụng chánh niệm để quán sát thực tại,định lực ấy có thể giúp hành giả đạt được giải thoát.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.