Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc – Bước 8

TÓM LƯỢC VỀ CHÁNH ĐỊNH

Những điểm chánh yếu để đạt được hạnh phúc qua Chánh Định là:

• Chánh định có ba đặc tính: thiện, nhất tâm, và nó vận hành với chánh niệm.

• Đức Phật đã truyền dạy cho chúng ta một phương pháp tu tập dần dần, từng bước, để đạt được chánh định.

• Thiện định là loại định giải thoát ta khỏi tham, sân, si. Không còn có năm chướng ngại.

• Để phát triểnđược chánh định, trước hết phải thực hành thiện định bằng cách chế ngự các chướng ngại. Chú tâm vào hơi thở hay các đối tượng thiền quán đã chọn khác và không để tâm đến các đối tượng vừa mới phát sinh.

• Sau khi bạnđã thực hành thiện định một thời gian, hơi thở của bạn trở nên rất vi tế, gần như là biến mất. Sự ghi nhớ về hơi thở ở nơi ta đặt chú tâm, như là ở chóp mũi, sẽ được chuyển sang một cảm giác dễ chịu gọi là “định tướng” (sign of concentration).

• “Nhất tâm” ám chỉ tâm trụ vào chính nó sau khi định tướng đã biến mất. Nhất tâm là một yếu tốcủa thiền định hay jhana.

• Tầng thiềnđịnh thứ nhất (sơ thiền) được đánh dấu bằng tầm, tứ, hỷ, lạc, và định vận hành với nhau.

• Ít nhất phảiđạt được sơ thiền thì mới đạt được giác ngộ.

• Một khi bạnđã biết cách để đạt được sơ thiền, hãy quyết tâm để đạt được thiền chứng này lần nữa, quyết định xem bạn sẽ ở trong tầng thiền này trong bao lâu, và khi nào bạn muốn xuất định.

• Thực hành đạtđược sơ thiền nhiều lần cho đến khi bạn hoàn toàn làm chủ nó.

• Nhị thiền (tầng thiền định thứ hai) phát khởi khi bạn đã đạt được sơ thiền quá nhiều lầnđến nỗi bạn không còn quan tâm đến tầm và tứ nữa, khiến cho các chi thiền này biến mất.

• Tam thiền (tầng thiền định thứ ba) xuất hiện khi sự lặp lại thường xuyên của nhị thiền khiến tâm không còn quan tâm đến hỷ. Khi hỷ qua đi, lạc trở nên vi tế, lắngđọng và xả niệm trở nên rõ ràng hơn.

• Tứ thiền (tầng thiền thứ tư) phát khởi khi bạn không còn quan tâm đến lạc và tâm niệm của bạn trở nên thanh tịnh bằng sự buông xả sâu lắng.

• Trong trạng tháiđịnh, tâm đầy ấp các tính chất thiện, mạnh mẽ, quyết liệt, không trơ ra như đá hay giống như ai đó đang ngủ.

• Thiền định tạo ra chất lượng và sức mạnh cần thiết để thực hành thiền minh sát.

• Không cần biết bạn đã ở trong tầng định mạnh mẽ nhất trong bao lâu, nhưng nếu chỉ có thế,sẽ không mang đến giác ngộ cho bạn. Để đạt được giác ngộ, bạn phải hủy diệt được các kiết sử.

• Bạn có thểbắt đầu một thời khóa tọa thiền bằng phương pháp thiền chỉ, vun trồng an chỉ định hay bằng sự thực hành chánh niệm, tùy thuộc vào sự ổn định của tâm bạn ngàyđó. Hay bạn có thể chuyển qua chuyển lại giữa hai phương pháp này.

• Không cần biết bạn đã bắt đầu một thời khóa thiền như thế nào, định và niệm phải đi với nhau để tạo thành một trí tuệ viên mãn.

• Bạn cần có một tri giác sắc bén để nhận ra được tính vô thường, khổ và vô ngã của tất cảmọi hiện hữu. Tuệ giác cho phép ta thấy được vai trò của tham trong việc mangđến khổ, để ta có thể buông bỏ nó.

• Chỉ có định hay chỉ có niệm không thể đưa ta đến giác ngộ. Giác ngộ chỉ có thể xảy ra khiđịnh kết hợp với niệm để hủy diệt các kiết sử qua tuệ giác.

• Có thể chỉcần vài ngày hay rất nhiều năm mới đạt được thiền định. Đừng nản chí nếu nó chậm đến và cũng đừng cố gắng để áp đặt nó.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.