Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc

Lời Nói Đầu

Ngay sau khi quyển Mindfulness In Plain English (Căn Bản Chánh Niệm) (1) được phát hành, một số bạn bè và đệ tử của tôi đã yêu cầu tôi viết thêm một quyển sách nữa về conđường đi đến hạnh phúc của Đức Phật một cách thật đơn giản. Quyển sách này là kết quả của lời yêu cầu đó.

Quyển Căn Bản Chánh Niệm (Mindfulness In Plain English) là một quyển sách hướng dẫn thiền, một cẩm nang cho những ai thực hành thiền chánh niệm. Tuy nhiên chánh niệm chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chánh niệm có thể làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn, nhưng Đức Phật còn ban cho ta nhiều hơn thếnữa. Ngài trao cho chúng ta một cẩm nang, mà Ngài đã tóm tắt trong Bát Chánh Đạo, để ta được hạnh phúc trọn vẹn. Chỉ cần những cố gắng nhỏ để áp dụng tám bước này vào đời sống cũng sẽ mang đến cho ta hạnh phúc. Những cố gắng quyết liệt hơn sẽ chuyển hóa được ta và đưa ta đến những trạng thái hạnh phúc nhất, sảng khoái nhất mà ta có thể đạt được. Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật. Ngay chính với những người đã biết qua Bát Chánh Đạo cũng có thể không nhận ra nó quan trọng như thế nào đối với tổng thể những lời dạy của Đức Phật, hay họ có thể ứng dụng chúng nhưthế nào trong việc tu tập. Giống như trong quyển Căn Bản Chánh Niệm (Mindfulness In Plain English), tôi đã cố gắng để trình bày giáo lý này một cáchđơn giản để bất cứ ai cũng có thể thực hành tám bước này trong đời sống hằng ngày của họ.

Tôi khuyên là bạn không nên đọc quyển sách này như một quyển tiểu thuyết hay như một tờbáo. Tốt hơn hết là trong lúc đọc, bạn hãy luôn tự hỏi mình, “Tôi có hạnh phúc không?” và tìm hiểu về những gì bạn đã khám phá được. Đức Phật khuyên chúng ta hãy đến để thấy. Ngài khuyên tất cả chúng ta hãy quán sát bản thân, hãy trở về nhà, hãy làm quen, hãy đến gần hơn với thân và tâm, và quán sát chúng. Đừng để mình lạc vào trong các quan điểm, giả định về cuộc đời, hãy cố gắng khám phá xem điều gì đang thực sự xảy ra.

Chúng ta rất thích thu thập tài liệu, cất giữ thông tin. Có lẽ bạn đã chọn quyển sách này để có thêm thông tin. Nếu bạn đã đọc qua các quyển sách Phật giáo phổthông, hãy dừng lại và tự hỏi bạn mong đạt được điều gì từ quyển sách này. Có phải bạn chỉ muốn chứng tỏ với người khác về sự thông thái của mình trong lãnh vực Phật giáo? Hay bạn hy vọng có thể đạt được hạnh phúc qua tri thức về giáo lý của Đức Phật? Chỉ có tri thức sẽ không giúp bạn tìm được hạnh phúc.

Nếu bạn đọc những gì tiếp theo đây với lòng mong muốn đem những lời dạy của Đức Phật về conđường đưa đến hạnh phúc vào thực hành -để thực sự thể nghiệm những lời dạy của Ngài, hơn là một sự hiểu biết tri thức- thì lúc đó những lời dạy rất đơn giản nhưng thâm sâu của Đức Phật sẽ trở nên rõ ràng. Dần dần, sự thật tuyệtđối về tất cả các pháp sẽ hiển bày ra cho bạn. Và dần dần bạn sẽ khám phá ra hạnh phúc lâu dài mà sự hiểu biết toàn vẹn về chân lý có thể mang đến cho bạn.

Nếu bạn cảm thấy khó chịu hay khổ đau về những gì bạn đọc trong quyển sách này thì phải tìm hiểu tại sao. Hãy nhìn vào bên trong. Hãy tự hỏi điều gì đang xảy ra trong tâm bạn. Hãy tự hỏi tại sao. Đôi khi chúng ta cảm thấy khó chịu khi ai đó cho ta biết rằng chúng ta vụng về như thế nào. Bạn có thểcó rất nhiều thói quen xấu và những chướng ngại khác khiến bạn không được hạnh phúc. Bạn có muốn tìm hiểu về chúng và thay đổi chúng không?

Thông thường chúng ta có thể bực bội về những điều rất nhỏ mọn rồi đổ thừa cho một việc gìđó hay ai đó -một người bạn, thư ký, ông xếp, hàng xóm, con cái, anh chị em, cha mẹ hay chính phủ. Ta thất vọng khi không có được điều mình muốn hayđánh mất cái mà ta trân quý. Chúng ta mang trong tâm một loại “tâm lý bực dọc” -nguồn gốc của phiền não- dễ bị hoàn cảnh hay suy nghĩ của ta kíchđộng. Rồi ta khổ đau, và tìm cách ngăn chặn khổ đau bằng cách cố gắng đổi thay cả thế giới. Có một câu chuyện cổ xưa về người đàn ông muốn phủ cảthế giới với thuộc da để ông có thể đi trên mặt đất một cách êm ái. Ông ta không biết rằng làm một đôi giày da để mang, sẽ dễ hơn biết bao. Tương tự, thay vì tìm cách chế ngự cả thế giới để được hạnh phúc, thì hãy cố gắng tu sửa để giảm bớt các tâm lý bực dọc của chúng ta.

Nhưng bạn phải thật sự tu sửa mình, không chỉ đọc hay suy tư về điều đó. Ngay cả việc hành thiền cũng không ích lợi chi nhiều nếu bạn không hành trì suốt trọn con đường -nhất là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển chánh kiến, tạo ra những cốgắng mạnh mẽ, sáng suốt và thực hành chánh niệm liên tục. Nhiều người ngồi trên gối thiền hàng giờ với tâm trí đầy đau khổ, sân hận, lo âu hay vọng tưởng. Rồi họ lại nói, “Tôi không thể thiền, tôi không thể chú tâm”. Đó là vì bạn vẫn mang cả thế giới trên vai khi tọa thiền, và bạn không muốn đặt nó xuống.

Tôi nghe rằng một đệ tử của tôi đang vừa đi vừa đọc quyển Căn Bản Chánh Niệm (Mindfulness in Plain English). Anh ta không chánh niệm mình đang ở đâu và đã bị xe tông! Lời gọi mời của Đức Phật rằng chúng ta hãy đến để thấy, đòi hỏi ta phải thực hiện những gì ta đã đọc ở đây. Hãy thực hành Bát Chánh Đạo củaĐức Phật ngay cả khi bạn đang đọc chúng. Đừng để những khổ đau làm bạn tăm tối.

Nếu như bạn cóđọc quyển sách này hàng trăm lần, nó cũng không giúp được gì cho bạn trừ khi bạn ứng dụng những điều được viết ra đây. Chắc chắn rằng quyển sách này sẽ thật hữu ích nếu bạn hết lòng thực hành, quán sát thấu đáo những khổ đau và tựnguyện làm bất cứ điều gì để đạt đến được hạnh phúc lâu dài.

Sự Khám Phá của Đức Phật

Những tiến bộkỹ thuật ào ạt. Vật chất tăng trưởng. Sự căng thẳng. Cuộc sống và công việc chịu nhiều áp lực vì những đổi thay chóng mặt. Có phải đó là ở thế kỷ hai mươi mốt? Không, đó là thế kỷ thứ sáu trước công nguyên -khoảng thời gian của những cuộc chiến tranh tàn sát, kinh tế hỗn loạn và sự xáo trộn những nếp sống đã được hình thành, giống như ngày nay. Trong những điều kiện tương tự như của chúng ta, Đức Phật đã khám phá ra con đường đưa đến hạnh phúc dài lâu. Khám phá này của Ngài -một phương pháp rèn luyện tâm từng bước từng bướcđể đạt được sự tự tại – là điều quan trọng hôm nay cũng như ở bất cứ lúc nào.

Nhưng đem ứng dụng những khám phá của Đức Phật không phải là điều dễ dàng. Nó có thể kéo dài hàng năm. Yếu tố quan trọng nhất lúc bắt đầu là một ý chí mãnh liệt muốn thayđổi cuộc đời của bạn bằng cách chấp nhận những thói quen mới và tập nhìn thếgiới một cách khác.

Mỗi bước trên con đường đến hạnh phúc của Đức Phật đòi hỏi ta phải thực hành chánh niệm chođến khi nó trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của ta. Chánh niệm là cách bạn tập cho mình trở nên ý thức về sự việc như chúng thực sựlà. Với tâm luôn chánh niệm, bạn tiến lên qua tám bước đã được Đức Phậtđặt ra hơn hai ngàn năm trăm năm trước -một sự rèn luyện nhẹ nhàng, từng bướcđể tận diệt khổ đau.

Ai là người muốn rèn luyện như thế? Câu trả lời là bất cứ ai đã quá mỏi mệt với những khổ đau trong đời. “Cuộc sống của tôi như thế này là tốt rồi. Tôi thấyđủ hạnh phúc rồi,” bạn có thể nghĩ như thế”. Bất cứ cuộc đời nào cũng có những phút giây tự tại, những phút giây của hỷ lạc. Nhưng về mặt khác thì sao, phần mà bạn không muốn nghĩ đến khi mọi thứ không diễn ra một cách tốtđẹp? Những thảm hoạ, sự nuối tiếc, thất vọng, những đau đớn thể xác, sựbuồn chán, cô đơn, hối hận, những cảm giác ray rức khi nghĩ rằng có thể có một cái gì đó tốt hơn thế. Những điều này cũng xảy ra, có phải không? Hạnh phúc mong manh của chúng ta tùy thuộc vào sự việc xảy ra theo một cách nàođó. Nhưng cũng có một điều khác nữa: một thứ hạnh phúc không tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện. Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường đi đến sự hạnh phúc toàn vẹn đó.

Nếu bạn sẵn lòng làm bất cứ điều gì để tìm được con đường thoát khỏi khổ đau -và điều đó có nghĩa là phải đối mặt với những cội rễ của tham, sân ngay tại đây, ngay giây phút này- thì bạn có thể đạt được ý nguyện. Ngay nếu như bạn chỉ là một người đọc tình cờ, thì những lời dạy này cũng có thể hữu ích cho bạn, nếu như bạn sẵn lòng thực hành những gì bạn thấy có ý nghĩa. Nếu bạn nhận thấy điều gì đó đúng, thì đừng bỏ qua. Hãy hành động!

Điều này nói thì dễ, nhưng thật ra không có gì khó hơn. Khi bạn tự nhủ rằng, “Tôi phải chuyển hóa để được hạnh phúc hơn” –không phải vì Đức Phật đã nói thế, mà vì trái tim bạn nhận ra được một chân lý thâm sâu- thì bạn phải dốc hết sức lực đểchuyển đổi. Bạn cần có quyết tâm mạnh mẽ để chế ngự những thói quen xấu.

Và phần thưởng dành cho bạn là hạnh phúc –không chỉ cho hôm nay mà còn là mãi mãi.

Hãy bắtđầu. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách xét xem hạnh phúc là gì, tại sao nó quá khó nắm bắt, và ta phải làm thế nào để bắt đầu cuộc hành trình trên conđường tiến đến hạnh phúc của Đức Phật.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.