Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc

Nguồn Hạnh Phúc Cao Thượng Nhất

Hạnh phúc cao thượng nhất là niềm hỷ lạc đạt được qua các mức độ giác ngộ. Ở mỗi mứcđộ, gánh nặng cuộc đời được giảm nhẹ đi, và chúng ta sẽ cảm nhận được sự giải thoát, hạnh phúc to lớn hơn. Giai đoạn cuối cùng của giác ngộ, sự giải thoát hoàn toàn khỏi tất cả các trạng thái tâm tiêu cực, mang đến cho ta nguồn hạnh phúc tuyệt vời, không gián đoạn. Đức Phật khuyên chúng ta phải tập buông bỏ những bám víu vào các loại hạnh phúc thấp kém và tập trung tất cả nỗlực của chúng ta vào việc tìm ra chính cái hạnh phúc cao nhất, đó là sự giác ngộ.

Nhưng Đức Phật cũng khuyến khích chúng sanh hãy phát huy đến cao độ hạnh phúc của họ ở bất cứmức độ giác ngộ nào mà họ có thể đạt đến. Đối với những ai không thể nhìn thấy gì hơn là hạnh phúc dựa trên dục lạc, ngài đưa ra những khuyên nghiêm chỉnh để họ tránh xa các phiền não thế tục và để họ tìm được nguồn hạnh phúc thế tục tối ưu nhất, thí dụ, bằng cách vun trồng những đức tính đưa đến sựthành công vật chất hay đời sống gia đình yên ấm. Đối với người có ý hướng cao hơn muốn được tái sinh vào những cõi thanh tịnh, ngài chỉ cho họphương cách để đạt được mục đích đó. Đối với những vị muốn đạt được mục đích cao nhất của sự giác ngộ viên mãn, ngài dạy họ làm thế nào để thành tựu điềuđó. Nhưng dầu theo đuổi bất cứ loại hạnh phúc nào, chúng ta cũng phải thực hành theo con đường của bát chánh đạo.

Cái Bẫy Của Khổ Đau

Đức Phật biết rằng sự chạy đuổi không mỏi mệt theo hạnh phúc trong dục lạc thế gian khiến chúng ta bị trói buộc vào cái vòng không cùng tận của nhân và quả, của yêu và ghét. Mỗi ý nghĩ, lời nói hay hành động là nhân đưa đến quả, rồi quả ấy lại trở thành một nhân khác. Để chỉ cho chúng ta thấy cái vòng khổ đau đó vận hành như thếnào, Đức Phật đã giải thích:

Do duyên thọ,ái sanh; do duyên ái, tìm cầu sanh; do duyên tìm cầu, lợi sanh; do duyên lợi, quyết định sanh; do duyên quyết định, tham dục sanh; do duyên tham dục, đam trước sanh; do duyên đam trước, chấp thủ sanh; do duyên chấp thủ, hà tiện sanh; do duyên hà tiện, thủ hộ sanh; do duyên thủ hộ, phát sanh một số ác, bất thiện pháp như tranh đấu, tranh luận, đầu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ. (Kinh Trường Bộ, Hòa Thượng Thích Minh Châu NXB Tôn Giáo-2005, trang 517)

Mỗi chúng tađều trải qua những giai đoạn của vòng luân chuyển này trong đời sống hàng ngày. Thí dụ đang ở trong siêu thị, bạn nhìn thấy một chiếc bánh trông rất ngon với nhân màu đỏ, kem trắng điểm lên trên. Đó là chiếc bánh duy nhất còn lại. Dầu chỉ ít phút trước đó, tâm bạn thanh tịnh, tự tại, thì khi nhìn thấy cảnh này, mà Đức Phật gọi là “sự tiếp xúc giữa các căn và các trần,” tâm khởi lên những suy tưởng và cảm thọ khóai lạc.

Rồi tham muốn phát sinh từ lạc thọ. “Hừm. . . bánh dâu,” bạn tự nhủ, “với kem trứngđánh nổi phía trên.” Tâm sẽ chạy đuổi theo và khai triển những ý nghĩkhóai lạc. Bánh dâu ngon lắm! Thơm biết chừng nào! Kem trứng kia tan trong miệng hẳn là rất tuyệt vời! Một quyết định tiếp theo sau: “Tôi muốnăn chiếc bánh đó.” Rồi sự bám víu (tham đắm) phát sinh: “Chiếc bánh đó là của tôi.”Có thể bạn sẽ nhận ra một sự bất ổn khi tâm bạn do dự trong chốc lát, khi nó nghĩ đến những hậu quả tiêu cực của cái bánh đối với túi tiền hay vòng eo của bạn.

Bỗng nhiên bạn nhận ra có ai đó cũng ngưng lại ở quầy bánh và đang ngắm nghía chiếc bánh. Cái bánh của bạn! Bị chế ngự bởi lòng hẹp hòi, bạn chộp ngay chiếc bánh, tiến ra quầy thanh toán trong khi người khách kia trừng mắt phản đối. Một diễn tiến tiếp theo, dầu thông thường khó xảy ra, là vị khách hàng kia đuổi theo bạnđến tận chỗ đậu xe, cố gắng giật cái bánh lại, hãy tưởng tượng biết bao hành vi bất thiện có thể xảy ra -có thể là chửi rủa nhau hay đánh nhau. Nhưng ngay cảkhi không có một sự đối đầu trực tiếp nào, hành động của bạn cũng khiến người kia phát sinh tâm bất thiện và đánh giá bạn là một người tham ăn. Như thếlà tâm bình an của bạn đã bị hủy diệt.

Một khi tham áiđã phát khởi trong tâm, thì không thể tránh khỏi có những hành động ích kỷ, hẹp hòi theo sau. Trong khi chạy đuổi theo bất cứ hạnh phúc nhỏ mọn nào -một miếng bánh dâu- chúng ta cũng có thể hành động thô bạo và xém nữa tạo ra kẻthù. Khi lòng tham ái là đối với một điều gì đó quan trọng hơn, như của cải, tài sản của người hay hành động tà dâm thì hậu quả còn tai hại hơn, bạo lực càng nghiêm trọng hơn và những đau khổ triền miên có thể xảy ra.

Nếu có thể đảo ngược lại vòng quay, bắt đầu từ những hành động tiêu cực của chúng ta, rồi đi ngược trở lại từng bước từng bước đến các nguyên nhân tâm và sinh lý, thì ta có thể đoạn trừ khổ đau tận gốc ngọn của nó. Khi lòng ham muốn, sự bám víuđã được đoạn trừ -hoàn toàn bị xoá bỏ- thì hạnh phúc mới được đảm bảo. Có thể chúng ta chưa biết phương cách để đạt được một điều như thế, nhưng khi đã nhận ra việc phải làm, là chúng ta đã bắt đầu cuộc hành trình của mình.

Từng Bước Tu Tập

Giờ thì bạn có thể hiểu tại sao chúng tôi nói rằng hạnh phúc thật sự chỉ đến khi tham ái đãđược đoạn diệt. Ngay nếu như ta có nghĩ rằng việc đạt được hạnh phúc cao thượng nhất là không thực tế, thì việc giảm thiểu tham ái cũng đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Càng có thể buông bỏ được lòng tham ái, thì ta càng dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc hơn. Nhưng làm thế nào để giảm bớt lòng tham ái? Chỉ ý nghĩ làm giảm thiểu lòng ham muốn -nói chi đến việc đoạn diệt nó- cũng đã có thể khiến bạn thối chí. Nếu bạn biết rằng chỉ dùng ý chíđể đẩy lùi ham muốn là hoài công, thì bạn rất đúng. Đức Phật đã đưa ra một giải pháp tốt đẹp hơn: đó là từng bước tu tập theo Bát Chánh Đạo.

Phương cách phát triển từng bước theo con đường của Đức Phật ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống. Tiến trình này có thể bắt đầu bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơiđâu. Bạn có thể bắt đầu từ chỗ của bạn và tiến tới, từng bước một. Mỗi sự thay đổi mới tốt đẹp hơn trong hành vi hay hiểu biết đều dựa trên các bướcđã qua.

Trong số những người đã được nghe Đức Phật thuyết pháp, có những vị với tâm dễ dàng tiếp thuđến nỗi họ có thể đạt được hạnh phúc viên mãn ngay sau khi nghe những lời hướng dẫn tu theo từng bước của Đức Phật lần đầu tiên. Một số ít đã quá sẵn sàng đến nỗi tuy vừa nghe qua giáo lý siêu việt -Tứ Thánh đế- thì tâm họ đã hoàn toàn được giải thoát. Nhưng phần đông các đệ tử Phật phải cố gắng thực hành các lời dạy, thấu triệt từng bước trước khi chuyển sang bước tiếp theo. Nhiều vị phải mất hàng năm để vượt qua những chướng ngại trong sự hiểu biết trước khi họ có thể tiến lên một bậc cao hơn của sự hiểu biết.

Phần đông chúng ta phải mất rất nhiều công sức để tự tháo gỡ mình ra khỏi những hành vi hay thái độ tự hại mình và hại người đã được hình thành qua bao năm tháng. Chúng ta phải chậm rãi bước theo con đường tu tập từng bước của Đức Phật với rất nhiều kiên nhẫn và khích lệ. Không phải ai cũng có thể thấu triệt mọi thứ ngay lập tức. Đến với sự phát triển tâm linh, tất cả chúng ta đều mang theo những kinh nghiệm quá khứ riêng và mức độ dốc tâm khác nhau.

Đức Phật là một vị thầy tinh tế tuyệt vời. Ngài biết rằng chúng ta cần có những hiểu biết căn bản rõ ràng trước khi có thể tiếp thu những giáo lý cao siêu hơn. Thuyết Bát Chánh Đạo đưa đến hạnh phúc của Đức Phật gồm có ba giai đoạn được xây dựng dựa lên nhau: giới, định và tuệ.

Giai đoạn đầu tiên, giới luật, bao gồm việc chấp nhận một số giá trị cơ bản và sống dựa theo chúng. Đức Phật hiểu rằng sự suy nghĩ, nói năng và hành động đúng theo giới luật là những bước căn bản cần phải có trước khi tiến đến sự phát triển tâm linh cao hơn. Nhưng dĩ nhiên là chúng ta phải có một ít trí tuệ để biết rõ đạo đức là gì. Vì thế Đức Phật bắt đầu bằng cách giúp chúng ta vun trồng cấp bậc cơbản của chánh kiến (bước thứ nhất) và chánh tư duy (bước thứ hai). Những khả năng tâm linh này giúp chúng ta phân biệt giữa ý nghĩ và hành động đạo đức hay vô đạo đức, giữa những hành động thiện với những hành động làm hại mình và hại người chung quanh.

Khi chánh kiếnđã phát triển, chúng ta có thể bắt đầu đem sự hiểu biết mới mẻ của mình ra áp dụng bằng cách thực hành chánh ngữ (bước thứ ba), chánh nghiệp (bước thứ tư), và chánh mạng (bước thứ năm). Những giai đoạn thực hành các hành động đạo đức tốtđẹp giúp tâm ta cởi mở, giải thoát khỏi các chướng ngại, hoan hỷ và tự tin. Khi các chướng ngại từ những hành động tiêu cực bắt đầu phai mờ đi thì định mới có thể phát sinh.

Định có ba giaiđoạn. Đầu tiên là chánh tinh tấn (bước thứ sáu), giúp tâm tập trung vào từng bước trên con đường đạo. Những sự cố gắng như thế đặc biệt cần thiết khi nhiều tư tưởng bất thiện khởi lên trong tâm khi chúng ta ngồi thiền. Tiếp theo là chánh niệm (bước thứ bảy). Muốn có tâm chánh niệm đòi hỏi ta phải có sự chú tâm toàn vẹn từng phút, để ta có thể kiểm soát được sự biến đổi của tâm pháp. Chánh định (bước thứ tám) cho phép chúng ta trụ tâm không giánđoạn trên một đối tượng hay một ý nghĩ nào đó. Vì đó là một trạng thái tâm tích cực, không sân hận hay tham luyến, định mang đến cho ta một sức mạnh tâm linh mà ta cần để có thể nhìn thấu đáo hoàn cảnh thật sự của mình.

Với giới luật làm nền tảng, định sẽ phát sinh. Do có định, giai đoạn thứ ba trên con đường của Đức Phật -trí tuệ- sẽ phát triển. Điều này mang chúng ta trở lại với hai bước đầu tiên trên con đường: chánh kiến và chánh tư duy. Chúng ta bắt đầu cảm nghiệm trí tuệ bùng vỡ trong các hành động của mình. Chúng ta nhận ra mình đã tự tạo đau khổ cho bản thân như thế nào. Chúng ta nhận ra bằng ý nghĩ, lời nói, và hành động của mình, ta có thể tự làm tổn thương bản thân và người khác như thế nào. Chúng ta nhận ra những sự giả dối của mình và đối diện với cuộc đời như nó thực sự là. Trí tuệ là ngọn đèn sáng soi cho chúng ta con đường thoát khỏi vòng trói buộc của khổ đau.

Dầu tôi đã trình bày con đường của Đức Phật như là một chuỗi của những giai đoạn liên tục nhau, thực ra nó vận hành theo một vòng tròn. Giới, định, và tuệ hỗ trợ, phát triển lẫn nhau. Mỗi bước trong bát chánh đạo cũng củng cố, phát huy các bước còn lại. Khi bạn bắt đầu thực hành cả quá trình, mỗi bước sẽ lần lượt mởra và mỗi hành động thiện hay tuệ giác sẽ là động lực đưa ta đến bước kế tiếp. Trên bước đường tu tập đó, bạn sẽ có nhiều chuyển đổi, nhất là khuynh hướng đổ lỗi cho người khác về sự bất hạnh của mình. Với từng bước rẽ, bạn sẵn sàng đểchấp nhận trách nhiệm đối với ý nghĩ, lời nói và hành động có chú ý của mình nhiều hơn.

Thí dụ, khi bạn áp dụng trí tuệ ngày càng phát triển của mình để thấu hiểu các hành động đạođức, bạn sẽ nhận thấy giá trị của tư tưởng và các hành động đạo đức này một cách sâu sắc, dẫn đến những sự thay đổi trong cung cách hành động của bạn càng nhanh chóng hơn. Tương tự, khi bạn có thể nhìn thấy rõ ràng hơn trạng thái tâm nào là hữu ích và trạng thái tâm nào bạn cần buông bỏ, thì bạn sẽ đem sự tinh tấn của mình áp dụng đúng chỗ hơn, và kết quả là tâm định của bạn trởnên sâu lắng hơn và tuệ giác được phát triển.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.