Cám Nghĩ Của Một U 60 Qua Nhiều Năm Tu Tập

Điều mà tôi thường cảm nhận một chút suy tư khi nghe các giảng sư thường phát biểu là “trong buổi pháp thoại hôm nay có quá nhiều U 60 và U 70 không biết có thu thập được những gì truyền dạy được không ?” Tuy lời nói có ưu tư cho tương lại sẽ có ít người tiếp thu được giáo lý Phật Pháp để lãnh hội những tinh túy từ chánh pháp nhưng xem ra vào lúc này thì hơi chạm vào tự ái một số người vì thế kỷ 21 này số tuổi thọ gia tăng người có năng sức lao động vẫn còn tới 67, và hiện nay vẫn còn các giãng sư trên dưới 80 vẫn còn đi hoằng pháp.

Một ngày nọ khi lướt trên trang web của Sư Tâm Pháp trong mục suy ngẫm tôi bỗng thấy lòng vui sướng khi đã ứng dụng được những giai đoạn tu học so với 4 giai đoạn của cuộc đời của Mark Manson Chân thành cám ơn dịch giả không đề tên, nhưng đã giúp ích cho biết bao người chưa đủ trình độ để hiểu ngoại ngữ và xin được mạn phép tóm tắt 4 giai đoạn đó như sau:

Giai đoạn 1 – BẮT CHƯỚC NGƯỜI KHÁC VÀ CỐ GẮNG LÀM HÀI LÒNG NGƯỜI KHÁC

Giai đoạn 2 – TỰ KHÁM PHÁ BẢN THÂN ( Hảy đầu tư vào những gì có ý nghĩa nhất)

Giai đoạn 3 – TOÀN TÂM TOÀN Ý ( Tập trung vào thứ gì mà mình giỏi nhất )

Giai đoạn 4 – TẠO ĐƯỢC 1 DI SẢN VÀ ĐÃM BẢO NÓ VẪN TỒN TẠI cho đến khi bạn lìa xa cõi đời này

Bốn giai đoạn này tuỳ theo hoàn cảnh môi trường xã hội và kinh tế khi ra đời mưu sinh hay rời trường khi tốt nghiệp Đại học, tuy nhiên ta sẽ rút tỉa được kinh nghiệm để áp dụng vào sự tu tập và tìm được hạnh phúc cho bản thân dù đang ở vào tuổi 60 hay 70, theo đó: Trong giai đoạn một dù tu tập hay sống trong thế gian đời phải cẩn thận vì đừng để quá muộn khi nhận ra rằng “Con người thật khó đoán và bất định” cũng như khi bước đi một bước khá dài rồi mới thốt lên” TA CHƯA THỰC SỰ SỐNG CHO CHÍNH MÌNH ” tuy nhiên đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai mà bạn gặp trong cuộc sống vì ngạn ngữ có câu:
Người tốt cho ta nhận ra thế nào là hạnh phúc.
Người xấu sẽ cho ta kinh nghiệm, người tồi tệ nhất cho ta những bài học.
Và người tuyệt vời nhất đem đến cho ta những kỷ niệm khó quên”

Và trong giai đoạn 2, và giai đoạn 3 dù có thành công hay thất bại miễn là làm sao nhận ra được rằng ít nhất là ta cũng có 1 khả năng nào tốt nhất vào một việc gì và hãy hết sức tập trung để hoàn thành vào điều tốt nhất đó, đừng để suốt đời loay hoay và băn khoăn khi thấy mình chưa tự lực được và cuối cùng thì ngậm ngùi than rằng “Ôi! Cuộc đời sao quá ngắn mà ta sẽ không bao giờ đạt được mọi ước mơ

Cuối cùng là vào giai đoạn thứ tư này đánh dấu một sự quan trọng về mặt tâm lý rằng, ít ra khi ta lìa khỏi thế gian này còn để lại một đi sản đạo đức cho con cháu hay tài sản gì mà không làm cho chúng phải khó khăn giãi quyết giùm cho ta.

Như vậy người tu tập dù ở lứa tuổi nào ‘ căn cơ nào cũng có thể áp dụng 4 giai đoạn này để tìm ra một pháp môn thích hợp cho mình rồi ra sức công phu tu tập hết sức tinh tấn để thay đổi được khả năng tâm linh và tiến bước vào giáo pháp vì diệu thậm thâm của Đức Bổn Sư.

Tôi đã ghi chép4 giai đoạn này vào cẩm nang mình để hằng ngày có thể nhắc nhở không quên như sau: “Hãy áp dụng và tận hưởng trên từng chặng bước đường đi và đừng bao giờ đòi hỏi sự hoàn hảo mà cứ chấp nhận những nghiệp quả của mình và nhẫn nại chuyển hoá tất cả bằng sự bao dung và tình thương rộng mỡ, và nhất là cứ thanh thản tuỳ duyên và ngâm thầm câu thần chú CÁI GÌ CỦA MÌNH SẼ THUỘC VỀ MÌNH và Luôn soi gương quán chiếu bản thân mình trong từng giờ từng phút”

Những ai cùng lứa tuổi 60 và 70 có đồng ý như mình không? Câu trả lời xin dành làm món quà giao duyên bạn nhé

Huệ Hương

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.